Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

DẤU ấn BIỆT hóa của tế bào máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 56 trang )

DẤU ẤN BIỆT HÓA
CỦA TẾ BÀO MÁU


I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Cụm biệt hoá (Cluster of Differentiation - CD)
là những dấu ấn của tế bào, xuất hiện và mất
đi trong các giai đoạn biệt hoá và thực hiện
chức năng của tế bào. Các dấu ấn này
thường nằm trên màng tế bào; tuy nhiên
trong bào tương cũng chứa một số dấu ấn,
nhất là ở các giai đoạn non của tế bào, khi
các dấu ấn mới chỉ được tạo ra ở bào tương
chưa kịp vận chuyển ra gắn trên màng tế
bào. Sử dụng các kháng thể đơn dòng kháng
các dấu ấn tế bào giúp xác định tế bào ở các
giai đoạn biệt hoá khác nhau.


2. Phbiệt cụm bhoá và các KN màng TB khác
1. Cụm biệt hoá xuất hiện và mất đi trong qtrình
biệt hoá chức năng của TB. Các hệ thống kháng
nguyên khác xuất hiện và tồn tại suốt đời sống
TB
2. Cùng 1 cá thể, cụm biệt hoá của các TB và các
gđoạn biệt hoá rất khác nhau. Các knguyên HLA
trên mọi tế bào của cơ thể đều giống nhau
3. Cụm biệt hoá của từng dòng TB không khác
nhau giữa các cá thể trong cùng một loài. Ngược
lại, các kháng nguyên HLA hoặc kháng nguyên


hồng cầu có thể rất khác nhau giữa các cá thể.
 4. Phần lớn cụm biệt hoá tham gia vào hoạt
động chức năng của tế bào, các hệ thống KN
khác chủ yếu giữ vai trò kháng nguyên.





3. Vai trò sinh lý
Cụm biệt hoá xuất hiện đặc hiệu tương đối
theo dòng tế bào và giai đoạn biệt hoá,
phần lớn có vai trò sinh lý nhất định. Một
số cụm biệt hoá tham gia truyền dẫn thông
tin từ màng tế bào, hoặc là thụ thể cho các
yếu tố đặc hiệu, hoặc tham gia vào hoạt
động chức năng của tế bào như thực bào,
tiêu tế bào đích... Một số cụm biệt hoá
khác chưa xác định được rõ vai trò sinh lý.


4. Đặc điểm phân bố cụm biệt hoá
1. Cụm biệt hoá là những protein màng, do
tế bào tạo ra theo từng giai đoạn biệt hoá.
Vì vậy, chúng không phải là bất biến trên
từng tế bào.
2. Các cụm biệt hoá có xu hướng đặc trưng
theo dòng tế bào. Tuy nhiên, một cụm biệt
hoá có thể xuất hiện trên nhiều dòng tế
bào, tuy rằng mật độ trên mỗi tế bào nhiều

ít có khác nhau. Ngược lại, một dòng tế
bào ở một giai đoạn biệt hoá cũng có thể
có nhiều cụm biệt hoá khác nhau.


3. Để xác định chính xác một loại tế bào, cần
dựa trên cụm biệt hoá đặc trưng cho tế bào
đó và cụm biệt hoá mà tế bào khác không
có (điều kiện cần và đủ).
Ví dụ: CD3 đặc trưng cho dòng lympho T, CD4
có trên cả lympho Th lẫn monocyte. Vậy
xác định chính xác là lympho Th khi
CD3(+)CD4(+).
4. Phần lớn cụm biệt hoá được phát hiện trên
màng tế bào. Tuy nhiên ở một vài giai đoạn
biệt hoá, có thể phát hiện cụm biệt hoá
trong bào tương (ví dụ lympho tiền B có Ig
trong bào tương).


II. CỤM BIỆT HOÁ CHÍNH CỦA TẾ BÀO MÁU
1. Tế bào gốc
- CD đặc trưng của tế bào gốc là CD34. Các
CD khác hầu như chưa có.
- Khi mật độ CD34 giảm dần và xuất hiện
thêm một vài CD khác (như CD38, HLADR) là dấu hiệu tế bào đang chuyển hướng
biệt hóa thành các dòng tế bào con (tế bào
gốc đa năng định hướng).
2. Tế bào dòng tuỷ
Các CD đặc trưng của mọi tế bào dòng tuỷ là

CD13 và CD33. Các CD này tồn tại trong
phần lớn các giai đoạn biệt hoá của các tế
bào dòng tuỷ. Dòng lympho không có các
CD này.


2.1. Bạch cầu hạt
Ngoài CD13 và CD33, BCHTT có thêm CD11
và CD35 vì liên quan đến hoạt động thực
bào.
2.2. Monocyte
- Ngoài CD13 và CD33, monocyte còn có
chung nhiều CD khác liên quan đến chức
năng của hệ thống lympho và thực bào
như CD 4, CD7, CD9, CD11, CD35, CD38...
- CD14 đặc trưng riêng cho dòng mono và
được dùng để phân lập monocyte.
- Khi monocyte chuyển sang dạng đại thực
bào, xuất hiện thêm các CD có vai trò
trong trình diện kháng nguyên và tiêu huỷ
tế bào như CD1, CD16A.


2.3. Hồng cầu
Glycophorin A là dấu ấn đặc trưng của dòng
hồng cầu.
2.4. Tiểu cầu
Dấu ấn đặc trưng của dòng tiểu cầu là CD41.



3. Dòng lympho
3.1. Lympho B
- Tế bào non nhất của dòng lympho B (tiền thân
dòng B - pro B) chưa biểu lộ các dấu ấn đặc
trưng của dòng B là Immunoglobulin bào
tương hoặc màng tế bào. Bên cạnh CD34 của
tế bào gốc, tế bào này mới xuất hiện CD10,
TdT nhân và phân tử MHC lớp II trên bề mặt.
- Giai đoạn tiếp theo (tiền tiền B - pre- pre B) có
sự sắp xếp lại của gen Ig trong nhân tế bào
trước khi bộc lộ các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ
Ig.


-

Giai đoạn tiền B (pre B) nổi bật bởi sự sắp
xếp lại gen Ig trong nhân và biểu lộ protein
chuỗi nặng µ trong bào tương (chứ chưa
xuất hiện chuỗi nhẹ).


3.2. Lympho T
- Các tế bào tiền thân dòng lympho T bắt
nguồn từ tế bào gốc tại tuỷ xương và vẫn
còn CD34. Bên cạnh đó, tế bào này đã xuất
hiện 1 số CD khác định hướng biệt hoá dòng
là CD45 và CD7 cho đến khi di chuyển đến
tuyến ức.
- Hai vùng vỏ và tuỷ tuyến ức chứa những dưới

nhóm lympho T khác nhau cả về thụ thể
màng lẫn chức năng.
- Vùng vỏ tuyến ức chứa các tế bào non nhất
và đang phân bào mạnh nhất. Những lympho
T biệt hoá sớm nhất sẽ biểu lộ CD7 và CD2
nhưng chưa có các CD đặc trưng của lympho
T là CD3, CD4 và CD8. Những tế bào tuyến ức
non nhất (chiếm 3- 5%) chưa có CD4 và CD8
- được gọi là tế bào "âm tính kép".


+ Tiền lympho T (pre T) bắt đầu quá trình
sắp xếp lại gen receptor T (giống như đối
với lympho B) và biểu lộ CD7 màng lẫn
CD3 trong bào tương. Sau đó tế bào này
trải qua những biến đổi biệt hoá, biểu lộ
CD4 và CD8 màng và được gọi là tế bào
"dương tính kép" (chiếm khoảng 85% tế
bào tuyến ức và rất ít thấy ở các tổ chức
lympho ngoại vi). Đến đây, xuất hiện CD3
màng tế bào để tham gia vào cơ chế
truyền tín hiệu.


+ Tiếp theo là giai đoạn chọn lọc dương tính và
chọn lọc âm tính. Các thymocyte tự phản ứng
dời khỏi khu vực lympho T do chọn lọc âm
tính. Những tế bào tuyến ức có thụ thể
lympho T và không có khả năng gắn với kháng
nguyên MHC của bản thân cũng bị loại bỏ qua

hiện tượng tự tiêu. Những tế bào tuyến ức có
thụ thể lympho T và có khả năng tương tác
với kháng nguyên lạ cùng sự có mặt của
kháng nguyên MHC bản thân sẽ được chọn lọc
dương tính, tiếp đến sẽ được hoạt hoá và
trưởng thành. Các lympho có thụ thể αβ biểu
lộ CD4 sẽ trở thành lympho Th, giới hạn đáp
ứng với kháng nguyên MHC lớp II. Còn
lympho có thụ thể γδ sẽ biểu lộ CD8 để trở
thành lympho Ts, giới hạn đáp ứng với kháng
nguyên MHC lớp I.


Vùng tuỷ tuyến ức hầu như chỉ chứa các
lympho T trưởng thành (chiếm 15% tế bào
tuyến ức). Khi lympho T trưởng thành
hoàn toàn, sẽ dời tuyến ức ra máu để đến
các cơ quan lympho ngoại vi và luân
chuyển qua hệ thống bạch huyết.
3.3. Tế bào NK
- Dấu ấn đặc trưng của tế bào NK là CD16 và
CD56.
- Tế bào NK không có CD 3 và thụ thể
lympho T (TCR)
-


Differential diagnostics T/B maturation
Antigen profiles of stages of T-cell maturation
Marker

CD2
CD38
T9
CD5
CD7
CD1
CD4
CD8
TdT
CD3

Immature
thymocyte

Common
thymocyte

Mature
thymocyte

+
+
+
+
+

+
+

+

+

+

+

+
+
+
+

+
+

+
+

+
+

+
or
+
+/+

+

+
+


+

Peripheral T-cells
helper suppressor

+
+

+

Antigen profiles of stages of B-cell maturation
Marker
HLA-DR
TdT
CD19
CD38
CD10
CD20
sIg
CD21

B-cell precursor
+
+

+
+
+
+


+
+
+
+
+

Pre-B

B-cell

Plasma cell

+
+/+
+
+
+

+

+

+
+
+
+
+/-

+/-



B-cell maturation


T-cell transformation


Reference values lymphocyte populations
% Cell Population (normal donors)
Cell
Type

Cord
Blood

Age
1d-11mo

Age
1-6 y

Age
7-17 y

Age
18-70 y

CD3+

55


64

64

70

72 (66-76)

CD4+

35

41

37

37

42 (38-46)

CD8+

29

21

29

30


35 (31-40)

CD4/CD8

1.2

1.9

1.3

1.3

1.2 (1.0-1.5)

CD20+

20

23

24

16

13 (11-16)

CD56+

20


11

11

12

14 (10-19)

Modified from: Hannet I. et al, Immunology Today 13:215, 1992

Reference Values for Lymphocyte Subpopulations for normal adults,
all ages and races (USC Clinical Laboratories-Flow Cytometry Section)

/>
Antibody

%

Range %

Absolute No./µL

Range

CD3

72

60-90


1958

952-2745

CD4+/CD3+

41

32-56

1115

518-1605

CD8+/CD3+

25

17-40

680

367-1072

CD19

19

4-20


516

91-295

CD56-16

4

4-18

108

58-335


III. ỨNG DỤNG CỤM BIỆT HOÁ TRÊN LS
1. Nghiên cứu miễn dịch
Nhờ các dấu ấn biệt hoá trên tế bào máu- tế
bào miễn dịch, có thể nghiên cứu thành phần
tế bào miễn dịch trong mọi chất dịch của cơ
thể như máu, tuỷ xương, lách và các cơ quan
lympho. Nghiên cứu này cho thấy có sự phân
bố rất khác nhau của các quần thể tế bào
miễn dịch tại các khu vực này. Điều này liên
quan đến khu vực biệt hoá và phân công chức
năng của mạng lưới tế bào miễn dịch. Trên cơ
sở phân bố đó, có thể đánh giá rối loạn miễn
dịch hoặc các định hướng miễn dịch bệnh lý
khi xác định các dưới nhóm lympho khác

nhau.


2. Chẩn đoán ung thư
- Trong các bệnh lý ung thư tạo máu (cả
dòng tuỷ lẫn dòng lympho), các dấu ấn
biệt hoá của từng dòng chính là công cụ có
giá trị nhất hiện nay để phân loại thể bệnh.
Phân loại này chỉ ra dòng tế bào (và giai
đoạn biệt hoá) xuất hiện đột biến ác tính
hoá. Điều này có ý nghĩa không chỉ trong
nghiên cứu bệnh học của tăng sinh ác tính
theo dòng mà còn có giá trị lớn trong điều
trị đặc hiệu.


Phân loại miễn dịch AML
CD1
3

CD3 HLA-DR CD3
3
4

CD1
5

CD4
5


CD1 CD41
4

M0

+

+

+

+++

-

+

-

-

M1

+

+

+

+


-/+

+

-

-

M2

+

+

+

+/-

+++

+

-

-

M3

+


+

-

-/+

+++

+

-

-

M4

+

+

+

-/+

+

+

+


-

M4Eo

M4 và CD2+

M5

+

+/-

+

+

+

+

+++

-

M6

-/+

+/-


+

+

-

Yếu

-

-

M7

-

+/-

-/+

+

-

-

-

+++



×