ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo
Phó trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của đất nước
và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác báo chí, xuất bản cũng
đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Hiện nay cả nước đã có hơn 700 cơ quan báo chí, với hơn 800 ấn
phẩm, có hệ thống phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương
với thời lượng phát sóng hàng ngàn giờ mỗi ngày, có mạng lưới báo mạng
điện tử đang lớn mạnh cùng hệ thống mạng thông tin toàn cầu với số lượng
người truy cập ngày một tăng nhanh. Báo chí hiện đại nước ta đã phát triển
thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, đủ sức phục vụ và đáp ứng nhu cầu
thông tin đa dạng, phong phú của công chúng xã hội nói chung, cũng như
1
thỏa mãn nhu cầu các nhóm đối tượng theo giới tính, nhóm tuổi, nghề
nghiệp, vùng miền,… Công nghệ và kỹ thuật làm báo có bước phát triển
vượt bậc, có thể đạt trình độ ngang tầm với nhiều nước tiên tiến trong khu
vực. Đội ngũ những người làm báo lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng với
trình độ và phong cách làm báo phát triển nhanh chóng. Báo chí đã và đang
góp phần tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước vì
mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Hệ thống báo chí nước nhà ngày càng thể hiện vai trò, vị thế và sức
mạnh xã hội của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ thiết chế
chính trị, chế độ xã hội; trong việc tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế
- xã hội, giáo dục và phát triển văn hóa, nhân cách, lối sống v.v… Vai trò
của báo chí ngày càng thể hiện rõ nét trong việc khơi nguồn và phản ánh,
định hướng và điều hòa dư luận xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội,
bình ổn đời sống tinh thần của nhân dân.
Cùng với báo chí, hoạt động xuất bản cũng đã từng bước thích ứng
với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay cả nước đã có
56 nhà xuất bản, trong đó có 44 nhà xuất bản của các cơ quan, tổ chức trung
ương; 12 nhà xuất bản địa phương. Tốc độ phát triển toàn ngành xuất bản
không ngừng tăng lên, mức hưởng thụ bình quân bản sách trên đầu người
được nâng lên, từ 2,8 bản sách/người/năm (năm 2004) lên 3,3 bản
sách/người/năm (năm 2008). Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, chất
lượng sách cũng có bước phát triển mới. Cơ cấu các loại sách, mảng sách
phong phú, đa dạng hơn, bao gồm nhiều bộ sách có giá trị cao, nhiều công
trình nghiên cứu lớn về chính trị, kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa
nghệ thuật được giới thiệu với bạn đọc, hướng tới đáp ứng tất cả các nhu cầu
cho mọi loại đối tượng, phục vụ sát hơn nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, nhu
2
cầu văn hóa đọc của nhân dân trong từng thời kỳ. Với những kết quả đạt
được như trên, có thể khẳng định xuất bản đã góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn
hóa dân tộc, tạo nên một xã hội lành mạnh, góp phần xây dựng bầu không
khí dân chủ trong xã hội, đóng góp quan trọng vào công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn, hình thành và từng bước hoàn chỉnh lý luận của sự
nghiệp đổi mới, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
đồng thời, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai
trái của các thế lực thù địch, phản động… Nhìn chung, xuất bản đã hoạt
động đúng theo định hướng của Đảng, Nhà nước, thực hiện ngày càng tốt
hơn vai trò là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể xã hội, là
diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ biên tập có trình độ chuyên môn khá, tay
nghề ngày càng được nâng cao, bước đầu đáp ứng được một số yêu cầu cơ
bản của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động báo chí,
xuất bản thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức
năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, suy diễn chủ
quan, áp đặt, sa đà vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội, xem nhẹ
việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc
tốt.
3
Khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, núp bóng nhà nước để ra báo,
kinh doanh, dịch vụ truyền thông ngày càng tăng và phức tạp.
Một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí có vị trí quan trọng
nhưng chậm đổi mới, chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin. Hệ thống các
đài phát thanh, truyền hình thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém.
Hoạt động xuất bản vẫn còn hiện tượng đi chệch định hướng chính trị,
xa rời tôn chỉ, mục đích, còn để lọt một số cuốn sách có những nội dung sai
sót, lệch lạc về tư tưởng chính trị, định hướng thẩm mỹ, lối sống, ảnh hưởng
không tốt đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức của bạn đọc, nhất là giới trẻ.
Những tồn tại trên cho thấy tình trạng vi phạm Luật Xuất bản ở nhiều mức
độ khác nhau đang có chiều hướng gia tăng, mặc dù đã được cơ quan quản
lý nhà nước nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm.
Để phát huy ưu điểm và từng bước khắc phục những hạn chế, khuyết
điểm của hoạt động báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay, theo chúng
tôi cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác
báo chí, xuất bản. Báo chí, xuất bản là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi báo chí, xuất bản là một bộ
phận của sự nghiệp cách mạng. Từ chỗ nhận thức được vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động xuất bản, báo chí, chủ tịch Hồ Chí Minh trên con
đường cứu nước đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia hoạt động xuất bản, báo
chí. Người đã sử dụng công cụ xuất bản, báo chí để tuyên truyền cách mạng,
vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Tư tưởng, quan điểm của Người luôn là những lời dạy quý báu đối
với những người làm công tác báo chí, xuất bản cách mạng Việt Nam.
4
Theo Người: “ tất cả những người làm báo – người viết, người in,
người sửa bài, người phát hành, v.v…” trước hết “ phải có lập trường chính
trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những
việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối
chính trị đúng”.
Người thường xuyên nhấn mạnh: “ Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ
cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm tròn nhiệm
vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng,
“ cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính
trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào
thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.
Người đề ra những tiêu chuẩn của một nhà báo cách mạng. Cụ thể là:
1. Gần gũi với dân chúng. Cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không
thể viết trung thực.
2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước
ngoài mà học kinh nghiệm của người ta.
3. Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa
cho cẩn thận.
4. Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cần tiến bộ…
1
Người cho rằng phải luôn nâng cao chất lượng của báo chí. “ Cần
nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí để nó làm tròn nhiệm vụ cao cả
của nó… Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Sự Thật, H, 1995, tr.226 - 228
5
Muốn vậy “ báo chí cũng phải hợp lý hóa. Đừng bày biện ra nhiều thứ. Làm
ít nhưng làm cho hẳn hoi. Không hợp lý hóa lại như thế rút cuộc báo viết ra
không ai muốn đọc và tốn kém trăm thứ”.
Làm cho hẳn hoi để cho người dân đọc. Đó là điều cốt lõi, xuyên suốt
trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với báo chí. Và để nói rõ hơn đối với người
làm báo, Người nói: “ Kinh nghiệm của tôi là thế này, mỗi khi viết một bài
báo thì tự đặt câu hỏi: viết cho ai xem? viết để làm gì? viết như thế nào cho
phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”
2
.
Lời nhắn nhủ ấy luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mỗi thời kỳ
cách mạng của đất nước và phải chăng điều Bác dạy, Bác đặt ra không chỉ là
phải luôn coi trọng tính mục đích tự thân của báo chí, mà đó còn là vai trò
trách nhiệm xã hội, là ở khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, điều mà Bác từng
phê bình, uốn nắn: “ Báo chí ta không phải để cho ít người xem mà để phục
vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối chính sách của Đảng và
Chính phủ cho nên phải có tính chất quần chúng về tinh thần chiến đấu”
1
.
Thứ hai, quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ
cán bộ báo chí, xuất bản là rất quan trọng. Người thường nói: “ cán bộ quyết
định mọi công việc”, “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ công việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Người yêu cầu người
cán bộ phải vừa có “ đức” vừa có “ tài”, trong đó mặt đức là căn bản, là nền
tảng, là tiêu chuẩn hàng đầu đối với người cán bộ: “ Đức là đạo đức cách
mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có
tài cũng vô dụng”. Người nói rõ: “ Đạo đức cách mạng là ở bất kỳ công việc
nào cũng không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích
2
Phát biểu của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ 3 Hội nhà báo Việt Nam – Nhân dân 9/3/1962.
1
Phát biểu của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ 2. Hội nhà báo Việt Nam. 16/4/1959.
6
của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Đối với những các hoạt động trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tiêu chuẩn đức
– tài được cụ thể hóa, đó là:
- Sự kiên định với lý tưởng cách mạng, phải nắm vững chủ nghĩa Mác
– Lênin, đường lối của Đảng, có tư duy chính trị nhạy bén, phân biệt bạn, ta,
thù rạch ròi.
- Luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết,
trước hết. Phải cẩn trọng khi đưa tin, viết bài, “ chưa điều tra, chưa nghiên
cứu, chưa nắm rõ, chớ nói, chớ viết”. Người làm báo, làm sách phải có tính
trung thực. Hồ Chí Minh thường nói với cán bộ báo chí: “ Bộ đội và nhân
dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên không cần phải bịa đặt”, “ nói có
sách, mách có chứng”. Mặt khác, Người cũng yêu cầu nhà báo phải có tính
chiến đấu, phải dũng cảm ủng hộ ưu điểm và phê bình các khuyết điểm để
Đảng và nhân dân ta cùng tiến bộ.
- Phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Sinh thời, Hồ Chí Minh thường xuyên khuyên cán bộ báo chí
phải nâng cao trình độ văn hóa. Vì có trình độ văn hóa bài viết mới nêu được
vấn đề, mới phân tích giải thích được vấn đề rõ ràng, có hệ thống. Trình độ
nghiệp vụ của cán bộ báo chí thể hiện ở việc nắm vững và thực hiện đúng
mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ của tờ báo, phục vụ đúng đối tượng. Để nâng
cao trình độ văn hóa, chuyên môn, người cán bộ trước hết phải chịu khó học
tập. Với đặc thù của công tác báo chí và xuất bản, Hồ Chí Minh đặc biệt
nhấn mạnh tới một số nội dung của việc học đó là học lý tưởng, đạo đức
cách mạng; học lý luận chính trị và học chuyên môn, nghiệp vụ về báo chí,
xuất bản. Cũng theo Hồ Chí Minh, có nhiều phương thức học tập: học chính
7
quy với không chính quy, học tập trung với tự học “ có trường học thì càng
tốt. Không có trường cũng phải tự mình tìm cách mà tự học, vừa làm vừa
học”. Học là công việc suốt đời. Học phải đi đôi với hành. Học lý luận phải
liên hệ với thực tế. Học trong sách báo, trong công tác và ngoài đời. “ Xã hội
phát triển không ngừng, tiến bộ cũng phải không ngừng. Muốn tiến bộ mãi
thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em,
học hỏi quần chúng. Học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”.
Trong thời đại toàn cầu hóa và công nghệ thông tin, việc học tập, bồi dưỡng
cần thiết phải cập nhật với chương trình tiên tiến trên thế giới, đồng thời
phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Thứ ba, khẩn trương xây dựng, bổ sung và thực hiện các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản trước yêu cầu
mới. Coi trọng quy hoạch phát triển, định hướng thông tin, đặc biệt là công
tác cán bộ. Trong công tác quy hoạch, cần quan tâm đến quy mô, cơ cấu, số
lượng, chất lượng các cơ quan báo chí, xuất bản; số lượng và chất lượng đội
ngũ; sự phân bổ các loại hình, các cơ quan báo chí, xuất bản cho các lĩnh
vực, các vùng, miền. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ những người làm công tác báo chí, xuất bản từ nay đến năm 2020.
Cấp ủy, ban giám đốc, ban biên tập các cơ quan báo chí, xuất bản làm
tốt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những phóng viên, biên tập viên
có tay nghề khá, giỏi, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề
nghiệp trong sáng.
Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Nhà báo, Hội Xuất bản
trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nghề
nghiệp cho hội viên.
8
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ báo chí, xuất bản. Xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ báo chí trong cả nước từ nay đến 2020, sắp xếp lại các cơ
sở hiện có theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên sâu, tập trung. Tăng
cường cán bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, giáo trình, tài liệu, chính
sách khuyến khích, ưu đãi… cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nằm trong
quy hoạch.
Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy, học
tập, nghiên cứu, thực hành của các học viện, nhà trường, các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ báo chí, xuất bản, in, phát hành. Quan tâm đến chất lượng
đào tạo văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học; coi trọng các hình thức bồi dưỡng
ngắn hạn cho cán bộ báo chí, xuất bản tại học viện, nhà trường, các nhà xuất
bản, các cơ quan báo chí, đơn vị in, phát hành.
Đầu tư chiều sâu để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các học
viện, nhà trường đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có khả năng giảng
dạy, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn và hợp tác quốc tế tốt.
Xây dựng bộ giáo trình, tài liệu giảng dạy chuẩn, dùng chung cho các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, chính trị cho đối tượng là cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan
báo chí, xuất bản.
Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản; về công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ này trước yêu cầu mới.
9
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh
nghiệm giữa các học viện, nhà trường của ta với bên ngoài.
Hà Nội, tháng 4 – 2010.
10