Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh cho tổng công ty dược việt nam đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Dược Việt Nam đến năm
2025
Tác giả luận văn: Mai Tất Thắng Khóa: 2014A.
Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần Thị Bích Ngọc.
Từ khóa (Keyword): Hoạch định, chiến lược kinh doanh, Tổng Công ty Dược Việt Nam
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:
Tổng Công ty Dược Việt Nam cần có chiến lược để cạnh tranh trong thời bối
cảnh hội nhập sau rộng.
Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo hợp lý hơn, nâng cao sức cạnh tranh…
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Phân tích và đánh giá những cơ hội, thách thức trong
môi trường kinh doanh cùng những điểm mạnh, điểm yếu bên trong từ đó hoạch định
chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Dược Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh cho Tổng
Công ty Dược Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu về các căn cứ hình thành chiến lược được
nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2015 và chiến lược được xem xét đến năm 2025.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Từ cơ sở lý luận lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đã
phân tích căn cứ để hình thành chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Sau khi phân tích căn cứ, tác giả đã đưa ra một số đề xuất về chiến lược kinh doanh cho
Tổng Công ty Dược Việt Nam đến năm 2025 bao gồm: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu
1



và phát triển; tăng cường đầu tư sản xuất nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ (nguyên
liệu, bao bì, vỏ nang…); Tăng cường hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics cho ngành
Dược; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
d) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp phân tích hệ thống; Phương
pháp phân tích so sánh; Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phương pháp tại bàn).
e) Kết luận:
Hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan
trọng đối với việc đạt được hiệu quả cao trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường. Việc
áp dụng các lý luận về chiến lược vào quá trình xây dựng chiến lược sẽ giúp cho doanh
nghiệp thực hiện việc xây dựng chiến lược được bài bản hơn. Nhờ đó, chiến lược đưa ra
sẽ phù hợp hơn, đúng đắn hơn, đem lại hiệu quả cao, thực hiện được vai trò cần thiết của
nó.
Trong thời gian tới, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tiềm năng phát triển
của ngành Dược từ nay đến năm 2025 vẫn còn rất lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của ngành sản xuất và phân phối dược phẩm. Tuy nhiên, Tổng Công ty
Dược Việt Nam là đơn vị mới tham gia trực tiếp kinh doanh, vẫn còn non trẻ, thiếu sự đa
dạng và chuyên nghiệp so với các đơn vị lâu năm trong ngành. Đây là một thách thức với
Vinapharm khi càng ngày có càng nhiều đối thủ tham gia vào thị trường. Đứng trước
những khó khăn đó đòi hỏi Vinapharm phải tìm giải pháp chiến lược để đẩy mạnh hiệu
quả kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết
đó, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này.
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và
hoạch định chiến lược kinh doanh. Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng và cần thiết
cho việc ứng dụng phương pháp quản lý khoa học vào công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh cho Tổng Công ty Dược Việt Nam đến năm 2025.
Sử dụng lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh để phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh của Vinapharm, qua đó đã chỉ ra được thuận lợi, thách thức cũng
2



như điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động.
Từ kết quả phân tích thực trạng kinh doanh của Tổng Công ty, luận văn đã đưa
ra những giải pháp chiến lược kinh doanh cho Vinapharm đến năm 2025 bao gồm: Đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển; tăng cường đầu tư sản xuất nguyên liệu và công
nghiệp phụ trợ (nguyên liệu, bao bì, vỏ nang…); Tăng cường hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics cho ngành Dược; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để theo kịp tiến trình
phát triển của ngành dược nói chung và Tổng Công ty Dược nói riêng.
Tuy nhiên, dù đã có nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do
thời gian hạn hẹp, hạn chế về nguồn tài liệu nên Luận văn mới chỉ phân tích một số khía
cạnh cụ thể trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Dược
Việt Nam. Phần đề xuất giải pháp mới chỉ tập trung vào những vấn đề đang thực sự cấp
thiết trước mắt. Vì vậy, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các bạn để có
thể hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đối với cô giáo Trần Thị
Bích Ngọc và các thầy cô giáo của Khoa Kinh Tế và Quản Lý, Trung Tâm đào tạo sau đại học
của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

PGS.TS.Trần Thị Bích Ngọc

3




×