Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sáng kiến xây dựng đề án “quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh cà mau đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.34 KB, 5 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Mẫu 02/BC-XDSK)

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Cà Mau, ngày 12 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
----------------I. Sáng kiến 1:
– Tên sáng kiến: Xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công
chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020”.
– Người thực hiện: Phạm Chí Hải
– Thời gian đã triển khai thực hiện sáng kiến: Từ ngày 26/10/2011 đến nay
1. Sự cần thiết: Cuối quí 3 năm 2011 thời điểm xây dựng Đề án, trên địa bàn tỉnh
chỉ có 01 tổ chức hành nghề công chứng, số lượng công chứng viên còn ít (có 04 công chứng
viên), yêu cầu công chứng của các tổ chức và cá nhân từng lúc chưa đáp ứng được kịp thời. Nên
việc xây dựng Đề án để đưa ra được mục tiêu và các giải pháp tạo nguồn phát triển đội ngũ công
chứng viên, quy hoạch và đưa ra lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề một mặt để triển khai có
hiện quả chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, mặt khác từng bước đáp ứng được nhu cầu
công chứng cho cá nhân, các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, quyền
và lợi ích của các bên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề án này được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm có 8 huyện và
thành phố Cà Mau.


3. Mô tả sáng kiến:
Nêu được sự cần thiết xây dựng Đề án: căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án, thực
trạng tổ chức và hoạt động công chứng hiện nay; xác định được Mục tiêu quy hoạch phát:


mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nguyên tắc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công
chứng; Nội dung quy hoạch phát triển: định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020,
dự báo nhu cầu công chứng trong thời gian tới, nội dung quy hoạch phát triển (số lượng
tổ chức hành nghề, vị trí đặt các tổ chức, lộ trình quy hoạch); Các giải pháp thực Đề án quy
hoạch; Tổ chức thực hiện Đề án quy hoạch.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Đề án Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đến 2020 đã
được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 26/10/2011.
Qua hơn một năm thực hiện Đề án, đã phát triển được 04 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó
có 01 tổ chức hành nghề đặt ở huyện, nâng tổng số trên địa bàn tỉnh hiện nay có 05 tổ chức hành
nghề. Phát triển được 05 công chứng viên, nâng tổng số trên địa bàn tỉnh có 09 công chứng viên.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sảng kiến:
Đề án này khi được triển khai thực hiện nó có phạm vi ảnh trong toàn tỉnh, nhất là
tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ và đáp ứng được nhu cầu công chứng của
người dân và doanh nghiệp được kịp thời. Mặc khác tạo cho người dân và doanh nghiệp
có quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng có uy tín để thực hiện yêu cầu mình
nhằm bảo đảm chất của các giao dịch và bảo về được quyền và lợi ích của các bên theo
đúng pháp luật, hạn chế các rủi ro xảy ra, góp phần phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của
địa phương.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động công


chứng, nhằm nâng cao nhận thức một cách đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân về
vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề công chứng; về ý nghĩa chính trị, pháp lý và lợi ích của hoạt
động động công chứng mang lại.
- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn phát triển công chứng
viên và từng bước nâng cao chất đội ngũ công chứng viên hiện có.

I. Sáng kiến 2:

– Tên sáng kiến: Xây dựng Đề án “Quy hoạch, phát triển đội ngũ luật sư trên
địa bàn tỉnh đến 2020”
– Người thực hiện: Phạm Chí Hải
– Thời gian đã triển khai thực hiện sáng kiến: Từ ngày 29/9/2011 đến nay
1. Sự cần thiết: Thời điểm xây Đề án tháng 8 năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 14 tổ
chức hành nghề luật sự, đăng ký hoạt động tại trung tâm thành phố Cà Mau, quy mô rất
nhỏ; có 29 luật sư, so với quy mô dân số còn rất thấp (1 luật sư/41.300 dân), chưa đáp
ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì
vậy, việc xây dựng Đề án Quy hoạch, phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh đến
2020 nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn phát triển đội ngũ luật
sư không chỉ về số lượng mà từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ
pháp lý ngày càng nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề án này được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm có 8 huyện và
thành phố Cà Mau.
3. Mô tả sáng kiến: Nêu sự cần thiết xây dựng Đề án: căn cứ pháp lý để xây


dựng Đề án, thực trạng tổ chức và hoạt động nghề luật sư hiện nay, những hạn chế yếu
kém; định hướng mục tiêu và lộ trình phât triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh Cà Mau
đến 2020: định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về dịch vụ pháp lý của luật sư
ở tỉnh Cà Mau đến năm 2020, mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án (gồm: có 2 giai đoạn từ
năm 2011 – 2015 và từ 2016 -2020); nhiệm vụ và giải pháp thực Đề án; tổ chức thực hiện Đề án.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Đề án Quy hoạch, phát triển đội ngũ luật sư trên địa
bàn tỉnh đến 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1253/QĐUBND ngày 09/8/2011. Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án, bước đầu đạt được kết quả nhất định: Hỗ
trợ kinh phí cho Đoàn luật sư hoạt động hàng năm (2011: 150 triệu; 2012: 90 triệu và
2013: 85 triệu); tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ năng hành nghề cho đội ngũ luật sư; mở 1 lớp
đào tạo nghiệp vụ luật sư có hơn 114 học viên dự học, chi hỗ trợ gần 1 tỷ đồng cho đào
tạo lớp này và đã tổ chức bễ giảng có 99/114 người đạt tốt nghiệp, đây là nguồn để phát
triển đội ngũ luật sư trong thời gian tới; 02 huyện có tổ chức hành nghề luật sư hoạt động,

02 tổ chức hành nghề có 02 luật sư, 03 tổ chức hành nghề có từ 4 đến 5 luật sự hoạt động,
một số tổ chức hành nghề từng bước hoạt động hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, chuyên
sâu; hiện nay có 12 người đã đăng ký và đang thực hiện tập sự hành nghề luật sư tại các
tổ chức hành nghề trên địa bàn tỉnh từ nguồn của lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư nêu trên
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sảng kiến:
Đề án này khi được triển khai thực hiện không những phát triển đội ngũ luật sư
đông về số lượng mà từng bước chất lượng cũng được nâng lên, các luật sư sẽ được đào
tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, nhất là về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa,
được cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, được truyền đạt
thông tin, trao đổi kinh nghiệm hành nghề chưa được thực hiện thường xuyên...sẽ giúp
cho luật sư thực hiện được tốt quyền và nghĩa vụ của mình, phát triển quy mô và hiệu quả
hoạt động các tổ chức hành nghề, từ đó nhu cầu về dịch vụ pháp lý của các tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp từng bước được đáp ứng ngày càng tốt hơn


6. Kiến nghị, đề xuất:
- Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm và tạo điều kiện để trong hoạt động hành
nghề luật sư thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, nhất là trong giai đoạn điều tra và hoạt
động ngoài tố tụng.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu trong tùng lĩnh vực
hành nghề để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư. Tổ chức xã hội nghề
nghiệp của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện tốt hơn hoạt động tự quản
của mình.

Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA TT ĐƠN VỊ

Người báo cáo

Phạm Chí Hải




×