Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại phường giếng đáy, thành phố hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VŨ THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CHO VIỆC ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG TẠI PHƯỜNG
GIẾNG ĐÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VŨ THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO
VIỆC ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT TẬP TRUNG TẠI PHƯỜNG
GIẾNG ĐÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRỊNH THỊ THANH

Hà Nội – Năm 2015




LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cho em được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong Trung
tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng
dẫn, dạy dỗ, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và trong suốt quá trình làm
luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin gửi lời cám ơn trân thành và
sâu sắc nhất đến cô PGS.TS Trịnh Thị Thanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến tập thể ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty cổ phần môi
trường đô thị Hạ Long Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè những người luôn giúp đỡ
và đóng góp ý kiến giúp em trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng em xin
chúc toàn thể các thầy cô, gia đình và bạn bè sức khoẻ, thành công và Hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

i

năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số
liệu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố;
các kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả

Vũ Thị Tuyết

ii

năm 2015


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ Tài nguyên & Môi Trường
TP: Thành phố
QL: Quốc lộ
TDTT: Thể dục thể thao
KCN: Khu công nghiệp
NXB: Nhà xuất bản
NMXLNT: Nhà máy xử lý nước thải
BTCT: Bê tông cốt thép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
XLNT: Xử lý nước thải
NT: Nước thải
NTSH: Nước thải sinh hoạt
ATVSMT: An toàn vệ sinh môi trường
SCR: Song chắn rác
BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hoá
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dissolved Oxygen): Oxy hòa tan
SS (Suspended Solid): Chất rắn lơ lửng
MLSS (Mixed Liquor Suspended Solid): Cặn lơ lửng hỗn hợp bùn
MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid): Cặn lơ lửng bay hơi
SBR (Sequencing Batch Reactor): Bể phản ứng làm việc theo mẻ

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dự báo dân số và số hộ phường Giếng Đáy đến năm 2020…………….15
Bảng 1.2: Tải trọng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .............................. 31
Bảng 1.3: Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải ChuBu, thành phố
YoKohama, Nhật Bản……………………………………………………………...35
Bảng 1.4: Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải trạm Okutama,
Nisitama, Tokyo, Nhật Bản .......................................................................................36
Bảng 1.5 Hiệu quả xử lý tại Jalan Canang, Johor, Malaysia………………………37
Bảng 1.6 Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Kim Liên……….39
Bảng 1.7 Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy………..40
Bảng 3.1: Dự báo dân số và số hộ phường Giếng Đáy đến năm 2020………….…45
Bảng 3.2 Tổng lượng nước thải phát sinh lít/người/ngày các năm 2010, 2015, 2020
theo TCXDVN 33 : 2006…………………………………………………………..46
Bảng 3.3 Hệ số không điều hòa ................................................................................48
Bảng 3.4 Công suất hệ thống xử lý nước thải ...........................................................48
Bảng 3.5 Đặc tính nước thải sinh hoạt đầu vào của một số NMXLNT ở VN ..........50
Bảng 3.6 Đặc tính nước thải sinh hoạt ......................................................................50
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải .....................................................51
Bảng 3.8 Đặc tính nước thải đầu vào để thiết kế cho HT XLNT, thành phố Hạ Long
...................................................................................................................................52
Bảng 3.9 Các thông số của NTSH quy định trong QCVN 14:2008/BTNMT ..........53

Bảng 3.10 Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu quy định trong
QCXDVN 01 : 2008/BXD ........................................................................................54
Bảng 3.11 Hiệu quả xử lý qua các công trình của hệ thống XLNT ..........................67

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình1.1: Bản đồ hành chính phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long....................16
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại ChuBu, YoKohama, Nhật Bản
...................................................................................................................................35
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Okutama, Nisitama ........36
Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Sriracha, tỉnh Cholburi,
Thái Lan ....................................................................................................................37
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Jalan Canang, Taman
Desa Tebrau, Ulu Tiram, Johor, Malaysia ................................................................ 37
Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ tại nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, TP Hà Nội ........39
Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ tại nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy, Hạ Long ...........40
Hình 3.1 Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh .......................56
Hình 3.2 Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống ..........................................58
Hình 3.3 Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten hoạt động theo mẻ SBR ................58
Hình 3.4 Sơ đồ xử lý sinh học AAO ........................................................................61
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học .........................................63
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của kênh oxy hóa tuần hoàn .........................65
Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phường Giếng Đáy................................ 67
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung.............................................................. 69
Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng ................................................................ 70
Hình 3.10 Cấu tạo giếng tách nước mưa ...................................................................71
Hình 3.11 Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng một nửa ................................................71
Hình 3.12Sơ đồ thoát nước vuông góc......................................................................74

Hình 3.13 Sơ đồ thoát nước giao nhau ......................................................................74
Hình 3.14 Sơ đồ thoát nước phân vùng.....................................................................75
Hình 3.15Sơ đồ thoát nước không tập trung ............................................................. 76
Hình 3.16 Vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải .......................................................80
Hình 3.17 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải phường Giếng Đáy ............................ 80

v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn...................................................................................................................i
Lời cam đoan..............................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt............................................................................vi
Banh mục các bảng...................................................................................................vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị..................................................................................viii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 9
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................... 10
1.3. Kết quả và ý nghĩa của đề tài…………………………….……………………10
1.4. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………….10
CHƯƠNG I...............................................................................................................11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................11

1.1 Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long ........... 11
1.1.1 Vị trí địa lý: ......................................................................................................11
1.1.2 Địa hình, địa mạo. ............................................................................................11
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn ..........................................................................12
1.1..4 Khí hậu ............................................................................................................12

1.1.5 Điều kiện địa chất.............................................................................................13
1.1.6 Một số đặc điểm chính về điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hạ Long .........13

1.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của phường Giếng Đáy .................. 14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................14
1.2.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................................17
1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...............................................................20
1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. ........................................................21
1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. .........................................................23
1.2.6. Thực trạng phát triển đô thị. ............................................................................25

vi


1.2.7. Thực trạng phát triển cở sở hạ tầng. ................................................................26
1.3. Tính chất, thành phần nước thải đô thị phường Giếng Đáy:..............................31
1.3.1. Nước thải sinh hoạt .........................................................................................31
1.3.3 Nước mưa chảy tràn .........................................................................................33
1.3.4 Tình trạng nhà vệ sinh ......................................................................................33

1.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước ................................................................. 33
1.5 Một số công nghệ XLNT đô thị trên thế giới và Việt Nam ...................... 34
1.5.1. Công nghệ xử lý nước thải trên thế giới .........................................................34
1.5.2 Công nghệ xử lý nước thải tại Việt Nam .........................................................38

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………41
2.1 Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................41
2.2 Thời gian nghiên cứu .........................................................................................41


2.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 41
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu……………………………….44
CHƯƠNG III............................................................................................................46
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................46
3.1 Lựa chọn công suất trạm xử lý nước thải phường Giếng Đáy…………………45
3.1.1 Dân số...............................................................................................................46
3.1.2 Hệ thống thu gom nước thải .............................................................................46
3.1.3 Lưu lượng nước ngấm vào hệ thống thu gom nước thải ..................................46
3.1.4 Tiêu chuẩn thải nước ........................................................................................47
3.1.5 Hệ số không điều hòa .......................................................................................47
3.1.6 Tính toán công suất ..........................................................................................48
3.2 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ...................................................................49
3.2.1 Đặc tính nước thải đầu vào ..............................................................................49
3.2.2 Yêu cầu nước thải sau xử lý .............................................................................52
3.2.3 Khoảng cách ly, vị trí xây dựng .......................................................................53

vii


3.2.4 Phân tích lựa chọn công nghệ để thiết kế hệ thống XLNT phường Giếng
Đáy. ................................................................................................................. 55
3.2.5 Phân tích một số công nghệ xử lý nước thải đã được áp dụng ........................55
3.3 Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải .....................................................................65
3.4

Thuyết minh quy trình công nghệ áp dụng cho trạm XLNT phường Giếng

Đáy…………………………………………………………………………………67
3.5 Lựa chọn hệ thống thoát nước.............................................................................69
a) Định nghĩa hệ thống thoát nước…………………………………………………68

b) Phân loại hệ thống thoát nước………………………………………………..…68

c) Ưu, nhược điểm........................................................................................... 71
e) Lựa chọn mạng lưới thu, thoát nước cho phường Giếng Đáy .................... 76
3.7 Lựa chọn vị trí đặt trạm xử lý nước thải tập trung và vị trí xả nước thải sau
khi đã xử lý. ..................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................83

viii


MỞ ĐẦU
Thành phố Hạ Long có bờ biển dài 50 km, có quốc lộ 18A, có cảng biển,
có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua thành phố Hạ Long
đã đạt được những bước tiến quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Đi đôi với việc
phát triển kinh tế xã hội thì các vấn đề môi trường của thành phố cũng đang gặp
phải những vấn đề rất bức xúc, đó là ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi
trường nước do hoạt động khai thác than và nước thải sinh hoạt của các khu đô thị.
Hiện nay, việc quản lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt là một vấn đề
nan giải của các nhà quản lý môi trường của Việt Nam và của tỉnh Quảng Ninh nói
riêng nên việc nghiên cứu cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung là rất cần thiết cho các khu đô thị.
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Tại khu vực phía tây thành phố Hạ Long mới chỉ có 1hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung (tại khu vực phường Bãi Cháy). Nước thải sinh hoạt của các
khu vực khác chưa được thu gom và xử lý triệt để trước khi xả vào môi trường nước
biển ven bờ.
Do vậy, việc khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải và đề xuất trạm

xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho những khu vực chưa được thu gom và xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung là hết sức cần thiết góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước cho vịnh Hạ Long.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thành phố Hạ Long đã quan tâm và phối
với các ngành liên quan đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải. Trong đó nước thải
sinh hoạt được đang được quan tâm đặc biệt do tác động trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống của nhân dân . Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
đề xuất xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại phường Giếng Đáy,
thành phố Hạ Long”” được thực hiện với mục tiêu: Góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường nước biển ven bờ, phát triển bèn vững môi trường du lịch vịnh
Hạ Long.

9


1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Phường Giếng Đáy là một phường nhỏ nằm phía Tây thành phố Hạ
Long, tại đây chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các khu dân cư
mà nước thải từ các hộ dân, chợ, bệnh viện... được xả thẳng xuống khu vực ven biển
là hồ Hùng Thắng. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chọn khu vực
nghiên cứu là: Phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long.
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sinh hoạt phường Giếng Đáy; công nghệ
xử lý nước thải sinh hoạt phường Giếng Đáy; Địa hình và phương pháp thu gom
nước thải sinh hoạt phường Giếng Đáy.
1.3. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học:
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác xây dựng trạm xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung cho phường Giếng Đáy.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trong thực tiễn.
Các kết quả nghiên cứu chính:
Đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho phương Giếng
Đáy, bao gồm: Đường dẫn thu gom nước thải, công nghệ xử lý, hướng thoát nước
thải sau khi đã xử lý, chất lượng nước thải sau xử lý.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu

10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long [22]
1.1.1 Vị trí địa lý:
Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực
phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực
phía Tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động.
Dân cư sống ở thành phố Hạ Long chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh), hầu hết là
người từ các vùng khác đến lập cư ở đây.
Với tổng diện tích tự nhiên là 27.195,03 ha, thành phố Hạ Long có 20
phường, cụ thể các phường là: Tuần Châu, Đại Yên, Việt Hưng, Hùng Thắng, Hà
Khẩu, Giếng Đáy, Bãi Cháy, Hà Khánh, Cao Xanh, Yết Kiêu, Hồng Gai, Trần
Hưng Đạo, Bạch Đằng, Cao Thắng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Tu, Hà Phong, Hà
Trung, Hà Lầm.
Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế,

xã hội. Với những lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng
biển, đặc biệt cảng than Nam Cầu Trắng và cảng nước sâu Cái Lân cho phép thành
phố giao lưu quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành
phố trong cả nước [21].
1.1.2 Địa hình, địa mạo.
Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức
tạp, gồm cả núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt
như sau:
+ Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ
18A) chiểm 70% diện tích thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 –
250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía

11


biển, độ dốc trung bình từ 15% -20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ,
hẹp.
+ Vùng ven biển:
Bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ
chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng,
cao độ trung bình từ 0,5 – 5m.
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn [7]
a. Hệ thống sông chính:
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông
Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên
Lập.
Ngoài ra còn có các dòng suối nhỏ và ngắn chảy dọc sườn núi phía Nam từ
Hồng Gai ra Hà Tu, Hà Phong. Sông, suối chảy trên địa phận Hạ Long nhỏ và ngắn,
lưu lượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm, do địa hình dốc nên

mực nước dâng lên nhanh và thoát cũng nhanh.
b. Chế độ thuỷ triều:
Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc
Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.
1.1..4 Khí hậu [7]
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là
vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối
mạnh mẽ của biển
a.

Nhiệt độ không khí.

Nhiệt độ trung bình năm 23,70C dao động từ 16,70C - 28,60C. Nhiệt độ trung
bình cao nhất 34,90C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 380C, mùa đông nhiệt độ
trung bình thấp nhất 13,70C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 50C .
b.

Lượng mưa.

12


Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong
năm và chia thành 2 mùa.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả
năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm.
- Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 từ
4 - 40 mm.
c.


Độ ẩm không khí.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới
90% và thấp nhất là 68%.
d.

Chế độ gió – bão:

Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa Đông Bắc và gió
Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là Tây Nam 45
m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió
mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc
biệt là các khu vực ven biển.
e.

Sương muối, sương mù:

Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi [7].
1.1.5 Điều kiện địa chất
Cấu trúc địa chất khu vực thành phố Hạ Long gồm các thành tạo và trầm tích
biến chất tuổi từ Paleozoi đến Kailozoi. Địa tầng trầm tích tại đây thể hiện ở các đặc
điểm về thành phần khoáng vật, kiến trúc đất đá, màu sắc, cấu tạo các lớp đất đá,
hoá thạch đang được bảo tồn và quan hệ không gian của các hệ địa tầng.
Nhìn chung kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long rất vững chắc rất thuận
lợi cho việc xây dựng các công trình.
1.1.6 Một số đặc điểm chính về điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hạ
Long [22]
Dân số


13


- Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 người đến năm 2010 là 234.592
tăng 31.753 người so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005%
đến năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2010 trung
bình là 1,051%.
- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2006 là 820 người/km2, đến năm
2010 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2.
- Số lao động năm 2010 được giải quyết việc làm năm 2006 là 51.967 người
đến năm 2010 số lao động được giải quyết việc làm ước đạt 50.500 người trong đó
tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%.
- Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.680 USD/năm (giá thực
tế).
Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2006-2010) luôn duy trì ở mức cao
và ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế),
tăng 2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm;
GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.680 USD, bằng 1,61 lần năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - du lịch và
dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng :
54,7%, ngành dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến
năm 2010, tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng
chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1% [22].
1.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của phường Giếng Đáy
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý.
Phường Giếng Đáy nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long, nằm sát với trung tâm
thành phố, với nguồn tài nguyên thiên nhiên là các mỏ sét, có QL 18 A chạy qua. Đây

là vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2006 địa giới hành chính của
phường có sự thay đổi theo Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay phường có vị trí tiếp giáp như sau:

14


- Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ.
- Phía Nam giáp phường Hùng Thắng.
- Phía Đông giáp phường Bãi Cháy.
- Phía Tây giáp phường Hà Khẩu.

Hình1.1: Bản đồ hành chính phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long
b. Địa hình, địa mạo.
Phường Giếng Đáy có địa hình không bằng phẳng, phía Đông và Đông bắc
giáp sông Cửa Lục thấp và bằng phẳng. Còn lại địa hình gồm các đồi thấp có độ cao
trung bình từ 30 - 40 m.
- Khu vực giáp sông Cửa Lục thấp và bị ngập mặn trước đây chưa đưa vào
sử dụng đến nay khu vực này đã và đang được san lấp để đưa vào xây dựng khu
công nghiệp Cái Lân.

15


- Khu vực phía Tây chủ yếu là các đồi thấp để nhân dân trong phường xây
dựng nhà ở và là khu khai thác đất sét phục vụ sản xuất cho các công ty gốm và
nguyên vật liệu xây dựng trong khu vực.
c. Khí hậu
Phường Giếng Đáy mang đặc trưng khí hậu của vùng ven biển nên bị chi
phối mạnh mẽ của khí hậu ven biển, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa hè từ tháng 5

đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều, mùa đông hanh khô và lạnh.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 22,9 0 C, dao động từ 16,70 C đến 28,60 C,
mùa hè nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới 38,8 0 C, mùa đông nhiệt thấp tuyệt đối tới
50 C.
- Lượng mưa trung bình năm là 2016 mm, phân bố không đều trong năm
theo 2 mùa.
+ Mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80 đến 85% tổng lượng
mưa cả năm, cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm.
+ Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15 - 20%
lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 lượng mưa
chỉ đạt 4 - 40 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%, cao nhất có tháng đạt 90%,
thấp nhất chỉ đạt 68%.
- Chế độ gió - bão: Do đặc điểm vị trí địa lý của thành phố Hạ Long nói
chung và phường Giếng Đáy nói riêng đều chịu ảnh hưởng của 2 loại gió đó là gió
mùa đông bắc và gió tây nam. Tốc độ gió trung bình năm là 2,8 m/s, hướng gió
mạnh nhất là hướng tây nam 45m/s.
- Phường Giếng Đáy nằm trong Vịnh Hạ Long được bao bọc bởi nhiều hòn
đảo lớn nhỏ ngoài vịnh cho nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão lớn, sức
gió mạnh nhất chỉ đạt cấp 9 cấp 10. Tuy nhiên gió bão thường kết hợp mưa lớn gây
ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân
trong phường.

16


Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở vùng đồi núi.
Hàng năm có từ 200 - 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.800 giờ,

mùa hè có giờ nắng từ 1.100 - 1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
d. Thuỷ văn.
Phường Giếng Đáy giáp sông Cửa Lục thông với Vịnh Hạ Long nên chịu ảnh
hưởng của chế độ nhật triều Vịnh bắc bộ, biên độ giao động thuỷ triều trung bình là
0,6 m. Nhiệt độ trung bình lớp bề mặt từ 18 đến 30,8 0C, độ mặn trung bình 21,6%
cao nhất vào tháng 7 độ mặn lên đến 32,4%, thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3 đạt
10,8%. Ngoài ra, phường Giếng Đáy có sông Trới chảy qua với độ dốc lớn, lưu
lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa trong năm. Mùa đông do lượng mưa ít
nên lưu lượng nước thấp chỉ đạt 1,45 m3/s, mùa hạ lưu lượng nước dâng cao rất
nhanh có khi lên tới 1500 m3/s.
1.2.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất.
Căn cứ vào địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất. Đất đai phường Giếng
Đáy được chia làm 3 nhóm chính sau:
Đất ven sông: được hình thành chủ yếu là đất phèn tiềm tàng sâu bị glây Endo Gleyi Proto thionic Fluvisols (FLtp-2). Đơn vị đất này có nguồn gốc từ đất
phù sa của sông Trới bồi tụ, tập trung chủ yếu ở phía bắc của phường.Vùng phía
đông giáp sông Cửa Lục là vùng đất ngập mặn, vì vậy việc khai thác đưa vào sử
dụng cho mục đích nông nghiệp là rất hạn chế. Hiện nay đã được san lấp để xây
dựng khu công nghiệp Cái Lân.
Đất đồi núi: Chủ yếu là thạch sét, đất sét trắng với độ dày từ 3 - 4m, phân bố
tập trung. Đây là nguồn tài nguyên lớn để phát triển ngành vật liệu xây dựng và
gốm sứ của phường, ngoài ra còn có đất Feralit đỏ vàng, xám vàng trên sa thạch lẫn
dăm cuội kết.
Đất đô thị:

17


- Những khu vực có cao độ nền +2,0 < H < +3,0 m đều được đánh giá là đất
loại I, thuận lợi cho xây dựng những công trình lớn. Cường độ chịu tải cao.

- Những khu vực có cao độ nền +1,0 < H < +2,0 m đều được đánh giá là đất
loại II, ít thuận lợi cho xây dựng những công trình lớn.
- Những khu vực có cao độ nền H < +1,0 m được đánh giá là đất loại III,
không thuận lợi cho xây dựng. Khi xây dựng phải có giải pháp tôn tạo nền.
b. Tài nguyên nước.
Nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn phường được lấy từ
nhà máy nước sạch của thành phố. Ngoài ra nước phục vụ cho sản xuất thì được lấy
chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt
Phường Giếng Đáy nằm trong vùng có lượng mưa lớn trung bình 2016
mm/năm. Nhưng do địa hình tương đối dốc, lượng nước phần lớn đổ thẳng ra Vịnh
Hạ Long qua phường Hùng Thắng và đổ ra Vịnh Hạ Long cho nên nguồn nước mặt
phụ thuộc chủ yếu vào các mùa trong năm. Về mùa khô nguồn nước bị ô nhiễm
nặng bởi chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm có trữ lượng không nhiều, có thể khai thác nguồn nước
ngầm bằng cách khoan giếng có độ sâu từ 100 đến 120 m. Nguồn nước sinh hoạt
của nhân dân trong phường chủ yếu là nguồn nước cung cấp từ các nhà máy xử lý
nước của thành phố Hạ Long tuy nhiên một số khu vực vẫn còn tình trạng thiếu
nước vào mùa khô. Đây là vấn đề rất quan trọng cần quan tâm bảo đảm đời sống
sinh hoạt, phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của nhân dân trong phường, và nhu
cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
c. Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn phường Giếng Đáy còn có rất nhiều mỏ sét với trữ lượng 41,5
triệu m3 chất lượng tốt đang được khai thác để dung cho sản xuất xi măng, vật liệu
xây dựng, gốm sứ.
d. Tài nguyên biển.

18



Phường Giếng Đáy có chiều dài trên 3km tiếp giáp với sông Cửa lục và gần
cảng nước sâu Cái Lân. Có vị trí thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ. Đây
chính là một khu vực thuận lợi để các ngành công nghiệp như đóng tàu và sản xuất
hàng công nghiệp...
e. Tài nguyên Du lịch.
Hoạt động du lịch ở thành phố Hạ Long nói chung và của phường Giếng Đáy
nói riêng không chỉ là việc tìm hiểu, khám phá các giá trị tự nhiên mà còn bao gồm
cả việc nghiên cứu nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát
triển trong ‘cái nôi’ văn hoá của khu vực. Tuy nhiên với vị trí địa lý của phường
Giếng Đáy thì khả năng phát triển về du lịch là rất hạn chế nhưng trong tương lai có
thể phát triển các khu dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch khi đi qua QL 18A là
tuyến đường chính để vào trung tâm du lịch của thành phố Hạ Long. Cùng với địa
hình phong phú và đa dạng, hiện nay phường đang được đầu tư có trọng điểm để
xây dựng các khu công viên vui chơi giải trí, thể dục thể thao, hệ thống nhà hàng
khách sạn... Kết hợp với du lịch sinh thái vườn đồi dọc theo quốc lộ 18A, thực hiện
mục đích đa dạng hoá nhiều loại hình du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.
f. Tài nguyên nhân văn.
Giếng Đáy là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong
cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động,
sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào; có đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có
tay nghề cao, có năng lực tiếp thu khoa học công nghệ mới, áp dụng vào sản xuất.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Giếng Đáy nói riêng và
Hạ Long nói chung đã xây dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, các giá trị nhân văn cũng
đang được bảo tồn, phục hồi và phát triển. Việc thực hiện nếp sống văn hoá khu du
lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Người Hạ Long nói lời hay, cử
chỉ đẹp”. Vì thế thành quả lao động qua các thế hệ đã để lại nguồn tài nguyên nhân
văn vô giá.


19


1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Trong những năm gần đây với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủyHĐND-UBND Thành phố nền kinh tế phường có mức tăng trưởng đáng kể .trên các
lĩnh vực đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và việc xây
dựng, phát triển khu công nghiệp Cái Lân là động lực làm nên sự chuyển biến tích
cực của toàn phường về mọi lĩnh vực, để người lao động trong phường và khu vực
xung quanh có thêm công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.
a. Tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo Chính trị của ban chấp hành Đảng bộ phường trong nhiệm kỳ
qua Đảng bộ phường đã xác định nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng
tâm. Thực hiện lãnh đạo phát triển kinh tế theo chỉ đạo của UBND thành phố Hạ
Long đề ra nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ, UBND phường là ưu tiên phát triển kinh
doanh dịch vụ-thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Đảng bộ và chính quyền phường
đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chính sách, cơ chế của Đảng và
nhà nước về phát triển kinh tế. Đặc biệt năm 2010 nền kinh tế đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối năm 2009, với tinh thần chủ động, sáng
tạo các doanh nghiệp trên địa bàn phường tiếp tục phát huy thế mạnh, đầu tư dây
chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng và giá trị thương
mại, các doanh nghiệp tư nhân tranh thủ những cơ hội thuận lợi mở rộng các loại
hình thương mại, dịch vụ, các hộ dân có điều kiện tổ chức nhiều hình thức kinh
doanh tại gia đình nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập. Do đó kinh tế
phát triển đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tổng thu ngân sách hàng năm
giai đoạn từ năm 2006 - 2010 hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Riêng năm
2006 đạt 112,3% kế hoạch giao với tổng thu ngân sách trong năm đạt 3.343.687
đồng đến năm 2010 đạt 107,3% kế hoạch giao với tổng thu ngân sách
4.857.386.968 đồng.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, các ngành
trên địa bàn phường có mức tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

20


hướng tăng dần tỷ trọng các công nghiệp và dịch vụ, bước đầu khơi dậy và phát huy
thế mạnh sẵn có của phường.
Nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần
tham gia, theo hướng sản xuất hàng hoá dưới sự giám sát quản lý của Nhà nước.
Những vấn đề cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển như: Điện, đường giao
thông, trường học, trạm y tế… được chính quyền phường đặc biệt quan tâm và
đầu tư mạnh mẽ.
1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Những năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp không còn nhiều, điều
kiện canh tác không thuận lợi, hệ thống tưới tiêu còn nhiều hạn chế nhưng nhờ
chính quyền đã có những biện pháp hỗ trợ tích cực chuyển hướng thâm canh nâng
cao năng suất, chất lượng và sản lượng lương thực. Đồng thời các hộ dân đã tiến
hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng rau, trồng cây cảnh, phát triển chăn
nuôi, các giống cây ăn quả được trồng rải rác trong các vườn của hộ gia đình tuy
chưa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ nhưng cũng góp phần nâng cao thu nhập trên
diện tích đất nông nghiệp hiện có, do đó nền sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn
định.
b. Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
Đảng bộ phường không ngừng khuyến khích phát triển các nghề sẵn có của
địa phương cùng với việc đưa những nghề mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất của lao động, đáp
ứng với nhu cầu của xã hội, bao gồm các nghề như: Sản xuất vật liệu xây dựng,
gốm sứ, cơ khí sửa chữa nhỏ, may mặc... Qua đó đã tạo nên một bước chuyển biến

tích cực trong cơ cấu kinh tế, lao động.
Với lợi thế có nhiều công ty xí nghiệp đang đóng trên địa bàn lĩnh vực về
công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có
là các mỏ sét. Các công ty, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ như công
ty cổ phần Viglacera Hạ Long, xí nghiệp gốm Giếng Đáy I, II, III đang đóng trên

21


địa bàn phường có điều kiện phát triển ngày một lớn mạnh về mọi mặt thu hút đầu
tư và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, các sản phẩm từ đây
đã có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường Đông
Nam Á, Tây Âu và một số nước ở Bắc Mỹ. Ngoài ra nhà máy đóng tàu Hạ Long là
một nhà máy lớn trực thuộc Tập đoàn tàu thuỷ Việt nam VINASHIN đặt nhà máy
đóng mới và sửa chữa tàu trong khu công nghiệp Cái Lân cũng góp phần không nhỏ
vào việc thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của phường. Hiện nay với sự đầu
tư của nhà nước và của tỉnh đang xây dựng khu công nghiệp Cái Lân trên địa bàn
của phường càng giúp phần cho kinh tế công nghiệp ngày càng phát triển với quy
mô lớn hơn và hiện đại hơn. Góp phần quan trọng làm thay đổi tỷ trọng giữa công
nghiệp và nông nghiệp. Đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, hàng năm
giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại chỗ.
c. Khu vực kinh tế Thương mại - Dịch vụ.
Những năm qua ngành dịch vụ thương mại đã có những bước phát triển vượt
bậc với lợi thế nằm giữa trung tâm du lịch của Thành phố, đồng thời tranh thủ sự hỗ
trợ từ các nguồn vốn của nhà nước, phường đã dành quỹ đất để phát triển khu đô thị
mới Nam ga Hạ Long đang được gấp rút hoàn thành với nhiều hạng mục công trình
như trung tâm thương mại mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao.... thu hút
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với nhiều loại hình thương mại dịch vụ
khác nhau tạo ra lượng hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và khách
du lịch.

Để tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng
được mở rộng cả trong và ngoài phường Đảng uỷ và chính quyền phường từng
bước tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, kích thích môi trường đầu tư,
sản xuất phát triển kinh doanh-dịch vụ hiệu quả.
Hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ cho nghành du lịch, lữ hành,
nhà hàng ăn uống đã và đang phát triển. Hiện nay trên toàn phường đã có trên 800
hộ dân tổ chức phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất, dịch vụ. Có trên 100 đầu xe
các loại tham gia vận chuyển hành khách và vật liệu xây dựng. Chợ Giếng Đáy và

22


chợ Ba Lan là hai trung tâm buôn bán chính của phường được đầu tư nâng cấp đã
thu hút gần 500 hộ đến kinh doanh với các loại mặt hàng phong phú phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
a. Dân số và số hộ.
Tháng 6 /2006 phường Giếng Đáy có sự điều chỉnh địa giới hành chính theo
Nghị định 58/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trong
đó nhận từ phường Bãi Cháy 01 tổ dân phố, 18 hộ dân và 66 nhân khẩu. Đồng thời
chuyển sang phường Hùng Thắng 02 tổ dân phố, 193 nhân khẩu. Sau khi điều
chỉnh, phường có 2755 hộ dân 10.757 khẩu gồm có dân tộc Kinh, dân tộc Hoa, dân
tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao (trong đó số hộ dân tộc thiểu
số là 28 hộ và 102 nhân khẩu). Tính đến năm 2011 toàn phường có 15.423 nhân
khẩu với 3.668 hộ.
Dân số phường Giếng Đáy được phân bố đều trên phạm vi toàn phường tại 6
khu dân cư. Mật độ dân số trung bình khoảng 2500 người/km2, đây là tỷ lệ rất cao
so với bình quân chung của thành phố (873 người/km2).
Từ năm 2005 trở lại đây công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đã được cấp uỷ
chính quyền phường quan tâm chỉ đạo sát sao giúp cho nhân dân nhận thức được một

cách sâu sắc tác dụng của công tác kế hoạch hoá gia đình, áp dụng các biện pháp
tránh thai, nhằm giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba.
Dự báo phát triển dân số của phường dựa vào khuôn khổ dự báo phát triển
dân số của cả nước đến năm 2024 theo xu hướng giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và căn cứ vào thực trạng về
dân số của phường trong những năm qua có thể dự báo được dân số phường đến
năm 2020 như sau:
Bảng1.1: Dự báo dân số và số hộ phường Giếng Đáy đến năm 2020
Năm

2010

2015

2020

Dân số

15423

15776

16128

Số hộ

3668

3720


3809

23


×