Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐT CAN THIỆP rối LOẠN NHỊP TIM và TRIỆU CHỨNG học TIM MẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.59 KB, 20 trang )

ĐT CAN THIỆP RỐI LOẠN NHỊP TIM
BV Tâm Đức – TPHCM
1. Đại cương
Trước đây điều trị loạn nhịp chủ yếu bằng thuốc, cho đến nay chưa có loại thuốc
chống loạn nhịp nào có thể điều trị triệt căn loạn nhịp tim, mà bệnh nhân còn phải
uống thuốc lâu dài, do vậy không thể tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc, đó là
chưa kể chính các thuốc chống rối loạn nhịp lại gây ra rối loạn nhịp khác.
Từ đầu thập niên 90, người ta đã áp dụng phương pháp khảo sát điện sinh lý và điều trị
cắt đốt bằng sóng năng lượng RF (Radio frequency) để điều trị nhịp nhanh kịch phát
trên thất và một số loạn nhịp thất với tỉ lệ thành công cao, kết quả triệt để. Sau khảo sát
điện sinh lý và cắt đốt thành công bệnh nhân không cần điều trị thuốc chống loạn nhịp
nữa và lành bệnh vĩnh viễn.
Khảo sát điện sinh lý là quá trình ghi lại hoạt động điện trong các buồng tim, việc ghi
nhận nhờ các dây mỏng hay còn gọi Catheter, được đưa vào nhiều vị trí khác nhau
trong buồng tim, các Catheters dùng để tạo nhịp tim và cũng được dùng để ghi nhận
các hoạt động điện trong tim.
2. Khảo sát điện sinh lý
Mục đích khảo sát điện sinh lý
É Chuẩn đoán chích xác cơ chế loạn nhịp
É Quyết định điều trị thích hợp
Các tế bào tạo nhịp tự nhiên làm tim đập bình thường từ 60 – 100 lần/ phút, nhịp này
được gọi là nhịp xoang.
Có những tình trạng khi xung điện bị chặn lại trên đường đi xuống hệ thống dẫn truyền
gây cho tim đập chậm một cách bất thường (nhịp chậm xoang khi nhịp tim dưới 60
lần/phút).
Những tình trạng khác, những tế bào hay vùng tạo nhịp bất thường khác (ngoài nhịp
xoang ) làm tim đập nhanh bất thường trên 100 lần/ phút, nếu nhịp nhanh có nguồn
gốc từ các buồng tim ở trên gọi là nhịp nhanh trên thất, nếu nhịp nhanh có nguồn gốc
từ các buồng tim bên dưới gọi là nhịp nhanh thất.
Khi nhịp quá nhanh hay quá chậm có thể gây ra các triệu chứng sau:



É Chóng mặt hoặc cảm giác nhẹ đầu
É Hồi hộp (rung động trong lồng ngực mà bệnh nhân tự nhận biết được)
É Mệt
É Khó thở
É Muốn ngất
2.1. Chỉ định khảo sát điện sinh lý
Đánh giá chức năng nút xoang bao gồm
Loại I: bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ rối loạn chức năng nút xoang
(RLCNNX) nhưng mối liên hệ nhân quả giữa rối loạn nhịp tim với triệu chứng chưa
được xác định sau khi đã tiến hành các biện pháp thăm dò thích hợp.
Loại II:
É Trường hợp đã khẳng định có RLCNNX nhưng cần đánh giá dẫn truyền nhĩ thất
theo chiều xuôi và chiều ngược cũng như các rối loạn nhịp tim có thể có nhằm lựa
chọn phương thức tạo nhịp tim thích hợp.
É Trường hợp có nhịp chậm xoang trên điện tâm đồ và cần xác định nguyên nhân
của nhịp chậm là do nội tại nút xoang hay do thần kinh tự chủ hay do tác dụng của
thuốc từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
É Trường hợp có triệu chứng lâm sàng và nhịp chậm xoang nhưng cần đánh giá
thêm khả năng có các rối loạn nhịp tim khác gây ra triệu chứng hay không.
Loại III:
É Trường hợp có triệu chứng đã được khẳng định là do nhịp chậm gây ra và chỉ định
điều trị không chịu ảnh hưởng bởi kết quả TD ĐSLHT.
É Trường hợp có nhịp chậm xoang và ngưng xoang lúc ngủ (bao gồm chứng ngưng
thở khi ngủ) nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Đánh giá block nhĩ thất bao gồm
Loại I:
É Trường hợp có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do block xảy ra ở vùng His-Purkinje
nhưng chưa khẳng định được bằng các thăm dò trước đó.
É Trường hợp block nhĩ thất cấp II hoặc III đã được cấy máy tạo nhịp nhưng vẫn còn

triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim khác gây ra.


Loại II:
É Trường hợp block nhĩ thất cấp II hoặc III mà việc xác định vị trí, cơ chế gây block
cũng như đáp ứng của block với thuốc hay biện pháp can thiệp tạm thời có thể giúp
chỉ định điều trị hoặc đánh giá tiên lượng.
É Trường hợp nghi ngờ ngoại tâm thu bộ nối hoặc nhịp bộ nối ẩn giấu gây khử cực
vùng bộ nối ngăn cản dẫn truyền qua nút nhĩ thất tạo nên hình ảnh block nhĩ thất
cấp II hoặc cấp III (hiện tượng “giả block nhĩ thất”).
Loại III:
É Trường hợp block nhĩ thất gây nhịp chậm có triệu chứng đã được khẳng định bằng
điện tâm đồ thường quy.
É Trường hợp block nhĩ thất thoáng qua không có triệu chứng (block nhĩ thất cấp II,
Mobitz I xuất hiện về đêm cùng với nhịp chậm xoang).
Đánh giá các cơn tim nhanh với QRS hẹp bao gồm
Loại I:
É Các trường hợp cơn tim nhanh xuất hiện thường xuyên hoặc gây triệu chứng nặng
không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc các trường hợp mà việc tìm hiểu cơ chế
gây cơn tim nhanh cũng như đặc điểm điện sinh lý học của cơ chất gây cơn tim
nhanh là cần thiết cho chỉ định điều trị (thuốc, đốt điện, tạo nhịp hay phẫu thuật).
É Các trường hợp cơn tim nhanh mà bệnh nhân lựa chọn đốt điện thay cho điều trị
bằng thuốc.
Loại II: trường hợp cơn tim nhanh đang điều trị bằng thuốc mà cần thiết phải đánh giá
tác dụng phụ gây loạn nhịp cũng như ảnh hưởng của thuốc tới chức năng nút xoang và
dẫn truyền nhĩ thất.
Loại III: trường hợp cơn tim nhanh dễ dàng cắt cơn bằng các biện pháp cường phế vị
hay dùng thuốc và không có chỉ định đốt điện.
Đánh giá các cơn tim nhanh có QRS giãn rộng bao gồm
Loại I: trường hợp cơn tim nhanh với QRS giãn rộng mà điện tâm đồ thường quy

không xác định được chính xác cơ chế gây cơn tim nhanh để lựa chọn phương pháp
điều trị thích hợp.
Loại II: không


Loại III: trường hợp tim nhanh thất hoặc tim nhanh trên thất với dẫn truyền lệch hướng
hoặc có kèm theo hội chứng tiền kích thích đã được chẩn đoán xác định bằng điện tâm
đồ thường quy và kết quả TD ĐSLHT không làm thay đổi chỉ định điều trị.
2.2. Tiến hành
2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Không ăn hoặc uống sau nửa đêm của đêm trước khi khảo sát điện sinh lý (phải nhịn
ăn ít nhất 8 giờ).
BS sẻ hướng dẫn bệnh nhân ngưng một vài loại thuốc trước khi khảo sát điện sinh lý
để có kết quả chính xác.
Các xét nghiệm thường qui phải làm: điện tâm đồ, siêu âm tim, X quang phổi, xét
nghiệm máu.
2.2.2. Tiến hành
Bệnh nhân nằm yên và thư giãn trong khi khảo sát điện sinh lý vì cử động hay căng cơ
sẻ gây nhiễu các tín hiệu.
Gây tê tại các vị trí đặt
Luồn Catheter từ các vị trí đặt Catheter (đầu, tay, cổ), có thể có từ một đến 4 Catheter
đặt vào các phần khác nhau của tim, máy phát tia X đặc biệt cho phép người làm thủ
thuật quan sát Catheter để đưa chúng vào vị trí chính xác.
Sau khi các Catheter đúng vị trí, có thể đánh giá RLNT bệnh nhân nhờ dòng điện qua
Catheter để đến tim, điều này làm tim đập ở các tốc độ khác nhau (khi đó bệnh nhân
có cảm giác tim đập nhanh hay hồi hộp).
Một ca khảo sát điện sinh lý kéo dài thường 1- 3 giờ.
Các biện pháp điều trị tiến hành ngay sau khảo sát sinh lý
É Điều trị bằng cắt đốt được tiến hành sau khi chuẩn đoán chính xác cơ chế loạn
nhịp. Catheter cắt đốt đặt ở vị trí gây loạn nhịp, điện cực ở đầu Catheter phát năng

lượng sóng Radio qua đó huỷ các tế bào gây loạn nhịp.
É Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (nhịp chậm có triệu chứng)
É Cấy máy khử rung (nhịp nhanh thất hay rung thất).
Sau khi hoàn tất quá trình khảo sát và cắt đốt, rút catheter và ép vị trí đặt để ngưng
chảy máu, sau đó băng ép bằng gạc vô trùng và tháo băng ép ngày kế tiếp. Vị trí đặt


catheter cần có thời gian để lành vết thương vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các bước
sau:
É Nghỉ tại giường 3- 6 giờ
É Không bắt chéo chân, để chân thẳng
É Ngồi dậy và co gối có thể gây xuất huyết
3. Các phương pháp điều trị
3.1. Điều trị bằng năng lượng sóng có tần số Radio (Radio Frequency)
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến Sĩ Tôn Thất Minh, tỉ lệ thành công đối với nhịp
nhanh kịch phát trên thất do vòng vào lại nút nhĩ thất lá 100%, tỷ lệ biến chứng < 1%,
tỷ lệ tái phát < 0.1%, đối với nhịp nhanh kịch phát trên thất do vòng vào lại nhĩ thất
(H/C WPW) tỷ lệ thành công là 98%, tỉ lệ biến chứng < 1%, tỉ lệ tái phát < 2%, chưa
có trường hợp nào tử vong do thủ thuật. Sau khảo sát điện sinh lý và cắt đốt thành
công bệnh nhân không cần phải điều trị thuốc chống loạn nhịp nữa và lành bệnh vĩnh
viễn.
Chỉ định
Nhóm I:
É Nhịp nhanh thất bền bỉ, đơn dạng, nguy cơ đột tử thấp, trơ với thuốc, hoặc không
dung nạp với thuốc, hoặc bệnh nhân không muốn dùng thuốc lâu dài.
É Nhịp nhanh thất do vòng vào lại nhánh.
É Những trường hợp đã cấy ICD, máy phải shock nhiều do có nhiều cơn nhịp nhanh
thất bền bỉ không khống chế được bằng thuốc hay các phương thức lập trình máy
phá rung, hoặc bệnh nhân không muốn điều trị thuốc kéo dài.
É Hội chứng WPW có cơn rung nhĩ nhanh gây rung thất nhưng được cứu sống.

Nhóm IIa:
É Trường hợp nhịp nhanh thất đơn dạng không bền bỉ, nguy cơ đột tử thấp, trơ với
thuốc, không dung nạp với thuốc hoặc không muốn điều trị thuốc lâu dài.
É Trường hợp NTT/T đơn dạng có triệu chứng, nguy cơ đột tử thấp, trơ với thuốc,
hoặc không dung nạpvới thuốc, hoặc bệnh nhân không muốn điều trị thuốc lâu dài.
Nhóm IIb:


É Đốt sợi Purkinje ở những bệnh nhân có cơn bão rối loạn nhịp thất, khởi phát bởi
NTT/T có hình dạng giống với loại rối loạn nhịp thất đó.
É Điều trị bằng năng lượng song có tần số Radio NTT/T không có triệu chứng
nhưng số lượng nhiều tránh gây nên bệnh cơ tim do nhịp nhanh.
Nhóm III: NTT/T thưa, không triệu chứng.
3.2. Điều trị phá rung
Các chỉ định cấy máy phá rung tự động (ICD)
Loại I:
É Các trường hợp sống sót sau ngừng tim do rung thất hoặc tim nhanh thất sau khi
đã xác định nguyên nhân và loại trừ các nguyên nhân có thể điều chỉnh được.
É Cơn tim nhanh thất bền bỉ xuất hiện tự phát trên bệnh nhân có bệnh tim thực tổn
có hay không gây rối loạn huyết động.
É Ngất chưa khẳng định nguyên nhân nhưng gây được cơn tim nhanh thất bền bỉ có
rối loạn huyết động hoặc rung thất khi thăm dò điện sinh lý học tim.
É Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim ít nhất 40 ngày có chức năng tâm thu thất trái
(LVEF) dưới 35% và mức độ cơ năng NYHA II hoặc III.
É Bệnh cơ tim giãn không do thiếu máu cục bộ với chức năng tâm thu thất trái
(LVEF) dưới 35% và mức độ cơ năng NYHA II hoặc III.
É Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim ít nhất 40 ngày có chức năng tâm thu thất trái
(LVEF) dưới 30% và mức độ cơ năng NYHA I.
É Bệnh nhân tiền sử nhồi máu cơ tim với cơn tim nhanh thất không bền bỉ, chức
năng tâm thu thất trái (LVEF) dưới 40% và gây được cơn tim nhanh thất bền bỉ

hoặc rung thất khi thăm dò điện sinh lý tim.
LoạiII:
É Ngất không rõ nguyên nhân trên bệnh nhân cơ tim giãn không do thiếu máu cục bộ
nhưng có rối loạn chức năng thất trái nặng
É Tim nhanh thất dai dẳng trên bệnh nhân có chức năng thất trái bình thường.
É HC QT kéo dài kèm triệu chứng ngất hoặc tim nhanh thất khi đang dùng thuốc
chẹn beta.
É Hội chứng Brugada đã có ngất hoặc kèm cơn tim nhanh thất nhưng không gây
ngừng tuần hoàn.


É Bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ với chức năng tâm thu thất trái dưới 35%
và mức độ cơ năng NYHA I.
É Hội chứng QT kéo dài có kèm theo > 1 yếu tố nguy cơ chính gây đột tử.
É Ngất xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tim thực tổn nặng nhưng không xác định được
nguyên nhân gây ngất sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm dò không xâm nhập và
xâm nhập.
É Bệnh cơ tim mang tính gia đình và gây đột tử.
Loại III:
É Các trường hợp kỳ vọng sống với mức độ cơ năng chấp nhận được kéo dài không
quá 1 năm, ngay cả khi thỏa mãn các chỉ định cấy ICD ở trên.
É Tim nhanh thất và rung thất dai dẳng, không thể ngưng được cơn.
É Bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác trong thủ thuật cấy máy và theo dõi
sau cấy máy.
É Suy tim mức độ NYHA IV đã trơ với điều trị nội và không phải là ứng viên để
ghép tim hay tạo nhịp điều trị tái đồng bộ tim.
É Ngất không rõ nguyên nhân ở bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn và không gây
được các rối loạn nhịp thất khi thăm dò điện sinh lý tim.
É Các trường hợp rung thất hoặc nhanh thất có thể điều trị bằng phẫu thuật hay đốt
điện (rối loạn nhịp nhĩ trên nền hội chứng WPW, tim nhanh thất có nguồn gốc từ

đường ra thất phải, các thể tim nhanh thất do vào lại nhánh… ở bệnh nhân không có
bệnh tim thực tổn).
É Tim nhanh thất với ở bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn gây ra bởi các nguyên
nhân cấp tính có thể điều chỉnh được (rối loạn điện giải, ngộ độc thuốc, sang
chấn…).
Các chỉ định cấy máy phá rung tự động ở trẻ em và bệnh tim bẩm sinh
Loại I:
É Các trường hợp sống sót sau ngừng tim sau khi đã xác định nguyên nhân và loại
trừ các nguyên nhân có thể điều chỉnh được.
É Tim nhanh thất bền bỉ có triệu chứng ở bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh sau khi đã
làm thăm dò đánh giá về điện sinh lý tim và huyết động. Đốt điện hay phẫu thuật có
thể được lựa chọn thay thế trong một số trường hợp nhất định.


Loại II:
É Ngất tái phát không rõ nguyên nhân xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh
kèm theo rối loạn chức năng thất trái hoặc gây được các rối loạn nhịp thất khi thăm
dò điện sinh lý học tim.
É Ngất tái phát xảy ra trên bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh phức tạp kèm theo rối loạn
chức năng thất trái nặng nhưng chưa xác định được nguyên nhân qua các thăm dò
không chảy máu và chảy máu.
3.3. Đặt máy tạo nhịp
Có 2 loại máy tạo nhịp:
É Máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu được đặt ngoài cơ thể, có một dây dẫn đi vào tim,
được chỉ định cho những trường hợp cấp cứu và chỉ đặt trong vòng một đến hai
tuần.
É Máy tạo nhịp cấy vào cơ thể. Máy có một điện cực được đưa qua tĩnh mạch dưới
đòn vào buồng tim phải rồi gắn vào nội tâm mạc, có thể là nhĩ phải hoặc thất phải
và cuối cùng là nối nó với máy tạo nhịp được cấy dưới da.
·


Máy tạo nhịp đơn buồng: 1 cực được đặt vào tâm thất và máy có thể nhận được
tín hiệu và tạo nhịp cho tâm thất. Nếu điện cực được đặt ở tâm nhĩ, máy tạo nhịp có
thể nhận tín hiệu và tạo nhịp cho tâm nhĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tính chất
của triệu chứng chậm nhịp tim mà bác sĩ sẽ quyết định đặt điện cực ở đâu.

·

Máy tạo nhịp 2 buồng có 2 điện cực: một đặt ở tâm nhĩ và một đặt ở tâm thất.
Máy tạo nhịp 2 buồng phức tạp và rắc rối hơn máy tạo nhịp đơn buồng. Nó có thể
nhận tín hiệu và tạo nhịp ở cả tâm thất lẫn tâm nhĩ. Nó cũng có thể phối hợp tín
hiệu và sự co bóp từ tâm nhĩ lẫn tâm thất để giúp tim đập hiệu quả hơn.

Nguyên lý hoạt động của máy là qua dây dẫn máy phát xung điện kích thích cơ tim co
bóp theo tần số đã được cài đặt sẵn. Hiện nay có máy tạo nhịp cố định tần số suốt ngày
đêm, tần số thường là 70 lần/1 phút và máy đáp ứng tần số có khả năng thay đổi tần số
kích thích. Đối với người trẻ thường đặt tần số 60-120 lần/1 phút (khi ngủ là tần số 60
lần/1 phút, khi hoạt động tùy theo cường độ máy sẽ tăng dần tần số kích thích, có thể
lên 120 lần/1 phút), đối với người trung tuổi hay người già thường đặt tần số 60-90
lần/1 phút vì cường độ lao động của người cao tuổi thấp hơn.
Chỉ định đặt máy tạo nhịp


Block nhĩ thất
É Block nhĩ thất độ 3 hoặc độ 2 có triệu chứng
É Block nhĩ thất độ 3 hoặc độ 2 týp II không có triệu chứng.
É Nhịp tim < 40l/ phút; có khoảng nghỉ > 3 giây khi thức.
Rối loạn chức năng nút xoang
É Nhịp chậm xoang hoặc ngưng xoang có triệu chứng.
É Nhịp chậm xoang hoặc ngưng xoang ở những bệnh nhân có triệu chứng nhưng

chưa có bằng chứng rõ về sự phối hợp giữa rối loạn nhịp và triệu chứng.
Nhồi máu cơ tim cấp
Ngất
É Ngất do xoang cảnh tăng nhạy cảm tăng nhạy cảm đã được chứng minh với
khoảng vô tâm thu > 3 giây.
É Ngất do thần kinh tim (neurocardiogenic syncope) có biểu hiện đáp ứng ức chế
tim.
Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim phì đại có tắc nghẽn lối ra đáng để gây ra triệu chứng


TRIỆU CHỨNG HỌC TIM MẠCH
Ths. Phan Đình Phong
Bộ môn TM - ĐHYHN
Đại cương
Bệnh tim mạch đang là vấn đề thời sự đối với sức khoẻ. Chỉ riêng ở nước Mỹ mỗi năm
đã có khoảng nửa triệu người chết do các cơn đột quỵ tim mạch và cũng ngần ấy người
khác phải trải qua các cuộc phẫu thuật hoặc can thiệp động mạch vành (là những mạch
máu nuôi dưỡng quả tim, gọi là “vành” vì chúng chia nhau đi một vòng ở phần trên
quả tim, giống như vành nón, vành mũ).
Đối với mỗi người, bệnh tim mạch là rào cản lớn cho sự nghiệp, giảm khả năng làm
kinh tế, phá bỏ viễn cảnh của một cuộc sống sôi động và rút ngắn tuổi thọ. Việc phát
hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch có vai trò hết sức quan trọng giúp ngăn ngừa hoặc
giảm bớt các tai biến chết người của nó. Đồng thời còn đem lại cho chúng ta cơ hội
sớm được tiếp cận các phương pháp điều trị mới để có thể đạt kết quả chữa bệnh tốt
nhất.
Dưới đây là bảy triệu chứng cơ bản của bệnh lý tim mạch. Những triệu chứng có thể
dễ dàng phát hiện chỉ bằng việc thăm khám đơn giản của người thầy thuốc. Khi kết
hợp với tuổi đời và tiền sử về bệnh tim mạch của gia đình bạn, nó có thể giúp cho việc
chẩn đoán bệnh sớm và chính xác. Xin bạn lưu ý, không phải bất cứ ai mắc bệnh tim
mạch cũng có biểu hiện triệu chứng. Mặt khác trong nhiều trường hợp, các triệu chứng

gợi ý bệnh tim mạch lại do rối loạn của những cơ quan khác gây ra. Tuy nhiên, bạn
hãy nên xem sự hiện hữu của bất kì triệu chứng nào dưới đây đều là những lời cảnh
báo sớm để đi tìm lời khuyên của thầy thuốc.
Các triệu chứng chính của bệnh tim mạch
Triệu chứng

Nguyên nhân

Bạn phải làm gì?

chính
Khó thở

Bệnh tim mạch

Đau ngực

Bệnh mạch vành

Đi khám bệnh
Gọi điện cho bác sĩ hoặc đến ngay trung tâm
cấp cứu.


Đánh trống

Nhát bóp phụ của

ngực


tim

Ngất

Rối loạn nhịp tim

Tránh rượu, cà phê, thuốc lá và nghỉ ngơi đầy
đủ (nếu kèm theo chóng mặt hoặc khó thở thì
phải đi khám bệnh).
Đi khám bệnh

Suy tim hoặc bệnh
Phù

của các tĩnh mạch

Đi khám bệnh

ở chân
Tím tái

Bệnh về phổi

Đi khám bệnh

Mệt mỏi

Thiếu ngủ

Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ


1. Khó thở
Khó thở là một thuật ngữ trong y học để chỉ tình trạng khó khăn khi hô hấp. Đây
dường như là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh tim mạch.
Trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua cảm giác khó thở một lần nào đó trong đời vì
vậy việc xác định có thật khó thở bệnh lý hay không là rất quan trọng. Nếu một người
nào đó cảm thấy khó thở sau một hoạt động gắng sức nặng nhọc như chạy, leo lên cầu
thang hoặc quan hệ tình dục thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu khó thở
xuất hiện khi đi bộ hoặc chỉ mới bước lên vài bậc thang gác hoặc ngay cả khi nghỉ
ngơi thì lại là điều không bình thường. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khó thở không tương
xứng với mức độ hoạt động thể lực của bạn thì có thể đó là biểu hiện của bệnh tim
mạch hoặc của các bệnh lý khác như hen phế quản.
Diễn biến của khó thở là điều mà cả thầy thuốc và bạn cần quan tâm. Cơn khó thở xuất
hiện đột ngột thường là biểu hiện của tình trạng suy tim. Trong khi đó, khó thở kéo dài
lại là triệu chứng hay gặp ở bệnh mạch vành, bệnh van tim hoặc bệnh phổi mạn tính.
Tuy nhiên, vì mang tính chủ quan, khó thở không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định.
Có người khó thở thực sự nhưng không biết hoặc phủ nhận là mình khó thở, người
khác lại cảm thấy khó thở trong khi hoạt động hô hấp của họ hoàn toàn bình thường.
Các thầy thuốc phân biệt ba loại khó thở, đó là khó thở do bệnh tim mạch, khó thở do
bệnh ở phổi và khó thở cơ năng (do căn nguyên tâm lý).


Khó thở do bệnh tim mạch thường xuất hiện khi khả năng bơm máu của quả tim bị suy
yếu hoặc có sự cản trở trên đường dòng máu chảy từ quả tim vào các mạch máu. Khi
sức bơm máu của quả tim giảm xuống sẽ gây ra khó thở do ứ trệ máu và dịch, điều này
dẫn tới sự gia tăng áp lực máu ở phổi gây rò rỉ dịch vào các phế nang (túi khí nhỏ ở
phổi). Lượng dịch rỉ vào các túi chứa khí càng nhiều thì khó thở càng tăng. Mặt khác,
sự tăng áp lực máu ở phổi làm cho tổ chức phổi giảm tính mềm dẻo cũng gây khó thở.
Khó thở trong bệnh lý ở phổi thường do tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và cứng lại,
làm cho không khí khó vào và ra khỏi phổi khi chúng ta thở. Thường thấy trong bệnh

hen phế quản hoặc khí phế thũng. Kiểu khó thở này cũng có thể gặp trong các bệnh
gây cản trở sự giãn nở của phổi như gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực...
Việc phân biệt khó thở do bệnh tim hay bệnh phổi không phải lúc nào cũng dễ dàng,
người mắc bệnh phổi thường thở chậm và sâu hơn trong khi người mắc bệnh tim
thường thở nông và ngắn hơn.
Khó thở cơ năng (do căn nguyên tâm lý) thường gặp khi bạn quá lo âu hoặc sợ hãi.
Lúc này khó thở thường nông và nhanh gây ra tình trạng tăng thông khí phổi (tăng
lượng khí hít vào và thở ra) và đôi khi còn nguy hiểm hơn cả khó thở do mắc bệnh tim
ở mức độ nhẹ. Khó thở cơ năng thường mất đi khi gắng sức hoặc khi ta cố gắng thở
sâu và chậm lại hoặc nín thở. Khó thở do căn nguyên tâm lý có đặc điểm là gặp khó
khăn hơn trong lúc hít vào.
Chúng ta không nên coi thường loại khó thở này, một khi đã xác định được căn
nguyên tâm lý, có rất nhiều cách để chữa trị hiệu quả như dùng thuốc chống lo âu, tâm
lý liệu pháp hoặc kết hợp cả hai.
Một số nguyên nhân gây khó thở quan trọng khác là chứng tràn khí màng phổi, nghẽn
mạch máu ở phổi và cơn khó thở kịch phát vào ban đêm.
Tràn khí màng phổi hay xẹp phổi xảy ra khi không khí bị rò rỉ từ các phế nang trong
phổi và tích tụ lại trong lồng ngực. Thường xảy ra đột ngột, có thể không đi kèm với
bất kì biểu hiện nào của bệnh tim hoặc phổi và không nhất thiết là dấu hiệu của một
bệnh lý nào đó. Tràn khí màng phổi có thể là hậu quả của chấn thương và đôi khi xuất
hiện sau một gắng sức quá mức ở người hoàn toàn khoẻ mạnh.


Nghẽn mạch phổi là tình trạng một hay nhiều mạch máu ở phổi bị tắc do cục máu
đông, hay gặp ở những người nằm liệt giường hoặc trong giai đoạn phục hồi sau phẫu
thuật, đặc biệt là phẫu thuật vùng chậu và hông. Nguyên nhân do sự tĩnh tại, thiếu vận
động trong thời gian dài đã cản trở sự trở về của dòng máu từ hai chân. Nghẽn mạch
phổi cũng có thể gặp ở những người bị gãy xương.
Khi đi đường bạn cần lưu ý, việc ngồi một chỗ trong thời gian dài trên ô tô hoặc máy
bay làm tăng nguy cơ bị nghẽn mạch phổi. Lúc đó, thỉnh thoảng bạn hãy dừng xe lại,

duỗi chân hoặc ra khỏi xe đi bộ một quãng hoặc đứng dậy và bước giữa hai hàng ghế
máy bay ít nhất mỗi giờ một lần trên những chuyến bay dài. Điều này sẽ làm tăng
dòng máu lưu thông ở hai chân do đó giảm nguy cơ xảy ra nghẽn mạch phổi. Nghẽn
mạch phổi cũng có thể gặp ở những người bị viêm tĩnh mạch nằm sâu ở trong chân.
Khi đó, cục máu đông hình thành trong mạch máu viêm bị đẩy vào hệ thống tuần hoàn
máu rồi kẹt lại trong một động mạch của phổi.
Khó thở đột ngột về đêm là cơn khó thở xuất hiện khoảng vài giờ sau khi bạn đi ngủ,
là hậu quả của lượng dịch tích tụ ở hai chân chúng ta ban ngày thấm trở lại dòng máu
khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm. Hiện tượng này làm tăng gánh nặng cho quả tim và
tăng áp lực máu ở phổi gây cơn khó thở.
2. Đau ngực
Đau ở ngực là triệu chứng thường gặp thứ hai của bệnh tim mạch, có thể do cơn đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ hoặc do tình trạng viêm màng
bao bọc quanh quả tim (gọi là màng ngoài tim) và một số nguyên nhân khác. Không
phải cơn đau ngực nào cũng do bệnh tim mạch gây ra. Đau ngực có thể có căn nguyên
từ các tổ chức trong lồng ngực như động mạch chủ, các động mạch của phổi, màng
phổi (màng bao bọc xung quanh hai lá phổi), thực quản và thậm chí dạ dày. Đau ngực
còn do nguyên nhân từ cơ, sụn, xương, khớp thành ngực, do dây thần kinh bị đè ép...
Đau ngực nhiều khi xảy ra khi các phủ tạng ở dưới lồng ngực bị kích thích hoặc
thương tổn như sỏi trong túi mật, loét dạ dày hoặc viêm tuỵ. Cả chứng ợ nóng do chất
acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản đôi lúc cũng gây cảm giác đau ngực.
Khi bạn bị đau ngực, hãy để thầy thuốc xác định có phải do bệnh tim mạch gây ra hay
không. Bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực, kéo dài trên hai phút đồng hồ
đều có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch và bạn không được bỏ qua. Nhiều người bị


đau tim đáng lẽ đã được cứu sống nếu họ không trì hoãn việc kiếm tìm một phương
pháp điều trị. Họ đã không giải thích được nguyên nhân cơn đau và đã nhầm khi tin
rằng nó sẽ qua đi.
Những điều mà thầy thuốc quan tâm khi đánh giá cơn đau ngực của bạn là tính chất

của cơn đau, thời gian kéo dài, các yếu tố làm cơn đau xuất hiện, nơi xuất phát cũng
như nơi cơn đau lan tới.
Cơn đau thắt ngực đã được mô tả lần đầu tiên bởi William Heberden, một bác sĩ người
Anh, cách đây hơn 200 năm. Nó xảy ra khi cơ tim không có đầy đủ oxy (dưỡng khí) để
hoạt động. Chúng ta đã biết, quả tim như một khối cơ, nó đòi hỏi phải được cung cấp
oxy đầy đủ và liên tục để giãn ra và co bóp.
Quả tim được cung cấp oxy có trong máu do động mạch vành mang đến. Khi động
mạch vành bị hẹp, thường do mảng vữa xơ, lượng máu mang oxy đến nuôi quả tim sẽ
trở nên không đủ. Khi đòi hỏi oxy của cơ tim vượt quá sự cung cấp, hay gặp lúc chúng
ta gắng sức hoặc căng thẳng thần kinh, đau ngực sẽ xuất hiện. Nhiều người thường mô
tả cơn đau như bị đè ép ở ngực hoặc như thể quả tim họ bị bóp nghẹt lại.
Các hoạt động làm tăng nhu cầu oxy của tim gây đau ngực là đi bộ, mang valy chạy ra
máy bay, leo nhanh lên thang gác hay trạng thái xúc cảm quá mức (bất hoà trong gia
đình hoặc công sở) bởi chúng làm cho quả tim đập nhanh hơn và huyết áp tăng lên.
Đau ngực cũng hay xuất hiện sau khi ăn no vì lúc đó một phần lớn máu và oxy phải
được đưa đến dạ dày và ruột để tiêu hoá thức ăn gây giảm cung cấp cho tim. Một cách
giản tiện nhất, có thể gói gọn các nguyên nhân chính gây đau ngực bằng ba chữ E, đó
là: gắng sức (Exercise); xúc động (Emotional) và ăn uống (Eating).
Cơn đau thắt ngực có thể chỉ ở giữa ngực nhưng cũng có thể lan lên vai hoặc lan
xuống mặt trong tay trái. Có những cơn đau lan lên hàm và làm người ta lầm tưởng với
một... cơn đau răng. Đau nhìn chung kéo dài từ 2 đến 3 phút và thường giảm khi chúng
ta ngừng hoạt động hoặc nghỉ ngơi. Khi động mạch vành bị hẹp nhiều, cơn đau ngực
có thể xuất hiện cả lúc nghỉ hoặc sau một hoạt động dù chỉ rất nhẹ.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một trong các nhánh của động mạch vành bị lấp tắc hoàn
toàn. Triệu chứng đau ngực trong nhồi máu cơ tim cũng có tính chất giống như cơn
đau thắt ngực nhưng kéo dài hơn và không thuyên giảm khi ta nghỉ ngơi. Ngoại trừ
một số trường hợp nhồi máu cơ tim “thầm lặng” tức không gây đau ngực, nhìn chung


cơn đau ngực trong nhồi máu cơ tim thường dữ dội và hay kèm theo cảm giác buồn

nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi và trạng thái hết sức lo âu.
Một nguyên nhân khác gây đau ngực là bóc thành động mạch chủ (là động mạch chính
dẫn máu ra khỏi quả tim). Khi lớp vỏ bọc phía trong của thành động mạch chủ bị bong
ra do một nguyên nhân nào đó, dòng máu sẽ xoáy vào giữa các lớp vỏ làm lớp vỏ này
tiếp tục bị bóc thêm dọc theo chiều dài của mạch máu gây đau ngực dữ dội, đau ở
trước ngực lan ra sau lưng hoặc xương bả vai. Bóc thành động mạch chủ hay bắt đầu
từ những đoạn thành mạch bị phình giãn hoặc suy yếu. Thường gặp ở người lớn tuổi
có huyết áp cao. Xin bạn lưu ý, mọi trường hợp tách thành động mạch chủ phải được
đưa đi cấp cứu bởi nếu không được chữa trị, tỉ lệ tử vong do tai biến này là trên 50
phần trăm. May thay, đây là bệnh khá hiếm gặp.
Viêm màng ngoài tim là một nguyên nhân nữa gây đau ngực. Quả tim cũng như các lá
phổi được bao bọc bởi một lớp màng kép, bình thường mỏng như giấy bóng kính.
Viêm màng ngoài tim là khi hai lá màng này bị viêm, dày lên và cọ xát vào nhau khi
quả tim đập gây đau ngực. Viêm màng ngoài tim thường do virus, đặc biệt là nhóm
virus có tên Coxsackie.
Ít gặp hơn, viêm màng ngoài tim có thể do chấn thương ở ngực (chẳng hạn lồng ngực
bị đập vào tay lái xe ôtô trong các tai nạn giao thông) hoặc do các khối u ác tính như
ung thư phổi, ung thư vú... xâm lấn vào lồng ngực. Bệnh lao, phổ biến ở những người
ngèo hoặc người bị suy giảm miễn dịch (HIV/ AIDS) cũng là một nguyên nhân quan
trọng gây viêm màng ngoài tim.
Đau ngực cơ năng hay đau ngực do căn nguyên tâm lý đôi khi rất khó xác định vì thực
tế một số trường hợp có thêm bệnh lý thực tổn đi kèm. Một nghiên cứu được tiến hành
trên những phụ nữ tuổi trung niên có biểu hiện đau ngực nhưng không hẹp động mạch
vành cho thấy: sự mất thăng bằng về nội tiết là một trong số các nguyên nhân gây ra
cơn đau. Sử dụng hormon thay thế đang tỏ ra là một phương pháp trị liệu rất hiệu quả
cho những phụ nữ này.
3. Đánh trống ngực
Bình thường, chúng ta không nhận thấy quả tim của mình đang hoạt động bởi chỉ
trong một tuần lễ, quả tim đã phải đập khoảng 500.000 lần!



Đánh trống ngực là khi bạn tự nhận thấy tim mình đang đập và cảm thấy khó chịu. Các
thầy thuốc cho rằng, đây là một trong những triệu chứng quan trọng nhất khiến cho
một người phải đi khám để phát hiện có hay không bệnh tim mạch.
Đánh trống ngực khác với cảm giác tim đập mạnh mà chúng ta thấy khi gắng sức hoặc
làm việc nặng. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý để cảnh tỉnh rằng quả tim đang phải
hoạt động quá mức mà thôi. Đánh trống ngực thường được mô tả như cảm giác có con
chim đang vỗ cánh trong lồng ngực, hoặc như bị đấm thụi, hoặc có gì đó nẩy mạnh
trong ngực hoặc cổ.
Thường gặp nhất là đánh trống ngực không phải do bệnh tim mạch. Trạng thái thần
kinh căng thẳng hoặc lo âu làm cho người ta tăng cảm nhận về nhịp đập của tim mình,
thường kèm theo cảm giác nhói ở ngực và khó thở do hiện tượng tăng thông khí.
Đánh trống ngực cũng là cảm giác về các nhịp đập đến sớm của tim (gọi là ngoại tâm
thu). Quả tim chúng ta đập với một nhịp đều đặn giống như tiếng trống của một đoàn
diễu hành. Khi có một nhát bóp phụ xuất hiện, đến sớm hơn nhát bóp bình thường thì
nhịp tim sẽ bị nhiễu loạn. Theo sau nhát bóp phụ là một nhát bóp khác mạnh hơn như
thể là quả tim đang cố gắng bắt nhịp trở lại, lúc đó ta sẽ có cảm giác đánh trống ngực.
Cho dù đánh trống ngực phần lớn không phải là biểu hiện của bệnh tim mạch nhưng
chúng phải luôn được thầy thuốc theo dõi nếu lặp lại nhiều lần.
Nhịp tim nhanh và không đều, còn gọi là rối loạn nhịp, có thể xảy ra ở người khoẻ
mạnh nhưng cũng có thể là một biểu hiện gợi ý bệnh tim mạch. Nhịp tim rất nhanh
xuất hiện không liên quan đến gắng sức thường do các rối loạn gọi là tim nhanh kịch
phát trên thất hay tim nhanh nhĩ kịch phát, các thuật ngữ y học này để chỉ nhịp tim
nhanh có căn nguyên từ các buồng phía trên của quả tim, gọi là tâm nhĩ. Lúc này có
thể bạn vẫn cảm thấy bình thường ngoại trừ cảm giác đánh trống ngực. Các cơn tim
nhanh trên thất thường không kéo dài và nếu thấy chúng kéo dài nhiều phút thì bạn cần
đi gặp bác sĩ.
Nguy hiểm nhất là hiện tượng gọi là tim nhanh thất, thường gặp ở những người có
bệnh tim mạch thực sự. Tim đập nhanh bắt nguồn từ các buồng tim phía dưới, có chức
năng bơm máu gọi là các tâm thất. Người bị tim nhanh thất thường rất mệt và khó thở

do lượng máu quả tim bơm đi nuôi cơ thể bị sút giảm đáng kể.
4. Ngất xỉu


Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức đột ngột, là hậu quả của bộ não bị thiếu máu và
dưỡng khí trong thời gian khoảng 10 giây đồng hồ.
Các nguyên nhân gây ngất xỉu bao gồm bệnh tim mạch, bệnh não và các bất thường về
mạch máu gây thiếu máu nuôi não. Hay gặp nhất là cơn ngất do phản xạ bất thường
của dây thân kinh phế vị (dây thân kinh sọ số X) làm nhịp tim chậm lại và lượng máu
lên não bị giảm sút đột ngột.
Ngất xỉu được xem là mối nguy hiểm tiềm tàng dù phần lớn do những nguyên nhân
lành tính gây ra. Một ví dụ nổi tiếng, các quý bà trong hoàng tộc nước Anh rất hay
ngất xỉu khi xúc động mạnh trong khi không hề mắc một bệnh nghiêm trọng nào.
Nguyên nhân gây ngất xỉu
É Huyết áp thấp
É Hẹp động mạch cảnh
É Nhịp tim chậm
É Sau khi ho
É Trong khi đi tiểu
É Rối loạn nhịp tim
É Hạ đường máu
É Hẹp van động mạch chủ
É Động kinh
Bệnh tim mạch thường gây ngất xỉu nhất là các rối loạn về nhịp như nghẽn nhĩ thất
(tim đập đều đặn là do những tín hiệu thần kinh được truyền nhịp nhàng từ tâm nhĩ
xuống tâm thất, nghẽn nhĩ thất là khi sự dẫn truyền này bị gián đoạn). Lúc đó tim sẽ
đập rất chậm, không đủ khả năng đưa máu và dưỡng khí lên nuôi bộ não. Cũng vậy,
khi tim đập quá nhanh (nhiều hơn 150 lần trong một phút), khả năng bơm máu lên não
của tim bị giảm sút gây ngất.
Ngất cũng xảy ra ở những người bị hẹp các mạch máu có vai trò vận chuyển oxy lên

não nằm ở vùng cổ (gọi là động mạch cảnh) hoặc ở những người bị hẹp khít van động
mạch chủ (van nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ). Chứng nhồi máu cơ tim đôi
khi gây ngất do cơ tim bị suy yếu và tạm thời ngưng co bóp. Tất nhiên, ngất không
phải là biểu hiện thông thường của chứng bệnh này.


Một vài người bị ngất khi đứng lâu một chỗ như người lính khi làm động tác đứng
nghiêm, người tham gia buổi tiệc đứng trong một căn phòng chật chội, ca sĩ trong dàn
đồng ca nhà thờ. Lúc đó, máu bị ứ lại nhiều ở chân nên giảm lượng trở về tim để đi lên
nuôi não.
Ngất có thể là nguyên nhân của tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể như khi
một người mắc bệnh tiểu đường dùng quá nhiều insulin khiến lượng đường trong máu
giảm xuống quá thấp.
Ngất khi đi tiểu thường xảy ra vào lúc nửa đêm ở nam giới tuổi trung niên mắc bệnh
tuyến tiền liệt, lượng máu lên não bị sút giảm khi họ cố gắng để tiểu tiện. Mặc dù ít
gặp nhưng hiện tượng này nên được các thầy thuốc lưu tâm khi chẩn đoán bệnh.
Một số nguyên nhân không phải bệnh tim mạch khác gây ngất bao gồm tình trạng tăng
thông khí, cơn histeria và động kinh.
5. Phù
Phù thường gặp ở vị trí quanh mắt cá, cẳng chân, mi mắt, thành ngực và thành bụng.
Tổ chức bị phù nề do tích tụ nước hoặc dịch bạch huyết ở trong các tế bào. Phù là triệu
chứng thông thường của bệnh tim mạch, thường được phát hiện bởi thầy thuốc hơn là
sự khó chịu của bạn, được xem là một dấu hiệu thực tổn của bệnh.
Phù quanh mắt cá chân vào buổi tối là biểu hiện của tình trạng giữ muối nước và
thường là dấu hiệu của suy tim bên phải (suy tim bên trái hay gây khó thở chứ không
gây phù). Hiện tượng này cũng gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ. Tác
dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và
không trở về được tim. Những người mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới cũng thường
có biểu hiện phù quanh mắt cá.
Nguyên nhân chủ yếu tiếp theo gây phù là bệnh lý về thận. Quả thận bị bệnh không đủ

khả năng thải trừ gây tích tụ muối nước ở trong cơ thể.
Phù cũng là triệu chứng của bệnh lý về gan. Albumin, một chất prôtêin quan trọng do
gan sản xuất, có tác dụng giữ nước ở lại trong lòng mạch máu không cho thoát ra các
tổ chức xung quanh. Bệnh xơ gan (thường do nghiện rượu) làm giảm khả năng sản
xuất albumin của gan gây phù.
Nhiều khi phù là hậu quả của phản ứng dị ứng với thức ăn, nọc độc côn trùng hoặc
một loại thuốc chữa bệnh nào đó.


Phù cũng có thể là hậu quả của rối loạn về hệ thống bạch huyết của cơ thể. Đôi khi xảy
ra ở những phụ nữ sau phẫu thuật ung thư vú có cắt bỏ các hạch bạch huyết ở nách.
Các khối u khác khi di căn vào hệ thống bạch huyết cũng có thể gây phù ở tay hoặc
chân.
Bạn luôn phải coi phù là biểu hiện không bình thường và là dấu hiệu tiềm tàng của
bệnh. Tuy nhiên, nếu phù xảy ra trong một ngày nắng nóng sau khi bạn uống rất nhiều
nước và ăn nhiều thức ăn chứa muối thì đó là hiện tượng bình thường. Cũng không
đáng ngại khi phù xuất hiện quanh mắt cá hoặc chân ở phụ nữ có thai vào những tháng
cuối hoặc ở những hành khách ngồi lâu một chỗ trong chuyến đi dài.
6. Tím tái
Tím tái là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc. Tím tái xuất hiện khi có
quá ít chất hemoglobin vận chuyển oxy ở trong máu chảy qua các mao mạch (các
mạch máu nhỏ li ti nối giữa động và tĩnh mạch). Tím tái thường thấy ở đầu các ngón
tay và quanh môi. Cũng giống như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng
của bệnh tim mạch.
Có hai loại tím tái: tím trung ương và tím ngoại vi.
É Tím trung ương khi máu tĩnh mạch và máu động mạch bị trộn lẫn với nhau ngay
trong quả tim do một luồng thông bẩm sinh nằm giữa tim trái và tim phải hoặc do
khuyết tật di truyền tạo nên một buồng tim chung (máu động mạch có màu đỏ tươi
do giàu oxy còn máu tĩnh mạch có màu đỏ thẫm do đã nhường oxy cho cơ thể). Tím
trung ương cũng có thể do một bệnh lý phổi đang tiến triển như khí phế thũng ngăn

cản oxy hoà tan vào máu động mạch.
É Tím ngoại biên là dạng tím thường gặp khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh đồng
thời cũng có thể xảy ra ở những người có bệnh lý về động mạch ngoại vi.
Trong thực tế, ta tương đối dễ dàng phân biệt hai loại tím trên qua các dấu hiệu của
chúng. Tím ngoại vi thường xuất hiện ở những vùng da hở như đầu ngón tay, cằm, mũi
và môi. Màu da và niêm mạc sẽ trở lại bình thường khi được làm ấm. Trong khi tím
trung ương xuất hiện ở quanh kết mạc mắt, niêm mạc ở trong họng và lưỡi.
Ngoài các bệnh tim bẩm sinh, tím trung ương còn do những bệnh tim mạch ở giai đoạn
nặng và tình trạng sốc tim (là sốc xảy ra do quả tim bị suy yếu giảm đột ngột khả năng
bơm máu).


7. Mệt mỏi
Mặc dù là biểu hiện phổ biến của bệnh tim mạch nhưng mệt mỏi lại mang tính chủ
quan và rất khó lượng giá, đồng thời đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về thể
chất cũng như tâm thần khác. Đặc điểm cơ bản của mệt mỏi do bệnh tim mạch là tính
chất mới xuất hiện, người bệnh thường khởi đầu một ngày với cảm giác khoẻ mạnh
gần như bình thường nhưng sau đó tình trạng mệt mỏi tăng dần cho tới mức gần như
cảm thấy kiệt sức. Nguyên do là cơ tim dần trở nên suy yếu và không đủ sức bơm máu
cung cấp cho hoạt động của cơ thể vào thời điểm cuối ngày.
Tình trạng mệt mỏi ở người mắc bệnh tim mạch còn có thể do thuốc gây ra, khoảng
10% số người dùng thuốc điều trị hạ huyết áp than phiền vì cảm thấy mệt mỏi tăng lên.
Nhiều bệnh thể chất khác gây mệt mỏi bao gồm thiếu máu và các bệnh mạn tính như
suy nhược tuyến giáp, đái đường và bệnh lý về phổi...
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi ngay từ khi thức giấc cho tới cuối ngày với một mức độ
gần như không đổi thì nguyên nhân có lẽ do rối loạn tâm thần hơn là bệnh tim mạch,
thường nhất là chứng trầm cảm. Tất nhiên, mệt mỏi cũng xuất hiện khi bạn làm việc
quá căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Vậy, một khi đã được thầy thuốc loại trừ khả năng mắc
bệnh tim mạch hay tâm thần, lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn là hãy cố gắng
“đặt lại giờ” cho chiếc đồng hồ sinh học của chính mình.




×