15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền
vững
Nguyễn Thị Thu Hoài | Chủ Nhật, 05/07/2015 08:29 GMT +7
Việt Nam là một đất nước thống nhất đa dân tộc với nền văn hóa nhiều màu sắc.
Nhằm bảo tồn tính đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đề
ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số
(VHDTTS), có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ
toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cấp chính quyền và người
dân bản địa đã gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế
với bảo tồn văn hóa, gìn giữ sự phong phú đa dạng của VHDTTS.
1. Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản VHDTTS
Di sản VHDTTS là những giá trị vật chất và tinh thần được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá
trình lịch sử phát triển của dân tộc thiểu số, là bộ phận cấu thành quan trọng của VHDTTS.
Trong thời kỳ CNH, HĐH, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số có ý
nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, bảo tồn di sản VHDTTS thúc đẩy phát triển. Sự phát triển của VHDTTS được xây
dựng trên nền tảng không ngừng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Di sản
VHDTTS ghi lại quá trình phát triển lịch sử của các dân tộc, biểu hiện sự kết tinh trí tuệ dân tộc
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
1/6
15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
và văn hóa đặc sắc. Cùng với sự phát triển của thời đại, tuy một số văn hóa truyền thống thay
đổi không ít, thậm chí một số nội dung do không còn phù hợp với thời đại mà dần dần tiêu
vong, nhưng phần tinh hoa bao hàm trong đó sẽ không ngừng phát triển để thích ứng với yêu
cầu của thời đại mới, được quần chúng trong dân tộc đó kế thừa, trở thành động lực tinh thần
thúc đẩy phát triển.
Thứ hai, bảo tồn di sản VHDTTS làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam, lưu giữ tính đa
dạng của văn hóa thế giới. Thời kỳ toàn cầu hóa, văn hóa truyền thống, trong đó bao gồm di
sản VHDTTS, đều chịu tác động ở những mức độ khác nhau, có cái đang đứng trước nguy cơ
biến mất, nhưng cũng có cái đã mất đi trước khi nhận thức, phát hiện ra nó. Với một đất nước
đa tộc người như Việt Nam, bảo tồn di sản VHDTTS không chỉ làm phong phú kho tàng văn
hóa dân tộc mà còn có cống hiến quan trọng duy trì sự đa dạng của văn hóa nhân loại.
Thứ ba, việc bảo tồn di sản VHDTTS góp phần bảo đảm quyền lợi của VHDTTS, là một trong
những nội dung quan trọng của vấn đề bảo vệ nhân quyền cho dân tộc thiểu số. Làm tốt công
việc bảo tồn di sản VHDTTS là lời đáp trả hữu ích trước âm mưu diễn biến hòa bình, phá hoại,
chia rẽ dân tộc dưới vỏ bọc nhân quyền của các thế lực thù địch.
Thứ tư, bảo tồn di sản VHDTTS nhằm tăng cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc
đẩy phát triển kinh tế khu vực dân tộc thiểu số. Hiện nay, hoạt động du lịch văn hóa ở các khu
vực dân tộc thiểu số gia tăng, du lịch được thúc đẩy phát triển, thậm chí trở thành ngành chủ
chốt của địa phương. Việc bảo tồn di sản VHDTTS đảm bảo cho tài nguyên du lịch văn hóa có
thể phát triển bền vững, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực dân tộc thiểu số.
2. Những nguy cơ văn hóa khu vực dân tộc thiểu số đang đối diện
Sản phẩm thủ công dân gian và kỹ thuật thủ công của dân tộc thiểu số dần dần tiêu
vong
Sự phát triển của công nghiệp hiện đại đã gây ra hậu quả tất yếu: sản phẩm dân gian được chế
tác thủ công của dân tộc thiểu số không có sức cạnh tranh do tốn sức, tốn thời gian, lại yêu
cầu chi phí quá cao. Thế hệ hiện tại không muốn làm những sản phẩm thủ công bị lạnh nhạt
này, kỹ thuật làm đồ thủ công do đó bị thất truyền, dần đi tới diệt vong. Có thể lấy thí dụ nghề
dệt thổ cẩm của người Thái, nghề gốm của người Thái đen ở Chiềng Cơi và Mường Chanh Sơn La. Trước đây nghề gốm khá phát triển, vào lúc nông nhàn hầu như gia đình nào cũng
làm gốm. Thời điểm hưng thịnh nhất vào các năm 1979 - 1985, khi đó, gốm Mường Chanh có
mặt ở khắp các huyện, thị trong tỉnh và nhiều địa phương khác. Tới nay, gốm Mường Chanh
đang phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm sành, sứ, nhựa nội ngoại được
nhập ồ ạt trên thị trường. Các sản phẩm dệt, nhuộm, thêu ghép hoa văn thổ cẩm trên vải;
nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu đá, đồng, tre, nứa, gỗ, vỏ bầu khô; công cụ săn,
bắn, bẫy chim, thú, cá; sản phẩm mây tre đan gia dụng của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
khiến cho chúng ta khâm phục trong quá khứ thì trong những thập kỷ gần đây bị mai một, sa
sút rất nhiều. Cả nước ta hiện có khoảng 1.500 làng nghề với khoảng 1,4 triệu thợ thủ công thì
số làng nghề và thợ thủ công ở vùng dân tộc thiểu số lại quá nhỏ bé, ít ỏi, có thể đếm trên đầu
ngón tay. Vì vậy, tất yếu sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống của vùng dân tộc thiểu số
lưu thông trên thị trường ngày càng thiếu vắng. Nguyên nhân là lâu nay, chúng ta thường chỉ
nhìn nghề và làng nghề thủ công truyền thống dưới góc độ kinh tế, giải quyết việc làm, có
thêm thu nhập cho người lao động, nên việc biến mất của các nghề thủ công truyền thống là
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
2/6
15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
không thể tránh khỏi.
Nguy cơ của một số vấn đề văn hóa tinh thần
Về ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự là linh hồn của văn hóa, là cơ sở và phương tiện truyền tải
nghệ thuật cùng phong tục tập quán của các tộc người. Cùng với tốc độ truyền bá mạnh mẽ,
nhanh chóng của văn hóa phương Tây và sự phổ cập rộng rãi của tiếng Việt trong khu vực dân
tộc thiểu số, ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ tiêu vong.
Đơn cử như trường hợp tộc người Thái ở Điện Biên, một trong những tộc người thiểu số có số
lượng đông nhất ở Việt Nam, cũng là tộc người có chữ viết từ rất sớm, văn hóa Thái cũng có
sự ảnh hưởng không ít đến đời sống văn hóa của các tộc người cộng cư trên địa bàn. Tuy
nhiên, số người biết viết chữ trong tộc người Thái chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một nguyên
nhân khác xuất phát từ giáo dục. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính còn ngôn ngữ dân tộc thiểu số
không được giảng dạy như một song ngữ cho chủ thể văn hóa là những dân tộc ít người.
Ngoài ra, do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, người ta ngày càng thiếu coi trọng
văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số. Lấy sự giàu có làm thước đo đánh giá con người,
rất nhiều người dần dần thiếu hụt hoặc mất đi niềm tự tin, nảy sinh cảm giác tự ti, từ đó chủ
động rũ bỏ nhiều thứ thuộc về mình, trong đó có ngôn ngữ. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề cần
hết sức lưu tâm. Tình trạng này chúng ta cũng gặp ở các dân tộc thiểu số Trung Quốc (1).
Về âm nhạc, vũ đạo. Nếu như người Việt có đàn bầu thì cây tính tẩu của dân tộc Tày, Thái, tơ
rưng, klong pút, cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, khèn của dân tộc Mông... là những
nhạc cụ điển hình của các dân tộc thiểu số. Các nhạc cụ làm nên những dàn âm thanh văn hóa
của các tộc người thiểu số trong suốt vòng đời của họ, từ khi sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả
chồng, cho đến khi trở về với đất mẹ. Nhịp đập khi khoan, khi nhặt của những ống tre, đầu
gậy đập xuống sàn trong điệu múa tăng bu, múa gậy của đồng bào Khơ mú, múa sạp, múa
chiêng của đồng bào Mường, Thái và còn biết bao âm thanh kỳ diệu trong điệu múa trống,
múa xúc tép của dân tộc Cao Lan, múa chèo thuyền, múa hoa sen của đồng bào Khơme Nam
Bộ... là những di sản văn hóa hết sức quý giá của các dân tộc thiểu số từ ngàn đời nay. Tuy
nhiên, kinh tế toàn cầu hóa dẫn tới sự lan truyền của văn hóa tiêu dùng, khiến cho hoàn cảnh
cư trú, phương thức tiêu dùng sinh hoạt ở khu vực dân tộc thiểu số có sự thay đổi rất lớn. Môi
trường sinh tồn của ca múa nhạc dân gian cũng theo đó thay đổi. Biểu hiện cụ thể là những
nghệ nhân ca múa nhạc dân gian dần dần già đi, còn thế hệ trẻ lại thoát ly đi lao động, không
có thời gian và tâm trạng học tập lớp người đi trước. Một số thanh niên dân tộc thiểu số đi lao
động ở bên ngoài về, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tiêu dùng, thậm chí còn nảy sinh
tâm lý tự ti với văn hóa dân gian, cho rằng đó là những thứ lạc hậu, dần dần từ bỏ âm nhạc,
vũ đạo truyền thống của dân tộc, khiến chúng đứng trước nguy cơ thất truyền. Ngoài ra, còn
do rất ít người ý thức đầy đủ được giá trị của việc giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số trong công
cuộc bảo tồn tính đa dạng của văn hóa quốc gia và thế giới. Cùng lúc với việc theo đuổi nhu
cầu vật chất, người ta đã quên đi ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa dân tộc thiểu số với
việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu. Phần lớn vẫn không nhận thức được tầm quan trọng
của thời cơ bảo tồn văn hóa dân tộc, khiến văn hóa dân tộc tiêu vong hoặc đứt đoạn.
3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số
Phát triển bền vững trên cơ sở dung hòa giữa kinh tế và văn hóa
Cần tận dụng tối đa ưu thế sinh thái tự nhiên và tài nguyên văn hóa của dân tộc thiểu số, tìm
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
3/6
15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
kiếm điểm giao nhau giữa bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế, dung hòa giữa kinh tế
và văn hóa.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc của riêng
mình. Những phong tục độc đáo đó có sức hấp dẫn vô cùng lớn với con người sinh sống trong
xã hội có nhịp sống gấp gáp như hiện nay. Một số khu vực dân tộc thiểu số có nguồn tài
nguyên sinh thái tốt, môi trường sinh thái sơn thủy hữu tình, những thứ mà vùng phát triển
không có được, nơi đây lại có. Những điểm này sẽ cung cấp điều kiện tìm kiếm điểm giao nhau
giữa bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế.
Kết hợp giữa khai thác văn hóa và phát triển
Cần tăng cường nhận thức kinh tế của dân tộc thiểu số, đem phong tục văn hóa dân gian dân
tộc tiếp cận thị trường, áp dụng phương thức đưa và lợi dụng vốn của cá nhân, doanh nghiệp
vào công tác bảo tồn, khai thác văn hóa; biến nghệ thuật dân gian dân tộc thành nguồn tài
sản, kết hợp văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế hữu cơ, đồng thời
từng bước phát triển thành điểm tựa của kinh tế văn hóa. Bên cạnh đó, cần khai thác du lịch
một cách hợp lý trên cơ sở thúc đẩy khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống;
khiến cho tinh hoa văn hóa dân tộc được tôi luyện, truyền bá và phát triển rộng rãi, giúp cho
nền du lịch hiện đại và xã hội dân tộc thiểu số tìm được điểm giao nhau, thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển bền vững. Văn hóa dân tộc thiểu số đã qua quy hoạch khoa học, quản lý thích
hợp sẽ khiến ngành du lịch hiện đại và xã hội dân tộc thiểu số tìm được tiếng nói chung khiến
nó vượt qua quá trình công nghiệp hóa, trực tiếp bước vào xã hội hậu công nghiệp hóa.
Kết hợp khai thác văn hóa và những hình thức truyền thông
Khai thác phong tục dân tộc thiểu số, hình thức sinh hoạt, âm nhạc, vũ đạo… chế tác thành
phim điện ảnh, truyền hình; xuất bản nhiều tác phẩm có đề tài văn hóa dân tộc thiểu số. Lợi
dụng sức hấp dẫn của văn học nghệ thuật, sự thịnh hành của âm nhạc vũ đạo, tính sinh động
của mạng internet, các tác phẩm phim ảnh… khiến người dân có thêm hiểu biết về văn hóa dân
tộc thiểu số, kích phát niềm yêu thích của họ với văn hóa dân tộc thiểu số, từ đó khiến họ ủng
hộ thậm chí đầu tư vào hạng mục bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.
Giáo dục trong nhà trường phải đưa môn học kế thừa văn hóa dân tộc vào nội dung
giảng dạy
Việc bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc cần bắt đầu từ giáo dục, muốn xây dựng một vùng đất
giàu chất dinh dưỡng để tiến hành bảo tồn, kế thừa, phát triển văn hóa dân gian dân tộc, bắt
buộc phải đưa văn hóa dân gian dân tộc vào nội dung giảng dạy, đặc biệt là ở khu vực dân tộc
thiểu số, cần mở những môn học liên quan, duy trì chế độ giáo dục song ngữ. Từng bước đầu
tư thêm cho bảo tồn văn hóa, đẩy mạnh công tác nghiên cứu văn hóa dân tộc, thúc đẩy tiến
trình lập pháp của bảo tồn văn hóa dân tộc. Về vấn đề này, tác giả Tô Ngọc Thanh đã từng có
ý kiến: “Đưa thêm vào chương trình giáo dục phổ thông những kiến thức về văn hóa các tộc
người Việt Nam. Khôi phục việc dạy chữ dân tộc trong các trường trước đây do chiến tranh nên
bị bỏ dở. Đồng thời, nghiên cứu việc tạo bộ chữ cho các tộc người chưa có chữ viết”(2).
Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy công tác điều tra chỉnh lý văn hóa dân gian dân tộc. Liên
quan đến vấn đề này, chúng tôi nhận thấy ở Trung Quốc có một cách làm có thể tham khảo.
Trung Quốc đã đưa ra hạng mục: Bảo tồn di sản văn hóa vô hình của dân tộc thiểu số Trung
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
4/6
15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
Quốc. Hành động bảo tồn dân ca, nguồn tiền do chính phủ Nhật Bản tài trợ, hiệp hội dân gian
Trung Quốc và văn phòng UNESCO tại Bắc Kinh thực thi. Theo Báo cáo của họ, chương trình
đã “phỏng vấn 235 ca sĩ của 10 dân tộc, ghi âm tổng cộng 385 bài hát, với thời lượng 42 tiếng
đồng hồ, và ghi hình với thời lượng 57 tiếng; phim tuyên truyền chế tác hậu kỳ dài 50 phút, và
tuyển tập tinh hoa dân ca dài 420 phút. Tổ khảo sát đã tiến hành điều tra, tìm hiểu toàn diện
trên những phương diện như: sự phân bố của các dân tộc thiểu số trong vùng, kho tàng dân
ca dân tộc thiểu số, hình thức lưu truyền dân ca dân tộc thiểu số, tình hình ca sĩ…”(3). Thực tế
cho thấy, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam trong quá trình điền dã đã có sử dụng
các thao tác và phương pháp trên đây, nhưng vẫn còn lẻ tẻ, thiếu quy mô và định hướng.
Chúng ta cần nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận để có thể đạt được hiệu quả như mong
muốn.
Bồi dưỡng ý thức về giá trị văn hóa dân tộc, đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn văn
hóa dân tộc
Chúng ta cần làm rõ hơn về vai trò to lớn và lâu dài của văn hóa trong phát triển kinh tế, nhận
thức rằng văn hóa cũng là sức sản xuất. Đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn văn hóa trong quá
trình khai thác, động viên toàn xã hội quan tâm bảo tồn và khai thác văn hóa dân tộc, giúp
đồng bào dân tộc thiểu số biết rằng văn hóa có thể tạo ra lợi nhuận, vừa có lợi cho việc sáng
tạo và phát triển kinh tế bền vững, vừa có lợi cho việc xây dựng văn hóa xã hội tại khu vực
này... Về vấn đề này, ông Đan Chu Áng Bôn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc quốc gia Trung
Quốc cho rằng: “Phát triển kinh tế là một nền tảng cơ sở, nếu kinh tế phát triển tốt, có thể đem
lại sự đảm bảo vật chất cho công tác phát triển văn hóa; tuy nhiên, nếu văn hóa phát triển tốt,
đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó phát triển kinh tế và phát triển
văn hóa có thể đồng thời tiến hành một cách hài hòa. Cả hai phương diện này đều quan trọng
với khu vực dân tộc thiểu số, không thể thiên lệch bên nào”(4). Những trường hợp như Lệ
Giang (5) của Vân Nam, Cửu Trại Câu (6) của Tứ Xuyên là những minh chứng rất cụ thể.
Những năm gần đây, nhiều vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam đã thu hút được rất nhiều
khách tham quan du lịch theo dạng tham quan trải nghiệm, du lịch cộng đồng như khu vực
Tây Bắc, Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lại không có được những cơ sở
thực tiễn tốt nên ít nhiều đã không thu được hiệu quả như mong muốn. Đơn cử như trường
hợp khu du lịch bản Lác ở thung lũng Mai Châu - Hòa Bình. Được biết đến như một địa điểm
hàng đầu thu hút khách nước ngoài trong nhiều năm vừa qua, đến nay, lượng khách đã giảm
hẳn do việc chỉ chú ý đến lợi nhuận mà không chú ý đến việc tổ chức đời sống cho du khách. Ở
khu du lịch bản Lác, khách tham quan sẽ rất dễ dàng để nhận ra sự thiếu vắng của phong tục
tập quán của dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá đã không
thực hiện được. Mặc dù các ông chủ của những nếp nhà sàn khang trang (thường là người
Việt) vẫn thuê người dân tộc nấu ăn, khách du lịch vẫn ngủ tập trung trong một nếp nhà sàn
nhưng thường thì không được giao lưu đáng kể với dân bản địa. Đây quả là một điều đáng tiếc
và cần phải có sự thay đổi về nhận thức và hành động, làm sao để hấp dẫn hơn nữa du khách,
để di sản VHDTTS có dịp được truyền bá rộng rãi và văn hóa bản địa có thể tham gia một cách
trực tiếp như một nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Văn hóa truyền thống dân tộc là lực lượng quan trọng trong việc duy trì văn hóa dân tộc.
Trong quá trình phát triển hiện đại hóa, những nhân tố văn hóa truyền thống không còn phù
hợp với quy luật phát triển của xã hội, không thể duy trì cân bằng tự nhiên sinh thái và hài hòa
xã hội sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên nên ý thức sâu sắc giá trị của văn hóa dân tộc thiểu số, nhận
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
5/6
15/1/2016
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững
thức được giá trị to lớn của chúng trong việc bù lấp khoảng trống của con người và công tác
bảo tồn môi trường sinh thái, làm nổi bật đặc sắc văn hóa của mỗi dân tộc, khiến chúng duy trì
được sức sống và phát triển bền vững, đồng thời bao dung văn hóa ngoại lai, cùng chung sống
hài hòa với những nền văn hóa khác. Để thực hiện tốt hơn hết mục tiêu này, chúng ta cần nhận
thức thật rõ vai trò của chủ thể văn hóa dân tộc thiểu số để “khơi dậy tinh thần, văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc... Chính họ sẽ là người viết từng trang lịch sử tiếp theo của
dân tộc mình”(7).
________________
1. 联合国组织抢救中国民歌, gusu.org.chinese.minge 523039.htm.
2. Tô Ngọc Thanh, Văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số Việt Nam, vai trò, vị trí, trách
nhiệm và giải pháp, trong Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Nvb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996, tr.46.
3. 赵志中,满族文化概论,中央民族大学出版社,北京:2008年版。
4. 国新办就中国少数民族的保护与发展等举行发布会、中国发展门户网、www.chinegate.com/
2007-02-27.
5. Lệ Giang: một đô thị cổ tuyệt đẹp của Vân Nam - Trung Quốc, nằm ở độ cao trên 2.400m
với lịch sử trên 800 năm. Lệ Giang nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống với 354 chiếc
cầu. Lệ Giang được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.
6. Cửu Trại Câu: Một khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc
Khương, dân tộc Tạng A Bá, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Khu phong cảnh Cửu Trại
Câu được hình thành trên dãy núi đá vôi trầm tích thuộc các cạnh của cao nguyên Tây Tạng,
nổi tiếng nhờ hệ thống các hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng và các đỉnh núi phủ đầy tuyết
trắng. Cửu Trại Câu được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1992, khu dự trữ sinh
quyển thế giới năm 1997.
7. Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000./.
Nguồn: Tạp chí VHNT số 360
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20color%3A%20rgb(74%2C%2075%2C%2076)%3B%20margin%3A%200p…
6/6