BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
–––––––––––––––––––––
LÊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA
THỂ THAO GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
–––––––––––––––––––––
LÊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA
THỂ THAO GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số:
62 14 01 03
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS DƯƠNG NGHIỆP CHÍ
2. TS NGUYỄN THẾ TRUYỀN
BẮC NINH, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Lê Hoài Nam
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ
Phần mở đầu
1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
4
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội.
4
1.1.1. Vị trí địa chính trị, địa kinh tế và tổ chức hành chính
4
1.1.2. Tiềm năng và lợi thế về kinh tế
5
1.1.3. Tiềm năng về xã hội
6
1.2. Khái quát về thể thao giải trí
8
1.2.1. Một vài khái niệm có liên quan
8
1.2.2. Sơ lược lý luận về thể thao giải trí
13
1.3. Khái quát lý luận về đặc điểm và giá trị.
23
1.3.1. Xã hội và đặc điểm xã hội
23
1.3.2. Giá trị và giá trị xã hội
27
1.4. Một số nghiên cứu có liên quan.
31
Chương 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
34
2.1. Phương pháp nghiên cứu
34
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
34
2.1.2.Phương pháp phỏng vấn
34
2.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học
34
2.1.4. Phương pháp chuyên gia
34
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
35
2.2. Tổ chức nghiên cứu
36
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
36
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
36
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
36
2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu
36
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
38
3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
38
3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
38
3.1.2. Đánh giá thực trạng về tình hình thể thao giải trí ở Hà Nội
43
3.1.3. Khảo sát về đặc điểm xã hội của những người tham gia hoạt động
52
thể thao giải trí
3.1.4. Bàn luận về thực trạng thể thao giải trí
68
3.2. Đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở các quận
71
của Hà Nội
3.2.1. Mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí ở các quận
71
3.2.2. Đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở Hà Nội
73
3.2.3. Bàn luận về loại hình tổ chức thể thao giải trí
91
3.3. Giá trị của thể thao giải trí ở Hà Nội
95
3.3.1. Giá trị về sức khỏe thể chất của thể thao giải trí
96
3.3.2. Giá trị về sức khỏe tinh thần của thể thao giải trí
102
3.3.3. Giá trị đối với các mặt khác của thể thao giải trí
107
3.3.4. Bàn luận về giá trị của thể thao giải trí
113
Kết luận và kiến nghị
118
Kết luận
118
Kiến nghị
119
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BQ
Bình quân
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CLB
Câu lạc bộ
CSVN
Cộng sản Việt Nam
DS
Dân số
GDTC
Giáo dục thể chất
HDKH
Hướng dẫn khoa học
HLV
Huấn luyện viên
KH-CN
Khoa học công nghệ
KHXH
Khoa học xã hội
NCKH
Nghiên cứu khoa học
Nxb
Nhà xuất bản
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TT
Thể thao
UBND
Ủy ban nhân dân
VĐV
Vận động viên
XHH
Xã hội hóa
DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại
Số TT
Nội dung
Trang
1.1
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Hà Nội thời kỳ 20052012
Dân số Hà Nội thời kỳ 2005-2012
Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia để lựa chọn chỉ
tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở Hà Nội
Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên
trên địa bàn các quận
Nhóm môn thể thao người dân tham gia tập luyện trong
một tuần
So sánh số người tham gia tập luyện ở các nhóm môn
thể thao giải trí khác nhau
Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên
địa bàn
Tổng diện tích đất dành cho TDTT và các khu vui chơi
giải trí hiện nay
Thực trạng từng khu vui chơi giải trí hiện nay
Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục
thể thao
Số lượng các cửa hàng kinh doanh sản phẩm TDTT
Các thông tin về người tham gia hoạt động thể thao giải
trí
Hoạt động của người tập thể thao giải trí trong các ngày
nghỉ cuối tuần
Các hình thức nghỉ ngơi của người tập thể thao giải trí
trong 12 tháng gần đây
Ảnh hưởng các phương tiện giao thông đến sự tham
gia tập luyện của người tập thể thao giải trí.
Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ
phục vụ đối với các nhóm người tập thể thao giải trí
Gia đình sở hữu các máy móc, dụng cụ giải trí
Số người và số lần đến tập ở các khu du lịch giải trí 12
quận nội thành thành phố Hà Nội
Mức độ tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời
Các nguyên nhân khó khăn không thường xuyên tham
gia các hoạt động thể thao giải trí
Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích trong năm của
người tập thể thao giải trí
6
1.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
Bảng
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
Bảng
3.19
3.20
Thời gian tập luyện trong tuần của người tham gia thể
7
Sau
trg.41
44
45
46
47
48
49
50
51
52
56
58
58
59
59
Sau
trg.59
61
62
63
64
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
Biểu
đồ
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
thao giải trí
Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các
vấn đề liên quan
Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập thể thao giải
trí
Các mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí ở các
quận
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí riêng lẻ
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo nhóm
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo nhà văn hóa phường
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo câu lạc bộ TDTT
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo trung tâm TDTT
Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo câu lạc bộ TDTT trường học
Mức độ đồng thuận về đặc điểm các loại hình hoạt
động của tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà
Nội
Giá trị đối với sức khỏe thể chất của người dân các
quận Hà Nội tham gia thể thao giải trí
Giá trị về sức khỏe tinh thần đối với những người tập
thể thao giải trí
Giá trị đối với các mặt khác của những người tập luyện
thể thao giải trí ở Hà Nội
Số người tập luyện thể thao giải trí ở các nhóm môn
khác nhau
Các nhóm tuổi tham gia hoạt động thể thao giải trí
Thành phần nghề nghiệp của người tham gia thể thao
giải trí
Trình độ học vấn của những người tham gia thể thao
giải trí
Địa điểm của những người tham gia tập luyện thể thao
giải trí
Thời điểm tập luyện thể thao giải trí của người dân
Hoạt động của người tập thể thao giải trí vào ngày nghỉ
cuối tuần
Thời gian tập luyện trong tuần của người tham gia thể
Sau
tr.64
66
72
75
78
81
84
87
89
90
96
103
107
47
53
54
54
55
56
57
65
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
Sơ đồ
1.1
3.1
thao giải trí
Số người tham gia thể thao giải trí theo mức thu nhập
Mức độ đồng thuận về các đặc điểm các loại hình hoạt
động của các tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội
thành Hà Nội
Thể thao giải trí tác động đối với hình thái cơ thể
Tình hình ăn ngủ của những người tập thể thao giải trí
Hiện trạng nhịp thở và huyết áp của những người tập thể
thao giải trí
Tình trạng bệnh tình của những người tập thể thao giải trí
Khả năng vận động của những người tập thể thao giải trí
Tự đánh giá về trạng thái sức khỏe của người tập thể thao
giải trí
Tự đánh giá của người tập thể thao giải trí về một vài đặc
điểm của quá trình tâm lý
Khả năng tự lượng sức mình và làm chủ bản thân của
người tập thể thao giải trí
Một vài cảm xúc của người tập thể thao giải trí
Thái độ đối với công việc của những người tập thể thao
giải trí
Năng lực làm việc của những người tập thể thao giải trí
Những người tập thể thao giải trí trong cuộc sống gia
đình và xã hội
Phân loại giải trí
Mô hình tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành
Hà Nội
67
91
98
98
99
100
101
102
105
105
106
109
111
113
11
73
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ khoảng năm 1010 dưới thời nhà Lý, nước ta đã có sự manh nha hình
thành thể dục thể thao quần chúng như: thể thao dân tộc, các bài tập luyện
quân, thể thao quốc phòng, trò chơi dân gian...Trải qua hàng trăm năm, thể dục
thể thao quần chúng mới bước đầu được hoàn thiện về nội hàm, cơ cấu. Năm
2006 Quốc hội ban hành “Luật thể dục, thể thao” quy định nội hàm, cơ cấu của
thể dục thể thao quần chúng của nước ta bao gồm: thể thao dân tộc, thể dục thể
thao cho người cao tuổi, thể dục phòng bệnh, chữa bệnh, thể dục thể thao cho
người khuyết tật, thể thao quốc phòng và thể thao giải trí. Trong đó thể thao
giải trí là nội hàm quan trọng nhất của thể dục thể thao quần chúng theo xu thế
của thế giới trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng, kinh tế - xã hội nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Chính điều kiện thuận lợi này đã giúp cho thể thao
giải trí ở nước ta bắt đầu phát triển, từng bước theo xu thế phát triển chung của
thế giới và khu vực.
Theo xu thế này, thể thao giải trí ở Hà Nội đang được phát triển mạnh
mẽ. Thể thao giải trí đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên
cứu, đem lại những kết quả tốt, tuy nhiên còn cần tiếp tục nghiên cứu để phát
triển. Trong các kết quả nghiên cứu về thể thao giải trí chưa thấy nghiên cứu
sâu về đặc điểm, giá trị của thể thao giải trí. Trong khi đó đây lại là những vấn
đề quan trọng, cần thiết làm rõ để có căn cứ và tính kích thích tiếp tục phát
triển thể thao giải trí đạt hiệu quả cao hơn.
Thể thao giải trí được xác định giữ vị trí quan trọng nhất trong thể dục
thể thao quần chúng, cần nghiên cứu ngày càng sâu hơn. Chính vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài khoa học: “Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao
giải trí ở Hà Nội”.
Đây là một đề tài khoa học cần thiết nhưng tương đối rộng, vì vậy tác giả
giới hạn một số vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu như dưới đây:
2
Nghiên cứu đặc điểm xã hội của thể thao giải trí giới hạn ở các đặc điểm
có liên quan tới hoạt động thể thao giải trí trong xã hội.
Thứ hai, nghiên cứu giá trị xã hội của thể thao giải trí tức là nghiên cứu
những giá trị đối với sức khỏe thể chất (bao gồm sức khỏe tâm, sinh lý); sức
khỏe tinh thần và giá trị xã hội của thể thao giải trí có liên quan đến công việc
lao động, học tập, năng lực lao động, quan hệ xã hội...
Chính nhờ những giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí, lĩnh vực này
mới có triển vọng phát triển mạnh mẽ sau này.
Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn phát triển thể thao giải
trí, một bộ phận quan trọng của thể dục thể thao quần chúng để làm sáng tỏ đặc
điểm, giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội, tạo bước tiến có hiệu
quả cho sự phát triển thể thao giải trí.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt mục đích nói trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1: Đánh giá một số đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở Hà
Nội.
Nhiệm vụ 2: Đặc điểm hoạt động của tổ chức thể thao giải trí ở Hà Nội.
Nhiệm vụ 3: Giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội.
Giả thuyết khoa học:
Nếu làm rõ được đặc điểm và những giá trị của thể thao giải trí ở Hà
Nội, thì thể thao giải trí của Hà Nội có sơ sở và động lực phát triển mạnh mẽ
hơn.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đây là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn cao vì chưa có công trình
khoa học nào đánh giá đúng thực tiễn phát triển thể thao giải trí ở Hà Nội
những năm qua, chưa xác định được đặc điểm phát triển cũng như giá trị đối
với xã hội của thể thao giải trí. Đề tài thực hiện sẽ giải quyết được vấn đề này.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
3
Đề tài đánh giá được một cách tổng thể thực trạng và đặc điểm xã hội
của thể thao giải trí ở 12 quận nội thành Hà Nội, đánh giá được tổ chức hoạt
động thể thao giải trí hiện nay ở Hà Nội đồng thời đánh giá được tác động tích
cực của thể thao giải trí đối với cuộc sống của những người tham gia tập luyện
thể thao giải trí về các mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và giá trị xã
hội của thể thao giải trí liên quan đến công việc lao động, học tập, các mối
quan hệ xã hội...
4
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội.
1.1.1. Vị trí địa chính trị, địa kinh tế và tổ chức hành chính.
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện
tích và thứ hai về dân số với 6,449 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng
trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ
những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu
tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên
Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh
thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền
Bắc. Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và
Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị
trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam;
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện
nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 12 quận và 18 huyện ngoại
thành. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước. Theo số liệu năm
2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với
toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà
Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Năm
2008, GDP của thành phố tăng khoảng 10,6%, GDP bình quân đầu người đạt
1069 USD/năm [70], [71]. Hà Nội có vị trí địa chính trị, địa kinh tế tạo ra nhiều
tiềm năng và lợi thế cho phát triển thể dục thể thao trong bối cảnh kinh tế trong
nước tăng trưởng khá, tăng cường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
5
Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc
gia, là nơi diễn ra nhiều quan hệ và sự kiện quốc tế quan trọng. Cả nước có trách
nhiệm và ưu tiên các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Bộ, nơi quy tụ và xuất phát của
nhiều trục giao thông quốc gia và quốc tế. Từ Hà Nội có thể dễ dàng đi đến các
tỉnh của cả nước và các nước bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ, cơ bản đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng.
1.1.2. Tiềm năng và lợi thế về kinh tế.
Hà Nội có quy mô kinh tế lớn tạo cơ sở kinh tế thuận lợi cho phát triển
thể dục, thể thao:
Tiềm lực kinh tế Hà Nội tăng đáng kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hà Nội năm 2012 đạt 326,47 nghìn tỷ đồng
(giá thực tế), tương đương với 15,55 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng
Đồng bằng sông Hồng và 10% cả nước. Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo
tỉnh, thành cả nước, thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 51,2% tổng GDP
của địa phương đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh [70], [71].
GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 46,9 triệu đồng, tương đương
2.233 USD. Dự báo năm 2020 đạt 7.100-7.500 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế luôn cao gấp 1,4-1,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước. Dự báo thời kỳ
2011-2020 tăng 11,5-12%/năm và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố thời kỳ 2011-2020 dự báo là
3.900-4.100 nghìn tỷ đồng.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh: năm 2008 là 72.407 tỷ
đồng, năm 2010 là 108.301 tỷ đồng và năm 2012 là 131.407 tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương: năm 2008 là 38.320 tỷ đồng, năm 2010 là
75.279 tỷ đồng và năm 2012 là 53.440 tỷ đồng.
Kinh tế phát triển ngày càng cao khiến nhu cầu tập luyện thể dục thể
thao, nhu cầu giải trí của người dân càng tăng. Ngoài các mô hình thể thao giải
trí phổ cập được phát triển nhiều nơi, hiện nay, có rất nhiều các câu lạc bộ, các
6
trung tâm thể thao giải trí mới được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện,
nhu cầu giải trí thư giãn của người dân thành phố như: Hà Nội Club (76 Yên
Phụ) là địa điểm tập Golf trên mặt hồ Tây; Star Bow (Phường Kim Liên, Đống
Đa) là trung tâm vui chơi giải trí bao gồm Bowlling, thể dục thẩm mỹ, thể dục
thể hình, game...; câu lạc bộ mô hình Tàu thủy sinh hoạt vào các chiều thứ 6 tại
hồ Đống Đa gồm khoảng trên 100 thành viên; câu lạc bộ mô hình Ôtô do
những người ưu thích môn thể thao này thành lập và sinh hoạt tại Sân vận
động Mỹ Đình vào các sáng chủ nhật; Câu lạc bộ mô hình Máy bay, nhảy dù
và dù lượn sinh hoạt vào các ngày thứ 7 tại quận Long Biên, Trượt cỏ ở Láng
Hòa Lạc…
Là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, Hà Nội là nơi tập trung rất
nhiều lao động trí óc, với đặc thù này nhu cầu giải trí ngày một tăng cao. Các
dịch vụ cho giải trí như vậy cũng ngày càng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu
cầu vui chơi giải trí, thư giãn của người dân.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Hà Nội thời kỳ 2005-2012 [70]
Năm
1. GDP
2. GDP bình quân đầu
người (tr.đồng)
3. Tốc độ tăng trưởng
(%/năm)
2005
92.425
2010
245.887
2011
291.750
2012
326.470
15,6
37,2
43,0
46,9
-
11,1
10,4
8,1
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012
Thu nhập và mức sống của dân cư Hà Nội cao hơn gần 1,2 lần so với
mức bình quân cả nước và các tỉnh.
Trên địa bàn Hà Nội tập trung nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng tài trợ
cho các hoạt động TDTT và đầu tư phát triển cơ sở TDTT theo chủ trương xã
hội hóa. Tất cả những yếu tố trên tạo thành tiềm năng và lợi thế kinh tế của Hà
Nội trong phát triển sự nghiệp TDTT.
1.1.3. Tiềm năng về xã hội.
7
Hà Nội có truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi tập trung nhiều di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể nổi trội, đặc sắc của vùng đồng bằng sông
Hồng và của cả nước, nên có tiềm năng và lợi thế lớn về xã hội cho phát triển
TDTT, thể hiện bằng những đặc trưng chủ yếu sau:
Quy mô dân số lớn, tăng nhanh và đô thị hóa diễn ra nhanh: Hà Nội có
quy mô dân số lớn thứ hai trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau TP.
Hồ Chí Minh). Dân số năm 2012 có 6.957,3 nghìn người, chiếm 7,84% tổng dân
số cả nước. Dân số tăng nhanh, trong thời kỳ 2006-2016 là 2,4%/năm, có năm
lên đến 3,1% (năm 2008) và tăng qua các năm, chủ yếu do tăng cơ học (di cư).
Bảng 1.2. Dân số Hà Nội thời kỳ 2005-2012 [70]
2005
2010
2011
2012
5.910,2
6.617,9
6.779,3
6.957,3
2. Mật độ DS (người/km2)
1.777
1.991
2.039
2.093
3. Tốc độ tăng BQ/năm (%)
2,0
2,2
2,4
2,6
2.300,3
2.816,5
2.880,6
2.958,1
38,92
42,56
42,49
42,52
3.609,9
3.801,4
3.898,7
3.999,2
61,08
57,44
57,51
57,48
1. Tổng dân số (1000 ng)
4. Dân số thành thị (1.000 ng)
- % so tổng DS
5. Dân số nông thôn (1000 ng)
% so tổng DS
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012
Dự báo dân số năm 2015 có 7,3 triệu người, năm 2020 có 7,3-7,9 triệu
người và năm 2030 có 9,0-9,2 triệu người. Dân số đô thị năm 2020 có 4,04,5 triệu người (chiếm 54-58% tổng dân số) và năm 2030 có 6,2-6,5 triệu
người (chiếm 65-68% tổng dân số).
Tốc độ phát triển đô thị ở mức nhanh nhất so với các địa phương cả
nước trong những năm gần đây. Nhiều khu đô thị mới được triển khai xây
dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được
duy trì và tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ. Nhiều tuyến đường,
nút giao thông quan trọng đã hoàn thành. Triển khai xây dựng một số công
trình lớn, cải tạo nhiều hồ, công viên, tạo ra những cơ hội mới cho người dân
thủ đô tổ chức các hoạt động TDTT [70], [71], [106].
8
Dân số lớn, tăng nhanh tạo ra nhu cầu lớn về phát triển TDTT, một mặt
là tiềm năng, song khi quy mô lớn, mật độ cao và tăng nhanh thì cũng gây áp
lực lớn đối với cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT, nhất là trong điều kiện nguồn
vốn đầu tư còn khan hiếm.
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn và vùng đồng bằng sông Hồng, có
nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - cách mạng, nơi tập trung nhiều cơ
sở văn hóa nghệ thuật và là nơi có nhiều môn thể thao dân tộc truyền thống nổi
tiếng như vật dân tộc, võ dân tộc, cờ tướng, các trò chơi dân gian... từ đó cần
được khai thác, phát huy trong quá trình phát triển TDTT.
Hà Nội là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn của cả nước: tính đến năm
2012, trên địa bàn Hà Nội có 1.500 trường phổ thông các cấp (với gần 1,1 triệu
học sinh), hơn 90 trường đại học, cao đẳng (với hơn 872 nghìn sinh viên), gần
100 nghìn sinh viên trung cấp chuyên nghiệp và hàng chục cơ sở dạy nghề.
Lực lượng học sinh, sinh viên vừa là chủ thể hoạt động TDTT rất tích cực, vừa
là đối tượng thụ hưởng các dịch vụ TDTT, vừa là nguồn vận động viên tài
năng, vận động viên dự bị để tuyển chọn đào tạo ra những vận động viên tài
năng trong tương lai.
Hà Nội là trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước, nơi tập trung
nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học lớn trong đó có nhiều cơ sở liên quan đến
hoạt động TDTT. Vì vậy, Hà Nội dễ dàng phối hợp với các cơ sở nghiên cứu
ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và y sinh học thể thao trong quá
trình phát triển sự nghiệp TDTT của thành phố.
1.2. Khái quát về thể thao giải trí.
1.2.1. Một vài khái niệm có liên quan.
Vui chơi thư giãn:
Vui chơi thư giãn là đặc trưng của hoạt động giải trí, nó là một nhu cầu
của con người. Thoả mãn nhu cầu này là để đạt được niềm vui. Nghiên cứu về
vui chơi thư giãn, chính là quá trình làm thế nào để có được niềm vui. Niềm
vui và hạnh phúc càng nhiều thì tâm lý, tinh thần càng được thoả mãn. Nó
9
được xây dựng trên nền tảng vật chất nhất định, đồng thời là điều kiện của
niềm vui, hạnh phúc của mọi người.
Mục đích của vui chơi thư giãn là niềm vui, mà niềm vui là một trong
những trạng thái lý tưởng của cuộc sống. Niềm vui thúc đẩy sự khoẻ mạnh của
tâm hồn và thể chất. Nghiên cứu về vui chơi thư giãn từ góc độ sinh lý và tâm
lý, có thể thúc đẩy hoạt động TDTT phát triển.
Từ một góc độ nào đó thì thể thao và thư giãn là một. Niềm vui chính là
một loại cảm giác, nó là sự ước vọng của mọi người, dần dần trở thành một lời
cầu chúc trong cuộc sống và hoạt động thể thao dân gian phương Đông đa số là
các hoạt động tổ chức vào các ngày lễ tết, mang đến cho mọi người niềm vui
và sự đoàn kết trong cuốc sống.
Vui chơi thư giãn là hoạt động ngoài quá trình lao động sản xuất. Niềm
vui là một hiện tượng tâm lý, nguyên nhân dẫn đến niềm vui và con đường để
đạt được nó rất đa dạng. Từ sau thế kỷ 19, con người đã bắt đầu nghiên cứu về
trạng thái niềm vui. Niềm vui trong TDTT chủ yếu bao gồm cảm giác thoả
mãn về tri thức, cảm giác vui vẻ, hưng phấn khi trình độ kỹ thuật được nâng
lên... Chơi thể thao là thư giãn, xem ca nhạc là thư giãn, đọc tiểu thuyết là thư
giãn. Tác dụng của các hoạt động thư giãn trên đều là đem lại niềm vui cho
con người. Ngoài ra, khi tham gia hoặc xem người khác chơi thể thao, người ta
sẽ hoà mình vào môi trường giải trí thuần tuý mà không phải bận tâm đến hoạt
động thường ngày, thậm chí quên hết tất cả. Lúc đó con người có niềm vui là
những trải nghiệm về cuộc sống. Vậy, vui chơi thư giãn là hoạt động mang đến
niềm vui, thoải mái cho con người.
Giải trí:
Nói về giải trí, nhiều từ điển đều giải thích với hàm ý, đó là sự thoải mái,
vui vẻ. Từ điển Bách khoa đã đưa ra khái niệm giải trí là: “làm cho trí óc thảnh
thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú” [85, trg 579].
10
Theo Trương Hồng Đàm, thuộc tính cơ bản của khái niệm giải trí là
thuộc về yếu tố tinh thần, làm tiêu tan phiền muộn, nảy sinh khoái cảm
[100].
Nói đến giải trí chúng ta không thể không đề cập đến các phương thức
giải trí, bởi nó sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm giải trí.
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, giải trí có 3 phương thức:
Một là, giải trí gắn liền với vui chơi thư giãn. Phương thức này thường
bao gồm giải trí thân thể, giải trí thực dụng, giải trí văn hóa, giải trí xã hội.
Hai là, giải trí liên quan tới văn hóa. Giải trí này thường gắn liền với các
sản phẩm văn hóa giải trí như chiêu đãi, đón tiếp, xem ca nhạc, kịch xiếc, điện
ảnh, tivi....
Ba là, giải trí hiện thực thông thường. Đó là giải trí có tính phổ cập, chủ
yếu bao gồm du lịch giải trí, văn hóa giải trí, xổ số, đặt cược, thể thao giải trí
[9, trg 21-22].
Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt động thể lực,
còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu
biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn. Như vậy, thể thao giải trí được coi là
phương thức sinh hoạt giải trí, văn minh, sức khỏe và khoa học của con người.
Ở nước ta, một số nội dung các loại hình thể thao giải trí mới được hình
thành và phát triển chủ yếu ở thành thị: Bowlling, Golf, bóng chuyền mềm, thể
thao dưới nước, thể thao điện tử, du lịch thể thao…; Tại một số Trường đại học
TDTT đã bắt đầu đào tạo cán bộ về thể thao giải trí (Trường đại học TDTT
thành phố Hồ Chí Minh; Trường đại học TDTT Đà Nẵng).
Phân loại giải trí, theo Trương Hồng Đàm, giải trí có thể phân làm hai
loại lớn: giải trí thưởng thức và giải trí thao tác [100].
Giải trí thưởng thức có thể bao gồm thưởng thức bằng mắt, thưởng thức
bằng tai và thưởng thức tổng hợp. Giải trí thao tác tùy theo mức độ tham gia
hoạt động của cơ thể mà có thể phân thành hai loại: giải trí tùy cảm và giải trí
hậu cảm. Giải trí tùy cảm đó là sự cảm nhận sự khoan khoái ngay trong quá
11
trình phát huy thể năng, nỗ lực ý chí của mình. Còn giải trí hậu cảm, đó là sự
cảm nhận khoan khoái khi phát huy cao độ thể năng và nỗ lực ý chí trong quá
trình hoạt động và mang lại thành công.
Cũng theo Trương Hồng Đàm, giải trí liên quan đến thể dục, thể thao,
chủ yếu là giải trí thao tác, còn giải trí thưởng thức đại bộ phận thuộc về người
ngoài cuộc hoạt động TDTT, giải trí hậu cảm chủ yếu nói về phạm vi TDTT
thi đấu; chỉ có giải trí tùy cảm và thể thao giải trí là rất gần gũi (sơ đồ 1.1).
Giải trí
bằng mắt
Giải trí
thưởng thức
Giải trí
bằng tai
Giải trí
tổng hợp
Giải trí
Chuyển
đổi
cơ
chế
Thể
thao
giải
trí
Giải trí
tùy cảm
Giải trí
thao tác
Giải trí
hậu cảm
Sơ đồ 1.1. Phân loại giải trí (theo Trương Hồng Đàm [100])
Theo Trương Hồng Đàm thì thể thao giải trí là thuộc phạm trù của giải
trí, bao gồm cả giải trí thưởng thức và giải trí thao tác. Tất nhiên, giải trí thao
tác gắn liền với hoạt động TDTT, còn giải trí thưởng thức thì nằm ngoài hoạt
động TDTT.
Như vậy, giải trí thao tác là sự giải trí, trong đó yêu cầu người tham gia
phải dùng những phương tiện có liên quan (bài tập thể lực) để tiến hành hoạt
động, nghĩa là phải tập luyện, qua đó mà cảm nhận được những khoái cảm của
mình trong vận động hoặc sau vận động.
12
Còn giải trí thưởng thức là giải trí được tạo nên bởi những hoạt động
TDTT của người khác (thi đấu, biểu diễn) mà cảm nhận được những khoái
cảm khác nhau. Giải trí thưởng thức trong trường hợp này không khác gì
giải trí phổ biến trong văn hóa, nghệ thuật như xem văn nghệ, đọc sách, xem
biểu diễn...Do đó giải trí thưởng thức có thể bao gồm giải trí thưởng thức
bằng văn hóa, giải trí thưởng thức bằng nghệ thuật và giải trí thưởng thức
bằng TDTT. Hay nói một cách khác, đó là sự hưởng thụ về văn hóa, nghệ
thuật, TDTT...[100].
Thể thao giải trí và sự gắn kết giải trí với TDTT.
Không ít tác giả cho rằng TDTT không chỉ để phát triển thể chất, nâng
cao sức khỏe thể chất mà còn để phát triển sức khỏe tinh thần, thỏa mãn đời
sống tinh thần của con người [9], [11], [13], [35], [92],[97], [101].
Những khái niệm về các lĩnh vực TDTT khác đã có khá nhiều người đề
cập như TDTT, GDTC, TDTT trường học, thể thao...[52], [55], [59].
Tuy nhiên, quan niệm về thể thao giải trí thì còn rất hạn chế, dù rằng ở
nước ta, trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh đang dự kiến thành lập
khoa TDTT giải trí và trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng đang xúc tiến đưa
môn học TDTT giải trí vào giảng dạy cho sinh viên.
Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo thì cho rằng thể thao thường là một
bộ phận giải trí của con người ở thế kỷ XX. Đối với một số người, đó là một
cách phát triển cá nhân hay thư giãn, đối với một số người khác lại là một
phương tiện thành đạt. Và phong trào tham gia trực tiếp hoạt động thể thao
cũng phát triển cùng với tình hình gia tăng thì giờ rảnh rỗi. Theo hai tác giả
này, người ta đến với thể thao rất đa dạng tùy theo sự say mê ham thích của
từng người [59].
Theo Trương Minh Lâm (2000), công hội triển khai hoạt động văn thể
dễ nghe, dễ nhìn, có tính quần chúng, làm cho công chức trong hoạt động có
tinh thần phấn khởi, điều tiết sinh hoạt, thân tâm mạnh khỏe, tinh thần thăng
hoa, thể lực được nghỉ ngơi [102].
13
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, thể thao giải trí là loại hình hoạt
động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của
con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc [9]. Thể
thao giải trí còn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng ưa
khí (đủ ôxy, không bị nợ ôxy). Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương
tiện hoạt động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư
giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó có sử
dụng các phương tiện công nghệ cao.
Trong một quan niệm khác, dưới góc độ kinh tế, Dương Nghiệp Chí và
cộng sự lại cho rằng: thể thao giải trí là ngành hàng kinh tế dịch vụ đáp ứng
nhu cầu nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của xã hội.
Trong bài viết của Lương Kim Chung có giới thiệu nhận định của nhà xã
hội học J.R Jelly về thể thao giải trí như sau: “người tham gia thể thao giải trí
có thể tự do lựa chọn môn thể thao mình thích và cảm thấy thoải mái khi chơi
môn thể thao đó” [13, trg 41]. Và ông cũng giới thiệu quan niệm về những
môn thể thao giải trí của hiệp hội chấn hưng thể thao giải trí Nhật Bản cho
rằng: “thể thao giải trí là những môn thể thao mang tính giải trí cao. Ví dụ:
golf, đua xe, lướt sóng...Lúc chơi nó mang lại sự vui vẻ, thoải mái, sự cởi mở
cho tâm hồn, tiêu tan đi mệt mỏi. Và theo Lương Kim Chung, “bất luận môn
thể thao nào rèn luyện sức khỏe thường nhật hàng ngày và lý tưởng nhất đều
có ý nghĩa về mặt giải trí” [13, trg 42].
1.2.2. Sơ lược lý luận về thể thao giải trí:
Thể thao giải trí xuất hiện và phát triển khi thu nhập của người dân tăng
cao, thời gian nhàn rỗi nhiều. Vì vậy nó đươc nhiều quốc gia nghiên cứu từ
thập niên 80 của thế kỷ trước. Nói cách khác, giải trí có trước còn thể thao giải
trí có sau [9].
Do sự phát triển công nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của mọi
người dân ở nhiều quốc gia khác nhâu nên khái niệm, phân loại thể thao giải trí
ở các nước cũng chưa thống nhất hoàn toàn.
14
Thể thao giải trí là loại hình hoạt động thể dục thể thao quần chúng có ý
thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, được tiến hành
trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc [103].
Theo sự phát triển khoa học kỹ thuật, thời gian tự do tăng, dẫn đến sự
biến đổi quan niệm giá trị và phương thức hoạt động của con người, cần sử
dụng thời gian có lợi. Khi ấy thể thao trở thành công cụ giải trí, trở thành tiêu
chí của đời sống văn minh. Thể thao giải trí ra đời có tác dụng ngày càng lớn
đối với văn hóa – xã hội. Thể thao giải trí chính là thể thao trong thời gian tự
do ngoài giờ làm việc [9].
Hệ thống lý luận thể thao giải trí bao gồm:
Lý luận khoa học xã hội và triết học: các nhà khoa học Mỹ cho rằng: lý
luận thể thao giải trí là hướng đến lý luận tự do, lý luận xã hội giải trí. Cơ sở lý
luận này là cơ sở triết học, cơ sở xã hội học [103].
Lý luận khoa học tự nhiên: thể thao giải trí là hoạt động xã hội, đồng
thời là sự tồn tại tự nhiên của cơ thể con người. Mọi bộ phận tự nhiên của con
người đều tồn tại và phát triển nhờ vận động hợp lý . Bộ não con người nếu
thiếu vận động sẽ bị hủy hoại; bộ phận tim mạch, hô hấp, cơ xương...nếu thiếu
vận động sẽ sinh ra bệnh tật. Rất nhiều thành quả nghiên cứu về sinh học đã
thuyết minh cho vấn đề này.
Lý luận cơ bản của thể dục thể thao: thể thao giải trí có lý luận hoàn toàn
phù hợp với hệ thống lý luận thể dục thể thao. Thứ nhất, lý luận thể thao giải
trí nằm trong hệ thống lý luận TDTT như sinh học, xã hội học, kinh tế học, lý
luận chuyên ngành... Thứ hai, lý luận thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với
khái niệm cơ bản của TDTT, có tác động tổng hợp mang lại lợi ích cho con
người thông qua hệ thống các bài tập, phương pháp và phương tiện tập luyện.
Thứ ba, hoạt động thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với các quy luật của hoạt
động TDTT: quan hệ giữa các nhân tố nội tại, quan hệ tất yếu giữa các nhân tố
nội tại với các nhân tố kinh tế - xã hội bên ngoài, quan hệ tất yếu giữa các nhân
tố TDTT trong nước với quốc tế. Thứ tư, thể thao giải trí về cơ bản thống nhất
15
với các phương pháp hoạt động TDTT khác: thống nhất về nguyên tắc, chiến
lược cơ bản, thống nhất về các phương tiện thực hiện mục tiêu, thống nhất cơ
bản về kỹ thuật và phương pháp thao tác [103].
Người ta dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu về thể thao giải trí.
Phương pháp triết học thường để nghiên cứu bản chất của thể thao giải trí.
Phương pháp kinh tế được dùng để nghiên cứu những quy luật về kinh tế và
giá trị kinh tế của thể thao giải trí. Phương pháp văn hóa học thường để nghiên
cứu nguồn gốc văn hóa và giá trị văn hóa của thể thao giải trí. Phương pháp
mỹ học được dùng để nghiên cứu các góc độ mỹ học, nhu cầu mỹ học, giá trị
thưởng thức thẩm mỹ của thể thao giải trí. Các phương pháp lý luận chung
cũng thường dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành thể thao giải trí, các
loại hình thể thao giải trí mới [103].
1.2.2.1. Vị trí và đặc điểm của thể thao giải trí:
Ngay từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, thế giới đã bắt đầu nhận biết
chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ của TDTT. Nhận thức này đã ảnh
hưởng đến TDTT nước ta, thể thao giải trí bước đầu được khẳng định có vị trí
trong nền TDTT nước ta tại bộ “Luật thể dục, thể thao” được Chủ tịch Nước
CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố số 22/2006/L-CTN ngày 12 tháng 12
năm 2006 đã coi thể thao giải trí như là một bộ phận cấu thành của TDTT quần
chúng (chương II) và đã xác định ở điều 18 là:
Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp
ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm hướng dẫn
hoạt động thể thao giải trí.
Đồng thời tại điều 11 của Luật cũng đã xác định: “Nhà nước có chính
sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thể dục, thể thao quần
chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe,
tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng
cao sức khỏe, vui chơi, giải trí” [54].