Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số giải pháp tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện ngọc hiển năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.34 KB, 9 trang )

Mẫu số 02/BC-XDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP

- Tên giải pháp: Một số giải pháp tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ngọc Hiển năm 2010
- Tên cá nhân thực hiện: Lê Văn Sử ; Chức vụ: Giám đốc Sở Nông nghiệp
& PTNT Cà Mau.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ năm 2010 cho đến nay.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã
hội nói chung và của cấp quản lý nói riêng. Quản lý nhà nước có hiệu quả liên
quan chặt chẽ đến quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tổ
chức.
Đối với huyện Ngọc Hiển, do là một huyện mới chia tách, điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên trong quá trình chỉ đạo, điều
hành cần phải có những giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp tình hình, điều
kiện thực tế của địa phương và xu hướng phát triển chung của tỉnh.
Trang 1


Trước những vấn đề mang tính cấp thiết, đề ra các giải pháp tổ chức chỉ đạo,
điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là phù hợp, cần thiết để nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Huyện Ngọc Hiển.


3. Mô tả sáng kiến:
Ngọc Hiển nằm về phía cực Nam của Tổ quốc, có ba mặt giáp biển (phía
bắc giáp huyện Năm Căn). Phạm vi quản lý gồm 07 xã, thị trấn: các xã Tam Giang
Tây, Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi, thị trấn Rạch Gốc
(88 ấp) và cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền 18 km với diện tích gần 5 km 2. Từ khi
thực hiện Nghị định 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ về việc
chia tách huyện Ngọc Hiển thành 02 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và chính thức đi
vào hoạt động ngày 01/01/2004, mặt bằng dân trí thấp, đời sống các tầng lớp nhân
dân còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, kỹ thuật của huyện còn nhiều yếu kém
nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quản lý Nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức còn gặp
nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là năng lực, kinh nghiệm, trình độ quản lý
Nhà nước còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển đồng đều đội ngũ này, đòi hỏi phải
mất khá nhiều thời gian, trong khi đó nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay là khẩn trương, đẩy nhanh tốc độ mới bắt kịp các địa phương khác
trong tỉnh. Thực trạng này, nhiệm vụ cấp thiết của các cấp ủy Đảng, chính quyền là
phải tập trung giải quyết các vấn đề có tính chiến lược, hiệu quả cao, nhất là nâng
cao năng lực quản lý nhà nước của các phòng, ban, ngành trực thuộc UBND huyện
Trang 2


và UBND các xã, thị trấn thông qua những giải pháp chỉ đạo, điều hành trong thực
hiện nhiệm vụ.
Để giải quyết những khó khăn trên cần phải kết hợp nhiều giải pháp:…
1. Huy động khối đại đoàn kết hệ thống chính trị:
Sự đoàn kết thống nhất ý chí chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh có vai trò then chốt trong sự phát
triển đi lên của địa phương. Những vấn đề chỉ đạo được thực hiện mang tính khả
thi hay không khả thi phụ thuộc rất nhiều vào vai trò lãnh, chỉ đạo và nhất trí của
hệ thống chính trị. Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề, bản thân với

vai trò Chủ tịch UBND huyện tiên phong trong quá trình xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, mỗi đơn
vị vào chuỗi hệ thống vận hành thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện.
Bằng sự tin tưởng tuyệt đối với sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của đất nước, ra
sức vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp nội lực một lòng gắn bó, phụng sự Tổ
quốc. Có sự tập hợp đúng đắn, thông qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi
thực tế và đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tăng cường mối quan hệ công tác:
Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy HĐND - UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, luôn tuân thủ sự chỉ đạo và
thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các ngành, đơn vị, địa phương. Thực
hiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện với HĐND và UBND
huyện được duy trì thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để UBMTTQ huyện, các
tổ chức thành viên thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, động viên nhân dân
Trang 3


hăng hái tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại
các cuộc Hội nghị, các cuộc họp của UBND huyện bàn về nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân, đều mời đại
diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đại diện lãnh đạo các tổ chức,
đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham dự và tham gia vào các Hội đồng, các Ban Chỉ
đạo của UBND huyện để thống nhất các biện pháp trong tổ chức thực hiện.
3. Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của bản thân để giải quyết các khó
khăn, vướng mắc:
Coi trọng vấn đề này, bản thân tranh thủ nghiên cứu các vấn đề trước khi
đưa ra bàn bạc, thảo luận, qua đó trên tinh thần gợi ý tại cuộc hội, họp, đã phát huy
được năng lực tư duy sáng tạo của đại biểu tham dự. Chất lượng các cuộc hội, họp
được nâng lên, hiệu quả giải quyết các vấn đề đặc biệt khó khăn theo hướng tích
cực. Đã qua, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng
cơ bản, nhất là các công trình trong khu hành chính huyện, công trình đường ô tô

về trung tâm các xã, công trình kiên cố hóa trường lớp…nhiều công trình ngưng
trệ đã thi công trở lại. Trực tiếp tổ chức đối thoại giải quyết yêu cầu bức xúc của
nhân dân; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tranh chấp; đặc biệt quan tâm giải
quyết khiếu nại tranh chấp đất đai, qua đó bước đầu đã tạo được sự đồng thuận
trong nhân dân, một số công trình đã được khởi công xây dựng. Tập trung chỉ đạo
những vấn đề bức xúc trong sản xuất như chỉ đạo lập lại an ninh trật tự, tổ chức sắp
xếp sản xuất bãi nghêu Khai Long; sắp xếp tổ chức sản xuất lại nghề chế biến than,
phát triển nuôi tôm sinh thái…
4. Hoạch định những vấn đề mang tính chiến lược và lâu dài:
Trang 4


Trên cơ sở quán triệt sự chỉ đạo của trên, trao đổi giữa các thành viên Ban
Thường vụ Huyện ủy, xác định những vấn đề trước mắt và định hướng mang tính
chiến lược lâu dài. Muốn thực hiện được vấn đề này, cơ bản phải có sự đóng góp ý
kiến của các ngành, các cấp để hoạch định, xác định định hướng lâu dài của địa
phương. Bản thân đã không ngừng nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ khó khăn, nhằm
xây dựng nền kinh tế - xã hội mang tính chiến lược và lợi ích cao. Chỉ đạo thực
hiện các vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài như: Quy hoạch tổng thể phát triển
kính tế - xã hội của huyện đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản đến năm 2015;
Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nông thôn của huyện…
5. Phương án dự trù những vấn đề phát sinh:
Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đối với từng công việc, từng
vấn đề luôn xây dựng phương án dự trù, phòng ngừa những vấn đề phát sinh có
khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ đạo, điều hành. Muốn thực hiện việc này,
cần xây dựng các bước cơ bản, đó là: xác định đúng tính chất, tầm quan trọng của
vấn đề; tổ chức thực hiện hiệu quả; phương án dự trù những vấn đề phát sinh để có
biện pháp giải quyết.
6. Tổ chức thực hiện:

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao tôi luôn bám sát chủ
trương, đường lối của Đảng; chú ý chỉ đạo cụ thể hóa, xây dựng chương trình, kế
hoạch trên lĩnh vực ngành, phạm vi mình phụ trách. Trong thực hiện nhiệm vụ xem
công tác điều hành, tổ chức thực hiện là khâu quyết định kết quả cuối cùng. Mặc
dù chưa có nhiều kinh nghiệm, song trong điều hành quan tâm chú ý phân công cụ
Trang 5


thể, kiểm tra thường xuyên, trực tiếp, nên thực hiện chỉ đạo, điều hành có hiệu quả
đối với nhiệm vụ được giao.
7. Kiểm tra, sơ kết, điều chỉnh kịp thời chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ:
Đây là bước quan trọng để xác định kết quả đạt được, yêu cầu đặt ra là phải
đánh giá đúng kết quả đạt được, kinh nghiệm và sẽ có điều chỉnh kịp thời để phát
triển đúng hướng. Một số hoạt động chỉ đạo trong tổ chức thực hiện như: yêu cầu
các đơn vị hàng tuần, tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và các báo cáo khác theo yêu cầu của các Sở, ngành tỉnh, yêu cầu
của Huyện uỷ, HĐND huyện và các báo cáo đột xuất về tình hình thiên tai, dịch
bệnh hoặc các vấn đề đột xuất khác. Đề xuất Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện
ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức giám sát việc thực hiện các Nghị quyết,
kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh trên địa bàn huyện.
4. Kết quả mang lại:
Năm 2010, nhìn chung tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội huyện Ngọc Hiển đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu
kinh tế tốc độ tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, an sinh và phúc lợi xã hội tiếp
tục được chăm lo, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt khá cao so với năm 2009, tăng 34,6%;
GDP bình quân đầu người đạt 13,5 triệu đồng/người/năm, tăng 18,6% so cùng kỳ;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%;

ngư - lâm - nông nghiệp tương đối ổn định; tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch
Trang 6


vụ tiếp tục tăng; sản lượng khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt khá; thu
ngân sách vượt chỉ tiêu trên giao; công tác huy động và triển khai thực hiện các
nguồn vốn đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng chuyển biến cả về tiến độ thực hiện và
giá trị giải ngân; trồng rừng đạt chỉ tiêu trên giao, hiệu quả kinh tế về rừng được
nâng lên, năm 2010 đạt doanh thu hơn 22 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ tiếp tục
được phát triển, sức mua trên thị trường tăng khá cao, môi trường kinh doanh của
các doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực; một số mô hình nuôi nghêu, nuôi
hàu lồng trên đà mang lại hiệu quả kinh tế cao; các vấn đề văn hoá - xã hội cũng
được quan tâm thực hiện khá tốt, nhất là lĩnh vực an sinh xã hội như xây dựng, sửa
chữa nhà tình nghĩa, xây dựng nhà cho người nghèo theo Quyết định 167, hỗ trợ
tiền đò cho học sinh, xây dựng cầu giao thông nông thôn theo Đề án 1.588 cầu,…
Hoạch định đúng hướng đường lối chỉ đạo, khả năng, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác chỉ đạo, điều hành
linh hoạt, trong đó cần nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ
quan để khơi dậy sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của giải pháp:
Đã áp dụng thành công ở huyện Ngọc Hiển. Giải pháp này có thể dùng để
tham khảo cho một số huyện trong tỉnh chưa chỉ đạo hoàn thiện một số nhiệm vụ
công tác.
6. Kiến nghị, đề xuất: không có.
Trên đây là một số giải pháp tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bạn huyện Ngọc Hiển trong những năm qua của
Trang 7



bản thân, kính trình các cấp thi đua - khen thưởng xem xét khen thưởng theo quy
định./.

Ngày
Ý kiến xác nhận

tháng

năm 2014

Người báo cáo

của Thủ trưởng đơn vị

Lê Văn Sử

Trang 8


Trang 9



×