Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.33 KB, 26 trang )

1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2

I. Lý do chọn đề tài

1

3

II. Phạm vi và đối tượng nhiên cứu

2

4

III. Mục đích nghiên cứu.

2

5

IV. Điểm mới trong nghiên cứu.

2

6



B. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ

3

7

I. Cơ sở lí luận

3

8

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

3

9
10
11

III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN VẦN ĐỀ

4
13
14

12


I. Những bài học kinh nghiệm.

14

13

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.

14

14

III. Khả năng ứng dụng và triển khai.

15

15

IV.Những kiến nghị, đề xuất.

15

16

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

17


MỤC LỤC

17

1


A. ĐĂT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Có lí luận
Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của Việt Nam nói riêng và của nhiều nước trên Thế giới nói chung,vì sự phát
triển bền vững của toàn cầu.Trong đó con người là một bộ phận củ môi
trường,do đó con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo
vệ.Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ những năm gần đây cho những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi
trường đã một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân,chủ yếu là do tác động của con
người.Khi gánh chịu hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được những
ảnh hưởng có hại của mình ảnh hưởng đối với môi trường sống.Chính vì thế con
người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường,đặc biệt là bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên
thái độ ,hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường
trong các môn học ở cấp trung học cơ sở cũng như các cấp học khác
Chúng ta đang sống trong một môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm
trọng. Để ngăn chặn cải thiện tình trạng hiện tại cũng như tương lai,chúng ta cần
có thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời
sống con người và các loài sinh vật khác,cũng như trách nhiệm của bản thân
trong việc bảo vệ môi trường sống.Tuyên truyền giáo dục là giải pháp đem lại

hiệu quả cao,trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò rất quan trọng.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là
vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết
cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hình thành cho
các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh sạch - đẹp.
2.Có thực tiễn

2


Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng,
gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng
tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình
trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất
thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
Để có một môi trường bền vững cho hôm nay và cả mai sau thì ngay từ
bây giờ chúng ta cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về
môi trường .Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt,thực hiện tốt việc bảo vệ môi
trường,đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ,khôi phục thiên nhiên,góp phần cải thiện
sức khỏe con người.Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có những biện
pháp ,những cách làm,để góp phần bảo vệ môi trường.
Là một giáo viên sinh học ,việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các
em qua tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học .Vậy
giáo dục như thế nào để có hệ thống và hiệu quả .Tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số kinh nghiệm về “Bước đầu tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9”.Nhằm:
+Rút ra một số kinh nghiệm trong việc “tích hợp kiến thức giáo dục bảo
vệ môi trường trong tiết dạy sinh học 9”.
+ Xây dựng một số bài soạn theo định hướng : “tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường” có tính chất minh hoạ đã được dạy ở thực nghiệm.

II.MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Mục đích:
- Nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của việc tích hợp bảo vệ môi
trường vào việc giảng dạy bộ môn sinh học,góp phần nâng cao chât lượng học
tập của học sinh ,giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài dạy
môn sinh hoc 9
- Giúp học sinh ham mê,yêu thích bô môn sinh học.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường ,cải thiện và xây dựng môi trường xanh- sạch - đẹp.
2.Phương pháp nghiên cứu:

3


Trong phạm vi đề tài này tôi đã chọn một số phương pháp sau:
+Phương pháp điều tra khảo sát
+Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành,học ngoài thiên nhiên
+ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng trò chơi,kể chuyện
+ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học ở các mức độ khác
nhau
III.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong môn sinh học 9 .Bài : 21,24,25,27,29,30,32,33,41,47,50,51,52,
53,54,56,58,59,60,61,62,63,66.
IV.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
Bắt đầu từ tuần 11 đến tuần 33 trong môn sinh học 9.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Để hình thành kiến thức kỹ năng,thái độ và phát huy năng lực tích cực của
học sinh .Vì vậy trong việc giảng dạy người giáo viên cần có nhiều phương
pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện.Khi soạn giáo án việc

xây dựng câu hỏi giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thường xuyên tiến
hành ở các bài có tích hợp môi trường.Để mang lại kết quả cao trong việc thực
hiện mục tiêu của mỗi phần,mỗi bài,mỗi chương phải thường xuyên xây dựng
những câu hỏi liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sẽ đưa học sinh vào
những tình huống có vấn đề cần giải quyết ,mà muốn giải quyết vấn đề đó thì
học sinh phải tích cực vận động linh hoạt,sáng tạo những kiến thức đã có để
hoàn thành nội dung giáo viên đưa ra. Đa số học sinh thường gặp khó khăn
trong tiếp thu kiến thức bảo vệ môi trường cũng như việc áp dụng kiến thức
bảo vệ môi trường vận dụng vào thực tế của mình .Vì vậy cần tăng cường vấn
đề tích hợp bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Từ thực tiễn giảng dạy,kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp ở trường
THCS Đức Mỹ,tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng một số vấn
đề về giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn lúng

4


tỳng c bit l bin phỏp xõy dng cõu hi,giỏo viờn thng s dng cõu hi cú
sn,nhiu khi cha sỏt vi i tng hc sinh,khụng kớch thớch phỏt huy c
nng lc t hc ,sỏng to ca cỏc em ,lm cho cỏc em th ng trong vic lnh
hi kin thc.
T thc t ú vi mong mun tỡm tũi cỏc bin phỏp giỏo dc cho hc sinh
v vn bo v mụi trng trong cỏc tit hc nhm trang bị cho cỏc em một hệ
thống kiến thức tơng đối đầy đủ về môi trờng và kỹ năng bảo vệ môi trờng,tr
thnh cỏc tuyờn truyn viờn trong cụng tỏc bo v mụi trng ,cú thúi quen
sng vỡ mt mụi trng xanh - sch - p. Nờn tụi ó chn sỏng kin kinh
nghim: Bc u tớch hp kin thc giỏo dc bo v mụi trng gúp phn
nõng cao cht lng mụn Sinh hc 9
III/ THC TRNG V NHNG MU THUN

1.Thc trng ca vn nghiờn cu:
*V phớa giỏo viờn.
Trong thc t ging dy ,giỏo viờn ch chỳ ý n kin thc cn hỡnh thnh
bi hc ch cha chỳ ý n lng ghộp ni dung giỏo dc bo v mụi trng
vo bi hc, nu cú ch l s si.
Nguyờn nhõn:
+Cha cú iu kin t chc cho hc sinh i tỡm hiu thc t v thc trng
ca mụi trng mt s ni a phng.
+Hiu bit v vn mụi trng v tỏc hi ca nú i vi con ngi,gia
ỡnh v xó hi ca giỏo viờn cũn hn ch.
+Cha cp nht kin thc thc t sinh ng nờn cha gõy c s chỳ ý
nhiu ca hc sinh.
+Cỏc nguyờn tc cn m bo khi khai thỏc cỏc ni dung giỏo dc mụi
trng ũi hi phi: Khụng lm thay i tớnh c trng mụn hc ,khụng bin bi
hc b mụn thnh bi hc giỏo dc mụi trng.Khai thỏc ni dung giỏo dc mụi
trng cú chn lc ,cú tớnh tp trung vo chng mc nht nh ,khụng trn
lan,tựy tin .Phỏt huy cao cỏc hot ng tớch cc nhn thc ca hc sinh v

5


kinh nghiệm thực tế các em đã có ,tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp
xúc trực tiếp với mội trường.Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên
phải cập nhật tốt kiến thức về môi trường và có kinh nghiệm.
*Về phía học sinh:
+Thực trạng học sinh ít tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ
ô nhiễm môi trường ,còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
+Bản thân học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.Minh
chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi,bẻ cây,bẻ cành và
thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường...

+Địa bàn xã Đức Mỹ thuộc vùng sâu nên việc thu nhận thông tin từ các
phương tiện thông tin đại chúng từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng vào
bài học của học sinh còn hạn chế.Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của các em là
chưa cao.
2.Kết quả từ thực trạng trên.
Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả điều tra của tôi giữa học kì I năm
học 2014-2015 tại trường THCS Đức Mỹ như sau:

Lớp

SS

9/1
9/2
9/3
Tổng

30
30
29
89

Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
SL
%
SL
%
9

30%
10
33.3%
7
23%
13
44%
9
31%
14
48,3%
25
28%
37
41.2%

Yếu
SL
11
10
6
27

%
37%
33%
20.7%
30.8%

IV/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Biện pháp chung:
1.1. Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay
trong các hoạt động dạy của mình.
Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt
ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo
viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu
giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết

6


của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra
những thông tin đúng ngoài SGK.
Ví dụ: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường .
Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu sự tác động của con
người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội - học sinh sẽ hiểu
được thời kì nguyên thuỷ môi trường ít chịu tác động của con người, thời kỳ xã
hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá
rừng làm rẫy, xây dựng khu dân cư......đặc biệt đến thời kỳ xã hội công nghiệp
thì việc cơ giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá....dẫn tới suy giảm môi trường.
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của
cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế
nào? Cuối cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi
trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi
các em hiểu rõ vấn đề.
1.2. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi
trường.
Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích

hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến
thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối
liên hệ lí luận và thực tiễn đựoc đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo dục
bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ
vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ
thích hợp để đưa vào.Đối với môn Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau:
* Dạng lồng ghép
- Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong
chương trình SGK và trở thành một phần kiến thức môn học. Trong SGK Sinh
học 9 môi dung này có thể chiếm một vài chương.

7


Ví dụ: Chương I: Sinh vật và môi trương; Chương II: Hệ sinh thái;
Chương III: Con người, dân số và môi trường; Chương IV: Bảo vệ môi trường.
Chiếm một mục, một đoạn trong bài học ( lồng ghép một phần). Trong SGK
Sinh học 9:
+Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người. Trong bài này ở mục III có các
biện pháp để hạn chế bệnh và tật di truyền ở người: “Đấu tranh chống sản xuất,
thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi
trường. Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa
bệnh”.
+ Bài 30: Di truyền học với con người: trong bài này ở mục III có nêu lên
hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
* Dạng liên hệ
- Ở dạng này các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa
vào chương trình và SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ
sung kiếm thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ lên
lớp.

Trong SGK sinh 9 có nhiều bài có khả năng liện hệ kiến thức bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và
lựa chọn các kiến thức và vị trí có thể đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào bài một cách hợp lí. Muốn làm đựoc điều này đòi hỏi giáo viên phải luôn
cập nhật các kiến thức về môi trường.
Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Sinh học
lớp 9 người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho
phù hợp mục tiêu bài học.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.

8


- Phương pháp nêu gương.
Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh
được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động.Chúng ta có thể chia nhóm
hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ.
Ví dụ : Bài 54 và 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9.
Muốn thực hiện nội dung này ta giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm.
- Nhóm nói về ô nhiễm khí hậu.
- Nhóm nói về ô nhiễm nguồn nước....
Trong đó: Mỗi nội dung phải nêu được:
- Nguyên nhân.
- Biện pháp hạn chế.
- Liên hệ bản thân

Sau đó nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung và cho điểm.
Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn
kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học
sinh
1.3. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi.
Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán (đặc biệt đối
với phần sinh thái và môi trường sinh học 9) thì ta nên sử dụng phương pháp
này:
Ví dụ: Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9
Bài này gồm 3 nội dung: +Sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
+Sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1
tình huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại tài
nguyên nào đó và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó - xem sử dụng như
thế đã hợp lý chưa, giải thích....
1.4. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành.

9


Trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người ,môi trường có
nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho cho học
sinh đi đến những nơi có thay đổi tích cực, tiêu cực là một dịp để các em nắm
chắc nội dung bài học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và
tương lai.
2. Biện pháp cụ thể
2.1. Xác định được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường của môn học:
 Kiến thức : học sinh nắm được
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trờng, quan hệ

giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo và phát triển bền vững.
- Mối quan hệ giữa con người - dân số và môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).
-

Các biện pháp bảo vệ môi trường (môi trường ở địa phương, quốc gia,

khu vực, toàn cầu).
 Kĩ năng – Hành vi :
- Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường trong gia đình, nhà trường , xã hội.
 Thái độ – Tình cảm :
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
- Có tình yêu quê hương, đất nước.
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước
vấn đề môi trường nảy sinh.
- Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình,
cộng động.
2.2. Xác định mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một bài,
cần tiến hành theo các bước sau :
- Rà soát sách giáo khoa, chọn bài, chọn mục.

10


- Nghiên cứu nội dung giáo dục môi trường hướng dẫn trong sách giáo
viên,chuẩn kiến thức ,kỹ năng về bài hay mục đã chon .
- Xác định nội dung được tích hợp trong bài học đã chọn.

- Cập nhập thông tin giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan
2.3Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở trả lời các
câu hỏi:
-Có thể giúp cho học sinh hiểu biết gì về môi trường và các biện pháp bảo
vệ môi trường?
- Bài học có phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh không?
Nếu có thì giáo dục ý thức bảo vệ môi trường như thế nào?
-

-Bài học có góp phần rèn luyện kĩ năng – hành vi bảo vệ môi trường
không? Nếu có thì kĩ năng cụ thể là gì?
2.4. Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
Bằng năng lực và kiến thức của mình, người giáo viên phải xây kế hoạch (
giáo án) chu đáo với nhiều phương pháp dạy (hỏi đáp, nhóm, trò chơi…) để
dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói lên được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường
 Các ví dụ:
 Bài 47 Quần thể sinh vật
Sau khi học sinh năm được khái niệm Quần thể sinh vật và nhưng đặc
trưng cơ bảncủa quần thể, giáo viên cần nhấn mạnh phần ảnh hưởng của môi
trường tới quần thể sinh vật bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi và câu trả lời sau:
- Câu hỏi: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần
thể?
Trả lời: Số lượng cá thể trong quần thể tức làm thay đổi mật độ của quần
thể.
- Câu hỏi: Mật độ của quần thể được điều chỉnh tự nhiên như thế nào?

11



Trả lời: Mật độ của quần thể được điều chỉnh do cơ chế duy trì trạng thái
cân bằng của quần thể: Khi mật độ quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần
thể dẫn đến giảm số lượng như hiện tượng di cư của một bộ phận quần thể, giảm
khả năng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm sức sống sót của các cá thể
non và già… Khi mật độ giảm, sự điều chỉnh sẽ theo hướng ngược lại, khả năng
sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, mật độ giảm xuống quá thấp thì khả năng phục
hồi sẽ gặp khó khăn có thể dẫn tới diệt vong.
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Qua hiện tượng đó rút ra kết
luận gì?
Trả lời: Con người bằng hoạt động của mình có thể làm thay đổi trường
sống tự nhiên của quần thể, thay đổi sự cân bằng của quần thể. Cần tôn trọng
môi trường tự nhiên của quần thể.
 Bài 48: Quần thể người
Học sinh cần nắm được một số đặc trưng cơ bản của quần thể người liên
quan đến vấn đề dân số, từ đó nhận thức đúng về dân số và phát triển xã hội, để
sau này các em cùng với mọi người dân thực hiện tốt Pháp lệnh dân số.
- Giáo viên đưa ra một thông tin tham khảo sau: “Kiểm soát dân số đóng
một vai trò lớn trong môi trường. Càng đông người càng làm cho môi trường lộn
xộn hơn. Điều này có thể gây ra bệnh hoạn trong môi trường xung quanh”
Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Em có đồng ý với câu nói trên đây
không? Nhận xét của em về ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường và
chất lượng cuộc sống?
- Trả lời: Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến: thiếu nơi ở, nguồn nước ăn, ô
nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Để có sự phát triển bền
vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Có như vậy, mỗi cá nhân,
gia đình và toàn xã hội mới có được cuộc sống với chất lượng tốt, mọi người
trong xã hội mới được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển toàn
diện.


12


- Em hãy lấy một vài ví dụ cụ thể để thấy được sự tăng dân số quá nhanh
sẽ gây ô nhiễm môi trường sống?
Trả lời: Dân số nhiều nảy sinh nhiều nhu cầu phục vụ đời sống, cần nhiều
lương thực, nhiều quần áo, nhiều nơi ở, nhiều phương tiện đi lại… nên nhiều
nhà máy được xây dựng, nhiều khu đô thị mọc lên dẫn đến có nhiều khí thải, rác
thải và các chất thải sinh hoạt khác, rừng ngày càng thu hẹp…tức môi trường bị
ô nhiễm.
 Bài 49: Quần xã sinh vật
Học sinh ngoài việc nắm được khái niệm quần xã sinh vật, các dấu hiệu
điển hình của một quần xã sinh vật, còn cần phải thấy rõ mối quan hệ giữa
ngoại cảnh với quần xã và khái niệm cân bằng sinh thái.
- Giáo viên đưa ra vấn đề (Theo hình 49.3 Quan hệ giữa số lượng sâu và
số lượng chim bắt sâu): Môi trường sống thuận lợi, có nhiều lá cây, dẫn đến sâu
ăn lá nhiều, dẫn đến chim ăn sâu tăng, dẫn đến sâu ăn lá lại giảm. Nếu sâu ăn lá
mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn gì?
- Học sinh: Số lượng sâu ăn lá bị số lượng chim ăn sâu khống chế và
ngược lại
- Giáo viên kết luận: Số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ
phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần
xã.
* Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường :
+ Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần
xã?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Trả lời:
+ Săn bắn, chặt phá bừa bãi gây mất cân bằng sinh học

+ Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
+ Tuyên truyền cho mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, thiên
nhiên.
 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

13


- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Những hoạt động nào của con người làm phá hủy môi trường tự nhiên?
+ Những hoạt động đó gây ra hậu quả gì?
- Học sinh trả lời theo nội dung bảng 53.1 SGK tr 159
+ Ngoài những hoạt động của con người được liệt kê trong bảng 53.1
SGK, em hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi
trường?
- Học sinh: Xây dựng nhiều nhà máy lớn, thải các chất thải công nghiệp
chưa qua xử lí vào môi trường….
* Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hãy trình bày hậu quả của
việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng.
- Học sinh: Lũ quét; Lở đất; Sạt lở bờ sông..
- Kết luận: Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả xấu như: mất
cân bằng sinh thái, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, cạn kiệt nước ngầm, nhiều loài
động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
Để chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo môi
trường tự nhiên.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi
trường?
- Học sinh: theo nội dung phần III tr.159 SGK
* Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Cho biết thành tựu của con
người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường?

Học sinh kể thêm: Phủ xanh đồi trọc; Xây dựng các khu bảo tồn; Xây
dựng nhà máy thủy điện...
 Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường
- Giáo viên lấy một vài hình ảnh có nội dung về dòng sông, khu công
nghiệp bị ô nhiễm.
- Học sinh: theo dõi ví dụ.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Ô nhiễm môi trường là gì?

14


- Học sinh: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây
tác hại tới con người và các sinh vật khác.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Kể tên một số môi trường bị ô nhiễm ?
- Học sinh: đất, nước, không khí...
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nêu những tác hại của ô nhiễm môi
trường đến đời sống con người
- Học sinh: có thể nêu theo hiểu biết như các bệnh về da, hô hấp, gây
bệnh ung thư...
Tìm hiểu: Các tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm và các biện pháp hạn chế
gây ô nhiễm môi trường ở bảng 55-tr 168, giáo viên tổ chức bài giảng dưới dạng
cuộc thi.
- Thể lệ:
+ Chia lớp thành 4 nhóm đều nhau.( vì có 8 ý ở bảng 55 )
+ Mỗi nhóm bốc thăm 2 câu hỏi ( 2 ý ), chuẩn bị trong vòng 10 phút.
+ Mỗi nhóm trình bày từ 5 phút.
+ Trả lời đúng được điểm và quà.
Ví dụ câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? Biện pháp hạn
chế ô nhiêm không khí là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm

không khí? (Câu hỏi tương tự với các nội dung ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do
thuốc bảo vệ thực vật và ô nhiễm do chất thải rắn).
- Giáo viên và 4 học sinh ( mỗi nhóm cử 1 học sinh ) làm giám khảo.
- Giáo viên lưu ý học sinh trình bày có liên hệ ở địa phương ( như ở xã,
huyện hay tỉnh) để đạt điểm cao nhất.
- Sau khi các nhóm trình bày xong các nội dung thì giám khảo sẽ đánh giá
và công bố kết quả.
Kết thúc:yêu cầu học sinh : Hoàn thành bảng 55 SGK tr.168.
- Giáo viên mở rộng: Có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì
các thế hệ hiện tại và tương lai mới đươc sống trong bầu không khí trong lành,
đó là sự bền vững

15


 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Nhấn mạnh: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng
vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì
lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Đưa ra phiếu học tập sau:
Loại tài nguyên

Tài nguyên đất
Tài nguyên nước Tài nguyên rừng
Nội dung
1. Đặc điểm
2. Các sử dụng hợp lí
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài
nguyên thiên nhiên hợp lí?

- Trả lời: Học sinh cần nêu được
+ Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây xanh…
+ Tuyên truyền cho bạn bè và những người xung quanh để cùng có ý thức
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Sau khi học sinh đã nắm được ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và
gìn giữ thiên nhiên hoang dã và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên cần cho các em
thấy được vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã theo hình
thức thảo luận, như sau:
- Giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh thảo luận: Vai trò của học sinh
trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
- Học sinh phải nêu được những việc làm sau:
+ Trồng cây, bảo vệ cây.
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo viên kết luận:
+ Tham gia tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ
thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng dân cư.

16


+ Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng quan trọng nhất vẫn là ý
thức trách nhiệm với thiên nhiên của mỗi học sinh chúng ta.
 Bài 60 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
- Cần nhấn mạnh ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bảo vệ hệ sinh thái rừng có ý nghĩa gì?
Học sinh trả lời: Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của
nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ hóp phần điều hòa khí hậu,

giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Mất rừng sẽ gây hậu quả như thế nào?
Trả lời: Mất rừng là mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, đồng
thời là nguyên nhân dẫn tới hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất…và gây mất cân bằng
sinh thái trên Trái Đất.
* Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hãy nêu các biện pháp bảo
vệ hệ sinh thái rừng?
Trả lời:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
+ Trồng cây gây rừng.
+ Phòng chống cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt
trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền
2.2. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng các trò chơi, hội
thi tìm hiểu.
Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình
thành ý thức bảo vệ môi trường vì:
- Gây hứng thú cho HS khi nghiên cứu vấn đề về BVMT.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những
vấn đề về BVMT.

17


- Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về BVMT.
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
- Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Để tổ chức giáo dục BVMT dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước
sau đây:
Bước 1: Xác đinh tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi.
Bước 6: Thiết kế chương trình.
Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Dạy bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Mục II.3: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Làm thế nào để bảo vệ rừng”
-Ý nghĩa của trò chơi: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi người
-GV chọn 12 HS: đóng các vai ( giấy A4 , viết chữ rồi dán lên trước ngực
+ Cán bộ kiểm lâm: 3 HS
+ Thợ săn: 2 HS
+ Người khai thác gỗ lậu: 2 HS
+ Người buôn gỗ lậu: 2 HS
+ Người dân địa phương: 2 HS
+ Thầy lang: 1 HS
- GV chuẩn bị 100 chiếc kẹo: 20 màu đỏ tượng trưng cho các loại gỗ quý,
20 chiếc màu xanh tượng trưng cho động vật sống trong rừng, 20 chiếc màu
trắng tượng trưng cho đất rừng, 20 cái vàng tượng trưng cho dựoc liệu, 20 chiếc
màu tím tượng trưng cho các lâm sản khác.
- Xếp kẹo rải rác trên bàn giáo viên và bàn thứ nhất của HS
+ Các cán bộ kiểm lâm cố gắng giữ không cho số kẹo (rừng) mất đi; những
người khác tìm cách để lấy kẹo càng nhiều càng tốt
+ Trò chơi diễn ra khoảng 3 – 5 phút.


18


- Thảo luận:
+ Cán bộ kiểm lâm có thể giữ vẹn toàn số kẹo (rừng) không ?
+ Để có thể giữ vẹn toàn số kẹo (rừng) người kiểm lâm cần sự hỗ trợ của
ai ?
+ Những người hỗ trợ cần phải làm gì để giúp người kiểm lâm có thể giữ
vẹn toàn số kẹo ( rừng) ?
Ví dụ: Dạy bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ
môi trường ở địa phương (Sinh học 9)
Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
- Giáo viên chia học sinh làm 4 tổ.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ.
+ Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
+ Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ
nát
+ Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá.
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các tình huống có vấn đề trong nội dung của
tổ và chuẩn bị giải quyết tình huống của các tổ còn lại.
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa tình huống của các tổ và giải quyết
tình huống ở các tổ.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo luận.
Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình huống
theo sự sắp xếp bốc thăm.
- Ví dụ một số câu hỏi bốc thăm:
? Em xử lý như thế nào khi gặp người đổ rác bừa bãi, Sử dụng thuốc nổ đánh cá

ở địa phương ?
Hoạt động 5: Đánh giá.
- Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm các tình huống.

19


- Kết quả đưa tình huống và giải quyết tình huống là nội dung của bài học.
2.3. Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành, hướng dẫn
học sinh thu thập thông tin thực tế
Ví dụ : Để dạy bài 56 - 57: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương (SGK
Sinh học 9)
Giáo viên chọn địa điểm gần trường trước 2 ngày sau đó thông báo cho học sinh
chuẩn bị về phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho học sinh kẻ một số
biểu bảng cần thiết như:
Bảng 1
Nhân tố vô sinh

Hoạt động của con người

Nhân tố hữu sinh

trong môi trường.

Bảng 2
Các nhân tố
gây ô nhiễm

Mức độ ô nhiễm


Nguyên nhân gây

Đề xuất biện pháp

ô nhiễm

khắc phục

Sau đó đến giờ thực hành giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát,
thảo luận nhóm tự tìm đáp án điền vào bảng.
Trong quá trình thực hành bằng kiến thức thực tế học sinh cảm nhận được
vai trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói
chung trong giai đoạn hiện nay.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG.
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 9 tại trường THCS
Đức Mỹ giai đoạn cuối học kỳ II năm học 2014 - 2015 tôi đã thu được kết quả
như sau:

Lớp

SS

9/1
9/2
9/3
Tổng

30
30

29
89

Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
SL
%
SL
%
20
67%
10
33%
18
60%
12
40%
16
55,1%
13
44,9%
54
60,7%
35
39,3%

Yếu
SL
0

0
0
0

%
0
0
0
0

20


C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
I/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY , HỌC TẬP
1.Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của đề tài:
.

Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh khối 9 là góp

phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có
trách nhiệm trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của
thời đại.
Để giúp học sinh học sinh chưa biết vận dụng tốt kiến thức của môn học
vào trong thực tiễn, chưa có ý thức bảo vệ môi trường đến có ý thức tốt trách
nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bào vệ môi trường - Bảo
vệ hành tinh của chúng ta. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham
mê, yêu thích bộ môn - giúp cho thầy, cô giáo nâng cao được hiệu quả giáo dục
của mình và định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn trên ghế nhà
trường

2. Hiệu quả thiết thực:
- Qua việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong môn Sinh học
lớp 9, tôi nhận thấy các em đã:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường.
+ Dần hình thành thói quen và kĩ năng chống ô nhiễm môi trường, giữ
cân bằng sinh thái
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại môi trường, có thái độ tôn
trọng thiên nhiên.
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường sống.
II/ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :

21


- Giáo viên và học sinh dễ dàng tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường
qua các phương tiện thông tin đại chúng ( sách báo, tivi, internet, các môn học
khác, qua thực tế địa phương...)
- Học sinh có thể dễ dàng hình thành những thói quen, hành động cụ thể
để bảo vệ môi trường sống, làm việc, học tập như không vứt rác bừa bãi...
- Học sinh đỡ nhàm chán trong việc học tập, ham tìm hiểu về môi trường.
III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ,HƯỚNG PHÁT TRIỂN :
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số bài học
kinh nghiệm như sau:
- Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục của môn Sinh học nói chung và giáo
dục môi trường nói riêng thì người giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông
tin, kiến thức về lãnh vực môi trường để làm cho bài dạy thêm sinh động, hấp

dẫn và thuyết phục hơn.
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, người giáo viên phải làm cho
học sinh thấy được kiến thức phải gắn liền với thực tiễn. Vì vậy không những tổ
chức cho học sinh tìm hiểu môi trường trên lớp học mà phải còn phải cho học
sinh quan sát môi trường thực tế, mà muốn đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải đi
tiền trạm trước nơi quan sát để tìm hiểu và lên kế hoạch cho cụ thể.
- Khi giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh, thì giáo viên yêu cầu các thành
viên trong nhóm phải tích cực hoạt động đóng góp ý kiến, vì mục đích của đề tài
là mỗi học sinh phải có ý thức tốt trước môi trường.
- Giáo viên còn có thể cho học sinh chụp hình, quay phim lại những gì
trong lúc quan sát môi trường, để cho các em thấy rỏ được nguyên nhân hay hậu
quả của ô nhiễm môi trường từ đó các em càng có ý thức bảo vệ môi trường
hơn.
- Khi tích hợp ý thức bảo vệ môi trường, giáo viên cần khẳng định lại bản
thân của mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tốt về bảo vệ môi trường từ đó ta
có thể định hướng nghề nghiệp cho tương lai học sinh.
IV/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ :

22


- Cung cấp sách báo cho học sinh để học sinh nắm bắt được các thông tin
về môi trường.
- Đối với nhà trường cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được đi tham
quan, học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao hiểu biết về môi trường.
- Đối với giáo viên cần tích cực học hỏi nâng cao kiến thức đặc biệt là
kiến thức thực tế về môi trường, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại
chúng, Internet, trong quá trình giảng dạy cần tích hợp kiến thức giáo dục môi
trường thông qua các phần của bài.
- Nhà trường có thể tổ chức các buổi thi đố em hoặc hội vui học tập với

kiến thức tìm hiểu môi trường và bảo vệ môi trường.
- Đối với HS cần tích cực học hỏi, thu nhận thông tin từ mọi phương tiện,
từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học.
- Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ
thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý kiến
của các thầy cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
Đức Mỹ , ngày 04 tháng 04 năm 2015
Giáo viên thực hiện
BÙI THỊ THANH GIANG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngụ Văn Hưng – Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung – Phan Thị Hồng The, Giáo
dục bảo vệ môi trường trong sinh học Trung Học Cơ Sở, Nhà xuất bản giáo dục
2008.
2. Nguyễn Quang Vinh - Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công – Mai Sỹ Tuấn.

23


Sinh học 9. Nhà xuất bản Giáo dục 2006.
3. Nguyễn Đình Hòe - Môi trường và phát triển bền vững
4. Lê Thông - Nguyễn Hữu Dũng, Dân số, tài nguyên, môi trường,

Xác nhận của TTCM

24


Xếp loại: ………………..

XÁC NHẬN CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xếp loại: ………………..
XÁC NHẬN CỦA HĐKH CỤM THI ĐUA
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xếp loại: ………………..

XÁC NHẬN CỦA HĐKH PHÒNG GD& ĐT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

25


×