Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Skkn quy hoạch phát triển nhân lực ngành tư pháp tỉnh cà mau giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.31 KB, 9 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 15 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO
TÓM TẮC NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành Tư pháp
tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2020”.
- Tên cá nhân hoặc tên người chủ trì, người đồng nghiên cứu (nếu là sáng
kiến đồng tác giả) thực hiện: Lưu Hải Vũ; Đồng sáng kiến: Phạm Chí Hải, Phó
Giám đốc Sở Tư pháp; Mai Tâm, Chánh Văn phòng Sở Tư pháp.
- Thời gian đã được triển khai thực hiên: 25/10/2013 đến nay.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
a. Sự cần thiết:
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa
phương; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp
theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và của Bộ trưởng


Bộ Tư pháp, là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ “gác cổng về thể chế” lĩnh vực quan trọng trong việc góp phần phát triển KT-XH ở địa phương, nâng
cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã xác
định mục tiêu Chiến lực và khâu đột phá, trong đó ”Phát triển nhanh nguồn nhân
lực nhất là nguồn nhân lực chất cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”1 là một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, sâu rộng như hiện nay thì nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản quyết


định đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong nền kinh
tế. Ở tỉnh Cà Mau được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ
chức triển khai xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai
đoạn 2011-2020, trong đó có nhân lực ngành Tư pháp. Theo Từ điển tiếng Việt 2,
nhân lực là sức người, dùng trong lao động sản xuất.
Đối với Ngành Tư pháp, nhân lực (CB,CC,VC) được coi là một trong
những yếu tố đầu vào quyết định chất lượng, nội dung hoạt động của đơn vị. Hơn
16 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành Tư pháp tỉnh Cà Mau đã và đang phát
triển không ngừng, vai trò, vị thế của Ngành Tư pháp được khẳng định và cũng đã
đóng góp quan trọng của Ngành vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của
1
2


tỉnh Minh Hải trước đây, nay là tỉnh Cà Mau. Chính vì vậy, có được một đội ngũ
nhân lực chất lượng luôn là mong muốn của Ngành và đó là đòi hỏi của Ngành
Tư pháp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có đội ngũ nhân lực
đông về số, mạnh về chất, có “Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng
công, thủ pháp, chí công vô tư”3 nhằm đảm đương được chức năng, nhiệm vụ, vị
trí, vai trò quan trọng của Ngành Tư pháp được giao, nhất là vai trò cơ quan tham
mưu, gác cổng trong việc ban hành thể chế - khâu đầu tiên quyết định tốc độ phát
triển KT-XH của địa phương. Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển nhân lực
Ngành Tư pháp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2020 là vấn đề cần thiết, là căn cứ
quan trọng để cơ quan quản lý Ngành xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm về
quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, tạo nguồn phát triển
nhân lực cho Ngành Tư pháp địa phương đến năm 2020 và những năm tiếp theo,
góp phần thực hiện tốt cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phát triển KT-XH
của tỉnh nhà.
b. Mục đích:
- Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Cà Mau giai

đoạn 2011 – 2020. Qua đó phân tích và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhân lực
trong ngành hiện có và đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển nhân lực
ngành tư pháp đến 2020.

3


- Việc xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực của ngành tư pháp
phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đến 2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020.
Việc đề ra mục tiêu, định hướng để phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng và
cơ cấu phải phù hợp với nhiệm vụ được giao của ngành trong tình hình mới và
những điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
- Trên cơ sở Quy hoạch, thực hiện ban hành các kế hoạch giai đoạn, hàng
năm để tuyển dụng nhằm đảm bảo đủ về số lượng, tập trung đào đạo, bồi dưỡng
để từng bước nâng cao chất lượng nhân lực của ngành và bố trí, sử dụng phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Phạm vi của Đề án là toàn bộ nhân lực
công tác trong Ngành Tư pháp trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm: nhân lực đang
làm việc tại cơ quan Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, thành phố, Công chức
Tư pháp – Hộ tịch cấp xã; Cán bộ pháp chế của một số sở, ngành tỉnh và cán bộ
có chức danh tư pháp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh.
3. Mô tả sáng kiến:
Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành Tư pháp tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2013-2020” là Đề án được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2020, theo đó Đề án
đã đánh giá một cách chặt chẽ, khách quan một cách có hệ thống về cơ cấu, quy


mô, chất lượng, giới tính…để đánh giá những mặt hạn chế, khó khăn về nguồn

nhân lực hiện có của ngành tư pháp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua đó, Đề án đã
định hướng nhu cầu nhân lực Ngành Tư pháp từ quan điểm, các mục tiêu thung
và cụ thể theo từng giai đoạn nhất định. Đồng thời, cũng dự đoán, đánh giá những
nhân tố có thể tác động đến nhu cầu nhân lực, số lượng, chất lương nhân lực của
Ngành tư pháp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2020. Từ đó, đã đưa ra 08 giải pháp
sau để pháp triển nhân lực của ngành tư pháp:
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, năng lực chuyên môn, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công
việc được giao và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, ý thức phối hợp tốt
trong công tác, có tinh thần trách nhiệm và lòng say mê nghề nghiệp, gắn bó với
cơ quan.
- Bố trí, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả nhất nhân lực hiện có. Tiếp tục rà
soát, sắp xếp, điều 2. Xây dựng cơ chế về quản lý, bố trí, sử dụng hợp lý, đúng
chuyên môn nhằm phát huy sở trường, tiềm chuyển, sử dụng hợp lý, có chất
lượng nguồn nhân lực, tăng cường cán bộ có trình độ cao cho Ngành.
- Đảm bảo cơ cấu hợp lý về độ tuổi và tỷ lệ đội ngũ cán bộ tư pháp trong
tổng số nhân lực để bảo đảm sự kế tiếp liên tục, ổn định và thực hiện chuyên
nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp theo từng lĩnh vực.


- Thường xuyên rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ
công chức, viên chức, trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài
hạn và hàng năm phù hợp với nhu cầu thực tế nhân lực của ngành và địa phương,
nhằm bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức, kỹ năng, quy định pháp luật
mới cho đội ngũ công chức, viên chức của ngành.
- Tổ chức tuyển dụng bổ sung nhân lực ngành Tư pháp chủ yếu là những
người đã tốt nghiệp chuyên ngành luật hoặc tiếp nhận các công chức, viên chức
đáp ứng yêu cầu về trình độ đang công tác tại ngành khác. Dự báo về khả năng

tăng, giảm nguồn lực và dự báo khả năng tuyển dụng. Riêng lĩnh vực bổ trợ tư

pháp thực hiện phát triển nhân lực theo các Đề án đã được phê duyệt.
- Trên cơ sở chính sách của Bộ và của tỉnh sẽ áp dụng có hiệu việc thu hút
và sử dụng cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm công tác về làm việc trong ngành
Tư pháp; xây dựng môi trường làm việc, quan tâm tạo điều kiện phát triển thăng
tiến đối với đội ngũ cán bộ này.
- Vốn trong phát triển nhân lực của Ngành tư pháp từ 2013 - 2020 bao gồm:
đầu tư cho đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng (cán bộ, công chức, viên chức) về
cơ bản, ngân sách tỉnh đảm bảo hỗ trợ cho việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức trong ngành theo kế hoạch hàng năm của Hội đồng đào tạo tỉnh. Ngoài ra,


phát triển nhân lực của ngành còn được thực hiện thông qua các chế độ về thu hút
nguồn nhân lực của tỉnh (giám định pháp y, luật sư, công chứng…)
4. Kết quả mang, hiệu quả mang lại:
Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành tư pháp tỉnh Cà Mau là một vấn đề
có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của Ngành từ tỉnh đến cơ
sở. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị luôn tồn tại song song với vấn đề
sử dụng và phát triển nhân lực. Chính vì vậy mà việc quy hoạch và phát triển
nhân lực đã qua luôn được lãnh đạo Sở quan tâm. Mặc dù trong thời gian qua,
Đảng bộ và tập thể Lãnh đạo Sở đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới công tác
phát triển nhân lực, song, trước những đòi hỏi của tình hình mới, những nổ lực đó
chưa đủ để tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ về chất của công tác cán bộ.
Điều này được thể hiện rõ nét trong thực tiễn của ngành. Những hạn chế chính
trong công tác phát triển nhân lực đó chính là chưa có quy hoạch tổng thể để định
hướng cho sự phát triển nhân lực, từ đó dẫn đến việc phát triển nhân lực của
Ngành mang tính bị động, gián đoạn; số lượng và chất lượng chưa cao.
Đề án quy hoạch phát triển nhân lực Ngành Tư pháp tỉnh Cà Mau là một
văn bản mang tính định hướng có hệ thống về phát triển nhân lực. Trong đó, hệ
thống hoá văn bản pháp lý, sự cần thiết phải quy hoạch và phát triển nhân lực của
Ngành. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển nhân lực trong suốt quá

trình từ khi thành lập đến nay để định hướng cho nhu cầu quy hoạch phát triển


nhân lực trong thời gian tới. Mặt khác, Đề án đã đề ra những định hướng cũng
như giải pháp và phân công trách nhiệm cho các thành viên thực hiện.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Trên phạm vi toàn
tỉnh, bao gồm: nhân lực đang làm việc tại cơ quan Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
huyện, thành phố, Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã; Cán bộ pháp chế của một
số sở, ngành tỉnh và cán bộ có chức danh tư pháp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
trên địa bàn tỉnh.
6. Đề xuất kiến nghị:
- Theo dự báo trong thời gian tới Ngành Tư pháp sẽ được giao thêm một số
chức năng, nhiệm vụ mới như: công tác kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một số công việc hiện nay tại đơn
vị “quá tải” như hoạt động lý lịch tư pháp; xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố
nước ngoài theo Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ.... Do vậy, Sở Tư
pháp kiến nghị đến UBND tỉnh, Sở Nội vụ tăng cường, bổ sung thêm biên chế
cho Sở Tư pháp nhằm giảm tải áp lực công việc, cũng như có được nhân lực mới
đáp ứng các nhiệm vụ đang thực hiện và nhiệm vụ mới sắp được giao thêm.
- Có giải pháp tạo sự thống nhất về số lượng nhân lực đối với Tư pháp các
huyện, thành phố và Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn; tổ chức pháp chế
các sở, ngành chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước; các tổ
chức, lĩnh vực bổ trợ tư pháp... Vì hiện nay, có sự mất cân đối về số lượng giữa


các đơn vị, sự luân chuyển thường xuyên cũng ảnh hưởng đến số lượng cũng như
chất lượng đào tạo chuyên môn của ngành./.

Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị


Cà Mau, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Người báo cáo

Lưu Hải Vũ



×