Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến một số giải pháp về sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.69 KB, 9 trang )

HUYỆN ỦY TRẦN VĂN THỜI
BAN TỔ CHỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huyện Trần Văn Thời, ngày 27 tháng 12 năm 2013

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số giải pháp về sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã”

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Trần Kiều Lam
- Ngày, tháng, năm sinh: 10/9/1984

Giới tính: Nữ

- Quê quán: thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
- Nơi thường trú: khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau.
- Nơi công tác: Ban Tổ chức Huyện ủy Trần Văn Thời, Cà Mau.
- Chức vụ: Cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy.
II. KINH NGHIỆM, SÁNG KIẾN CỤ THỂ:
1. Sự cần thiết và mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Vấn đề nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nói chung, cán
bộ, công chức xã, thị trấn (gọi tắt là cán bộ, công chức cấp xã) nói riêng luôn là một
yêu cầu bức thiết. Bởi thực tế lịch sử đã chứng minh, trong bất kỳ giai đoạn cách
mạng nào, vấn đề cán bộ cũng luôn có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của


cách mạng, vận mệnh quốc gia, dân tộc cũng như sự phát triển của đất nước và địa


phương.
Những năm qua, huyện Trần Văn Thời đã và đang ra sức thực hiện thắng lợi các
mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XII Đảng bộ huyện đã đề ra, tập trung
phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Để hiện tốt mục tiêu đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đầy đủ phẩm chất,
năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Bởi lẽ, đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
có vị trí đặc biệt, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là
người tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; đồng thời, phản ánh kịp thời
những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để bổ sung, điều chỉnh chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật cho phù hợp. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã còn là người trực tiếp đề xuất, tổ chức thực hiện các giải pháp thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, nhưng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã trong huyện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở; vẫn còn
hạn chế nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác; một
bộ phận cán bộ, công chức thiếu nhiệt tình, tận tụy với công việc, hoàn thành nhiệm
vụ chưa cao...Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể xác định một số


nguyên nhân chủ yếu đó là: Công tác tuyển chọn cán bộ; công tác nhận xét, đánh giá
cán bộ; công tác quy hoạch cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và bố trí, sử
dụng cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập . Chưa kết hợp
chặt chẽ giữa quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức nên chưa phát
huy được năng lực, sở trường công tác của cán bộ, công chức. Chưa xây dựng được
đội ngũ cán bộ, công chức kế thừa.
Từ đó, để khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi đề xuất "một số giải pháp về sử
dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã", nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây
dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Các xã, thị trấn trong huyện Trần Văn Thời.
3. Một số giải pháp về sử dụng cán bộ, công chức cấp xã:
Để nâng cao chất lượng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có hiệu quả,
góp phần phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng nhu cầu đổi mới,
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo tinh thần nghị quyết của Đảng, các giải pháp được triển khai,
áp dụng thực hiện như sau:
Về tuyển chọn, tiếp nhận: Khi tuyển chọn cán bộ phải làm đúng quy trình
tuyển chọn, việc tuyển chọn phải dân chủ, công khai, lấy tiêu chuẩn phẩm
chất và năng lực cán bộ làm gốc.


Về công tác quy hoạch cán bộ: Công tác quy hoạch cán bộ là để lựa chọn đội
ngũ cán bộ dự nguồn, gắn với đào tạo, bồi dưỡng và các khâu khác trong công tác cán
bộ, nhằm chủ động hơn trong việc bố trí, thay thế đội ngũ cán bộ với nhiệm vụ chính
trị tại mỗi đơn vị. Vì vậy, trong quá trình xây dựng quy hoạch phải sát với thực tiễn,
cần chủ động, có tầm nhìn xa, trên cơ sở nắm chắc nguồn cán bộ hiện có và dự báo
được nhu cầu sử dụng nguồn cán bộ sắp tới, đề ra được các biện pháp tích cực, khả
thi, có hiệu quả nhằm đáp ứng cả trước mắt và lâu dài về đội ngũ cán bộ. Quy hoạch
cán bộ cấp xã phải đảm bảo “mở” và “động”. “Mở” là không khép kín trong từng
địa phương, đơn vị, không hạn chế trong số ít người được định sẵn một cách
chủ quan. “Động” là quy hoạch được rà soát thường xuyên, điều chỉnh theo sát sự
phát triển của cán bộ xã, thị trấn, kịp thời bổ sung những nhân tố mới, đưa những
người không đủ kiện, tiêu chuẩn ra khỏi danh sách quy hoạch.
Về trình độ, chuyên môn: Sử dụng cán bộ cấp xã phải đáp ứng về trình độ,
chuyên môn được đào tạo phù hợp với công việc được giao. Ngoài tiêu chuẩn
chuyên môn bắt buộc theo quy đ ịnh của Bộ Nội vụ, cần phải học thêm về

khoa học kỹ thuật nông nghiệp, phải thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao trình độ để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến.
Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán
bộ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu đào tạo; đồng thời,
tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và chất
lượng cán bộ trong nguồn quy hoạch hằng năm, nhất là sau đại hội đảng và sau bầu cử


Hội đồng nhân dân để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm
đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.
Đổi mới công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức: Đánh giá và sử dụng
cán bộ là hai khâu quan trọng của công tác cán bộ. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ
sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực mạnh mẽ, động
viên cán bộ cống hiến sức lực, tài trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại
sẽ dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng
cá nhân, thậm chí còn làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng,
trì trệ trong công việc.
Bởi vậy, đánh giá cán bộ phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, mối quan hệ với quần chúng và ý thức tổ
chức kỷ luật. Lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá năng lực, phẩm chất của
cán bộ. Đánh giá cán bộ phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm và phải tuân
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ
quan, gia trưởng, hẹp hòi, định kiến, áp đặt, cảm tính, cục bộ địa phương, thiếu dân
chủ. Trong xây dựng tiêu chuẩn cán bộ phải coi trọng cả đức và tài.
Sử dụng cán bộ phải kịp thời, đ úng việc, đúng người, đúng chuyên môn đào
tạo; mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ nữ; xây dựng ở
từng địa phương có cán bộ có trình độ lý luận, có cán bộ giàu kinh nghiệm thực
tiễn, cán bộ tuổi cao, kết hợp với cán bộ trẻ để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.
Mạnh dạn thực hiện việc luân chuyển cán bộ từ huyện về xã, từ xã lên huyện, từ xã



này sang xã khác, nhất là đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, trong quy hoạch. Đồng
thời, thực hiện miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế
về năng lực, cần xây dựng tư tưởng “vào, ra, lên, xuống” là chuyện bình thường của
công tác cán bộ. Cần làm tốt công tác khen thưởng đối với cán bộ, công chức hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát
hiện, ngăn chặn ngay từ khi cán bộ có dấu hiệu sai lầm.
Về quản lý: Khi sử dụng cán bộ phải gắn với quản lý cán bộ và trong quản lý
cán bộ phải luôn luôn đặt ra yêu cầu cao, làm tốt việc phân cấp quản lý cán bộ, quy
định rõ thẩm quyền, đối tượng, nội dung quản lý cán bộ, làm cho đ ội ngũ cán bộ
luôn đ ược quản lý và sử dụng có hiệu quả theo cơ chế linh hoạt, lấy hiệu quả
công tác làm thước đo để đánh giá năng lực cán bộ.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên, công tác sử dụng cán bộ, công chức cấp
xã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Công tác đánh giá cán bộ được cụ thể hoá
thành các nguyên tắc, các căn cứ, tiêu chuẩn, có quy trình và phương pháp đánh giá
đối với từng đối tượng cụ thể. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ được tiến hành dân
chủ, khách quan và toàn diện hơn trước. Về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ: Đổi mới về
nội dung và cách làm, thông qua quy hoạch, bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán
bộ hợp lý hơn về cơ cấu và chất lượng được nâng lên trên nhiều mặt, đảm bảo tính
liên tục, kế thừa và phát triển; khắc phục dần tình trạng hụt hẫng, bị động, chắp vá.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các cấp uỷ đã chủ động phối hợp với các


cơ sở đào tạo, chỉ đạo sát hơn công tác này từng bước khắc phục tình trạng đào tạo
không theo quy hoạch; tăng cường đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc
thiểu số, cán bộ trẻ, bồi dưỡng kiến thức mới đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong
bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý theo cơ cấu, đảm bảo tính trẻ hóa nhưng không hình
thức. Từ đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước được củng cố, kiện toàn,
chất lượng nâng lên rõ rệt, nêu cao tinh thần tận tụy, ý thức trách nhiệm cao trong

công việc, với nhân dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và chủ
trương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa
phương.
5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Kết quả sử dụng đội ngũ cán bộ cao khi và chỉ khi sử dụng hợp lý đội ngũ cán
bộ. Để đánh giá kết quả sử dụng cán bộ, công chức cấp xã là tốt hay chưa tốt là một
việc rất khó khăn, tuy nhiên có thể đánh giá một cách gián tiếp thông qua các kết
quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội…tại địa phương, đơn vị nơi cán bộ, công chức đó công tác.
Từ năm 2011 đến nay, có khoảng trên 60% số cán bộ qua đào tạo được giữ
chức vụ cao hơn. “Cán bộ nào, phong trào ấy”, tạo sự chuyển biến tích cực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thị trấn nói riêng, đối với toàn huyện nói
chung. Từ đó, có thể khẳng định, các giải pháp về sử dụng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã nêu trên dễ thực hiện và có tính khả thi cao trong thực tiễn; đồng thời, có
thể áp dụng phù hợp với nhiều địa phương khác.


6. Đề xuất, kiến nghị:
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng và sử dụng cán bộ, công
chức cấp xã trong thời gian tới, xin kiến nghị mấy vấn đề sau:
- Các cấp ủy, chính quyền trong huyện cần đặc biệt quan tâm đổi mới, thực hiện
tốt các khâu trong công tác cán bộ, trước hết là công tác đánh giá cán bộ phải bảo đảm
công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, thực sự lấy hiệu quả công tác và sự
đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ
tạo tiền đề quy hoạch, bố trí, sử dụng đúng cán bộ.
- Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác
sử dụng cán bộ, công chức cấp xã với những giải pháp cơ bản nêu trên; đồng thời, tiếp
tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch về thực hiện Nghị quyết số 03 - NQ/TU ngày 27
tháng 6 năm 2011 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau,
giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Bên cạnh tuân thủ chế độ, chính sách chung, cần linh hoạt, sáng tạo, điều
chỉnh, bổ sung và thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cán bộ một
cách phù hợp và cụ thể, nhất là chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính
sách về chế độ tiền lương, phụ cấp; chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác tại
địa phương; chính sách luân chuyển cán bộ; chính sách cho cán bộ tuổi cao, trình độ,
năng lực, sức khoẻ hạn chế nghỉ việc trước tuổi; chính sách khuyến khích, động viên
người tài...


Trên đây là kinh nghiệm, sáng kiến của bản thân về một số giải pháp về sử dụng
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hy vọng rằng, với đóng góp này, sẽ góp phần tích
cực cho công tác cán bộ, nhất là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã trong huyện Trần Văn Thời và các địa phương khác trong tỉnh. Rất mong Hội
đồng Thi đua, Khen thưởng xem xét.
Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Người đề ra sáng kiến

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN

Trần Kiều Lam
Hồ Văn Chung
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN



×