Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.49 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
UBND XÃ KHÁNH HẢI

KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÔ


2

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến :
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước và tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp
CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công
chức ở xã Khánh Hải vẫn còn những mặt hạn chế. Đó là, tình trạng không
đồng đều về trình độ chuyên môn đào tạo, năng lực thực tiễn. Còn có tình
trạng hẫng hụt về tính kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ. Một số cán bộ,
công chức còn có biểu hiện chủ quan, tự mãn; một số tuy có tâm huyết với sự
nghiệp cách mạng của xã nhà nhưng chưa thực sự yên tâm gắn bó với cương
vị công tác. Chính vì vậy tôi mạnh dạng đề xuất “Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã” nhằm đưa kết
quả hoạt động và chất lương phục vụ nhân dân ngày càng được nâng cao.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động
của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã” đã được áp dụng thực hiện thành công
ở xã Khánh Hải. Kinh nghiệm cũng có thể áp dụng cho các đơn vị xã bạn.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1.Thuận lợi:
Việc giáo dục nâng cao chất lượng đội hoạt động của đội ngũ cán bộ,
công chức ở xã được sự ủng hộ cao của lãnh đạo và các ban ngành xã Khánh
Hải



3

Đội ngũ công chức xã Khánh Hải phần đông còn rất trẻ, có nhiệt huyết
trong công tác và tinh thần phục vụ nhân dân.
3.2. Khó khăn:
Khách quan
Tuy cơ sở vật chất khá đầy đủ nhưng phòng họp, phòng làm việc còn
tạm bợ, thiếu thốn về máy tính… nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã.
Chủ quan
Tình trạng không đồng đều về trình độ chuyên môn đào tạo, năng lực
thực tiễn; số cán bộ có chuyên môn cao giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn ít.
Còn có tình trạng hẫng hụt về tính kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ.
Một số cán bộ, công chức còn có biểu hiện chủ quan, tự mãn; một số tuy có
tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của xã nhà nhưng chưa thực sự yên tâm
gắn bó với cương vị công tác
3.3 Nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện:
Qua các năm làm công tác tôi rút ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng
hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã như sau:
3.3.1. Nâng cao nhận thức về nâng cao chất lượng hoạt động của đội
ngũ cán bộ, công chức ở xã.
Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và nắm vững các quan điểm cơ bản của
Đảng về công tác cán bộ, đặt biệt là Kết luận 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của
Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện


4

chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH

Trung ương khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;
Quyết định 04/2004/ QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ nội vụ về
việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
Nhằm tuyên truyền sâu rộng và phát huy vai trò tích cực của các cấp ủy đảng,
chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ, đảng viên trong việc nâng cao chất
lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã. Xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức ở xã gắn với xây dựng Đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh,
củng cố và hoàn thiện các tổ chức trong hệ thống chính trị.
3.3.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nhằm đảm bảo
nguồn cán bộ kế thừa bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở xã.
Tiếp tục triển khai tốt Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa
IX) và Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ chính trị
( khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ đến năm 2020 và những
năm tiếp theo. Định kỳ có rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không
còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố
mới có triển vọng phát triển. Cán bộ trong diện qui hoạch phải là những người
đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhưng cần được tiếp tục hoàn
thiện thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn.
Chú trọng lựa chọn nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ khoa học
kỹ thuật. Qua đó đảm bảo nguồn cán bộ kế thừa, phát triển, chuyển tiếp liên


5

tục, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong giai đoạn
hiện nay.
3.3.3 Mạnh dạn bố trí lại cán bộ một cách hợp lý, chú trọng bổ sung
tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ ở xã.
Tiếp tục triển khai Đề án tuyển chọn, bổ sung, tạo nguồn cán bộ lãnh
đạo trẻ ở xã. Theo đó, về nguyên tắc chung việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ giữ

các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải theo đúng các tiêu chuẩn quy định. Đề bạt
những cán bộ đã được đào tạo, đã qua thử thách, đủ tiêu chuẩn vào các cương
vị thích hợp; tránh tình trạng bố trí cán bộ vào những việc mà bản thân cán bộ
đó chưa được học, chưa từng làm, hoặc chưa am hiểu. Cần chú ý cán bộ trẻ.
tuổi trẻ tuy có những nhược điểm nhất định, nhưng có trình độ văn hóa, khoa
học - kỹ thuật, được đào tạo cơ bản, có sức bật, nhạy bén, xông xáo, mạnh
dạn tiếp thu cái mới, nếu được bồi dưỡng, kèm cặp tốt, chắc chắn họ sẽ làm
được việc. Kiên quyết thay thế và không bổ nhiệm lại những cán bộ hạn chế
về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ. Không đưa những người bị kỷ luật,
không đảm đương được nhiệm vụ ở nơi này sang nhận nhiệm vụ tương đương
hoặc cao hơn ở nơi khác.
3.3.4 Đổi mới quan niệm đào tạo đối với cán bộ cán bộ, công chức
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã nhà trong giai đoạn hiện nay.
Việc đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở xã cần chú
ý theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn, yêu cầu của từng chức danh cụ thể, gắn với
công việc, với yêu cầu sử dụng. Chấm dứt tình trạng bồi dưỡng chung chung,


6

cử cán bộ đi học một cách tràn lan, đi học để “chuẩn hóa bằng cấp”, để giải
quyết chính sách... Khắc phục việc đào tạo cán bộ chỉ nặng về bồi dưỡng
những kiến thức chính trị cơ bản, không đi sâu theo chuyên ngành, không chú
ý đầy đủ vấn đề nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ về quản lý kinh tế, quản lý nhà
nước. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng thừa những cán bộ chỉ đạo
“chung chung”, thiếu cán bộ có năng lực điều hành cụ thể.
3.3.5 Tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ.
Tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên và là một yêu cầu để
rèn luyện người cán bộ đảng viên, công chức. Căn cứ vào Hướng dẫn kiểm

điểm, tự phê bình và phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI), mỗi cán bộ cần tự giác, trung thực, đánh giá mình và đánh
giá đồng nghiệp cho thật khách quan. Tuyệt đối tránh làm lướt, làm qua loa.
Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải tiêu biểu, gương mẫu, rèn
luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. thực hiện đạo đức “cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư”, tích cực đấu tranh chống lại những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức là một tấm gương
sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, cần
xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm
chất, đạo đức, lối sống. Đây là cách tốt nhất để rèn luyện giáo dục cán bộ
đảng viên, công chức, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức nhằm


7

phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, củng cố niềm
tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ xã nhà.
3.3.6. Thực hiện tốt chế độ chính sách.
Chính sách, chế độ là một trong những động lực, kích thích vật chất và
tinh thần đối với cán bộ, công chức. Do đó, xã cần nghiên cứu có những chính
sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cán bộ, công chức giỏi. Có như
vậy mới khuyến khích người có tài năng phát triển, người trung bình phải
phấn đấu vươn lên, không nên để người có tài và người bình thường hưởng
thụ đãi ngộ ngang nhau. Có chính sách thu hút nhân tài từ các nơi về hoặc
con, em quê hương Khánh Hải hiện đang công tác, sinh sống ở các nơi khác
về công tác và mạnh dạn bổ nhiệm vào những chức danh lãnh đạo, quản lý
thích hợp.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Từ khi áp dụng thực hiện kinh nghiệm này, đã mang lại hiệu quả đáng

khích lệ. Đội ngũ cán bộ, công chức ở xã được tham gia học tập bồi dưỡng
ngày càng đông hơn. Cụ thể có 11 đồng chí được cử đi học các lớp chuyên
môn, nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế cơ quan ngày càng nghiêm túc. Chất
lượng công tác của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã đã được nâng cao. Trong
đó có 15 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 10 đồng chí hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Lòng tin trong nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở xã
ngày càng nâng cao.


8

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của kinh nghiệm:
Khi áp dụng kinh nghiệm tại xã Khánh Hải đã đem lại hiệu quả rất cao.
Qua đó đã được sự đồng tình ủng hộ của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND,
UBND xã Khánh Hải. Sáng kiến có thể áp dụng cho xã bạn cũng có thể đạt
được hiệu quả khả quan.

6. Kiến nghị, đề xuất:
Với kinh nghiệm nêu trên rất mong được sự xét duyệt và công nhận của
Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở để kinh nghiệm về “Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã” sẽ được phổ
biến rộng rãi trong thời gian tới.
Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, song chắc chắn vẩn còn những
khiếm khuyết tôi chưa nhận ra, rất mong được sự đóng góp của quý lãnh đạo
và đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Khánh Hải, ngày 29 tháng 12 năm 2013
Người viết


9

Ngô Văn Hường



×