Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

phong van tong hop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.33 KB, 11 trang )

TTO - Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một
cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Dưới đây là 10 câu hỏi
“hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":
Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là
người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc
của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể
trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi
cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách
thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".
Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm
việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về
công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.
Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì
cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được
tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải
những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của
bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với
khách hàng".
Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin
nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với
bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".
Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ
minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm
bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có


trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".
Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu
làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng
rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc
sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".
Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?


Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực
của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát
huy hết khả năng của mình".
Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận
hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là
nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng
làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết
về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".
Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để
có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể
quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công
ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được
tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn
có ý muốn tìm hiểu về công ty.

35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời (Phần 1)
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị
trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì
những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi
người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
9 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và bật mí câu trả lời
Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất
nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên
về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở
bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí
bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn
mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để
phát triển v.v…
Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?


Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.
Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi
đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về
cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho
dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình,
cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị
sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều
khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không
giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo
sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công

việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại
đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công
việc trước đó.
Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông
tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng
tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính
thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp
và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.
Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi
người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng
giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá
nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ:
thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi
tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới.
Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích
cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.
Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?


Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển
dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi
nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc
phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so
với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công
việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách
cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp
hiệu quả.
Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời
này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo
nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…
Câu hỏi 15: Triết lý trong công việc của bạn là gì?
Cách trả lời: Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng hãy trả lời ở mức độ đơn giản nhất. Hãy
nói tới những giá trị công việc mà bạn hướng tới, đồng thời gắn nó với tập thể, với công
ty.
Câu hỏi 16: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng
tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách
nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.
Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Cách trả lời: Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm chí vùng miền,
tuy nhiên khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có yếu tố đó không thì không
nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu hay không do cách mình nhìn nhận và
giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu thì bạn cũng vẫn phải làm việc và giải quyết công
việc ổn thỏa.
Câu hỏi 18: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả
năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải

qua.
Câu hỏi 19: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy cho họ
biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.
Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?


Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý
công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển
dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng: “áp lực ở
mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc có áp lực,
nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về
công việc trước đó.
Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy
cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những
vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết).
Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy
nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…
Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được
yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định của cấp trên
là đã hoàn thành trên mức tốt”.

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi
phỏng vấn xin việc
Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn - Trong thời buổi

kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay thì để xin được
một công việc phù hợp như mong muốn không phải là
điều đơn giản.Để thành công đòi hỏi các bạn rất nhiều
yếu tố.
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời được
gợi ý từ các chuyên gia tuyển dụng giàu kinh nghiệm giúp bạn ghi điểm khi
phỏng vấn xin việc.
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp
của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn
nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời


liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu
và muốn tìm hiểu.
Câu hỏi 2: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Đây là 1 trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhiều nhất.Cách xử
lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi
đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ
ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê
bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó
theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 3: Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu
của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử
lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong
đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi

tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi
thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến
điểm yếu thành điểm mạnh.


Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là ph ải g ắn
với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu
quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ
mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
Câu hỏi 5: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?


Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên
cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang
làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng g ắn với “s ự
phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 6: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi
mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn
cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý
đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác
Câu hỏi 7: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?

Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất
cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và
nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 8: Vì sao bạn lại không có việc làm trong th ời gian qua?


Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau,
bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và
tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao
để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung
tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi đi ểm trong mắt nhà
tuyển dụng.
Câu hỏi 9: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?

Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị
nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ
làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức
nếu như thấy tốt cho cả hai”…
Câu hỏi 10: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu c ầu c ủa chúng tôi?

Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là ng ười xin vi ệc và đang c ần m ột
công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng
về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Câu hỏi 11: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?


Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con ng ười (cấp cao) hoặc
quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và
quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý,
sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
Câu hỏi 12: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?

Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị
cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế
nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty,

giúp tăng hiệu quả cho dự án B…
Câu hỏi 13: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuy ển d ụng vào dự án X c ủa
chúng tôi?

Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là ng ười linh ho ạt
và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là
hiệu quả cuối cùng.
Câu hỏi 14: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?

Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công
việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn
tương tự bạn đã từng trải qua.
Câu hỏi 15: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?

Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó.
Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho
công ty.
Câu hỏi 16: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách
bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp
cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 17: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?

Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng:
“áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể


làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ
càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.

Câu hỏi 18: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghi ệm trong vi ệc
này?

Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự
tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công
việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
Câu hỏi 19: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?

Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay
vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội
học hỏi…
Câu hỏi 20: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?

Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn
thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự
khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên m ức t ốt”.
Câu hỏi 21: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên l ợi ích cá nhân không?

Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự
sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao
quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Câu hỏi 22: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn? Cách trả lời: Bạn

không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là
sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ
giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Câu hỏi 23: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?

Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của b ạn và cho
thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết

vươn lên và có động lực tốt.
Câu hỏi 24: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?


Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang b ước đầu làm quen với công vi ệc,
do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự
phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công
việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 25: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?

Cách hỏi: hãy chu ẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và t ương đối th ẳng th ắn h ỏi v ề
các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và
hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy
câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.
Câu hỏi 26: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?

Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố
phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là
người phù hợp.
Câu hỏi 27: Bạn giải quyết những rắc rối trong công vi ệc như thế nào?

Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc r ối trong công việc chính là cơ
sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh
nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không x ử lý rắc rối
theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt.
Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học
kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
Câu hỏi 28: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?

Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công

việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn g ắn kết m ọi
người.
Hy vọng với những gợi ý về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách
trả lời trên, bạn sẽ tích lũy cho mình được những kinh nghiệm cần thiết khi đi
phỏng vấn xin việc nhé.
Chúc các bạn thành công!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×