CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 08 tháng 01 năm 2014
BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Vận dụng một số nhận định của Đảng về công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng từ năm 1990 đến nay và tập hợp một số kinh
nghiệm chống tham nhũng của một số nước trên thế giới.
- Họ và tên cá nhân: Trần Nam Việt, sinh năm 1954.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày nay có quy mô rộng lớn và mang
tính toàn cầu. Mỗi quốc gia đều có biện pháp và phương thức phòng chống tham
nhũng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, các nước và
các tổ chức quốc tế cũng đang hợp tác chặt chẽ và chia sẽ với nhau những kinh
nghiệm và giải pháp phòng, chống tham nhũng hữu hiệu. Liên hiệp quốc đã
thông qua Công ước về chống tham nhũng nhằm đẩy mạnh và tăng cường khả
năng phòng, chống tham nhũng của các quốc gia thành viên. Việt Nam đã ký
tham gia Công ước này từ 19 tháng 12 năm 2003.
Đối với tỉnh Cà Mau, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian
qua đạt được những kết quả tích cực, bước đầu tạo được lòng tin trong nhân dân
đối với Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa được thực
hiện thường xuyên, sâu, rộng và phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, chủ
yếu đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa chú trọng tuyên truyền trong các
tầng lớp nhân dân; chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của một bộ
phận cán bộ, đảng viên đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa cao;
việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa
nhiều, phần lớn là qua thanh tra, kiểm tra, tố giác của nhân dân hoặc phản ánh
của báo chí. Việc thực hiện các chế độ, định mức và tiêu chuẩn đã qua chưa
được kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời, chủ yếu là báo cáo lồng ghép vào các
cuộc họp cơ quan, chi bộ... nên một số nơi, một số cơ quan còn để xảy ra tình
trạng sử dụng ngân sách và tài sản công vượt định mức, tiêu chuẩn. Công tác
phối hợp của các cơ quan từng lúc có mặt chưa tốt, dẫn đến điều tra, truy tố, xét
xử một số vụ tham nhũng còn chậm. Công tác giám định tư pháp nói chung,
nhất là giám định về tài chính, chất lượng công trình… hiện nay còn chậm,
không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động điều tra, ảnh hưởng đến tiến độ giải
2
quyết một số vụ án, nhiều vụ án phải tạm đình chỉ điều tra chờ kết quả giám
định.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy và các ngành chức
năng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống
tham nhũng trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, tôi tìm
hiểu, tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các
nước trên thế giới và các chủ trưởng của Đảng ta nhằm rút ra những bài học có
giá trị để có thể vận dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở tỉnh Cà Mau
trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi đã thực hiện sáng kiến “Vận dụng một số
nhận định của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng từ năm
1990 đến nay và tập hợp một số kinh nghiệm chống tham nhũng của một số
nước trên thế giới” vào điều kiện thực tế tại tỉnh Cà Mau.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Triển khai thực hiện đến các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị, cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Mô tả sáng kiến
Trên cơ sở điểm lại, nhìn nhận, nghiên cứu các quan điểm của Đảng và
kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới, từ đó rút ra những
bài học, những giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của công tác
phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Cà Mau và từng bước áp dụng vào
3
điều kiện thực tế của tỉnh Cà Mau. Một số các quan điểm và kinh nghiệm của
các nước mà tôi đã đề xuất và triển khai thực hiện tại tỉnh Cà Mau, như sau:
3.1- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tôi
xin điểm lại một số nhận định của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng từ năm 1990 đến nay, như sau:
- Năm 1990: Quyết định số 240/QĐ-HĐBT ngày 26/6/1990 của Hội đồng
bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng nhận định: “...Bên cạnh sự nỗ lực và
cố gắng của toàn Đảng, toàn dân để đạt được những tiến bộ quan trọng, thì
trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong nhiều cơ quan...của Nhà nước đã xuất
hiện ngày càng nhiều tệ tham nhũng dưới nhiều hình thức, gây ảnh hưởng hết
sức nghiêm trọng trong việc xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể, của
công dân, gây bất bình trong nhân dân, sự bất công trong các tầng lớp xã hội
và làm giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong không ít
trường hợp, hành vi tham nhũng đã gây tác hại như một tội ác hay một hành vi
phá hoại. Chúng ta đã nhiều lần lên án và tiến hành nhiều biện pháp để đấu
tranh và ngăn chặn nhưng ít hiệu quả. Tệ tham nhũng không bị ngăn chặn mà
còn có chiều hướng nghiêm trọng hơn”.
- Năm 1996: Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị
về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhận định: “Cuộc đấu tranh
chống tham nhũng đạt hiệu quả thấp. Tham nhũng vẫn diễn ra tràn lan, phổ
biến, thậm chí có địa phương, có lĩnh vực còn nghiêm trọng hơn trước. Tình
4
trạng tham nhũng đã và đang gây hậu quả hết sức nghiêm trọng làm xói mòn
bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp
tay cho các thế lực thù địch chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ ta”.
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định:
“Tệ quan liêu tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận
cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương và chính sách
của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn đến chệch hướng; đó là mãnh
đất thuận lợi cho diễn biến hòa bình”.
- Năm 2001: Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/11/2001 của Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí nhận định: “...nhìn chung,
cho đến nay cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng chưa tạo được sự
chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng Đảng, cũng như trong việc nâng
cao chất lượng các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là chưa
ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí... Một số vụ án tham nhũng đã phát
hiện nhưng xử lý không nghiêm minh hoặc để kéo dài, các vụ án mới tiếp tục
được phát hiện gây bức xúc, nhức nhối trong Đảng và nhân dân. Tình trạng
tham nhũng, tiêu cực đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục, y
tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ pháp luật; tình trạng nhiễu sách người dân vẫn diễn
ra phổ biến làm cho nhân dân bất bình...”
5
- Năm 2006: Đại hội X của Đảng đã đặt công tác phòng, chống tham
nhũng thành một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: “toàn Đảng, toàn bộ hệ thống
chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh, ngăn chặn,
đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”.
Ngày 21/8/2006 tại Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Nghị quyết đã
nhận định: “cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn
chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm
trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức
tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một
trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.
- Năm 2010: Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham
nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng đã đánh giá: “ trong nhiệm kỳ qua,
công tác PCTN đã có chuyển biến tích cực trên cả nhận thức và hành động; đạt
được những kết quả nhất định trong phòng ngừa và xử lý hành vi tham nhũng.
Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế. So với nhiều năm
trước đây, quyết tâm và hiệu quả của công tác PCTN đã có bước tiến triển...
Tuy nhiên, cho đến nay, công tác PCTN vẫn chưa tạo được sự chuyển biến có
tính cơ bản, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, tiếp tục
diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp; nhiều hạn chế, yếu kém trong
công tác PCTN chậm được khắc phục; tham nhũng chưa được ngăn chặn và
6
từng bước đẩy lùi... như mục tiêu nghi quyết TW 3 (khóa X) đã đề ra, tệ tham
nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm lớn của toàn xã hội”.
Các văn bản nói trên đã đánh giá thực trạng tệ tham nhũng và dự báo
nguy cơ mà nó gây ra cho Đảng, dân tộc và đất nước ta nên đã đề ra nhiều giải
pháp quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, của từng Đảng viên và cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, đồng thời cũng xác định mục tiêu cụ thể là: “Ngăn chặn,
từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; cũng cố lòng tin của nhân
dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công
chức kỹ cương, liêm chính”.
3.2 - Tham nhũng không phân biệt chế độ chính trị hoặc nền kinh tế, văn
hóa, xã hội của bất cứ quốc gia nào. Do đó, chống tham nhũng là công việc của
tất cả các nước trên thế giới, tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà
có chính sách, pháp luật, biện pháp hữu hiệu phù hợp với quốc gia mình để ngăn
chặn, đẩy lùi, giảm thiểu… nạn tham nhũng. Kinh nghiệm phòng, chống tham
nhũng của một số nước trên thế giới như sau:
Các nước Bắc Âu: Từ lâu, các quốc gia này đã được tín nhiệm là không
có tham nhũng và trên thực tế họ luôn đứng trong số 10 nước dẫn đầu theo “Chỉ
số đánh giá quốc tế về tham nhũng và sự minh bạch”. Kinh nghiệm của các quốc
gia này là:
7
+ Theo quy định của hiến pháp, các nước này có cơ chế phân quyền rõ
ràng giữa các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp. Quốc hội được bầu theo
nguyên tắc dân chủ, thực hiện quyền giám sát cần thiết và mạnh mẽ, tạo ra sự
cân bằng giữa điều hành chính phủ và điều hành khối hành chính công. Để tăng
cường chức năng kiểm soát, quốc hội thành lập hệ thống kiểm toán nhà nước và
thanh tra nhà nước. Riêng cơ quan thanh tra luôn tạo điều kiện cho người dân
gửi các thắc mắc của mình.
+ Bộ máy tư pháp độc lập, tất cả công dân, không phân biệt giàu, nghèo,
khi đã đến Tòa án đều được đảm bảo sự xét xử công bằng và Tòa án được người
dân tin tưởng.
+ Thực hiện tự do truyền thông và hệ thống truyền thông báo chí đóng vai
trò quyết định trong quản trị nhà nước dân chủ. Các bộ luật về “tự do thông tin”
và “bộ luật về quản lý công dân” đảm bảo tính minh bạch và khả năng tiếp cận
với các thông tin của cơ quan nhà nước là một yếu tố quan trọng. Ngân sách nhà
nước được công khai và có thể dễ dàng tiếp cận.
+ Có một nền tảng pháp luật vững chắc thể hiện qua hình thức lập pháp
với các quy chế và quy định rõ ràng đảm bảo tính chất ổn định của bộ máy hành
chính công và chất lượng dịch vụ liên quan. Nhận định cá nhân cảm tính và việc
sử dụng quyền lực tùy tiện được giảm tới mức tối đa có thể. Nếu phát hiện tham
nhũng thì đã có những quy định pháp luật rõ ràng cho việc điều tra và xét xử sau
đó.
8
+ Đội ngũ công chức nhà nước chuyên nghiệp, được hướng dẫn bởi các
quy tắc đạo đức rõ ràng về chống tham nhũng. Có hệ thống tiền lương đảm bảo
công chức có thu nhập tốt và phù hợp để họ có thể yên tâm cống hiến thời gian
và năng lực cho công việc.
Hàn Quốc: Xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng được xem là
biện pháp nền tảng, là cơ sở hạ tầng cho công cuộc chống tham nhũng. Pháp luật
Hàn Quốc về phòng, chống tham nhũng là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản
luật, như: Luật chống tham nhũng, Nghị định về quy tắc ứng xử của công chức,
pháp luật về kiểm toán và kiểm tra, pháp luật về lương và điều kiện xã hội, các
chương trình chống tham nhũng trên toàn quốc, trong đó Luật chống tham
nhũng là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Luật này được được ban hành ngày
24/7/2001 nhằm tạo ra một môi trường công vụ và một xã hội trong sạch bằng
cách phòng ngừa và điều chỉnh các hành vi tham nhũng một cách hiệu quả. Trải
qua cuộc đấu tranh quyết liệt, cam go, Ủy ban chống tham nhũng Hàn Quốc rút
ra 5 bí quyết sau:
- Thứ nhất: Theo quy luật của dòng nước, nước đầu nguồn có trong thì
nước dưới hạ nguồn mới trong. Do vậy, những người lãnh đạo đất nước phải
trong sạch, gương mẫu thì cấp dưới mới trong sạch theo.
- Thứ hai: Theo quy luật của ánh sáng, nếu có một nguồn sáng chiếu rọi
thì ánh sáng sẽ lan tỏa ra chung quanh. Những việc làm tốt đẹp sẽ lan tỏa như
nguồn sáng. Kẻ thù của tham nhũng là sự trong sáng và minh bạch.
9
- Thứ ba: Theo tác dụng của muối, muối làm cho món ăn không nhạt và
làm cho thực phẩm không bị ôi thiu. Bởi vậy, để không bị hủ hóa, đồi bại do
tham nhũng, phải ngăn chặn, đề phòng như ướp muối cho thực phẩm, nghĩa là
phải đề ra những cơ chế phòng ngừa và lập ra những cơ quan giám sát, ngăn
chặn tham nhũng đủ mạnh.
- Thứ tư: Theo quy luật đào thải, chọn lọc của tự nhiên. Trong rỗ táo có
quả táo bị thối, phải mau chóng vứt bỏ nó đi. Nếu không nó sẽ lây lan cho
những quả khác. Bởi thế, khi phát hiện ra kẻ tham nhũng phải nhanh chóng loại
bỏ ngay để khỏi lây lan trong tập thể đó.
- Thứ năm: Theo quy luật chơi bóng, bóng đá hay bóng rổ thì mọi cầu thủ
đều phải tập trung vào trái bóng. Phải huy động sức mạnh tổng hợp, tổng lực
giành lấy trái bóng để đá vào gôn hay ném vào rổ. Trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng cũng vậy, phải biết huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tấn
công thì mới có thể đạt được thắng lợi.
Singapore: Cơ quan điều tra tham nhũng của Singapore được thành lập
năm 1952, là cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều
tra và ngăn chặn tham nhũng, cơ quan này có quyền bắt người trong 48 tiếng,
quyền thẩm vấn, kiểm kê tài sản, theo dõi tài khoản của những kẻ bị tình nghi
tham nhũng. Cơ quan này tập trung chủ yếu vào việc điều tra tham nhũng trong
lĩnh vực công, qua đó làm trong sạch bộ máy nhà nước, đặc biệt chú ý đến các
quan chức thi hành pháp luật, bởi những người này do điều kiện làm việc mà dễ
dẫn đến phạm tội tham nhũng. Quan điểm chống tham nhũng của chính quyền
10
Singapore là rất rõ ràng, không băn khoăn, do dự khi khởi tố một người nào đó
trước pháp luật, cho dù người đó có địa vị xã hội hoặc ở vị trí công tác nào nếu
dính đến tham nhũng. Có 6 bài học là:
- Bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ
ai có hành vi tai tiếng.
- Phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và
thường xuyên được xem xét lại để sửa đổi khi cần thiết.
- Cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch, không nhất thiết phải có
quá nhiều nhân viên và bất kỳ nhân viên nào tham nhũng cũng bị trừng phạt.
- Cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy Cảnh sát.
- Để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như Hải quan, thuế
vụ, Cảnh sát giao thông… phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi.
- Động cơ tham nhũng trong khối những nhân viên nhà nước và quan
chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp có tính cạnh tranh với khu vực tư
nhân. Dĩ nhiên mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói
suông và thiếu ý chí chính trị.
11
Chính từ sự kiên quyết đó cùng với nhiều giải pháp phòng ngừa hữu hiệu
mà Singapore luôn được xếp hạng trong tốp 10 quốc gia có chỉ số minh bạch (ít
tham nhũng) nhất thế giới.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại
Qua thời gian triển khai thực hiện sáng kiến, công tác phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt được những kết quả tích cực. Đó là: công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng được cấp ủy
đảng chú trọng; công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định, quy chế
thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện thường xuyên;
công tác cải cách hành chính được quan tâm; vai trò, trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng ngày càng được phát
huy; cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được củng cố,
kiện toàn. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp
thời phát hiện sai phạm và thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước; công tác phối hợp
kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường, đẩy nhanh tiến độ
xử lý các vụ việc tham nhũng khi được phát hiện và các vụ án tham nhũng còn
tồn đọng; một số vụ việc, vụ án tham nhũng sau khi được các cơ quan chức năng
phát hiện, báo chí phản ánh, nhân dân tố cáo đều được chỉ đạo xử lý kiên quyết,
đúng với tính chất, mức độ sai phạm theo quy định của pháp luật, được dư luận
xã hội đồng tình. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản pháp luật và
văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng ngày
càng đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực hiện công tác phòng, chống
tham nhũng. Tác động từ việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
12
Minh”, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng
Đảng, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Trên cơ sở những kết quả bước đầu của việc thực hiện sáng kiến “Vận
dụng một số nhận định của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng từ năm 1990 đến nay và tập hợp một số kinh nghiệm chống tham nhũng
của một số nước trên thế giới” vào thực tiễn của tỉnh Cà Mau, tôi nhận thấy
những biện pháp, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về chống tham nhũng
là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong việc hướng tới xây dựng “xã
hội hài hoà”,“xã hội công bằng”, trong sạch, minh bạch. Để đấu tranh chống
tham nhũng hiệu quả, cần có cơ sở pháp lý đầy đủ và các cơ quan, tổ chức chống
tham nhũng đủ mạnh, độc lập với các cơ quan khác. Tuỳ theo hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể, các tỉnh cũng như Trung ương có những chính sách và lộ trình
chống tham nhũng phù hợp riêng, nhưng đòi hỏi chung là phải đấu tranh kiên
quyết, trị tận gốc các căn nguyên của tệ nạn tham nhũng, tạo sự đồng thuận,
thống nhất trong quan điểm và nhận thức, được triển khai trên tất cả các mặt trận
với sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội, với các biện pháp tổng thể,
thống nhất, xuyên suốt. Do đó, Trung ương, các tỉnh nên vận dụng một số
nhận định của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng từ năm
1990 đến nay và tập hợp một số kinh nghiệm chống tham nhũng của một số
nước trên thế giới cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, của từng tỉnh.
13
Ý KIẾN XÁC NHẬN
NGƯỜI BÁO CÁO
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trần Nam Việt
14