Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Đảng lãnh đạo quan hệ Việt Nam Trung Quốc giai đoạn 1991 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.64 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LICH SỬ

VŨ Thị Tơ

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ
VỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1991-2015

KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

VŨ Thị Tơ

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LICH SỬ

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1991-2015

KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
••••

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS TRẦN THỊ VUI


HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là giảng viên Khoa Lịch sử,
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, giúp đỡ để tôi hiểu hơn về lịch sử
dân tộc nói chung và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Nhờ có quá trình
tích lũy đó mà tôi hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần Thị Vui, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu cũng như trình độ nghiên cứu nên
khóa luận còn thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn
sinh viên để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, tháng 4 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập nghiên
cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lịch sử, truờng Đại
học Su phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự huớng dẫn tận tình của cô giáo - T.s. Trần
Thị Vui.
Trong quá trình làm khóa luận tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan
đã đuợc hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp
với khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả


Vũ Thị Tơ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á COC: Bộ
quy tắc ứng xử tại biển Đông EU: Liên minh
Châu Âu ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG .....................................................................................................
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 5
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ QUAN HỆ ................................................. 5
VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 .................. 5
1.1. ........................................................................................................
Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ....................... 5
1.2. ........................................................................................................ Chủ
trương đối ngoại của Đảng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ............... 15
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 25
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ VIỆT NAM- TRUNG QUỐC.................... 25
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 ................................................................... 25
2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ
1991-2015........................................................................................................ 25
2.2. Những kết quả đạt được về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ................ 30
2.3. Một số kinh nghiệm................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 60
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam, Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền
sông”, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị, kề vai sát cánh giúp đỡ nhau
trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,


vì độc lập tự do của hai dân tộc. Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải lúc nào
cũng tốt đẹp. Bước vào những năm cuối thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX,
quan hệ Việt - Trung xấu đi và trở nên căng thẳng, hàng loạt những viện trợ đã
được ký kết không được thực hiện, Tmng Quốc tiến hành rút các các chuyên gia
về nước, các con đường vận chuyển thông thương giữa hai nước bị ngưng hoạt
động. Và đây cũng chính là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh quy mô lớn của
Trung Quốc vào toàn bộ biên giới phía Bắc của Việt Nam. Căng thẳng ở biên giới
Việt - Trung kéo dài hơn mười năm đã để lại hậu quả nặng nề về người và của,
cũng như những rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước.
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới cuối thập kỷ 80 đến thập
kỷ 90, cục diện thế giới diễn ra những thay đổi sâu sắc. Thế giới từ hai cực
chuyển sang quá trình đa cực hóa với xu hướng cơ bản là đấu tranh và họp tác
trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu có những khởi sắc quan
trọng nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Sau chuyến thăm
chính thức Trung Quốc của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam năm 1991, sự tiến
triển trong mối quan hệ họp tác, các phương thức họp tác và mục tiêu hợp tác trên
lĩnh vực chính trị, thương mại, ngoại giao, văn hoá giữa hai nước đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, xoá bỏ dần nghi ngờ, mâu thuẫn tồn tại trước đó.
Bước thập kỷ đàu tiên của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
ngày một xấu đi nghiêm trọng khi Trung Quốc có những hành động trắng trợn
như đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh
những hành động tuyên truyền xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như cấp hộ
chiếu phổ thông điện tử cho công dân trong đó có in bản đồ Trung Quốc bao
1



gồm đường đứt đoạn, cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa... Trung Quốc còn đẩy mạnh công tác quy hoạch và
pháp chế hoá khai thác quản lý biển.
Trước những diễn biến phức tạp đó, việc nghiên cứu về Đảng lãnh đạo
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là rất càn thiết. Điều này góp phần
làm sáng tỏ những chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, nhằm hoàn thiện
những phương hướng và sách lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, rút ra một
số kinh nghiệm trong quan hệ với các nước lớn, các tổ chức quốc tế, thúc đẩy sự
hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới cho nên tôi đã chọn đề tài “Đảng
lãnh đạo quan hệ Việt Nam- Trung quốc giai đoạn 1991-2015” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
về vấn đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có rất nhiều sách báo, các bài
viết, các công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, thương
mại, các vấn đề xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ,... tiêu biểu như: “Quan hệ
kinh tế - văn hóa Việt Nam - Trung Quốc hiện trạng và triển vọng”, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. Trong quan hệ đối ngoại có: “Quan hệ thương
mại Việt Nam - Trung Quốc hiện trạng và những vấn đề đặt ra”, 2008 - số 4, Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc. Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ khi
bình thường hóa quan hệ đến nay, 2008 - số 3, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.
Bài viết về chính trị như “Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sau
bình thường hóa đến nay”, 2008 - số 2, nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngoài ra còn nhiều cuốn sách khác như: Nguyễn Đình Liêm (2000),
“Những vấn đề nổi bật trong quan hệ Trung Quốc - Việt Nam ừong mười năm đầu
thế kỷ XXI và triển vọng đến 2020”. “55 quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn lại
quá khứ và hướng tới tương lai”, 2005 - số 2, Tạp chí Cộng sản. “Việt Nam Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai”, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2005...
Bên cạnh đó, có một số luận án, luận văn đã bảo vệ đề cập đến chủ đề này

như: Sự tiến triển trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1991-2005 của Lê
2


Tuấn Thanh, Luận án tiến sỹ lịch sử, Hà Nội năm 2009. Đồng thòi, còn rất nhiều
bài viết của các học giả nước ngoài viết về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
được đăng trên Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, và nhiều
sách báo, tài liệu khác viết, đề cập đến chính sách của Trung Quốc đối vói Việt
Nam hoặc của Việt Nam đối vói Trung Quốc, các bài viết, bài phát biểu của các
nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Bộ Ngoại giao... liên quan đến
chủ đề.
Các bài viết, bài nghiên cứu, các đề tài vói cách tiếp cận quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc ttên nhiều lĩnh vực khác nhau với sự phong phú, đa dạng, gắn
với những thời điểm lịch sử cụ thể. Mặc dù vậy, cho tới nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu nào được công bố một cách chính thức, toàn diện, trực tiếp về sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt
Nam với Trung Quốc từ năm 1991-2015.
3. Mục đích nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Muc đích
Khóa luận nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề Đảng lãnh đạo quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (19912015).
3.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, tìm hiểu chủ trương, biện pháp của Đảng
nhằm thiết lập và đẩy mạnh quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Phân tích những
thành tựu, hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ giữa hai
nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể nhằm thiết lập mối quan hệ hai nước và lãnh đạo để phát triển mối
quan hệ đó trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2015. Khóa luận nghiên cứu mối

quan hệ giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, tập chung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế
và chính trị.
4. Nguồn tư liệu và phưtrng pháp nghiền cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Trong khóa luận này tôi sử dụng các nguồn tài liệu thu thập được trong
3


sách, báo, tạp chí, các Văn kiện Đảng, các bài viết, các công trình nghiên cứu có
liên quan.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các tài liệu được công bố trong các công
trình của các tác giả về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Các đề tài nghiên cứu
khóa luận, các luận án tiến sỹ, luận văn, các tài liệu có liên quan đến đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic là chủ yếu,
có sử dụng các phương pháp phân tích, tổng họp, thống kê, so sánh nhằm làm
sáng tỏ nội dung của đề tài.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam-Trung
Quốc, khái quát mối quan hệ hai nước trước năm 1991, chủ trương đối ngoại của
Đảng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến năm 2015. Sự lãnh đạo
của Đảng trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ năm 19912015 và những thành tựu đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại trong mối quan
hệ hai nước. Qua đó, đưa ra những nhận xét và một số kinh nghiệm trong việc
thiết lập và phát triển quan hệ với Trung Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra, vói nguồn tài liệu tham khảo của khóa luận sẽ cung cấp những tài
liệu phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu các đề tài hay các môn học có liên quan.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đàu, kết luận, tài liệu tham khảo khóa luận gồm có 2
chương:
Chương 1: Chủ trương của Đảng về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ

1991-2015
Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc từ 1991-2015

CHƯƠNG I

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ QUAN HỆ
VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam- Trung Quốc
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
4


Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến
động dữ dội, không những làm thay đổi sâu sắc các quan hệ quốc tế mà còn tác
động mạnh mẽ lâu dài đến các nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã diễn ra cuối thế kỷ XX mà nội
dung cơ bản là cách mạng thông tin, sinh học, năng lượng... đã đưa nhân loại quá
độ từ thời đại công nghiệp lên thời đại trí tuệ, từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri
thức. Cách mạng khoa hộc công nghệ tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy
quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế đời sống xã hội thế giới phát triển
không ngừng và nhanh chóng. Các quốc gia lớn nhỏ ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau trong xu thế hòa bình hợp tác và phát triển. Hòa bình phát triển trở thành nhu
cầu cấp thiết của thời đại, là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Trong hoàn cảnh đó, việc điều chỉnh chiến lược vói mục tiêu tập trung phát
triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt xã hội trong nước nhằm tăng cường và nâng
cao vị thế quốc tế của mình trên các diễn đàn thế giới đã trở thành ưu tiên hàng
đầu của nhiều quốc gia. Chính vì vậy mà các nước, đặc biệt là các nước lớn đã
chuyển từ căng thẳng đối đầu trong quan hệ với nhau sang đối thoại, hòa hoãn,
vừa họp tác, vừa đấu tranh và từ chạy đua vũ trang sang chạy đua về kinh tế. Cụ

thể là bên trong nước Mỹ tích cực đẩy mạnh chương trình “chấn hưng kinh tế”,
Liên Xô thực hiện “cải tổ”, còn Trung Quốc tiến hành “cải cách”, “ mở cửa”,
“bốn hiện đại hóa”. Bên ngoài các nước này đi vào hòa hoãn, cải thiện quan hệ
từng đôi một, vừa hợp tác vừa đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, giảm mạnh cuộc chạy
đua vũ trang, tiến hành rút quân và rút khỏi các căn cứ quân sự của họ ở nước
ngoài, cắt giảm hoặc chấm dứt viện trợ kinh tế, quân sự cho các đồng minh bầu
bạn của họ trên thế giới. Tháng 1-1990, Hội nghị các đầu não an ninh

5


Châu Âu đã tuyên bố “kết thúc chiến tranh lạnh” tạo thêm cơ hội cho các nước có
chế độ chính trị khác nhau cùng tồn tại trong hòa bình.
Năm 1989, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ. Tháng 121991, Liên Xô cũng tan rã. Khối quân sự Vacsava do Liên Xô đứng đàu đối trọng
với khối quân sự NATO do Mỹ chỉ huy chấm dứt sự tồn tại của nó trong 4 thập
kỷ. Chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới tạm thời lâm vào tình trạng
thoái trào. So sánh lực lượng trên thế giới từ chỗ cân bằng tương đối giữa hai hệ
thống chính trị xã hội đối lập, tạm thời nghiêng về phía có lọi cho Mỹ và các nước
tư bản phương Tây. Trật tự hai cực Mỹ- Xô kết thúc nhường chỗ cho trật tự thế
giới mới đang trong quá trình hình thành. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có
sức mạnh lớn nhất chi phối nhiều lĩnh vực ttong đời sống quan hệ quốc tế, NATO
được tăng cường mở rộng và có lọi thế hơn các đối thủ mới và đồng minh về
chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ và một vài lĩnh vực khác.
Mặc dù cán cân lực lượng thay đổi không có lọi cho cách mạng thế giới
nhưng các mâu thuẫn cơ bản vốn có trên thế thói vẫn tồn tại và phát triển, chủ
nghĩa tư bản không ngừng chống phá nhằm lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa còn
lại thông qua “diễn biến hòa bình”. Song, không ngăn các nước này đổi mới, cải
cách và đã thu được những kết quả đáng khích lệ như ở Việt Nam, Trung Quốc.
Như vậy, bản chất quốc tế sau chiến tranh lạnh đã và đang thay đổi trên mọi
mặt của đời sống xã hội, cùng với thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ

tác động mành mẽ và làm thay đổi cục diện thế giói, về cơ bản, những xu thế phát
triển chính xuất hiện và đang được định hình rõ rệt như: xu thế hòa bình, ổn định,
họp tác và phát triển, sự đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống chính trị (xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa) thòi kỳ chiến tranh lạnh đã kiềm chế sự phát triểm của
các quốc gia. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối đầu đã chuyển sang xu
thế đối thoại, chạy đua vũ trang sang cam kết về quân sự, hòa dịu trong sinh hoạt
quốc tế. Hòa bình ổn định để họp tác trở thành nhu cầu khách quan, đem lại cơ hội
cho các quốc gia phát triển kinh tế, tăng cường sức
mạnh tổng họp của mình trên trường quốc tế. Đồng thời, các nước cố gắng tạo
6


sự ổn định chính trị nhằm mở rộng họp tác quốc tế, khai thác các nguồn lực bên
ngoại phục vụ cho sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao ý
thức độc lập tự chủ, tự cường và đấu tranh chống sự can thiệp và áp đặt của nước
ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Khi
yếu tố kinh tế trở thành nhân tố quyết định quyền lực của mỗi quốc gia, lọi ích
phát triển, họp tác và cạnh tranh phát triển đang là vấn đề nổi bật trong quan hệ
quốc tế hiện đại. Các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau nhưng trùng
họp về nhu càu, nguyện vọng, lợi ích vì hòa bình ổn định và phát triển, vừa họp
tác vừa đấu tranh trong cùng hòa bình.
Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa gắn liền vói xu thế nêu trên, xu thế quốc
tế, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế đang ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia
không thể tồn tại biệt lập mà phải hoạch định chính sách liên kết khu vực, họp tác
quốc tế cùng phát triển vì lợi ích căn bản của mỗi bên. Thế giới ngày nay là một
tổng thể thống nhất, tùy thuộc lẫn nhau, vừa họp tác vừa cạnh tranh và kiềm chế
ảnh hưởng của nhau. Hội nhập quốc tế là sự lựa chọn tất yếu, đưa đến một thế giới
phụ thuộc lẫn nhau ngày một sâu sắc. Nhờ có quá trình tự do hóa kinh tế, các quốc
gia đi sau có khả năng tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ quốc tế, rút ngắn quá
trình phát triển, đồng thời phát huy tối đa thế mạnh của đất nước và tận dụng cơ

hội do quá trình quốc tế hóa đang mở ra.
Bên cạnh quá trình hội nhập quốc tế, liên kết khu vực và tiểu khu vực, song
phương và đa phương ngày càng tăng mạnh mẽ, dựa trên cơ sở tương đồng về địa
lý, văn hóa truyền thống, tạo nên sức mạnh tập thể hình thành nên thị trường thống
nhất, nhân công lao động quốc tế phát triển. Các quốc gia chậm phát triển có cơ
hội hội nhập và phát triển kinh tế, từng bước nâng cao vị thế trong khu vực và hên
thế giới. Liên kết kinh tế song phương dưới nhiều hình thức tam giác, tứ giác xuất
hiện phát triển ngày càng bền vững. Do đó, vấn đề ngoại giao kinh tế, cạnh tranh
lợi ích kinh tế, lợi dụng tiềm năng quốc tế để phát triển trở thành nội dung quan
trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Những đặc điểm và xu thế trên đây đã chi phối tính đa phương đa dạng hóa
quan hệ quốc tế và đường lối chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia ttên
7


thế giới, ừong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Để thực hiện chương trình cải cách
kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc phải duy trì môi trường hòa bình và quan hệ tốt
đẹp với các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt- Trung cần thiết
phải được bình thường hóa và tiếp tục phát triển.
* Quan hệ các nước lớn
Quan hệ Xô - Mỹ, Xô - Trung, Mỹ - Trung tác động không nhỏ đến quan
hệ Việt - Trung trong tiến trình tiến tới bình thường hóa.
Quan hệ Xô - Trung đẩy mạnh chạy đua vũ trang, tăng chi phí quốc phòng
làm cho tình hình thế giới căng thẳng. Những năm 80 nền kinh thế bao cấp bộc lộ
nhiều vấn đề, có nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế- xã hội. Sau khi
Goocbarchop lên cầm quyền Liên Xô thúc đẩy chính sách ngoại giao hòa hoãn với
các nước lớn, tập trung vào xây dựng kinh tế. Trong quan hệ với vác nước lớn,
Liên Xô bắt đầu chủ động đưa ra những nhượng bộ nhằm làm giảm đi những khó
khăn, tác động từ bên ngoài tới sự ổn định, phát triển ở trong nước. Năm 1989
Liên Xô đơn phương rút một lực lượng lớn quân đội đóng ở các nước Đông Á.

Tháng 11-1989, Xô - Mỹ có cuộc gặp cấp cao không chính thức tại Molta, trao đổi
về những vấn đề của thế giới và quan hệ hai nước. Có thể nói, trong thời kỳ này,
các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và Trung Quốc ít nhiều đều chịu ảnh
hưởng lớn từ hai siêu cường này. Do vậy, trong bối cảnh Liên Xô chuyển hướng
đi theo con đường đa nguyên, đa đảng, tăng cường quan hệ vói Mỹ đã khiến Việt
Nam tìm kiếm sự hợp tác từ những đối tác khác, trong đó có cải thiện quan hệ vói
Trung Quốc. Còn với Tmng Quốc, khi quan hệ Mỹ - Xô cải thiện, vai trò, ảnh
hưởng của Trung Quốc trong tam giác quan hệ Mỹ - Xô - Trung giảm. Bên cạnh
đó, sự kiện Thiên An Môn cũng là nhân tố khiến Trung Quốc phải thay đổi chính
sách đối ngoại, quan tâm tói quan hệ với các nước láng giềng trong đó có Việt
Nam.
Quan hệ Trung - Mỹ: những năm 70 - 80 với việc cải thiện quan hệ giữa hai
nước Trung- Mỹ là sự tính toán trên cơ sở cùng xây dựng mối quan hệ với lợi ích
chiến lược Trung Quốc hy vọng có thể nhận được nguồn vốn và kỹ thuật
từ Mỹ để giúp phát triển đất nước. Trong khi đó, Mỹ muốn thông qua quan hệ
8


vói Trung Quốc để tránh việc Trung Quốc quay trở lại đứng về phía Liên Xô
chống lại Mỹ. Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, một loạt sự kiện đã ảnh hưởng
tới quan hệ Trung - Mỹ như chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Tmng- Xô chuyển
hướng sang hòa dịu vói Mỹ và sự kiện Thiên An Môn đã tạo ra một bóng mây đen
bao phủ quan hệ Mỹ - Trung. Hợp tác Mỹ- Trung trở nên lỏng lẻo hơn bởi vai trò
của Trung Quốc trong việc kiềm chế Liên Xô, vài trò chiến lược của Trung Quốc
trong chiến lược toàn cầu của Mỹ giảm, lợi ích chiến lược giữa hai nước Trung
Quốc và Mỹ quay trở lại cục diện đối lập. Trong khi đó, vói việc Liên Xô tan rã,
Trung Quốc e ngại những phương thức mà các nước lớn phương Tây sử dụng như
“diễn biễn hòa bình” sẽ lại được các nước này áp dụng để chống lại Trung Quốc.
Điều này làm tăng nghi ngờ của Trung Quốc đối với Mỹ là việc Bush đưa ra
những ý tưởng xây dựng “ừật tự thế giói mới”. Chính vì vấy, Trung Quốc đã chú

trọng đến thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN và Đông Dương. Và điều hiển
nhiên là quan hệ Việt- Trung cũng được cải thiện để Trung Quốc có thể giữ ổn
định và phát triển vùng biên giới phía Nam của mình.
Quan hệ Trung - Xô: Cuối những năm 70, tình hình quốc tế và nội bộ của
Liên Xô, Trung Quốc có những thay đổi. Trong quan hệ với Liên Xô, một mặt
Trung Quốc đưa ra đề nghị đàm phán vói chính phủ Liên Xô để cải thiện quan hệ
hai nước, nhưng mặt khác vẫn lên tiếng chỉ trích Liên Xô là chủ nghĩa bá quyền.
Tháng 3-1982, nhà lãnh đạo Liên Xô đã có bài phát biểu ở Tash Kent bày tỏ muốn
tiến hành đối thoại để cải thiện quan hệ hai nước, tiếp tục đàm phán vói Trung
Quốc về vấn đề biên giói bất cứ lúc nào. Tháng 10 năm đó chính phủ hai nước bắt
đầu tiến hành đàm phán, trong cuộc đàm phán Xô- Trung, phía Trung Quốc đưa ra
3 giải pháp cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Thứ nhất là Liên Xô
rút quân khỏi Apsganistan. Thứ 2 là giảm quân ở biên giới Mông cổ- Trung Quốc,
Liên Xô- Trung Quốc. Thứ 3 là thúc đẩy Việt Nam rút quân khỏi Campuchia,
trong đó vấn đề Campuchia là quan trọng nhất. Đe trả lời những yêu cầu của
Trung Quốc, phía Liên Xô cũng đưa ta 3 quan điểm. Thứ nhất, chỉ trích Trung
Quốc đưa ra điều kiện tiên quyết trong đàm phán. Thứ hai,
trong bình thường hóa quan hệ Tmng- Xô, không làm tổn hại đến lợi ích của các
9


nước thứ 3. Thứ ba, tuyên bố phía Liên Xô không đe dọa Trung Quốc. Cuộc đàm
phán không đạt kết quả. Sau khi Goocbachop lên cầm quyền, quan điểm của Liên
xô đối với 3 vấn đề mà Trung Quốc yêu cầu đã cởi mở lên. Điều này tạo điều kiện
cho cải thiện quan hệ hai nước bình thường hóa sau này. Tháng 4- 1986, tại vòng
đàm phán Xô- Trung lần thứ 8, phía Liên Xô đã có sự nhượng bộ khi lần đầu tiên
bày tỏ đồng ý thảo luận vấn đề Campuchia, việc này cho thấy hai nước bắt tay
nhau đạt được thỏa thuận quan trọng trong giải quyết vấn đề một nước khác.
Đưotng nhiên, những hành động này làm cho Việt Nam chuyển hướng chính sách
đối ngoại, đi theo con đường riêng, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Liên Xô.

Nhìn chung, trong bản chất tình hình thế giới có những thay đổi mạnh mẽ
vào cuối những năm 80, những ảnh hưởng của mối quan hệ Mỹ- Xô- Trung đến
các thế lực khác đóng một vai trò quan trọng. Các cặp quan hệ Mỹ- Xô, MỹTrung, Xô- Trung lúc thì tạm thời liên kết với nhau (như mối liên kết Mỹ- Trung
chống lại Liên Xô) vượt qua cả ý thức hệ, đặt lợi ích dân tộc quốc gia lên trên, khi
thì lại tạo thế giằng co, hòa hoãn với nhau như sau chiến tranh lạnh với mục đích
tìm kiếm, xác lập vị thế, vai trò của mình trên khu vực và thế giới, bảo đảm lọi ích
an ninh quốc gia cho bản thân mình. Những cặp quan hệ này tác động không nhỏ
tói sự thay đổi chính sách đối ngoại của hai nước Việt- Trung, làm yếu tố quan
trọng thúc đẩy cặp quan hệ trên tiến dần tới bình thường hóa.
* Liên Xô tan tã và ảnh hưởng tới Việt Nam
Mối quan hệ Liên Xô- Việt Nam vốn đóng vai ừò quan ừọng đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. Nhưng vói những sai lầm trong đường lối và
cách làm của Liên Xô, Việt Nam không thể đi con đường cải tổ mà Liên Xô và
các nước Đông Ầu đang thực hiện.
Đến cuối những năm 80, chính sách đối ngoại với Việt Nam của Liên Xô
đã có những thay đổi rõ rệt, công khai yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi
Campuchia, và cũng đưa ra yêu càu vấn đề Campuchia phải được giải quyết bằng
chính trị.

10


Liên bang Xô Viết tan rã làm mất đi nguồn viện trợ chủ yếu, một thị trường
truyền thống, gây nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế đất nước của Việt
Nam. Mặt khác cùng với những khó khăn, làm cho một bộ phận người dân hoài
nghi về con đường chủ nghĩa xã hội.
Trong tình hình đó Việt Nam phải tìm hướng đi riêng của mình để thoát
khỏi những khó khăn bằng cách thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và khu
vực, trong đó có chủ động bày tỏ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, tăng cường
hiểu biết lẫn nhau với các nước ASEAN.

* vẩn đề Campuchia
Trong những năm cuối thập niên 70 và thập niên 80 của thế kỷ XX, vấn đề
Campuchia là một trong những nhân tố chính gây khó khăn cho Việt Nam trong
quan hệ quốc tế. Vì vấn đề này đã lôi cuốn sự quan tâm của các nước trong khu
vực và nhiều nước trên thế giới kể cả các nước lớn. Nhiều cuộc đàm phán giữa các
nước, nhóm nước khu vực và nước lớn trên thế giới đều quan tâm đến nhân tố
Campuchia nhằm gây sức ép, cô lập Việt Nam. Quan điểm của các nước ASEAN
cũng muốn quốc tế hoá vấn đề Campuchia. Ngay từ tháng 7 năm 1981 các nước
này đã tổ chức Hội nghị quốc tế về giải quyết vấn đề Campuchia. Chủ trương của
các nước ASEAN là phối họp với các nước ngoài khu vực ép Việt Nam rút quân
khỏi Campuchia.
Còn với Trung Quốc, năm 1982, trong cuộc đàm phán với Liên Xô để tiến
tới bình thường hoá qua hệ giữa hai nước, Trung Quốc đã đưa ra điều kiện tiên
quyết để giải quyết bình thường hoá bằng việc giải quyết “ ba trở ngại lớn” vói
Liên Xô. Điều này cho thấy nhân tố Campuchia đối vói Trung Quốc đóng một vai
trò không nhỏ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Việt Nam, cũng như
trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn khác.Tất nhiên điều đó cũng dễ
hiểu bởi Trung Quốc là nước đã hậu thuẫn giúp Campuchia đào tạo nhân lực, viện
trợ thời kỳ trước đó và cũng muốn thông qua Campuchia để mở rộng ảnh hưởng
của mình tại khu vực Đông Nam Á.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề Campuchia liên quan đến sự ổn định
và phát triển của Việt Nam. Vì vậy, trọng tâm hoạt động đối ngoại của Việt Nam
11


trong những năm 80 của thế kỷ XX là tập trung giải quyết vấn đề Campuchia và
bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Từ năm 1982, Việt Nam bắt đầu cho
thấy thiện chí của mình bằng việc rút hết quân tình nguyện Việt Nam ở
Campuchia về nước. Đến thời kỳ đổi mới, trọng tâm chính sách đối ngoại của Việt
Nam là tìm kiếm một giải pháp chính trị hợp lý cho vấn đề Campuchia, coi đây là

khâu đột phá trong triển khai đường lối đối ngoại đổi mói.
Còn quan điểm phía Trung Quốc trong quan hệ Việt Trung là Việt Nam rút
hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia, sau đó, các cuộc thương lượng giữa hai
bên mới được khởi động. Tháng 1-1989, Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau ở cấp
thứ trưởng ngoại giao về vấn đề Campuchia. Song song với đó, quân tình nguyện
Việt Nam vẫn từng bước rút quân về nước và đến tháng 9-1989, Việt Nam đã hoàn
thành việc rút quân tình nguyện về nước.
Với những nỗ lực của Việt Nam cũng như xu thế phát triển của thế giới,
cuộc đối thoại giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã có
nhiều tiến triển, tạo ra những bước ngoặt mới. Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1991,
Thứ trưởng ngoại giao 2 nước Việt -Trung lần lượt có các cuộc gặp mặt tại Bắc
Kinh và Hà Nội để bàn về vấn đề Campuchia và đạt được nhận thức chung. Ngày
21 đến 23 tháng 10 năm 1991, Hội nghị quốc tế về Campuchia họp vòng 2 tại
Paris, để ký kết các văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia.
Với việc ký kết hiệp định Paris về Campuchia tháng 10-1991, quan hệ giữa 2
nhóm nước ASEAN và Đông Dương chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại,
thúc đẩy hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Có thể thấy, việc giải quyết chính trị vấn
đề Campuchia là khâu đột phá quan trọng trong quá trình triển khai đường lối đối
ngoại của Việt Nam, mở rộng hơn nữa cánh cửa tiến tới bình thường hoá quan hệ
Việt Trung cũng như hội nhập vào tổ chức ASEAN sau này.
1.1.2. Lợi ích của hai bên khỉ bình thường hóa
* Việt Nam
Trên cơ sở tình hình quốc tế, tình hình ừong nước và với chính sách đối
ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước chúng ta như trên thì việc bình thường hóa
quan hệ với Trung Quốc đã trở thành một yêu cầu chiến lược đối với Việt Nam.
12


Nó phù họp vói xu thế chung của thế giới đồng thời cũng phục vụ cho lọi ích của
nước ta. Không những là một nước láng giềng có quan hệ lâu đời vói Việt Nam,

Trung Quốc còn là một nước lớn có tiếng nói trên trường quốc tế. Do vậy, nối lại
quan hệ với Trung Quốc sẽ mang lại cho nước ta nhiều lọi ích về an ninh, kinh tế
và đối ngoại.
Trước tiên, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có
điều kiện tập trung vào phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế- xã hội diễn ra từ cuối những năm 70 dù Đảng đã tiến hành công cuộc đổi
mới kinh tế nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Những khó khăn đó một phần do
chính sách yếu kém song còn do nguyên nhân quan trọng là Việt Nam bị Mỹ và
nhiều nước bao vây cấm vận, cô lập trong đó có Trung Quốc. Hơn hai mươi năm
căng thẳng với Trung Quốc cũng chính là thời gian kinh tế Việt Nam lao đao.
Điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam phải huy động một bộ phận lớn về người và
của để bảo vệ đất nước nên không thể tập trung cho phát triển kinh tế.
Bình thường hóa quan hệ vói Trung Quốc còn giúp Việt Nam thoát khỏi sự
cô lập trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng . Trong suốt thập kỷ 80 của thế kỷ
trước, việc Viêt Nam đưa quân vào Campuchia đã khiến nước ta bị Mỹ, các nước
phương Tây và Trung Quốc bao vây cấm vận và cô lập. Sức ép cấm vận không chỉ
khiến cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội tại nước ta thêm trầm trọng mà nhiều
nước trên thế giói do e ngại Mỹ và Tmng nên còn dè dặt trong quan hệ với ta.
Bình thường hóa quan hệ vói Trung Quốc có nghĩa là Việt Nam sẽ gạt bỏ đi một
trong hai trở ngại chính để thoát khỏi thế cô lập trên thế giới.
Ngoài ra sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Ầu tan rã,
Việt Nam mất đi chỗ dựa lớn về chính trị, mất đi thị trường truyền thống cũng như
nguồn viện trợ chủ yếu. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục thi hành
chính sách bao vây cấm vận, thực hiện “diễn biến hòa bình” gây cho Việt Nam rất
nhiều khó khăn. Vì vậy, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc không những
giúp Việt Nam có điều kiện hợp tác buôn bán với thị trường đầy
tiềm năng này để phát triển nền kinh tế mà còn có thể ttanh thủ sự giúp đỡ của
13



Trung Quốc để đứng vững trước các hoạt động “diễn biến hòa bình” của Mỹ và
phương Tây.
* Trung Quốc
Sự thay đổi của thế giới trong thòi kỳ hậu chiến tranh lạnh đã đưa đến sự
thay đổi về môi trường chiến lược và an ninh của Trung Quốc. Bảo vệ sự phát
triển của nền kinh tế đất nước trở thành nhiệm vụ ưu tiên, hàng đầu của Trung
Quốc. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng là yếu cầu cấp bách và có ý
nghĩa sống còn. Để tạo điều kiện đẩy mạnh cải cách, mở cửa, phát triển kinh tế,
xây dựng bốn hiện đại hóa, Trung Quốc càn duy trì môi trường xung quanh hòa
bình ổn định và quan hệ với các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, việc bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam có một vị trí quan trọng trong chiến lược đối
ngoại của Trung Quốc đàu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, sau khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc
sẽ có điều kiện để giải quyết những vấn đề mà thời kỳ đối đầu Trung Quốc chưa
thể thực hiện được như vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Không những thế, trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Việt Nam
còn là một nước láng giềng có vai trò quan trọng đối với vấn đề bảo đảm an ninh
và phát triển kinh tế phía Nam Trung Quốc cũng như việc phát huy ảnh hưởng của
Trung Quốc ở Đông Nam Á. Do vậy Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Việt
Nam để tạo tiền đề hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc hùng mạnh trên
thế giới.
Trung Quốc lo ngại sự giúp đỡ của Liên Xô, Đông Âu sẽ tác động đến Việt
Nam, gây ra phản ứng dây chuyền bất lọi cho an ninh chính trị của Trung Quốc ở
phía Nam. Nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách cô lập Việt Nam thì Việt
Nam có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, dễ dẫn đến bất ổn. Khi đó các tỉnh phía
Nam của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, đe dọa đến sự ổn định của Trung Quốc vốn
đã căng thẳng sau sự kiện Thiên An Môn.
Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam còn tạo cơ hội cho Trung Quốc mở
cửa và phát triển vùng biên giới tây nam, khắc phục tình trạng mất cân đối

giữa các vùng trong phát triển kinh tế của thế giới.
14


Thêm vào đó, quan hệ tốt với Việt Nam, Trung Quốc mới có cơ hội cạnh
tranh với các nước trên thị trường Việt Nam và Đông Dương, tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc và hạn chế ảnh hưởng của Việt Nam ở Lào và Campuchia. Nếu không
sớm bình thường hóa, với sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài, các công ty
Trung Quốc có nguy cơ chậm chân và mất cơ hội làm ăn ở Đông Dương. Qua
những năm đối đầu, Trung Quốc càng cô lập Việt Nam thì ba nước Đông Dương
lại càng gắn bó và ảnh hưởng của Việt Nam ở Đông Dương càng lớn. Do vậy, để
có thể tập hợp lực lượng, gây ảnh hưởng ở Đông Dương và Đông Nam Ắ, Trung
Quốc không thể kéo dài sự căng thẳng với Việt Nam.
12. Chủ trương đối ngoại của Đảng trong quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc
1.2.1. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước năm 1991
* Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ 1950-1965
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia sớm nhất và đầu tiên có quan hệ
và giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược và ngược
lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là một trong những nước đầu tiên công nhận
và thiết lập quan hệ ngoại giao vói Trung Quốc (5/1/1950). Ngay sau khi nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, 1/10/1949, thay mặt Đảng, Chính phủ và
nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng tới đồng chí Mao Trạch
Đông- Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bức điện có đoạn nêu rõ:
“Tôi rất vui mừng được tin nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ðýợc thành lập,
thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam tôi kính mừng Nhà nýớc, Chính phủ và
nhân dân Trung Hoa. Hai dân tộc Hoa- Việt có mối quan hệ trải mấy nghìn năm
lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do, hạnh phúc
của hai dân tộc ta và để bảo vệ dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài [38, tr.28].
Ngày 18/1/1950, Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ

ngoại giao với Việt Nam, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công
nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, tiếp đó là Liên Xô và các nước
Đông Ầu. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn.

15


Nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết và kêu gọi sự giúp đỡ của các nước
Xã hội chủ nghĩa, cuối tháng 1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang Trung
Quốc qua đường biên giới Cao Bằng, người đi Bắc Kinh gặp gỡ lãnh đạo Trung
Quốc bàn về vấn đề viện trợ cho Việt Nam kháng Pháp, sau đó đi Mátxcơva gặp
gỡ Xtalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang ở Liên Xô. Trong buổi đầu làm
việc vói Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên soái Xtalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã
khẳng định viện trợ cho Việt Nam: “ Việt Nam càn trang bị 10 đại đoàn để đánh
thắng Pháp, trước mắt hãy hang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam
có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng
Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Cách mạng Việt Nam. Qua cuộc hội đàm giữa
Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh đạo Trung Quốc sau khi từ Matxcơva trở lại Bắc
Kinh, Trung Quốc đồng ý để tỉnh Quảng Tây là nơi tiếp nhận viện trợ, mở trường
đào tạo cho cán bộ Việt Nam. Tiếp đó, viện trợ của Trung Quốc đã góp một phần
không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh nước ta.
Tháng 8/1950 đến năm 1954, đoàn cố vấn Trung Quốc đã phối họp với Việt
Nam tổ chức và chỉ huy các chiến dịch Biên giói, vùng trung du sông Hồng, chiến
dịch Điện Biên phủ, đánh bại quân Pháp xâm lược.
Ngay sau khi kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Trung
Quốc đã thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Ngày 1/9/1954 La Quý
Ba đệ trình quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Trung Quốc tại
Việt Nam được đặt chính thức.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, Trung Quốc
đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Các nhà lãnh đạo

Tmng Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú biểu hiện tình đoàn kết hữu
nghị vói nhân dân Việt Nam. Ngày 19/7/1960 hơn một vạn nhân dân thủ đô Bắc
Kinh đã mít tinh để lên án tội ác của Mỹ- Diệm, ủng hộ Cách mạng Việt Nam.
Ngày 20/12/1960, Mặt hận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, Trung Quốc là
một trong các nước đầu tiên công nhận và đồng ý để mặt hận mở cơ quan đại diện
tại chính nước mình.

16


Trong khi Việt Nam khôi phục kinh tế miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước
nhà, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại, đó là sự
can thiệp của Mỹ vào Đài Loan, sự nổi loạn ở Tây Tạng... Việt Nam lên án việc
Mỹ xâm chiếm Đài Loan, âm mưu tạo ra hai nước Trung Quốc hoặc một Trung
một Đài. Trước sau như một, Việt Nam luôn thừa nhận Đài Loan là một phần lãnh
thổ Trung Quốc và coi Mỹ là kẻ thù chung của hai dân tộc bỏi Mỹ cản trở sự
thống nhất Việt Nam và cản trở việc đưa Đài Loan trở về Trung Quốc.
Trong khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào
giai đoạn quyết liệt, Trung Quốc tăng cường ủng hộ Việt Nam trên nhiều phương
diện. Ngày 6/8/1964, Trung Quốc ra tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mỹ,
khẳng định tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao đối với Việt Nam trước việc
máy bay Mỹ đánh phá một số điểm ở miền Bắc Việt Nam. Tổ chức mít tinh tại
quảng trường Thiên An Môn cùng với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và hơn một triệu dân, phản đối Mỹ dùng không
quân, pháo hạm đánh phá thị xã Đồng Hói, cùng nhiều địa điểm khác thuộc tỉnh
Quảng Bình, Vĩnh Long...
* Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc 1965-1975
Đây là thòi gian cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra vô cùng khốc liệt,
Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” , ào ạt đưa quân viễn chinh
Mỹ và quân các nước Đồng minh Mỹ vào nước ta để trực tiếp tham chiến tại miền

Nam Việt Nam, đồng thời Mỹ cũng thực hiện ném bom, phong tỏa miền Bắc bằng
không quân và hải quân. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung
Quốc cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ hết lòng cả về chính trị, tinh thần lẫn
vật chất cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, coi đây là một nhiệm vụ quan
trọng của nhân dân Trung Quốc.
Nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng và khả năng ứng chiến của Cách
mạng Việt Nam với cuộc chiến tranh mà Đế quốc Mỹ gây ra ngày càng lan rộng,
Trung Quốc tiếp tục ký kết với Việt Nam nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác và
giúp đỡ trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục khẳng định sự

17


ủng hộ mạnh mẽ của mình đối vói sự nghiệp kháng chiến lâu dài của cách mạng
Việt Nam.
Ngày 23/11/1966, tại Bắc Kinh, đại diện Chính phủ hai nước ký kết nghị
định thư bổ sung giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc viện trợ không hoàn lại
những vật tư, ừang thiết bị quân sự cho Việt Nam trong năm 1960.
Tiếp theo đó, ngày 6/10/1967, đại diện Chính phủ hai nước tiếp tục ký thêm
3 nghị định thư về việc Trung Quốc tiếp tục viện trợ không hoàn lại các thiết bị
quân sự, vật tư hậu cần cho cả hai miền Nam- Bắc của Việt Nam trong năm 1967
và 1968. Nội dung của các nghị định thư này cũng khẳng định tinh thần ttách
nhiệm cùng lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc
đối vói cuộc đấu tranh chống Mỹ mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành : Chính
phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tuân theo lời dạy của Mao chủ tịch, vị lãnh tụ
vĩ đại: nhân dân đã giành được thắng lợi cách mạng phải giúp đỡ nhân dân đang
đấu tranh giải phóng, đó là nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi, và Chính phủ nước
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa MácLênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản nhằm tăng cường hơn nữa lực lượng của nhân
dân Việt Nam chống Đe quốc Mỹ xâm lược, không ngừng phát triển và củng cố

tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước, đã bàn bạc chân
thành và hữu nghị về vấn đề Trung Quốc viện trợ không hoàn lại những trang bị,
vật tư quân sự cho miền Nam Việt Nam trong năm 1968.
Thời kỳ này, Trung Quốc tiếp tục viện trợ tích cực cho Việt Nam theo
thống kê chưa đầy đủ của cơ quan hậu càn Việt Nam, chỉ tính riêng về viện trợ
quân sự, từ năm 1965-1968, Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
tổng số 36,448 tấn vật chất tri giá 922 triệu nhân dân tệ. Ngay ừong năm 1965,
Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 58,953 tấn vũ khí đạn dược và khoảng 900
triệu nhân dân tệ. Trung Quốc còn giúp Việt Nam xây dựng một số cơ sở công
nghiệp phục vụ cho quốc phòng và phát triển kinh tế.
Có thể nói, những giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Trung Quốc đối với
cách mạng nước ta trong giai đoạn này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng
18


phải thừa nhận một thực tế đó là, vì lọi ích của mình trong cuộc đối đàu nhằm
cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô, do hai nước Trung- Xô có nhiều mâu thuẫn,
nếu ở những mức độ khác nhau Trung Quốc đã có những chính sách và thực hiện
nhiều hành động gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ. Tiêu biểu cho những chính sách của Trung Quốc là việc
Trung Quốc gây khó khăn trong việc vận chuyển các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ
thuật và hàng cứu trợ mà Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa đã chi viện
cho nhân dân ta.
Sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam 30/4/1975 mối quan hệ ViệtTrung tiếp tục xấu đi, nhất là khi lực lượng Khmer đỏ triển khai hàng loạt vụ tấn
công quân sự vào lãnh thổ Việt Nam, mở đầu là cuộc đột kích vào đảo Phú Quốc
ngày 4/7/1975, rồi tiếp đó là đảo Thổ Chu ngày 10/7/1975. Sau đó là các cuộc tấn
công mang tính tàn sát đẫm máu của Khmer đỏ vào tháng 4, tháng 7/1977 vào sâu
10 km trong lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh An Giang và Tây Ninh. Trong thời
gian Việt Nam phải đối phó với quân đội Khmer đỏ, mối quan hệ giữa Việt Nam
và Liên Xô ngày càng được thắt chặt và được đánh dấu bằng “hiệp ước hữu nghị

và hợp tác” ký kết vào tháng 11/1978. Đe đáp trả lại cái mà Trung Quốc gọi là “sự
phản bội” của Việt Nam, hàng loạt những viện trợ ký kết đã không được thực
hiện, đồng thời Trung Quốc cũng tiến hành rút các chuyên gia về nước, các con
đường vận chuyển thông thương giữa hai nước cũng bị ngừng hoạt động. Và đây
chính là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh quy mô lớn của Trung Quốc vào toàn
bộ biên giói phía Bắc của Việt Nam với lý do “dạy cho Việt Nam một bài học”
nhưng thực chất là nhằm phân chia lực lượng của Việt Nam để giúp chính quyền
diệt chủng Khmer.
Lúc 5 giờ ngày 17/2/1979, Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu
Bình đã đưa 80 ngàn quân nổ súng và tràn qua biên giới Việt - Trung đánh chiếm
từ Phong Thổ, Lai Châu tới Móng Cái, thuộc tỉnh phía Bắc vùng biên giới ViệtTmng. Cuộc chiến kéo dài đến ngày 5/3 thì Trung Quốc rút quân về phía biên giới
Trung Quốc. Trong suốt 16 ngày tràn qua biên giới, gọi là dạy cho
“Cộng sản Việt Nam một bài học” quân Trung Quốc đã phá tan nhà cửa tại Lào
19


Cai, Đồng Đăng, Lạng Sơn và nhất là đã san bằng bình địa thị xã Cao Bằng trước
khi rút quân. Cuộc chiến 16 ngày không chỉ tàn phá 6 tỉnh phía Bắc mà còn dẫn
đến những thương vong đáng kể: có hơn 30 ngàn người Việt Nam đã chết trong
cuộc chiến này: 32 ngàn người bị thương và 1638 người bị bắt làm tù binh. Tuy
rút về biên giói, Trung Quốc vẫn tiến hành tấn công bằng pháo kích vào làng xóm
Việt Nam cũng như tiếp tục chiếm đóng những khu vực chiến lược trong vùng
biên giới dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu tới năm 1988 mới chuyển sang
những cuộc đàm phán về ngoại giao. Trong gàn 10 năm xung đột biên giới, hai
phía đã có những cuộc ác chiến diễn ra trong 2 năm 1984 và 1985 khiến cho hàng
chục ngàn người của cả hai phía bị chết và bị thương, trong đó có những thường
dân vô tội của Việt Nam bị quân Trung Quốc tàn sát và giết hại rất dã man.
Ngay khi cuộc chiến này nổ ra, Mỹ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi
“sự rút quân lập tức của Việt Nam ra khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt
Nam” việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự nối tiếp của việc Việt Nam xâm

lược Campuchia”. Nhưng tiên thực tế, Mỹ đã là quốc gia phương Tây duy nhất
gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Ngoài Mỹ thì đa số
các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự của phía Trung
Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở
cửa của Trung Quốc khi đó.
Ngày 18-2-1979, đồng minh của Việt Nam - Liên Xô viện dẫn hiệp định kí
vói Việt Nam thúc giục Trung Quốc “dừng trước khi quá muộn” và yêu cầu Trung
Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thòi gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô
không ngừng lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là “hành động man rợ bất
chấp đạo lý của kẻ cướp” yêu cầu Trung Quốc lập tức chấm dứt chiến tranh xâm
lược và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước
quân sự Xô- Việt. Ngoài ra, Liên Xô chỉ trợ giúp vận chuyển hàng không và triển
khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam chứ không can thiệp quân sự nhằm tránh
làm đổ vỡ mối quan hệ bấy lâu căng thẳng với Trung Quốc.

20


×