Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm cải tiến công nghệ cống đập xà lan trong các tiểu vùng thủy lợi tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.1 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cà Mau, ngày

tháng 02 năm 2014

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

- Tên giải pháp: Cải tiến công nghệ cống đập xà lan trong các Tiểu vùng thủy
lợi tỉnh Cà Mau.
- Tên cá nhân thực hiện: Nguyễn Minh Hạnh; Chức vụ: Trưởng phòng QLXDCT
- Đơn vị công tác: Phòng Quản lý Xây dựng công trình – Sở Nông nghiệp &
PTNT Cà Mau.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Năm 2013.

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hiện nay, trước tình hình biến đổi khí hậu nước biển dâng đang diễn biến hết sức
phức tạp theo chiều hướng bất lợi thì việc tách ô, khép vùng để chủ động điều tiết nước
phục vụ sản xuất là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này thì đòi
1


hỏi nguồn kinh phí khá lớn, chủ yếu tập trung cho việc đầu tư xây dựng các cống đầu
mối. Đã qua, việc đầu tư xây dựng cống phần lớn áp dụng theo công nghệ cống truyền
thống, giá thành đầu tư rất cao, thời gian thi công kéo dài, diện tích đất phải thu hồi khá
lớn, khoảng tĩnh không thông thuyền hạn chế,.. nên công tác tách ô, khép vùng gặp rất
nhiều khó khăn. Để khắc phục vấn đề này tỉnh đã có chủ trương cho phép nghiên cứu áp
dụng các cống công nghệ mới. Qua xem xét, phối hợp với các Viện nghiên cứu (Viện
Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi,..Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Phòng


Quản lý xây dựng công trình đã tham mưu đề xuất áp dụng hàng loạt cống công nghệ
mới như: Cống đập xà lan hộp, cống đập trụ đỡ, cống đập xà lan bản sườn, ..có giá
thành thấp hơn cống truyền thống từ 20%÷50% . Qua đánh gía các cống công nghệ mới
đã áp dụng thì mô hình cống đập xà lan bản sườn là có nhiều ưu điểm hơn cả, có thể áp
dụng rộng rãi, đặc biệt là trước tình hình sản xuất chưa ổn định còn nhiều biến động
cần được xem xét điều chỉnh quy hoạch như hiện nay (vì mô hình cống này có thể điều
chuyển di dời đi nơi khác rất thuận tiện). Tuy nhiên, mô hình cống này cũng đã xuất
hiện một số khiếm khuyết ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình. Việc cải
tiến công nghệ là hết sức cần thiết với mục đích:
- Nhằm để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng thực hiện các dự án, công
trình, giảm chi phí đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thi công.
- Tạo điều kiện xin thêm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cho các dự án công
trình tiếp theo.
- Chủ động, linh hoạt khi có điều chỉnh quy hoạch hệ thống thủy lợi.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
2


- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài tỉnh chuyên ngành thủy lợi
3. Mô tả sáng kiến:
Cống đập xà lan bản sườn có hình dáng như một chiếc xà lan, hai đầu là phay sự
cố (phay thi công) là bằng bê tông cốt thép hoàn toàn, có thể nâng lên ngăn nước khi có
yêu cầu di chuyển hoặc sửa chữa và hạ xuống khi được định vị để thông nước. Trước
đây, khi đưa vào sử dụng, phay sự cố được hạ xuống phía ngoài cống và tỳ lên mặt đất
tự nhiên hay trên rọ đá (như mỏ bàn phà), điều tiết nước qua cống bởi hệ thống cửa van
nằm giữa cống. Tuy nhiên, qua quá trình vận hành cống có thể bị nghiêng lệch hay đất
đáy kênh thượng, hạ lưu cống bị xói lở, bào mòn không đều làm cho tấm phay sự cố
(phay thi công) bị nghiêng lệch không đều so với phần thân cống, dẫn đến phá hủy hệ
thống bản lề và làm nứt gãy phay, việc khắc phục sửa chữa là rất khó khăn và tốn kém,

tuổi thọ công trình không cao.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và giảm giá thành công trình, tôi đã đề xuất
với Viện Thủy công (đơn vị tư vấn thiết kế) là thay phay sự cố (phay thi công) làm bằng
bê tông cốt thép hoàn toàn bằng phay làm bằng khung thép lắp composit, phay hạ vào
phía trong lòng cống. Phay ngoài chức năng nâng lên ngăn nước khi có yêu cầu di
chuyển hoặc sửa chữa và hạ xuống khi được định vị để thông nước, đồng thời còn thực
hiện luôn chức năng điều tiết nước thay hệ thống cửa van. Việc đề xuất này đã được sự
đồng thuận rất cao và mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật rất lớn, được cho áp dụng
ngay, đặc biệt là ở Tiểu vùng III – Bắc Cà Mau tiết kiệm hàng chục tỷ đồng (đang dự
kiến áp dụng cho 35 cống nội đồng còn lại ở Tiểu vùng này).
3


3.1 Giải quyết vấn đề phá hủy hệ thống bản lề và làm nứt gãy phay:
Phay được làm bằng vật liệu nhẹ hơn, chịu uốn tốt hơn (bằng khung thép lắp
composit) lại được hạ xuống trong khoang cống nên hoàn toàn không xảy ra hiện tượng
bị lún lệch giữa cửa van và thân cống, lực tác động lên hệ thống bản lề giảm đáng kể,
việc vận hành nâng lên, hạ xuống được nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Tình trạng nứt gãy
phay, vặn bẻ hệ thống bản lề không còn xuất hiện, tuổi thọ công trình được nâng lên
đáng kể, mức độ kín nước phần tiếp giáp với tường bên và bản đáy được cải thiện nên
có thể tận dụng phay để làm nhiệm vụ điều tiết nước mà không cần cửa van.
3.2 Giải quyết vấn đề thi công nhanh, thuận lợi và giao thông thủy:
Trong quá trình thi công không cần phải đắp đập xử lý hố móng, cống được thi
công trên đất liền ở vị trí thuận lợi sau đó lai dắt lại vị trí đặt cống định vị đánh đắm nên
điều kiện thi công rất thuận lợi, không gây cản trở giao thông thủy. Việc lắp đặt phay sự
cố (phay thi công) trong điều kiện khô ráo nên độ chính xác cao, dễ dàng, thời gian thi
công được rút ngắn. Mặt khác, do không có cửa van điều tiết nước nên không cần lắp
đặt cầu công tác, do vậy tĩnh không thông thuyền không bị hạn chế, việc vận hành điều
tiết nước lại không phụ thuộc vào chế độ triều nên việc giải quyết yêu cầu giao thông
thủy gặp rất nhiều thuận lợi.

3.3 Giải quyết vấn đề điều chỉnh quy hoạch:
Hiện tại, tình hình sản xuất của người dân ở nhiều vùng còn thiếu ổn định dẫn đến
phải điều chỉnh, thay đổi quy hoạch, bố trí lại công trình. Đối với mô hình cống đập xà
lan bản sườn cải tiến đáp ứng rất tốt vấn đề này. Khi có yêu cầu ta chỉ việc đóng hai

4


phay sự cố, đào đất đắp tường bên bơm khô nước trong cống rồi tổ chức lai dắt đến vị
trí khác theo yêu cầu rất cơ động và hạn chế thiệt hại.
3.4 Về giá thành:
Do có thể tận dụng dùng phay sự cố (phay thi công) ở hai đầu thay thế cửa van để
điều tiết nước nên bỏ đi hệ thống cầu công tác, cửa van điều tiết nước, thời gian thi công
được rút ngắn, do đó giá thành được giảm xuống đáng kể từ 500 triệu đến 01 tỷ đồng
cho mỗi cống có cùng quy mô ( khoảng 10%÷20%). Mặt khác, nhu cầu đi lại qua cống
được chủ động nên đã tạo được sự đồng thuận rất cao trong dân khi tổ chức triển khai
thực hiện.
(Giải pháp cải tiến được mô tả cụ thể qua sơ đồ hình vẽ sau)

5


TT Nội dung
Đập xà lan bản sườn hiện nay
1

Đề xuất, cải tiến

cải tiến
Vị

trí
+2.60

Phai

sự

cố

(kết

+2.20
+1.50

Côm puly kÐo cöa
+1.50

CÇu c«ng t¸c

+1.50
C¸p kÐo cöa phai

hợp phai
thi

công
-1.85




-3.05

cửa

-3.30

ngăn
nước)
Phai sự cố ngửa ra phía ngoài kết hợp làm sân tiêu năng

Phai sự cố khi hạ xuống nằm gọn trong phạm vi Đập xà

Nhược điểm: trong quá trình hoạt động, công trình có thể lan
lún. Khi đó sẽ xảy ra quá trình lún lệch giữa phai và thân Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm lún lệch giữa phai
đập xà lan, ảnh hưởng đến sự làm việc và độ bền của phai sự cố và thân cống trong quá trình hoạt động của công

2

và của công trình.
Bản mặt Phai sự cố cấu tạo bởi dầm bản BTCT hoàn toàn.

trình, có thể thay thế cửa van.
Phai sự cố cấu tạo bởi dầm bản bằng khung thép lắp
6


phai

sự


composit.
Nhược điểm: việc xử lý kín nước bên, kín nước đáy khá Ưu điểm: việc xử lý kín nước bên và kín nước đáy trong
khó khăn và không bền.

quá trình ngăn nước thuận lợi, đảm bảo và độ bền cao.

7


4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Qua quá trình theo dõi các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, việc
xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng không còn hiện tượng lún lệch giữa phai sự cố và
thân cống trong quá trình hoạt động của công trình và kín nước bên và kín nước đáy
trong quá trình ngăn nước thuận lợi và đảm bảo, tận dụng phay sự cố thay thế hệ thống
cửa van để điều tiết nước.
- Chi phí xây dựng tiết kiệm tiền ngân sách nhà giảm chi phí từ 500 triệu đến 01
tỷ đồng cho mỗi cống có cùng quy mô và thời gian thi công ngắn hơn so với công trình
Đập xà lan chưa cải tiến khoảng 1,5-2 tháng.
- Song song đó kết hợp xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho các Tiểu vùng
trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Tạo điều kiện tốt cho việc giao thương hàng hóa giữa các vùng lân cận, hỗ trợ cho
người dân trong vùng hưởng lợi trong quá trình sản xuất rất thuận lợi (sản xuất trên các
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản….).
- Hạn chế những bất cập, lãng phí khi có yêu cầu phải điều chỉnh quy hoạch.
5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua quá trình công tác, nghiên cứu và theo dõi các công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Cà Mau, tôi nhận thấy mô hình cống này có thể áp dụng phù hợp với tất cả các
vùng đất có biên độ triều thấp, đặc biệt là có thể áp dụng ở vùng đất mền yếu của tỉnh
Cà Mau.
6. Kiến nghị, đề xuất:

8


Để rút ngắn thời gian thi công, nâng cao chất lượng và giảm giá thành công trình
hơn nữa, cần tạo cơ chế thuận lợi để nhà thầu có năng lực tập trung đầu tư đúc sẵng
hàng loạt theo yêu cầu đặt hàng ở những vị trí thuận lợi sau đó lai dắt đến công trình.
Trên đây là báo cáo sáng kiến Cải tiến công nghệ cống đập xà lan trong các Tiểu
vùng thủy lợi tỉnh Cà Mau - năm 2013 của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
kính trình các cấp Thi đua - Khen thưởng xem xét khen thưởng theo quy định.
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

Nguyễn Minh Hạnh

9



×