Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát của ban kinh tế xã hội hội đồng nhân dân cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.3 KB, 8 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM SÁT
CỦA BAN KINH TẾ - XÃ HỘI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN "

Họ và tên: Võ Quốc Tín
Sinh năm: 21/7/1968
Quê quán: Hàm Rồng – Năm Căn – Cà Mau
Đơn vị công tác: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ
Chức vụ hiện tại: Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo
Huyện uỷ

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa


2
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên., quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy
tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả
nước.
Thực hiện quyền giám sát là một trong những chức năng, nhiệm vụ của
Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
đối với hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ Pháp luật, đầu tư xây dựng cơ bản,
các chính sách an sinh xã hội, quốc phòng an ninh…
I. Chức năng, nhiệm vụ giám sát của Ban kinh tế – xã hội, Hội đồng


nhân dân cấp huyện
1. Chức năng
Ban kinh tế – xã hội, Hội đồng nhân dân huyện được đại biểu Hội đồng
nhân dân huyện bầu ra, thực hiện chức năng giám sát các hoạt động kinh tế – xã
hội, đầu tư xây dựng cơ bản, an sinh xã hội… góp phần tích cực trong việc giải
quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương.
2. Nhiệm vụ
Giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ
trương, biện pháp về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia
đình ở địa phương; các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông,


3
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; chủ trương, biện pháp phát huy hiệu quả
của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh
doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật; Giám sát việc xây
dựng dự toán thu – chi ngân sách nhà nước cấp huyện và các xã, thị trấn và phân
bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; kiến nghị
điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát
việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định; giám sát việc
quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi và biện pháp bảo
vệ công trình thuỷ lợi, bảo vệ rừng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống
tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại theo quy định của pháp
luật;
II- Nội dung, phương pháp giám sát
1. Trước tiên phải họp lãnh đạo Ban kinh tế – xã hội bàn bạc, trao đổi nội
dung, kế hoạch giám sát, sau đó họp toàn Ban để thông qua kế hoạch, tham khảo
ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trước gửi kế hoạch giám sát
cho đơn vị được giám sát trước 07 ngày trở lên

2. Chọn nội dung giám sát là những vấn đề bức xúc, được đông đảo người
dân và cử tri quan tâm;
3. Thông báo lịch, thời gian, nội dung giám sát, cho đơn vị được giám sát
trước từ 05 đến 07 ngày làm việc;


4
4. Họp toàn Ban để chốt lại nội dung giám sát, yêu cầu từng thành viên
Ban nắm chắc kế hoạch, nhiệm vụ, lĩnh vực mình công tác để đặt vấn đề cần làm
rõ trong quá trình giám sát ;
5. Kết thúc cuộc giám sát: Trưởng Ban kết luận bước đầu về kết quả giám
sát. Yêu cầu đơn vị được giám sát gửi báo cáo cho các thành viên Ban ít nhất 03
ngày trước ngày giám sát.
6. Tiến hành giám sát theo nội dung kế hoạch giám sát đã gửi trước.
7. Phân công thành viên trong đoàn xây dựng biên bản (dự thảo) cuộc
giám sát, trên cơ sở đó Thông báo kết quả giám sát cho đơn vị được giám sát
(trước đó, từng thành viên Ban cho ý kiến vào dự thảo các văn bản giám sát)
III- Một số kinh nghiệm giám sát của Ban kinh tế – xã hội, Hội đồng
nhân dân cấp huyện
Thứ nhất, giám sát cần có thông tin: Kinh nghiệm từ những cuộc giám
sát thành công cho thấy, để giám sát đạt hiệu quả cao thì việc thu thập thông tin
là rất cần thiết, cần nắm chắc thông tin và các quy định của pháp luật; thành viên
Ban biết lắng nghe thông tin từ nhiều phía, nhất là cử tri, phân tích, đánh giá tính
chính xác thông tin, đồng thời đối chiếu với các quy định pháp luật để xem xét
từng vấn đề một cách toàn diện trước khi tiến hành cuộc giám sát. Bản thân mỗi
đại biểu là thành viên của Ban cần trau dồi kiến thức, kỷ năng, nâng cao hiểu
biết về pháp luật để giám sát đạt hiệu quả.
Thứ hai, cần xác định nội dung trọng tâm trong giám sát: Xác định
trọng tâm trong giám sát là yếu tố quan trọng, có tác động tích cực tới quá trình



5
giám sát. Do đó nếu không chọn đúng nội dung trọng tâm mà chỉ dàn trải các
hoạt động giám sát thì hiệu quả giám sát không đạt yêu cầu, chỉ giám sát “cho
có giám sát”, cho hoàn thành nhiệm vụ giám sát “2 lần trong năm”…
Cần lựa chọn những vấn đề mà đa số cử tri quan tâm như: xây dựng cơ
bản, an sinh xã hội, đầu tư, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng…để giám sát và đánh
giá xem đã làm được gì? Chưa làm được gì? Tại sao? Ai chịu trách nhiệm?
v.v…
Thứ ba, Tuyệt đối tránh việc coi giám sát như là cuộc kiểm tra và tham
gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật, điều này có thể làm giảm tác
dụng giám sát, gây cảm giác không tin cậy và chồng chéo chức năng giữa các cơ
quan, làm giảm thẩm quyền, trách nhiệm, mục đích, ý nghĩa cuộc giám sát.
Thứ tư, giám sát của Ban độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ
quan khác, được sử dụng quyền lực của đại biểu Hội đồng nhân dân nhiều
nguồn thông tin (ý kiến cử tri, công luận) độc lập với cơ quan chấp hành. Do đó
"giám sát" cần giữ tính khách quan, công tâm, chặt chẽ, hợp lý và nghiêm túc,
thân thiện để đạt tới yêu cầu cuộc giám sát.
Thứ năm, giám sát là để đánh giá tính hiệu quả hoạt động quản lý điều
hành của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật của cấp trên và cấp mình; đánh giá, xem các biện pháp tổ chức thực thi
có được làm đúng phương pháp, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách hay không?
Tránh sự khác biệt lớn giữa đánh giá quá trình thực hiện của cơ quan Nhà nước
và kết quả giám sát.


6
Thứ sáu, giám sát cần dựa trên tinh thần sẵn sàng hợp tác
Giữa cơ quan dân cử với cơ quan hành chính thực hiện có sự phụ thuộc
lẫn nhau, cần phối hợp để nâng cao hiệu quả của chính quyền. Thành viên Ban

thực hiện cuộc giám sát đừng quá ngạc nhiên và cũng đừng mất nhiều thời gian
tranh cãi về các quan điểm khác nhau có thể diễn ra trong cách tiếp cận thực
hiện chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý,
đơn vị, mà hãy chủ động gợi mở, tháo gỡ các cản trở tiến trình thực hiện chính
sách đó.
Với tâm thế hợp tác, thành viên Ban cần tránh xung đột trong quá trình
giám sát mà nên trao đổi thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề.
Thứ bảy, cần phối hợp để giám sát hiệu quả
- Trong giám sát cần có phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân
với các Ban Hội đồng nhân dân và giữa các Ban Hội đồng nhân dân với nhau và
với các ngành có liên quan.
Đối với các Ban Hội đồng nhân dân, theo quy định các Ban có chức năng,
nhiệm vụ khác nhau, nhưng khi tiến hành hoạt động giám sát chuyên đề lại có
những vấn đề liên quan và cần thiết phải phối hợp với nhau cụ thể như trong
giám sát thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, thi
hành pháp luật của Ban Pháp chế cần có sự phối hợp với Ban Kinh tế - xã hội, vì
lĩnh vực giám sát liên quan đến tài nguyên, môi trường thuộc chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban Kinh tế - xã hội...


7
IV- Kết luận
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát cần phải coi công tác giám
sát là một việc làm thường xuyên. Muốn vậy cần phải chủ động xây dựng kế
hoạch sát thực tế, phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên Ban trong công
tác giám sát, góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở,
chỉ ra được những sai sót, yếu kém cần kịp thời khắc phục, sửa chữa.
- Khi tiến hành giám sát, tuỳ theo chuyên đề mà có nội dung sát tình hình
từng đơn vị, từng địa phương cụ thể. Qua giám sát, góp ý, bổ sung thông tin cho
các đơn vị được giám sát về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sau giám sát, các Ban phải có báo cáo, có kiến nghị các giải pháp để thực hiện
cho Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các ngành liên quan,
các đơn vị được giám sát tiếp thu, giải quyết. Hoạt động này bảo đảm hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân, Uỷ ban nhân dân các ngành các cấp
ngày càng có hiệu quả và đi vào nề nếp.
- Vai trò giám sát của Ban kinh tế - xã hội là hết sức quan trong trong việc
giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ngành các cấp thực hiện tốt hơn
chức năng lãnh đạo, điều hành kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri trên địa bàn. Do vậy, để thực hiện tốt
những vấn đề trên, Ban phải có kế hoạch giám sát thật cụ thể, rõ ràng chi tiết.
- Xét cho cùng, hiệu quả của một cuộc giám sát là nằm ở kết quả sau giám
sát. Do đó, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chức năng cần ra


8
văn bản chỉ đạo thực hiện những kiến nghị đề xuất của Ban sau giám sát của
Ban một cách kịp thời, nghiêm túc, đúng quy trình.
- Sau giám sát không phải là đã hết trách nhiệm mà thành viên Ban phải
tiếp tục theo dõi, kiểm tra những đề xuất, kiến nghị sau giám sát đã được thực
hiện thế nào; vấn đề nào làm trước hoặc chưa làm thì phải tiếp tục đề xuất kiến
nghị, chất vấn tại các kỳ họp trong năm với quyết tâm thực hiện cho được kết
quả giám sát.
XÁC NHẬN CỦA

Năm căn, ngày 12 tháng 9 năm 2013

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết sáng kiến kinh nghiệm


Võ Quốc Tín



×