Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

cac bien phap khac phuc giam thieu moi truong tai khu mo vang then sin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.68 KB, 36 trang )

PHẦN A : CƠ QUAN CHỦ QUẢN
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
Dự án “Khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin Tam Đường Lai Châu” do
Tổng công ty Khoáng sản và Thương maị Lai Châu làm chủ đầu tư. Mỏ vàng
Thèn Sin thuộc địa phận xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được
nhân dân phát hiện và khai thác bằng phương pháp thủ công và tù do khai thác từ
tháng 7 năm 2005 đến tháng 6 năm 2007. Trên chiều dài gần 600m, rộng 150m bị
đào xới nham nhở bằng những công trình, hè, giÕng, lò hết sức lộn xộn, đã gây
ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, vi phạm luật khoáng sản, gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường. Tại hiện trường có hàng ngàn người, hàng trăm máy nghiền
và hàng loạt bể đựng hoá chẩt để lắng, lọc vàng, đây là nguồn gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến chất lượng môi trường.
Trước tình hình trên, các Sở, Ban ngành đã tham mưu và UBND tỉnh Lai
Châu đã ra quyết định đình chỉ việc khai thác vàng trái phép. Đồng thời ra quyết
định số 1159/QĐ/UB - CN2, ngày 22/5/2007 của UBND tỉnh Lai Châu về việc
giao Tổng công ty KS & TM Lai Châu quản lý, bảo vệ và lập phương án thăm
dò, khai thác vàng tại mỏ vàng Thèn Sin thuộc xã Thèn Sin, huyện Tam Đường.
Từ những điều kiện trên Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Lai Châu (KS
& TM) đã tiến hành thăm dò, khảo sát và lập dự án.
Thực hịên Luật bảo vệ môi trường (BVMT) Tổng công ty Khoáng sản và
Thương mại Lai Châu đã hợp đồng với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi
trường Lai Châu tiến hành đo đạc, lấy mẫu các chỉ tiêu, thành phần môi trường
để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường địa phương thẩm định và ra quyết định phê chuẩn.

1


Đây là công việc rất có ý nghĩa đối với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại
Lai Châu. Báo cáo đánh gía tác động môi trường là cơ sở khoa học để từ đó đưa


ra các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các thành phần
môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
I. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO
Những hoạt động của Dự án sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến môi
trường, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá để từ đó đề xuất các giải pháp xử lý nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mục đích của báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác tận thu Mỏ Thèn Sin - Tam
Đường - Lai Châu” nh sau:
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án và các vùng lân
cận.
- Đánh giá tác động của dự án tới các thành phần môi trường.
- Đề xuất các giải pháp khống chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá
trình khai thác, chế biến vàng để BVMT.
Báo cáo ĐTM là cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan chức năng về
BVMT trong việc quan trắc giám sát chất lượng môi trường, đồng thời cung cấp
những số liệu, tài liệu thích hợp phục vụ chương trình BVMT của tỉnh Lai Châu
Báo cáo này được thực hiện theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường trên cơ sở phân tích tính chất, thiết bị công nghệ khai thác, chế biến vàng,
liệt kê toàn bộ các tác động đến môi trường cã thể xảy ra và đề xuất các giải pháp
nhằm khắc phục, hạn chế giảm thiểu các tác động tiêu cực đến các yếu tố tài
nguyên môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững .
II . NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU, SỐ LIỆU ĐỂ LẬP BÁO
CÁO ĐTM:
2


- Những căn cứ pháp lý:
+ Luật bảo vệ môi trường 2005.
+ NĐ 80/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường 2005;

+ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội
thông qua ngày 14/6/2005.
+ Thông tư của BKHCN & MT về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.
+ Quyết định của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành “Quy định tạm
thời về bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu”.
+ Quyết định của UBND tỉnh Lai Châu về việc giao Công ty KS & TM Lai
Châu quản lý, bảo vệ và lập phương án thăm dò, khai thác vàng tại mỏ vàng Thèn
Sin thuộc xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu.
- Các cơ sở về dữ liệu, số liệu:
+ dù án khả thi khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin, huyện Tam Đường,
Tỉnh Lai Châu.
+ Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lé thiên TCVN 5326-91.
+ Quy phạm an toàn khai thác mỏ lé thiên 16 TCVN 615-95.
+Báo cáo tình hình phát triển KT- XH huyện Thèn Sin trong những năm
qua.
+ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lai Châu 2007.
+ Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2006.
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM:
- Phương pháp khảo sát và đo đạc ở hiện trường.
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp xử lý tài liệu và đánh gía logic.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
3


- Phương pháp kế thừa số liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp mạng lưới.
- Phương pháp dự báo.

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tên dự án: Dự án khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin – Tam Đường– Lai
Châu
- Cơ quan chủ quản: Tổng công ty KS & TM Lai Châu.
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Tổng công ty KS & TM Lai Châu.
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi
trường Lai Châu.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC TẬN THU MỎ VÀNG
THÈN SIN – TAM ĐƯỜNG – LAI CHÂU
1. Giới thiệu về khu vực khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin
a- Tên dự án: Dự án khai thác tận thu Mỏ vàng Thèn Sin –Tam Đường –
Lai Châu.
b- Chủ đầu tư: Tổng công ty KS & TM Lai Châu.
c- Vị trí khu vực khai thác:
Mỏ vàng Thèn Sin thuộc địa phận xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Tỉnh
Lai Châu. Có chiều dài 750m, chiều rộng 250m, diện tích 18,7ha.
d- Trữ lượng mỏ Thèn Sin: TÝnh theo phương pháp khối địa chất:
+ Trữ lượng ước tính:1500 kg.
+ Khối lượng nhân dân đã khai thác ước tính: 100kg.
+ Trữ lượng mỏ ước tính: 1400 kg, trữ lượng vàng ước tính sau khi khai thác

4


và chế biến là: 1120 kg ( hệ số thu hồi 80% ).
e- Tuổi thọ của mỏ: 7,7 năm.
2. Các giải pháp công nghệ và hệ thống thiết bị khai thác:
* Công ty có hệ thống khai thác nh sau:
Trên cơ sở đặc điểm tình hình, địa chất vùng mỏ và thế nằm của thân

khoáng, Công ty sử dụng cả hai phương pháp khai thác: Lé thiên và hầm lò
nhưng chủ yếu khai thác lé thiên là chính, công tác hầm lò thực hiện tận thu phần
còn lại của khai thác lé thiên khi moong khai thác xuống sâu, các mạch quặng ở
dạng ổ, thấu kính vói bề dày mỏng mới thực hiện khai thác hầm lò. Toàn bộ thiết
bị cho khai thác hầm lò được tính trong phần tổng hợp thiết bị khai thác.
a. Lùa chọn hệ thống khai thác:
Phương án chọn:
• Khoan nổ mìn phá đất, đá bóc.
• Khoan nổ mìn phá thân quặng.
• Vận chuyển đất bốc bằng ô tô.
• Xúc bốc bằng máy xúc 0,5m3/gầu.
b. Yếu tố hệ thống khai thác:
• Cắt tầng đất đá cao 5m, bề rộng mặt tầng công tác 5m.
• Góc sườn tầng công tác 450 (đảm bảo an toàn trong công tác khai thác cho
người và thiết bị).
• Chiều dài tuyến công tác 50- 100m.
• Quặng vàng khai thác đến đá trô .
c. Công tác khoan nổ mìn:
Dùng loại khoan điện trung quốc có đường kính lỗ khoan φ = 60mm, khoan
sâu 1200 mm; Lượng thuốc nổ tính theo định mức phá đá có độ cứng cấp 16 -18,
Q = 0,5 Kg/m3.

5


d. Khai thác quặng :
• Quặng được xe ủi gạt đẩy về phía địa hình thấp và dồn đống .
• Dùng máy xúc 0,5 m3 xóc đổ lên ô tô.
• Ô tô vận chuyển, tập kết quặng về sân chứa quặng ở khu xưởng chế biến.
* Hệ thống thiết bị cho dây chuyền khai thác:

• Công đoạn khai thác: Máy khoan nổ mìn, xe ủi đất đá, máy xúc, xe ben.
• Công đoạn đập nghiền: Máy nghiền công suất 5 tấn /ca, máy đập hàm 10
tấn /ca.
• Công đoạn tuyển hoá: Bơm dung dịch quay vòng để trích ly vàng.
• Cung cấp điện phục vụ sản suất bằng máy phát điện 100KWA.
• Cung cấp điện phục vô sinh hoạt bằng máy phát điện 15 KWA.
e- Chế độ làm việc:
* Chế độ làm việc: Được xác định theo chế độ làm việc không liên tục, nghỉ ngày
lễ và chủ nhật theo quy định của Bộ luật lao động .
• Số ngày làm việc trong năm:

300ngày.

• Sè ca làm việc trong ngày:

02 ca.

• Sè giê làm việc trong mét ca: 8h.
* Công suất thiết kế:
Kế hoạch sản xuất của má nh sau:
TT

Công việc

1

Khai thác
Đất bóc (m3) 97
Quặng (tấn) 43
Xóc,bốc,vận


2

Năm 2003-2004 Năm 2005-2006
1ca
1 năm 1ca
1 năm

chuyển
Đất bóc (m3) 97

Năm 2007-2008
1ca
1 năm

29.000
13.000

193
86

58.000
26.000

243
110

73.000
33.000


29.000

193

58.000

243

73.000

6


Quặng (tấn) 43
Nghiền,tuyển 43

3

13.000
13.000

86
86

26.000
26.000

110
110


33.000
33.000

Quặng (tấn)
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý: Đây là một xã miền núi cách trung tâm huyện 20 km. Công ty
vàng được xây dựng và khai thác trên địa bàn xã Thèn Sin cách trung tâm xã
25km về phía tây.
1.2 . Địa hình - địa chất:
* Địa hình: Thuộc vùng núi có độ cao trung bình 400 - 450m theo phương TB ĐN .
* Địa chất: Tương đối ổn định.
1.3 . Khí hậu- khí tượng thuỷ văn:
- Nhiệt độ trung bình năm 200C.
- Độ Èm trung bình 84%.
- Lượng mưa trung bình: 2000mm.
- Độ Èm không khí trung bình: 80%.
2. Điều kiện kinh tế –chính trị –xã hội :
Đây là một trong những xã nghèo cuả tỉnh Lai Châu với mức thu nhập
bình quân đầu người 270.000 đồng/tháng, sống chủ yếu bằng chăn nuôi gia sóc
gia cầm và làm nông nghiệp .
Về chính trị - xã hội: Tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng
được giữ vững.
Cơ sở hạ tầng – giao thông vận tải: thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu
buôn bán.
7


3. Hiện trạng môi trường:

Do nhân dân khu vực khai thác bừa bãi nên đã gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường đất, nước, không khí, tuy nhiên mức độ không đáng kể.
CHƯƠNG IV
DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG QUA QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT
1. Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn khai thác và vận chuyển:
* Công đoạn khoan nổ mìn: Quá trình nổ tạo ra các đám khói bụi, tập trung
nhưng không liên tục, có khả năng phát tán rộng khi có gió, kèm theo đã là thải ra
một lượng khí như COx, SOx, NOx,, mặt khác tác động đến môi trường đất, môi
trường sinh thái cảnh quan.
* Công đoạn vận chuyển: Sinh ra bôi trong quá trình san, gạt, xúc bốc quặng và
vận chuyển quặng đến khu vực chế biến . Đồng thời cũng sinh ra một lượng khí
thải chứa các chất COx, NOx, từ các động cơ chạy bằng dầu diezen.
* Công đoạn đập hàm: Quá trình này phát sinh ra mét lượng bụi rất nhiều, đồng
thời gây nên tiếng ồn rất lớn từ các động cơ có công suất lớn như máy đập
nghiền…
2 . Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình chế biến:
* Công đoạn nghiền, tuyển trọng lực: Khoáng vật nặng thu được trong quá trình
tuyển nổi nằm trên máng được thu lại và chuyển vào hỗn hợp với thuỷ ngân.
Thuỷ ngân là chất dễ bay hơi (20 0c) vì vậy môi trường tại khu tuyển sẽ bị nhiễm
bẩn hơi thuỷ ngân trong quá trình tuyển. Mặt khác công đoạn thu gom vàng sau
khi xay, nghiền được thực hiện trên các thiết bị thủ công nên đã làm rơi vãi một
lượng thuỷ ngân lỏng vào nước, vào quặng thải, vào đất, vào dòng chảy của
nguồn nước và thải ra môi trường.
* Công đoạn tận thu vàng: Sau khi trích ly vàng chất thải rắn được loại bỏ có
8


chứa nhiều chất hoá học trong đó có các hoá chất độc hại nh xyanua, crom, chì…
* Công đoạn phân kim vàng và nấu chảy vàng 99,9%: Nguồn nước rửa tủa vàng

(tủa vàng thu được trong quá trình tận thu vàng) tuy khối lượng không nhiều lắm
nhưng chứa các hoá chất độc hại, có tính ôxy hoá cao.
3: Xác định khối lượng chất thải:
a- Chất thải rắn:
+ Đất bóc: khối lượng đất đã bóc khoảng 58.000m3/năm
+ Chất thải bùn, sét: khoảng 2600 tấn/ năm
+ Chất thải rắn sau trích ly: khoảng 23400 tấn/năm
+ Chất thải rắn sinh hoạt: 21900 kg/năm
a- Nước thải:
+ Nước thải công nghiệp: 67600m3/năm
+ Nước thải sinh hoạt: 7300m3/năm
b- Bôi: 18460kg/năm
c- Khí thải:
Chất ô nhiễm
CO
SO2
NO2

Hệ số ô nhiễm (kg/1000l dầu)
1,2
9,4
10,377

Tải lượng (kg/năm )
186.782
1463.128
1.615.200

4. Đánh giá tác động môi trường do quá trình sản xuất:
Các hoạt động của quá trình khai thác và chế biến đã gây ảnh hưởng tới các

yếu tố tài nguyên môi trường như: Suy thoái môi trường đất, chất lượng không
khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm, thay đôỉ cảnh quan địa hình khu vực, mất
diện tích rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cư
dân địa phương và trực tiếp người lao động. Cụ thể:
a- Tác động đến môi trường đất :
Do khai thác quặng bằng phương pháp lé thiên nên mức độ tác động đến
9


diện tích rừng là rất lớn.
Bên cạnh đó trong quá trình chế biến vàng sẽ thải ra một lượng lớn nước thải
chứa các chất hoá học độc hại cùng với lượng chất thải rắn sau trích ly. Nếu
không được xử lý triệt để đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm
đất. Đây là tác động nguy hiểm mang tính huỷ diệt lâu dài.
b- Tác động đến môi trường nước:
Nguồn ô nhiễm phát sinh từ lượng nước mưa chảy tràn qua khai trường và
lượng nước thải trong quá trình chế biến quặng tác động trực tiếp đến nước mặt
của nguồn nước khu vực dân cư.
• Nước mưa chảy tràn: Thành phần độc hại trong nước mưa chảy tràn gồm:
Chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan, kim loại nặng… làm thay đổi tính chất
hoá lý của nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ vực.
• Nước thải từ quá trình chế biến quặng: Cã hàm lượng chất ô nhiễm cao và
cực kì nguy hiểm, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
c- Tác động đến môi trường không khí: Gồm các nhân tố: bụi, tiếng ồn…
• Bôi: gồm bụi silíc, bôi phóng xạ… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người
dân và người lao động.
• Tiến ồn và độ rung: Tiếng ồn tại khu vực mỏ rất lớn đặc biệt là quá trình
nổ mìn có đé ồn 120dB và lan xa hàng km nhưng tiếng ồn này không thường
xuyên, chủ yếu là tiếng ồn ở máy đập hàm, nghiền sàng, ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khoẻ người lao động. Đồng thời tác động đến các loài động vật hoang dã

trong vùng.
• Tác động của khí thải: Không đáng kể.
d- Tác động đÕn môi trường sinh thái cảnh quan:
Bóc đi mét diện tích đất rừng khá lớn, gây ô nhiễm môi trường nước, không
khí và chất thải rắn. Có khả năng làm suy giảm sù phong phú của hệ sinh thái

10


thuỷ vực do thành phần nước thải có chứa hoá chất xyanua, thuỷ ngân… qua đó
gián tiếp xâm nhập vào cơ thể con người khi sử dụng các loại động thực vật làm
thức ăn.
Hệ sinh thái trên cạn: Cã tác động xấu nh làm cho các loài động thực vật
hoang dã di cư đi nơi khác, cây cối chậm phát triển do trong khí thải của các
động cơ có chứa các chất SO2, CO…
e- Tác động đến môi trường kinh tế xã hội :
• Tác động đến sức khoẻ cộng đồng: Lượng nước thải từ quá trình chế biến
quặng có tác động lớn nhất do trong nước thải có thành phần hoá học rất đa dạng
gồm các chất độc hoá học như xyanua, thuỷ ngân, asen… khó thu hồi để xử lý
nên không thể tránh khỏi việc thải trực tiếp xuống nguồn nước sinh hoạt của nhân
dân trong khu vực khai thác. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức
khoẻ của nhân dân, có thể xảy ra các hiện tượng nhiễm độc như:
* Nhiễm độc thuỷ ngân: do thuỷ ngân ngấm vào cơ thể qua da trên các vết xước,
xây xát hoặc các vết thương nhá do thuỷ ngân lỏng hay hơi thấm vào máu; Hơi
thuỷ ngân qua đường hô hấp vào phôỉ hoặc các cơ quan nội tạng khác; thuỷ ngân
hoà tan trong nước; Sự thấm lắng của thuỷ ngân vào đất đai, rau quả, thực phẩm.
Khi bị nhiễm độc thuỷ ngân sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng, hô hấp,
đường ruột, chứng chậm lớn, kém phát triển về trí tụê ở trẻ em…
* Nhiễm độc do xyanua: Có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, qua ăn uống… gây
các bệnh về hô hấp, tiêu hoá... có thể dẫn đến tử vong.

• Tác động đến kinh tế xã hội: Mỏ vàng đi vào hoạt động có tác động tích
cực đến điều kiện kinh tế xã hội của nhân dân trong vùng. Công ty sẽ có chính
sách hỗ trợ cho xã nguồn tài chính để phục vô một số hoạt động xã hội và tài
chính cho công tác bảo vệ môi trường; nhận người của xã vào lao động trong
Công ty với mức lương ổn định, từ đó cải thiện đời sống của nhân dân trong
vùng, thúc đẩy kinh tế xã phát triển. Đồng thời sẽ khắc phục tình trạng khai thác
11


vàng bừa bãi của cư dân trong vùng.
f- Tác động đến giao thông: Tác động đến giao thông trong quá trình khai
thác và chế biến là không lớn và Ýt ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân do
khu khai thác và khu chế biến rất gần nhau, riêng biệt với khu dân cư.
g- Tai nạn lao động và các rủi ro môi trường, thiên tai:
• Về tai nạn lao động: Công nghệ khai thác ở đây là dùng phương pháp
khai thác lé thiên nên phải dùng mìn để mở moong khai thác, do đó dễ dẫn đến
những tai nạn lao động do đá lăn, chấn động nổ mìn. Công nhân cũng phải tiếp
xúc nhiều với hơi thuỷ ngân và các khí thoát ra từ khâu chế biến quặng cũng dẫn
đến những tai nạn lao động như: đau đầu, gất trong khi làm vịêc.
• Về rủi ro môi trường thiên tai: nh lò quét, sạt lở đất đá,…
CHƯƠNG V
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA KHU MỎ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Hoạt động khai thác vàng sẽ làm xáo trộn, phá vỡ trạng thái cân bằng cuả
hệ sinh thái, àm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố môi trường đã được
thiết lập, tồn tại xung quanh khu vực sản xuất mới đồng thời tác động đến bảo
vệ và ổn định môi trường của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy việc đề xuất các
giải pháp bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng không thể thiếu đối với các quá
trình hoạt động sản xuất của khu vực khai thác và chế biến vàng, vấn đề quan
trọng đầu tiên là lùa chọn công nghệ khai thác chế biến phù hợp với đặc điểm của

quặng và phải tính toán đến các phương án giảm thiểu tác động môi trường mét
cách tối ưu nhất, vấn đề quan trọng thứ hai là việc tổ chức quản lý của khu mỏ
phải đúng những quy định của pháp luật và theo những cam kết đã đề ra.
1. Các biện pháp kỹ thuật – công nghệ:
12


Công ty đã áp dụng công nghệ tuyển trọng lực thu vàng giai đoạn 1 bằng
thuỷ ngân và giai đoạn hai là trích ly vàng bằng phương pháp xyanua thấm chiết,
nh vậy tránh được thất thoát tài nguyên trong quá trình khai thác.
a- Phương pháp khai thác:
Lùa chọn phương pháp khai thác lé thiên. Ưu điểm của phương pháp này là :
quá trình triển khai thuận tiện và cho phép tận thu được vỉa quặng một cách triệt
để không phải sử dụng hệ thống thông gió, hạn chế những sự cố rủi ro về môi
trường và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động .
b- Công nghệ trích ly vàng:
Công nghệ này sẽ thải ra môi trường lượng nước thải tương đối lớn có chứa
các hoá chất độc nh xyanua, thuỷ ngân. Vì vậy cần phải hạn chế lượng hoá chất
này thất thoát ra môi trường.
* Công nghệ tuyển trọng lực thu hồi vàng bằng thuỷ ngân:
- Phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật công nghệ tuyển vàng đã đề ra.
- Quặng trước khi đưa vào tuyển phải được làm sạch tránh tình trạng thất
thoát thuỷ ngân do trôi theo dòng bùn thải và dính vào các khoáng vật rồi thải ra
môi trường.
- Hạn chế các kim loại có trong các khoáng vật tác dụng với thuỷ ngân nh Cu,
Pb, Zn… các kim loại này ngăn cản hạt vàng tiếp xúc và khuếch tán vào thuỷ
ngân đồng thời làm thất thoát một lượng thuỷ ngân đáng kể. Để hạn chế tác hại
đó, cho thêm một lượng vôi 0,02%-0,025% hoặc Pb(CH3COO)2, NaNO3.
* Công nghệ trích ly vàng: Để hạn chế lượng xyanua sử dụng trong việc trích ly
quặng vàng và tránh thất thoát ra môi trường Công ty cần chú ý những vấn đề :

- Nồng độ hoá chất tốt nhất để hoà tan vàng là từ 0,1 đến 0,15%.
Để hạn chế tổn thất xyanua và sinh ra HCN phải thường xuyên quan sát dung
dịch trích ly. Nếu thấy xuất hiện màu xanh cần tiến hành một số biện pháp sau:
Tăng lượng kiềm bổ sung hoặc bổ sung thêm vào dung dịch một lượng hợp chất
13


chì để hạn chế bớt sự ôxy hoá hợp chất của sắt trong dung dịch.
Nên sử dụng dung dịch thừa để thay thế lượng nước trước khi cho NaCN vào
dung dịch ở bước 2 là rất tốt và mang hiệu quả cao.
2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vật lý:
a- Giảm thiểu các tác động đến môi trường đất :
* Chống xói mòn, sụt lở đất và bồi lắng sông suối: Cần xây các đập tràn nhằm
ngăn lượng đất cát bị cuốn trôi đồng thời có kế hoạch nạo vét đất cát ở các đập
tràn. Biện pháp này vừa giảm độ đục của nước vừa cải thiện môi trường sống của
sinh vật dưới nước.
* Thu gom và xử lý chất thải nguy hại:
- Tất cả các chất thải thuộc dạng bã thải rắn trước khi thải phải được xử lý để
giảm độ nhiễm độc do các hoá chất đã thấm, lắng hoà tan và bã thải, còng nh các
hoá chất khác ở thể rắn, chóng được hình thành trong quá trình chế biến.
- Bã thải là quặng đuôi sau quá trình tuyÓn đã qua xử lý, không được thải ra các
bãi ven sông, khe suối… phải thải đúng nơi quy định không làm ảnh hưởng tới
các hoạt động sản xuất cũng như không được phép làm ngăn cản dòng chảy tự
nhiên của con sông, khe suối trong những ngày thường cũng như trong những
ngày mưa lũ.
- Với các bã thải gồm các chất thải rắn có mức độ thấm các hoá chất độc với
nồng độ lớn, nhất thiết phải tập trung về các bãi thải được thiết kế và thi công
đúng quy định về bảo vệ môi trường: về độ thoáng, cách ly thẩm thấu qua nền đất
của bãi thải, độ nghiêng của mặt bằng thoát nước về hố gom nước. Tiến hành xử
lý bã thải trước khi thải ra môi trường bằng phương pháp tiêu huỷ xyanua tồn

đọng trong bã thải bằng CaOCl 2, vừa hiệu quả lại rẻ tiền, hoá chất dễ kiếm và dễ
bảo quản, an toàn cho môi trường.
b- Giảm thiểu tác động đến môi trường nước: Trong nước thải có chứa
xyanua, thuỷ ngân từ quá trình tuyển trọng lực và mét số hoá chất phụ gia trong
14


chế biến vàng như hợp chất chứa crôm, chì… Để hạn chế một cách tối đa tác
động đến môi trường của loại nước thải này cần phải tách bỏ được các hợp chất
trên ra khỏi nước thải càng nhiều càng tốt. Có các phương pháp sau:
* Các phương pháp tái sinh – tiêu huỷ xyanua trong nước thải:
- Tái sinh xyanua: Sù tái chế được thực hiện trong một hệ thống kín bằng nhùa
PVC gồm hai tháp: Tháp giải phóng HCN và tháp hấp phụ HCN. Khả năng gia
công chế tạo đáp ứng đầy đủ thực tế, phương tiện gọn nhẹ đảm bảo thuận tiện
thao tác lắp đặt bất kì hiện trường đào đãi vàng nào. Hiệu quả kinh tế rõ rệt, giá
thành một hệ thống rất thấp có thể chịu đựng cho tất cả các chủ làm vàng tự do,
hơn nữa lại thu hồi được xyanua. Tính ra lượng xyanua thu nạp lại sau 10 mẻ đủ
chi phí cho vốn ban đầu mua hệ thống xử lý.
- Tiêu huỷ chất độc xyanua: Sử dụng phương pháp kết tủa. Dùng hỗn hợp muối
sắt I và sắt III tạo phức kết tủa với xyanua dưới dạng các hợp chất không độc. Ưu
điểm của phương pháp này là: sản phẩm của quá trình tiêu huỷ là khối kết tủa
xanh Fe[Fe(CN)6]M không độc; Do có mặt muối sắt II còn có thể xử lý được các
ion Asen và crom có mặt trong nước thải; Đây là phương pháp cổ điển nhưng có
ưu điểm là chi phí thấp nhất so với các phương pháp khác, dễ thực hiện và hiệu
quả xử lý cao phù hợp với quy mô, điều kiện của Công ty. Tuy nhiên phương
pháp này có nhược điểm là không phá được các muối rođanua khác của một số
kim loại nh đồng, niken, chì. Nhng có thể khắc phục hạn chế trên bằng cách kết
hợp với việc bổ sung thêm Clorua vôi để loại trừ các ion CN - mét cách triệt để
hơn.
* Loại bỏ các tạp chất có chứa thuỷ ngân : Tạp chất thuỷ ngân trong dung dịch

thải dưới dạng ion [Hg(CN)4]2-,Hg(CN)2 và các muối thuỷ ngân. Để khử bỏ thuỷ
ngân người ta sử dụng NaS2 (đá thối ) để tạo ra kết tủa thuỷ ngân sunfua (HgS)
lắng đọng và được tách khỏi dung dịch thải. Đây là phương pháp xử lý đơn giản
và khá triệt để, được áp dụng khá rộng rãi trong các khu khai thác vàng ở nước ta.
15


Ưu điểm của phương pháp này là:
- Nước thải được xử lý qua hệ thống này sẽ giảm thiểu được đáng kể hàm
lượng các chất gây ô nhiễm do quá trình khai thác, chế biến vàng gây ra và
có thể hoà nhập vào nguồn nước tự nhiên.
- Hệ thống này phù hợp với địa hình khu má, có thể xây dung phân cấp theo
độ cao và vận hành bằng cách tự chảy.
- Chi phí xây dựng và xử lý Ýt tốn kém.
c- Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí:
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bôi:
- Áp dụng loại thuốc nổ, công nghệ nổ mìn thích hợp nhằm giảm thiểu việc phát
sinh bôi khi nổ mìn.
- Trang bị các thiết bị thu gom bụi tại các điểm sinh bôi trong dây chuyền đập
nghiền quặng.
- Tưới Èm sân bãi và đường vận tải trong quá trình vận chuyển quặng đối với
những ngày thời tiết khô hanh.
- Đối với các loại phương tịên chuyên chở nguyên vật liệu khi lưu hành trên các
tuyến đường sẽ được che chắn cẩn thận hạn chế tối đa việc sản sinh và phát tán
bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Bắt buộc công nhân ở khai trường phải mang khẩu trang trong quá trình làm
việc.
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải: Khí thải của hoạt động khai thác và chế
biến quặng vàng không lớn, chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận tải và các
thiết bị khai thác nhng chóng ta cũng phải hạn chế đến mức có thể lượng khí thải

tác động đến môi trường, bằng cách sử dụng dầu diezen có chất lượng tốt đồng
thời các phương tịên phát huy hiệu quả tốt trong việc vận chuyển quặng.
3- Biện pháp tổ chức hành chính:
a- Công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ:
16


Cần xây dựng, phổ biến thực hiện tốt:
- Quy phạm và nội quy về an toàn lao động.
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản lé thiên.
- Thực hiện quy định phòng, chống cháy theo quy định của cơ quan quản lý
chuyên nghành: Công ty phải trang bị thiết bị chống cháy, cấp nước thường
xuyên xây dựng cát dự trữ và các bình bọt chữa cháy CO2.
b- Chương trình chăm sóc sức khoẻ người lao động:
- Người lao động phải thường xuyên được trang bị phương tiện bảo hộ lao động
cá nhân và các dụng cụ phòng chống ô nhiễm bụi, khí thải độc hại, có sự kiểm
tra, giám sát trực tiếp của cán bộ về an toàn lao động.
- Duy trì việc khám sức khoẻ định kì cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức khám bệnh riêng cho cán bộ nữ và khám theo hướng các bệnh về
đường hô hấp, cột sống, thần kinh…
- Định kì tổ chức các đợt nghỉ ngơi, điều dưỡng theo chế độ cuả Nhà nước; bồi
dưỡng độc hại theo quy định của nghành đối với lao động nặng nhọc và độc hại.
- Cung cấp cho công nhân những kiến thức cơ bản về độc tính của thuỷ
ngân,xyanua và triệu trứng nhiễm độc để kịp thời điều trị. Đồng thời tập huấn
cho công nhân các thao tác sơ cứu bệnh nhân khi bị ngộ độc cấp.
c- Phòng chống thiên tai, sự cố và rủi ro môi trường:
* Thiên tai: áp dụng các biện pháp bảo đảm cho người và trang thiết bị trong
mùa mưa bão nh sau: Theo dõi thường xuyên thông tin dự báo thời tiết và thông
báo đến từng công nhân; Đề phòng lũ quét; Có kế hoạch dù trữ quặng trong mùa
mưa bão; Có kế hoạch bảo vệ nhà xưởng trước khi có bão; Thành lập và duy trì

có hoạt động của đội cứu hộ chống lụt bão của Công ty.
* Rủi ro, các sự cố môi trường và biện pháp phòng chống :
Các sự cố và rủi ro nh: sụt lở đất; rò rỉ bể trích ly vàng. Để hạn chế những
sự cố trên Khu mỏ phải có kế hoạch khai thác hợp lý không tạo dựng những vách
17


đất cao nguy hiểm. Thường xuyên kiểm tra các bể ngâm ủ nhằm phát hiện tình
trạng rò rỉ để kịp thời xử lý.
Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng trong những mùa khô hạn.
d- Nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường:
Sử dụng đồng bộ các giải pháp BVMT, ngăn chặn sự cố môi trường. Công
ty thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường thường
xuyên, chịu sự thanh tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường.
4- Các biện pháp hoàn phục môi trường:
Hoàn phục môi trường sau khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự
nhiên của khu vực mỏ trở về hoặc chuyển sang một trạng thái tốt nhất có thể,
đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường văn hoá- xã hội, và
việc này đã được Công ty đề cập ngay khi nghiên cứu thiết kế mỏ và sẽ được tiến
hành song song với quá trình khai thác mỏ với nôị dung và biện pháp như sau:
a- Công tác chuẩn bị:
- Thống nhất những công trình bàn giao để địa phương quản lý và sử dụng
đất. Tháo dỡ và di chuyển thiết bị và công trình không cần thiết.
- Chuẩn bị phương án san lấp (hoặc rào chắn) các moong đã khai thác đề
phòng tai nạn cho người và súc vật.
b- Quản lý đất màu và hoàn thổ đất rừng :
- Líp đất phủ được san gạt đến các moong đã khai thác xong.
- Khi hoàn thổ xong thì tiến hành các biện pháp hạn chế sự rửa trôi hoặc
thoái hoá đất.

c- Vấn đề kinh tế- văn hoá- xã hội- môi trường:
Ngành khai thác tài nguyên khoáng sản chỉ hoạt động trong một thời gian
nhất định. Vì vậy khi mỏ ngừng hoạt động thì một lực lượng lao động lớn sẽ dôi
dư. Công ty sẽ có những kế hoạch cho tương lai là tạo việc làm cho mét số công
18


nhân ở những nơi mới thuộc quản lý của Công ty. Còn những lao động định cư ở
đó sẽ tạo việc làm mới trong những ngành kinh tế khác.
CHƯƠNG VI
GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Diễn biến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ được thực hiện
với cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý môi trường của tỉnh là Sở Tài
nguyên và Môi trường Lai Châu.
1- Giám sát chất lượng môi trường nước:
a- Vị trí giám sát: Tại điểm cuối khi thải ra môi trường; Giám sát chất lượng
nước mặt tại nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty.
b- Chỉ tiêu giám sát: PH, nhiệt độ , BOD5, COD, SS, H2S, Hg, xyanua…
c- Tần suất giám sát: 4lần/năm. Thiết bị, phương pháp lấy mẫu, phân tích theo
TCVN.
2- Giám sát chất lượng môi trường không khí.
a-Vị trí giám sát: Trong khu khai thác quặng, khu vực đập nghiền và trích ly
vàng, khu vực tập thể của mỏ.
b- Các chỉ tiêu giám sát: Độ ồn, bụi tổng số, CO, SO2, NOx…
c- Tần suất giám sát: 4lần/năm.
3- Quan trắc và giám sát điều kiện vệ sinh môi trường lao động:
Quan trắc tại vị trí có khả năng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi đối
với sức khoẻ con người nh nhiệt độ, độ Èm, bôi, tiếng ồn…
Thời gian, tần suất và vị trí giám sát được thực hiện cùng với chương
trình quan trắc môi trường không khí và nước trong quá trình sản xuất.

4- kiểm tra sức khỏe định kì:

19


Hàng năm Công ty sẽ tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ định kì cho cán
bộ công nhân 2lần/năm để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, bố trí lao động cho
công nhân vào các vị trí thích hợp bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.
5- Kinh phí quan trắc và giám sát môi trường:
Căn cứ “Thông tư 83/TT/2002/TT-BTC quy định chế độ thu nép quản lý
sử dụng phí, lệ phí và tiêu chuẩn đo lường- chất lượng”, biểu đơn giá phân tích,
lấy mẫu môi trường của liên Bé Tài chính- Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các
Thông tư hướng dẫn khác, kinh phí tính cho việc giám sát chất lượng môi trường
đất, nước, không khí là 40triệu đồng/năm. Kinh phí sẽ do Công ty trích từ phần
lợi nhuận trong sản xuất. Hàng năm Công ty lập kế hoạch giám sát và hợp đồng
với các cơ quan chuyên môn để đo đạc, lấy mẫu, phân tích cùng với sự giám sát
của cơ quan quản lý Nhà nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1-Kết luận:
a- Việc khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin trong giai đoạn hiện nay là rất hợp
lý, ngăn chặn được nạn khai thác vàng trái phép đồng thời góp phần phát triển
kinh tế tỉnh nhà .
b- Quá trình khai thác chế biến vàng sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi
trường đất, nước, không khí, rừng. Tuy nhiên bản Báo cáo này đã đánh giá một
cách đấy đủ và đưa ra các giải pháp tối ưu để giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường. Công ty sẽ áp dụng các biện pháp xử lý môi trường nh đã nêu trong
Báo cáo.
c- Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương tiến hành
quan trắc, kiểm tra định kì (4lần/ năm) để có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố

môi trường nhằm đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường theo
20


hướng bền vững.
d- Báo cáo ĐTM sau khi được Hội đồng thường trực thẩm định, góp ý và chỉnh
lý, Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định phê chuẩn sẽ là căn cứ pháp lý
giúp cho các cơ quan Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc kiểm
tra, giám sát chất lượng môi trường, đồng thời cung cấp những số liệu, tài liệu
thích hợp phục vụ chương trình BVMT của tỉnh Lai Châu .
2- Kiến nghị :
a- Công ty Vàng thuộc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Lai Châu đề
nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu tổ chức thẩm định Báo cáo ĐTM
“Dự án khai thác tận thu mỏ vàng Thèn Sin – Tam Đường- Lai Châu” và ra quyết
định phê chuẩn.
b- Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để Công
ty vàng hoạt động và góp phần phát triển ngành khai thác, chế biến khoáng sản,
thúc đâỷ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh Lai Châu.
Lai Châu , tháng 8 năm 2007

ĐƠN XIN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM
TỔNG CÔNG TY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KS & TM LAI CHÂU

Độc lập - Tù do - Hạnh phóc
21



Lai châu, ngày 30 tháng 8 năm 2007
ĐƠN XIN THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Kính gửi : - UBND tỉnh Lai Châu
- Sở Tài nguyên và Môi trường
Chúng tôi là : Tổng công ty khoáng sản và thương mại Lai Châu.
Địa chỉ : Sè 2 Đường Trần Phú – Phường Đoàn Kết - Thị xã Lai Châu.
Điện thoại : 023875469

Fax : 023875347

Chúng tôi xin chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ sau :
- Baó cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác tận thu Mỏ vàng
Thèn Sin, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu ( 07 bản tiếng Việt ).
Chúng tôi xin đảm bảo độ chính xác của các số liệu trong các văn bản đã
trình và cam kết rằng Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất,
chủng loại vi sinh vật trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước
mà Việt Nam đã tham gia. Chúng tôi xin đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, định mức
của các nước và các tổ chức Quốc tế được trích lục và sử dụng trong Baó cáo của
chúng tôi đều chính xác và có hiệu lực .
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu
thẩm định và cấp quyết định phê chuẩn Baó cáo đánh giá tác động môi trường
cho Dù án .
TỔNG CÔNG TY KS & TM LAI CHÂU
TỔNG GIÁM ĐỐC
22



PHẦN B : NHÂN DÂN NƠI DỰ ÁN ĐỊNH THỰC HIỆN
Sau khi nhận được thông tin về dự án và thông qua những cuộc tiếp xúc
trao đổi từ phía Công ty với nhân dân, có hai luồng ý kiến trái ngược:
1- Đa số nhân dân hoàn toàn đồng ý với kế hoạch dự án khai thác của Công ty
với các lý do :
- Phát triển được kinh tế trong vùng, từ hoạt động khai thác sẽ phát triển thêm
các hoạt động kinh tế khác nh : buôn bán hàng hoá, dịch vụ …
- Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân, cải thiện đời sống nhân
dân, “ vì từ trước nhân dân chúng tôi chỉ sống bằng chăn nuôi và trồng trọt là chủ
yếu, thu nhập rất thấp. Nay có dự án của công ty chúng tôi mong rằng Công ty sẽ
có kế hoạch tạo công ăn việc làm cho nhân dân và thực hiện đúng như đã hứa ”.
- Mở mang đường xá, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, vì đây là một xã
cách xa trung tâm, đường xá đi lại rất khó khăn, đặc biệt trong những mùa mưa
lũ.” Công ty cũng trình bày cho chúng tôi đã có kế hoạch xây dựng hệ thống
đường giao thông để thuận lợi cho quá trình vận chuyển, khai thác”.
- “ Tuy có một số ảnh hưởng tác động đến môi trường nhng Công ty đã giải
thích cho chúng tôi về kế hoạch BVMT sống trong khu vực khai thác và vùng lân
cận, đảm bảo sẽ thực hiện tốt các kế hoạch đó. Những lợi Ých mà hoạt động khai
thác mang lại là rất lớn và vì thế, việc tiến hành hoạt động khai thác là cần thiết ”,
phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân .

23


2- Bên cạnh đó có một số người dân (chủ yếu là những người dân đã từng khai
thác thủ công trái phép trước kia) không đồng ý với kế hoạch khai thác của Công
ty. Họ cho rằng “ việc tiến hành khai thác quy mô sẽ ảnh hưởng không tốt đến
môi trường sống của chúng tôi “. Tuy nhiên những ý kiến này không nhiều. Công
ty đã cử người của đến tận nhà trình bày rõ kế hoạch BVMT, sẽ tạo điều kiện cho

nhiều người dân có việc làm. Vì vậy họ trả lời “Chúng tôi sẽ suy nghĩ lại !”.
3- Chúng tôi mong công ty thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường
để đảm bảo môi trường sống của người dân được tốt.
PHẦN C: CHI HỘI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
Sau khi nhận được thông tin về dự án khai thác và chế biến vàng tại đây,
lợi ích mà chúng tôi quan tâm hàng đầu cần Công ty đảm bảo trước hết là
BVMT. Do đó để xem xét có nên cho tiến hành hoạt động khai thác vàng ở đây
hay không còn cần phải phân tích tương quan giữa lợi ích có được từ hoạt động
khai thác với những tác động do nã mang lại. Qua quá trình thảo luận, phân tích
hiện trạng môi trường và căn cứ vào kế hoạch khai thác của Công ty chúng tôi
thấy hoạt động này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường nh sau :
- Khai thác vàng bằng phương pháp lé thiên sẽ gây những tác động tiêu cực
tới môi trường rừng và sinh thái- cảnh quan. Đó là, bóc đi một diện tích đất rừng
khá lớn, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất thải rắn. Thải ra môi
trường tiếp nhận các chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quá mức cho phép gây
nên những thay đổi cơ bản về hệ sinh thái.
- Các hoạt động này cũng gây ảnh hưởng tới các yếu tố tài nguyên môi
trường nh suy thoái môi trường đất, chất lượng nước mặt, nước ngầm, thay đổi
cảnh quan, địa hình khu vực, suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khoẻ
của cư dân địa phương và trực tiếp người lao động .

24


+ Môi trường đất: Làm mất đi lớp đất màu, gây xói mòn, sụt lở, không thuận
lợi cho việc tái phủ xanh rừng. Bên cạnh đó trong quá trình chế biến vàng đã thải
ra một lượng lớn nước thải chứa các hoá chất độc hại với lượng chất thải rắn sau
trích ly gây nên tình trạng ô nhiễm đất nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đất
như địa y, tảo rêu… bị tiêu diệt, làm phong hoá đất không có khả năng tái tạo lại
rừng. Đây là tác động nguy hiểm mang tính huỷ diệt lâu dài.

+ Môi trường nước: Nguồn ô nhiễm phát sinh từ lượng nước mưa chảy tràn
qua khai trường và lượng nước thải có nhiều hoá chất độc hại gây ảnh hưởng đến
hệ sinh thái thuỷ vực. Lượng đất đá cuốn theo làm bồi lắng khe suối gây nên hiện
tượng lệch dòng chảy làm xói mòn các chân núi. Bên cạnh đó lượng nước thải
trong quá trình chế biến quặng với hàm lượng chất ô nhiễm cao đã tác động trực
tiếp đến nước mặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái dưới nước và sinh
hoạt của người dân.
+ Môi trường không khí: Tác động chủ yếu của hoạt động khai thác vàng
trong khu vực tới môi trường không khí là bụi và tiếng ồn. Bụi có ảnh hưởng rất
xấu đến sức khoẻ con người, gây nhiều bệnh nguy hiểm nh phổi, bệnh ngoài da,
nhất là bệnh về đường hô hấp. Trong một thời gian ngắn tác hại của bụi có thể
chưa biểu hiện nhưng qua thời gian khai thác sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe
nhân dân. Về tiếng ồn, nó gây tác hại đáng kể của nhân dân do tiếng ồn của máy
móc gây ra. Mặt khác tiếng ồn tác động đến các loài động vật hoang dã trong
vùng làm chúng phải di cư đi nơi khác.
Với những tác động tiêu cực nêu trên nếu tiến hành khai thác mà không có
kế hoạch BVMT hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống nhân
dân. Chi hội đã tiến hành họp chi hội lấy ý kiến của các thành viên và đại diện
nhân dân. Các đồng chí đã có những ý kiến về dự án khai thác vàng của Tổng
công ty Khoáng sản và Thương mại Lai Châu. Bên cạnh những tác động xấu đến
môi trường, các đồng chí trong chi hội cũng đưa ra những lợi Ých thiết thực cuả
25


×