Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đức Tiến

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đức Tiến

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
TS. Vũ Đức Lợi

Hà Nội -Năm 2015




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành bằng sự nỗ lực của tôi cùng với sự giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành luận văn, với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới:
Xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Nguyễn Quang Huy, Trưởng
khoa Sinh-Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn,tạo điều
kiện tốt, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các Tiến sỹ Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa phân
tích, Viện phó Viện Hóa học, Viện HL KH&CN Việt nam đã tận tình hướng dẫn,
định hướng luận văn và giúp đỡ tôi phân tích mẫu, xử lý số liệu để hoàn thành luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn các Bác sỹ và các bạn đồng nghiệp khoa Thận Nhân
Tạo, khoa Hoá sinh - Bệnh viện 19-8, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thu thập, phân tích mẫu và thời gian để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các anh chị em và các bạn phòng Hóa phân tích –
Viện Hóa học – Viện HL KH&CN Việt Nam, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi phân tích mẫu.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn, những
người đã đánh giá công trình nghiên cứu của tôi một cách công minh. Các ý kiến
đóng góp của các thầy, cô sẽ là những lời khích lệ, động viên, là bài học quý báu
cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học của tôi sau này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, Khoa
Sinh học - Trường Đại học KHTN - ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại BV 19-8 đã
tham gia cùng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình và
bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt

quá trình học tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm2015

Nguyễn Đức Tiến


CHỮ VIẾT TẮT
ADH: Hooc môn chống lợi tiểu (antidiuretic hormone)
ANP: Hooc môn lợi tiểu (atrial natriuretic peptide)
BN:

Bệnh nhân

BNNC: Bệnh nhân nghiên cứu
Cu++: Đồng (Cu2+)
DNA: axit nucleic (deoxyribonucleic acid)
iCa:

Canxi ion hóa (Ca++)

K+:

Kali

MLCL: Mức lọc cầu thận
Na+: Natri
NC:

Nghiên cứu


PMS: Hội chứng tiền kinh nguyệt
PTH: Hooc môn điều tiết canxi (Para thyroid hormone)
R1a: Thuốc thử 1 a.
R1b: Thuốc thử 1 b
TNT: Thận nhân tạo
Zn++: Kẽm (Zn2+)


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................ 2
1.1

CẤU TẠO VÀ SINH LÝ THẬN ................................................................... 2

1.1.1 Cấu tạo của thận ............................................................................................. 2
1.1.2 Chức năng của thận ........................................................................................ 3
1.1.3 Quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu ở thận ................................................ 4
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh ............................................................................................ 5
1.1.5 Quá trình tiến triển của suy thận ..................................................................... 5
1.1.6 Lịch sử của chạy thận nhân tạo....................................................................... 6
1.1.7 Khái niệm chạy thận nhân tạo ........................................................................ 6
1.1.8 Quá trình chạy thận ........................................................................................ 6
1.2

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ....................... 9

1.2.1 Nguyên tố kẽm ............................................................................................... 9

1.2.1.1 Vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của kẽm đối với cơ thể ................................ 9
1.2.1.2. Nhu cầu và nguồn bổ sung kẽm ................................................................ 12
1.2.2 Nguyên tố đồng ............................................................................................ 12
1.2.2.1. Vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của đồng đối với cơ thể ........................... 12
1.2.2.2. Nhu cầu và nguồn bổ sung đồng ............................................................... 18
1.2.3 Mất cân bằng đồng kẽm ............................................................................... 18
1.2.4 Các nguyên tố điện giải trong cơ thể ............................................................ 26
1.2.4.1. Nguyên tố natri......................................................................................... 26
1.2.4.2. Nguyên tố canxi ....................................................................................... 28
1.2.4.3 Nguyên tố kali ........................................................................................... 30
1.3

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG. .......... 31

1.3.1 Phương pháp quang xác định đồng, kẽm ...................................................... 31
1.3.1.1. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS ................................................ 31


1.3.1.2. Phương pháp phân tích trắc quang ............................................................ 35
1.3.2 Phương pháp, cơ sở tính toán của xét nghiệm điện giải ................................ 36
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 40
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 40
2.1

Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 40

2.2

Thiết bị, hoá chất, vật tư tiêu hao ................................................................. 40


2.3

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu............................................................ 41

2.4

Phương pháp xác định các chất trong mẫu nghiên cứu ................................. 42

2.5

Xử lý số liệu................................................................................................. 47

CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 49
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................................. 49
3.1

Kết quả hàm lượng đồng, kẽm theo nhóm tuổi và giới của BNNC ............... 49

3.2

Kết quả nồng độ các nguyên tố vi lượng của các nhóm nghiên cứu .............. 52

3.2.1 Nồng độ đồng của các nhóm nghiên cứu ....................................................... 52
3.2.1 Nồng độ kẽm của các nhóm nghiên cứu ........................................................ 54
3.3

Kết quả nồng độ các chất điện giải ở các nhóm nghiên cứu. ......................... 57

3.4


Đánh giá sự thay đổi nồng độ nguyên tố vi lượng theo thời gian chạy thận

nhân tạo. ................................................................................................................ 60
3.5

Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo .......................................... 63

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 66
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 69
PHỤ LỤC: DANH SÁCH BỆNH NHÂN ............................................................. 77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá các giai đoạn của suy thận ....................................................5
Bảng 1.2. Một số enzym chứa đồng và chức năng của chúng ............................. 14
Bảng 2.1. Quy trình khử protein của đồng và kẽm ............................................. 42
Bảng 2.2. Chương trình định lượng nồng độ đồng trên máy sinh hóa AU680 .... 43
Bảng 2.3. Chương trình định lượng nồng độ kẽm trên máy sinh hóa AU680 ..... 44
Bảng 2.4. Các thông số đo phổ của đồng và kẽm ............................................... 45
Bảng 3.1. Nồng độ đồng, kẽm theo nhóm tuổi và giới của BNNC ..................... 49
Bảng 3.2. Nồng độ đồng và kẽm ở các nhóm nghiên cứu. .................................. 52
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận trước lọc máu có nồng độ đồng cao .......... 53
Bảng 3.4. Nồng độ kẽm ở các nhóm nghiên cứu. ............................................... 54
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận trước lọc máu có nồng độ kẽm cao ........... 55
Bảng 3.6. Nồng độ natri, kali và canxi ion ở các nhóm nghiên cứu. ................... 57
Bảng 3.7. Nồng độ đồng, kẽm với thông số hóa sinh theo thời gian chạy thận ... 60
Bảng 3.8. Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận .............................................. 63
Bảng 3.9. Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân theo thời gian chạy thận........................ 64



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo của thận ...................................................................................2
Hình 1.2. Ống thận và hệ mạch máu thận ..............................................................3
Hình 1.3. Cấu tạo màng bán thấm của máy chạy thận ..........................................7
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý của máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử ................. 34
Hình 1.5. Điện cực chọn lọc ion. ......................................................................... 36
Hình 2.1. Quy trình phân tích hàm lượng đồng và kẽm trong huyết tương .......... 46
Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính ở bệnh nhân nghiên cứu................................................ 50
Hình 3.2. So sánh nồng độ đồng trong các nhóm nghiên cứu .............................. 52
Hình 3.3. So sánh nồng độ kẽm ở các nhóm nghiên cứu ..................................... 54
Hình 3.4. So sánh nồng độ Natri giữa các nhóm nghiên cứu ............................... 57
Hình 3.5. So sánh nồng độ kali giữa các nhóm nghiên cứu.................................. 58
Hình 3.6. So sánh nồng độ canxi ion giữa các nhóm ........................................... 59
Hình 3.7. So sánh nồng độ ure giữa các nhóm theo thời gian chạy thận. ............. 60
Hình 3.8. So sánh nồng độ creatinin các nhóm NC theo thời gian chạy thận ....... 61
Hình 3.9. So sánh nồng độ đồng giữa các nhóm NC theo thời gian chạy thận ..... 62
Hình 3.10. So sánh nồng độ kẽm giữa các nhóm NC theo thời gian chạy thận. ... 63


MỞ ĐẦU
Chạy thận nhân tạo là quá trình làm cân bằng các chất hóa học trong máu và
lọc các chất cặn bã và dịch thừa ra khỏi máu đào thải ra khỏi cơ thể, đây là quá trình
lọc máu ngoài thận có chu kỳ mà bệnh nhân cần gắn bó lâu dài. Chạy thận nhân tạo
là cần thiết khi chỉ còn 10 - 15% chức năng thận.
Chạy thận nhân tạo là cách dùng máy chạy thận thanh lọc các chất không cần
thiết ra khỏi cơ thể giúp thay công việc của thận, bằng cách kiểm soát huyết áp và
duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các chất điện giải, cũng có thể giúp
cơ thể duy trì sự cân bằng axít-bazơ thích hợp.
Quá trình dùng máy lọc các chất không cần thiết và dịch thừa ra khỏi máu,

đào thải ra ngoài có thể kèm theo làm mất đi các ion kim loại trong cơ thể.
Trong khi đó, các ion kim loại có vai trò rất quan trọng đến các hoạt động
sống của con người, ngoài các nguyên tố đa lượng như natri, kali, canxi, magiê
chiếm tới 99% các ion kim loại trong cơ thể, còn có các nguyên tố vi lượng như sắt,
đồng , kẽm, selen, Iốt… tuy tồn tại với hàm lượng rất nhỏ nhưng các nguyên tố này
lại là xúc tác cho hàng loạt phản ứng enzym như phản ứng oxi hóa khử sinh học,
phản ứng thuỷ phân…
Việc kiểm soát các nguyên tố đa lượng trong quá trình lọc thận nhân tạo
được thực hiện bằng cách điều chỉnh dung dịch ngoại, tuy nhiên đối với các nguyên
tố vi lượng việc kiểm soát là rất khó khăn. Mặt khác, hiện nay, ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu nào về sự thay đổi các nguyên tố vi lượng trên bệnh nhân chạy thận
nhân tạo, lọc máu ngoài cơ thể .
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi các
nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo” với các mục tiêu:
Định lượng nồng độ nguyên tố đa lượng, vi lượng trong huyết tương bệnh
nhân chạy thận nhân tạo và đánh giá sự thay đổi, mối tương quan các nguyên tố vi
lượng giữa các nhóm bệnh nhân chạy thận theo thời gian và với người khỏe mạnh.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

CẤU TẠO VÀ SINH LÝ THẬN

1.1.1 Cấu tạo của thận
Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12,5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng
khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn

thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan. Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài
cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 – 10mm, vùng kế
tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận (hình 1.1)[9].

Hình 1.1. Cấu tạo của thận [9]
Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận
(nerphron). Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng.
Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận [2]:
Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman là một túi bọc quản cầu,
thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song
song thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc
mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang.

2


Ống thận gồm ống
ố lượn gần, quai Henle và ống lượn xa.

Hình 1.2. Ống thận và hệ mạch máu thậận[2]
Huyết áp đẩy
y máu, nước,

urê, muối và các chất nhỏ hòa tan khác ttừ máu
trong quản cầu
u đi vào lòng
l
ống của nang Bowman, dịch lọcc từ
t nang đổ vào ống
lượn gần (uốn

n khúc), ti
tiếp đến là quai Henle là một ống
ng hình ch
chữ U. Ở đầu lên của
quai Henle tiếp với ống
ng lư
lượn xa cũng là một ống uốn khúc. Từ ống lượn xa dịch lọc
đổ vào ống góp. Ống
ng góp không thu
thuộc đơn vị thận, nó nhận dịch
ch lọc
l từ một số đơn
vị thận để đổ vào bể th
thận.
1.1.2 Chức năng của
a thận
th
Thận có chứcc năng quan trọng như vai trò chính của hệ tiết niệu, chức năng
hằng định nộii môi như điều chỉnh các chất điện
n phân, duy trì ssự ổn định axit-bazơ,

3


và điều chỉnh huyết áp.
Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo
niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu,
các quả thận bài tiết các chất thải như urê, axít uric, ammoniac… và thận cũng có
nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, các axít amin… Thận cũng sản xuất các
hoocmon như calcitriol, renin, và erythropoietin [2, 3].

1.1.3 Quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu ở thận
Sự lọc máu
Dịch từ trong lòng mạch đi vào nang Bowman phải qua màng lọc gồm ba
lớp: Lớp tế bào nội mô mao mạch, màng đáy và lớp tế bào biểu của nang Bowman.
Màng lọc là một màng có tính thấm chọn lọc rất cao, những chất có khối lượng
phân tử lớn hơn 80 kDaton không đi được qua màng như các chất gắn với protein,
globulin, albumin…
Nước tiểu trong nang Bowman (được gọi là nước tiểu đầu) có thành phần các
chất hòa tan gần giống như huyết tương, trừ các chất có phân tử lượng trên
80kDaton, không có các thành phần hữu hình của máu. Nước tiểu đầu được hình
thành nhờ quá trình lọc huyết tương của cầu thận. Quá trình lọc là quá trình thụ
động, phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất trong cơ thể [3].
Sự tái hấp thu các chất của thận.
Mỗi ngày khoảng 170 - 180 lít dịch lọc được tạo ra từ các nang Bowman
nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành. Như vậy, khoảng 99%
lượng nước và các chất được tái hấp thu ở các ống thận khi chảy qua ống lượn gần,
quai Henle, ống lượn xa. Có những chất được tái hấp thu hoàn toàn, có chất được
tái hấp thu một phần và có chất không được tái hấp thu. Nhờ cơ chế tái hấp thu
nước ở ống lượn xa nên nước tiểu được cô đặc dần và đi vào ống góp. Tại ống góp
vẫn có sự tái hấp thu nước nhờ tác dụng của hoóc môn ADH, nước tiểu cô đặc hơn
và đi xuống bể thận, xuống bàng quang và thải ra ngoài [2].

4


1.1.4 Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế sinh bệnh của suy thận mạn được giải thích trên cơ sở lý luận của
thuyết nephron nguyên vẹn. Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, mạch máu
thận, tổ chức ống thận thì các nephron cũng bị thương tổn nặng và thường bị loại
trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ còn được đảm nhiệm bởi

các nephron nguyên vẹn còn lại, khi số nephron nguyên vẹn còn lại này không đủ
để đảm bảo chức năng của thận là duy trì sự hằng định của nội môi thì sẽ xuất hiện
các rối loạn về nước điện giải, về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh tạo nên hội
chứng suy thận mạn [3].
1.1.5 Quá trình tiến triển của suy thận
Về lâm sàng: Xuất hiện các triệu chứng: Phù, thiếu máu, tăng huyết áp, suy
tim, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, viêm màng ngoài tim, ngứa, chuột rút, hôn mê…
Về cận lâm sàng: Tăng urê máu, tăng creatinine máu; Giảm hệ số thanh thải
creatinine.
Chẩn đoán giai đoạn:
Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn dựa
trên mức lọc cầu thận:
Bảng 1.1. Đánh giá các giai đoạn của suy thận [3]
Giai đoạn suy
thận mạn

Hệ số thanh thải
creatinine
(ml/phút)

Nồng độ creatinine máu
µmol/l

mg/dl

Bình thường

120

70-106


0,8 - 1,2

I

90-119

< 130

< 1,5

II

60-89

130 - 299

1,5 - 3,4

III

30-59

300-499

3,5 - 5,9

IV

15-29


500-900

6,0 - 10

V

< 15

> 900

> 10

5


1.1.6 Lịch sử của chạy thận nhân tạo.
Năm 1861, các nhà hoá học đã áp dụng kỹ thuật thẩm thấu và phân tách để
tách chiết các chất tan từ dung dịch chứa nó.Thời gian đầu chỉ có lọc máu ngắt
quãng, các thông số theo dõi được điều chỉnh liên tục.
Liệu pháp chạy thận nhân tạo liên tục được phát triển từ những năm 1980
nhằm cố gắng đưa ra hỗ trợ thận nhân tạo cho những bệnh nhân không thể chịu
được thẩm tách máu truyền thống [6].
1.1.7 Khái niệm chạy thận nhân tạo[6]
Chạy thận nhân tạo là kỹ thuật thẩm thấu và phân tách máu nhờ hai nguyên
lý: khuếch tán và siêu lọc. Khuếch tán đóng vai trò quan trọng nhất trong chạy thận
nhân tạo nhưng không giống chức năng của thận. Siêu lọc tuy ít đóng vai trò quan
trọng trong chạy thận nhân tạo nhưng lại giống với chức năng thận người.
1.1.8 Quá trình chạy thận
Chạy thận nhân tạo là một biện pháp điều trị dùng màng lọc bán thấm để

thay thế thận suy, nhằm:
Lọc sạch các chất độc do quá trình chuyển hóa tạo ra tích tụ trong máu gây
độc hại cho cơ thể khi suy thận, quan trọng nhất là các nitơ phi protein: ure,
creatinin, acid uric... Loại bỏ các độc chất từ ngoài vào như trong ngộ độc thuốc ngủ
bacbiturat.
Điều chỉnh thăng bằng kiềm-toan của máu. Điều chỉnh rối loạn các chất điện
giải, rút dịch phù.
Các nguyên lý được ứng dụng để chạy thận nhân tạo
Màng bán thấm (hình 1.2): là cơ sở cho tất cả các liệu pháp lọc máu, muốn
lọc máu cho bệnh nhân suy thận, người ta phải thiết lập một hệ thống: một bên là
máu cơ thể, một bên là dịch lọc gần giống dịch ngoài tế bào, ở giữa có màng lọc bán
thấm ngăn cách. Chúng cho phép nước và chất hoà tan đi qua màng, trong khi các

6


thành phần tế bào máu và các chất hoà tan khác được giữ lại bên trong. Nước và các
chất hoà tan đi qua màng được gọi là siêu lọc. Quả lọc cấu tạo bởi màng bán thấm
được bao bên ngoài bằng một vỏ bọc. Có hai loại màng bán thấm được sử dụng
trong liệu pháp chạy thận: màng cellulose và màng tổng hợp. Các màng tổng hợp
cho phép lọc bỏ các phân tử lớn hơn và là loại màng chủ yếu được sử dụng trong
liệu pháp chạy thận nhân tạo [6].

Hình 1.3. Cấu tạo màng bán thấm của máy chạy thận [50]
Không giống như các đơn vị thận, thận nhân tạo không thể hấp thu bớt nước
hoặc các chất hòa tan khi vào bộ lọc, bất kỳ chất nào trong dịch lọc chảy vào ống
đựng của bộ lọc sẽ được loại bỏ thông qua các ống thoát. Do đó, một trong những
sự khác biệt trong thận nhân tạo là sự vắng mặt của ống lượn gần, quai Henle và
ống lượn xa nơi nước và chất tan tái hấp thu và bài tiết xảy ra. Các ống thoát của
bộ lọc tương tự như các ống góp của đơn vị thận nhưng không có ống lượn gần. Để

bù đắp cho sự thiếu khả năng tái hấp thu nước và các chất hòa tan sau loại bỏ khỏi
máu, thận nhân tạo được chế tác để hạn chế việc di dời của các chất cần thiết, thực
tế chỉ để nước dư thừa và chất thải. Điều này được thực hiện bằng cách điều chỉnh
các giải pháp lọc máu và tỷ lệ siêu lọc [50].
Khuếch tán phân biệt: các chất như ure, creatinin, kali, natri... được khuếch
tán qua màng theo chênh lệch nồng độ, chất có nồng độ trong máu cao sẽ khuếch

7


tán qua màng vào khoang dịch lọc và ngược lại. Ví dụ: urê máu cao, dịch lọc không
có urê. Urê sẽ khuếch tán từ máu ra dịch lọc và được loại ra khỏi cơ thể theo dịch
lọc [6].
Thẩm thấu: giữa dịch lọc và máu nồng độ nước ngang nhau do đó không có
khuếch tán phân biệt. Để rút nước cho bệnh nhân phù người ta pha nhiều glucose
vào dịch lọc nhằm tăng nồng độ thẩm thấu của dịch lọc cao hơn trong máu. Nước từ
máu sẽ thẩm thấu qua màng ra dịch lọc theo nguyên lý thẩm thấu và được loại bỏ
theo dịch lọc ra khỏi cơ thể [50].
Siêu lọc: nước và các chất được đẩy qua màng lọc nhờ thiết bị làm tăng áp
lực lọc của máu đi qua bộ lọc nhân tạo. Áp lực tạo ra sự siêu lọc có thể là áp lực
dương đẩy dịch qua màng lọc. Áp lực tạo ra sự siêu lọc cũng có thể là áp lực âm, là
áp lực hút lôi kéo dịch sang phía bên kia của màng lọc. Tốc độ siêu lọc sẽ tuỳ thuộc
vào áp lực tác dụng lên màng lọc và tốc độ dòng máu qua quả lọc. Áp lực tác dụng
lên màng lọc cao hơn, dòng máu qua quả lọc nhanh hơn sẽ càng làm tăng tốc độ
siêu lọc. Áp lực tác dụng lên màng lọc thấp hơn, dòng máu qua quả lọc chậm hơn sẽ
càng làm giảm tốc độ siêu lọc [6].
Hấp thu: chất cần lọc được hấp thu khi máu qua bộ lọc có chứa chất hấp thụ,
loại bỏ chất tan trong máu do chúng bám dính vào màng lọc. Mức độ hấp phụ cao
có thể làm quả lọc bị bít tắc và không còn hiệu quả [6].
Các kỹ thuật lọc máu: Trên cơ sở ứng dụng nguyên lý trên, cho đến nay có 3 kỹ

thuật chính trong chạy thận nhân tạo:
Thẩm thấu máu nhân tạo (haemodialysis).
Siêu lọc máu (haemofiltration).
Hấp thụ máu (haemoperfusion).
Trong nghiên cứu này, máy lọc máu sử dụng kỹ thuật thẩm thấu máu nhân tạo
để lọc máu cho bệnh nhân.

8


Dung dịch để chạy thận nhân tạo: chứa các chất sau
Na+: 138 mmol/l. Tương đương nồng độ trong huyết thanh của cơ thể.
Cl- : 107 mmol/l. Tương đương nồng độ trong huyết thanh của cơ thể.
K+ : 0-1 mmol/l. Thấp hơn nồng độ trong huyết thanh của cơ thể.
Ca++ : 6 mmol/l. Cao hơn nồng độ trong cơ thể.
Glucoza 1-2 g/l. Cao hơn nồng độ trong cơ thể.
1.2

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Các nguyên tố vi lượng đã xác định được các chức năng cơ bản đối với cơ

thể như tác dụng đặc hiệu, tạo cân bằng nội môi và có tương tác qua lại:
Tác dụng đặc hiệu: Mỗi nguyên tố vi lượng đều mang tính đặc hiệu riêng
trong việc thực hiện các chức năng sinh học của nó, không thể thay thế nguyên tố vi
lượng này bằng một nguyên tố vi lượng khác tương tự về bản chất hóa học. Một số
nguyên tố vi lượng bền ở trạng thái có nhiều hóa trị như sắt, đồng, selen…cho phép
thực hiện chức năng oxi hóa khử sinh học, trong khi đó một số nguyên tố chỉ bển ở
trạng thái đơn trị như kẽm và niken.
Tính đặc hiệu về chức năng của nguyên tố vi lượng còn được đặc trưng nhờ
các chất mang cũng như các protein đặc hiệu. Những protein này chỉ nhận diện, liên

kết chọn lọc, dự trữ hoặc vận chuyển kim loại này tới các cơ quan nhất định trong
cơ thể.
Tương tác qua lại: Lượng dư nguyên tố vi lượng này có thể ngăn cản sự
chuyển hóa của một nguyên tố vi lượng khác. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ
ăn giàu kẽm sẽ ngăn cản sự hấp thu đồng tại thành ruột non dẫn tới thiếu đồng, mặc
dù lượng thức ăn đưa vào có hàm lượng đồng phù hợp [10].
1.2.1 Nguyên tố kẽm
1.2.1.1 Vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của kẽm đối với cơ thể
Kẽm là nguyên tố cần thiết để duy trì sự sống của con người và động vật.
Toàn bộ cơ thể người chứa độ 2-3 g kẽm, xấp xỉ lượng sắt và gấp 10 lượng đồng.
Kẽm được hấp thu ở ruột non, tích lũy trong gan và từ gan, kẽm được “xuất kho”

9


vào máu và tùy theo sự cần thiết. Kẽm được bài tiết 90% từ tụy ra phân, còn 10%
theo nước tiểu. Từ mẹ, kẽm qua nhau thai để vào thai, nhưng khi đứa trẻ ra đời còn
tích lũy kẽm [16].
Trước đây người ta đã phát hiện kẽm có trong cơ thể thực vật, động vật,
người và khẳng định rằng nó cần thiết để cho cây cỏ trưởng thành. Bốn chục năm
gần đây người ta thấy kẽm có vai trò quan trọng ở động vật và ở người, cụ thể nó
giúp quá trình tạo máu, sinh trưởng và phát triển của cơ thể, nó cũng đẩy mạnh sự
chuyển hóa các chất, sự oxy hóa khử và sự trao đổi năng lượng trong cơ thể [16].
Kẽm là thành phần của rất nhiều enzym khác nhau liên quan đến nhiều hoạt
động khác nhau trong cơ thể: Chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein, hỗ trợ
hoạt động của hệ miễn dịch, hoạt động và chuyển hóa insulin, hấp thu và vận
chuyển vitamin A, ảnh hưởng đến tri giác và nhận thức, tăng tốc độ lành vết
thương, ảnh hưởng đến quá trình tạo tinh dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường của thai nhi.
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến rất nhiều các rối loạn không đặc hiệu như mệt mỏi,

chán ăn, giảm thị lực, chậm tăng trưởng do giảm tốc độ tổng hợp AND và tổng hợp
protein, dậy thì chậm, giảm hoạt động của các tuyến nội tiết…
Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong sự hoạt động của tuyến yên, tuyến tụy,
tuyến sinh dục nam và tuyến tiền liệt [10]. Chẳng hạn, khi thêm muối kẽm vào chất
“hướng sinh dục” ( do tuyến yên tiết ra) sẽ làm chất này hoạt động mạnh gấp 25 lần,
kẽm cũng có mặt trong chất insulin ( với tỉ lệ 0,36%) do tuyến tụy tiết ra, các
protein chứa kẽm và các enzym như superoxit dismutas. Kẽm cũng có mặt trong
dịch tinh hoàn, buồng trứng, tinh trùng… và làm tăng sự hoạt động của chúng.
Ngoài ra, kẽm có tác dụng kích thích tạo hồng cầu và hemoglobin, thiếu kẽm cũng
dẫn đến thiếu máu.
Vai trò kẽm trong các enzym được nghiên cứu chi tiết hơn các kim loại khác,
vì kẽm tham gia vào các hoạt động của trên 300 enzym trong các phản ứng sinh học
quan trọng, nó có mặt trong nhiều enzym chuyển hóa, enzym hô hấp, và các enzym

10


tiêu hóa… Đặc biệt các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, acid nucleic và
apoptosis cũng như sự tổng hợp, bài tiết và hoạt động của nhiều hormone tăng
trưởng quan trọng như GH, IGF-1, testosteron, insulin, thymutin [10, 16].
Kẽm cần thiết cho sự phiên mã gen, sinh sản, tái tạo và nhân đôi tế bào, cần
cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch[62],
tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxy
hóa. Đặc biệt một số loại thuốc chứa kẽm có thể đem lại sự miễn dịch đối với cảm
lạnh hay cúm, mặc dù điều này còn gây tranh cãi [16, 62].
Khi thiếu kẽm, sẽ có rối loạn chuyển hóa protid, làm cơ thể thải nhiều nitơ,
do đó ngừng lớn và sút cân, rụng lông, chậm lớn, suy mòn, tổn thương da, giảm sức
sinh sản hoặc mất khả năng sinh sản [16].
Thị giác, vị giác, khướu giác và trí nhớ có liên quan đến kẽm và sự thiếu hụt
kẽm có thể gây ra sự hoạt động không bình thường của các cơ quan này.

Trường hợp thiếu kẽm nặng, còn có thể dẫn đến viêm da, dầy sừng, sạm và
bong da mặt ngoài hai cẳng chân, hói, loạn dưỡng móng ( móng nhăn, có vệt trắng,
chậm mọc), khô mắt. Viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy. Tăng nhạy cảm đối
với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn. Kích thích thần kinh, rối loạn
nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Chậm phát triển
giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng
nặng.
Trong cơ thể, kẽm tham gia vào quá trình hình thành hooc môn sinh dục nam
(androgen) chủ yếu là testosterol, đồng thời kẽm giữ vai trò trong một số chức năng
sinh lý của tinh trùng, kẽm góp phần làm bền vững cấu trúc của nhiễm sắc thể, bảo
vệ sự toàn vẹn của bộ gen trong tinh trùng. Mất đi một lượng nhỏ kẽm làm cho đàn
ông sụt cân, giảm khả năng sinh dục và có thể mắc bệnh vô sinh [10]. Phụ nữ trong
thời kỳ mang thai mà thiếu kẽm sẽ làm giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí thai
có thể chết.
Một số người có vị giác hay khướu giác bất thường do thiếu kẽm. Kẽm cũng
cần thiết cho thị lực, kẽm giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bạch cầu cần có kẽm để

11


chống lại nhiễm trùng và ung thư [16].
Những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim có hàm lượng kẽm khá cao.
Quá nhiều kẽm trong cơ thể có thể gây hại như nôn mửa, đau dạ dày, yếu cơ
và tổn thương thần kinh. Những nghiên cứu gần đây cho biết hàm lượng kẽm cao
trong cơ thể có liên quan đến bệnh mất trí, hay gặp ở người cao tuổi [16].
Kẽm là vi chất quan trọng trong duy trì sức khỏe và dinh dưỡng của con
người. Bổ sung vừa đủ lượng kẽm có thể phòng chống suy nhược và tăng cường
miễn dịch. Tuy nhiên, quá nhiều kẽm lại phản tác dụng, gây suy giảm miễn dịch
[16].
1.2.1.2 Nhu cầu và nguồn bổ sung kẽm

Trong cơ thể có khoảng 2500mg kẽm và 90% kẽm trong cơ thể nằm trong
nội bào, trong đó có 30% được phân bố trong bộ xương và 60% trong cơ. Bình
thường, hàm lượng kẽm trong cơ thể là 20µg/g thể trọng, nhưng nó có thể lên đến
1,5 lần (30 µg/g thể trọng) trong thời kỳ cơ thể đang tăng trưởng và trưởng thành.
Trong thời kỳ mang thai, có sự huy động của kẽm từ cơ thể người mẹ sang thai nhi,
nên trong thời kỳ này hàm lượng kẽm trong máu của người mẹ có thể giảm đến
50%. Các đặc điểm trên thể hiện sự cần thiết của kẽm đối với sự tăng trưởng ở trẻ
em [16].
Nhu cầu đòi hỏi cung cấp hằng ngày khoảng 5 – 19 mg. Mỗi ngày nên cung
cấp cho cơ thể một lượng kẽm cần thiết là 15 mg đối với nam giới và 12 mg đối với
nữ giới. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người mổ xong và người bị đái
tháo đường thì cần nhiều hơn [16].
Nguồn bổ sung [16]
Kẽm chứa nhiều trong các loại thịt đỏ từ động vật, sữa mẹ, sữa bò, trứng, sò,
ốc, tôm, cua, cá, thịt, con hàu, patê gan…Từ thực vật: gừng, mầm các loại hạt…
1.2.2 Nguyên tố đồng
1.2.2.1 Vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của đồng đối với cơ thể
Đồng tự bản thân nó là một chất ôxy hóa. Tuy vậy trong cơ thể nó lại có vai
trò của chất chống ôxy hóa bởi vì đồng là một thành phần trong enzyme chống ôxy

12


hóa superoxide dismutase. Enzyme này bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự
do và sự peroxide .
Đồng hấp thu vào máu tại dạ dày và phần trên của ruột non. Khoảng 90%
đồng trong máu kết hợp với ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào
dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo
chất đạm. Phần lớn đồng được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng
đồng không thẩm thấu được vào máu. Số nhỏ bài tiết qua nước tiểu, bài tiết theo mồ

hôi, tóc và móng tay dài bị cắt đi [22].
Đồng cũng là một thành phần của protein, ceruloplasmin trong huyết tương.
Ceruloplasmin kiểm soát nồng độ một số hormone trong máu và cần thiết cho sự tạo
thành tế bào hồng cầu.
Đồng cần thiết cho chuyển hóa sắt và lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần
cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng
cầu, góp phần tạo xương và biến năng cholesterol thành vô hại. Đồng hiện diện
trong bắp thịt, da, tủy xương, xương, gan và não bộ [22]. Đồng thúc đẩy sự hấp thu
và sử dụng sắt để tạo thành hemoglobin của hồng cầu. Nếu thiếu đồng trao đổi sắt
cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm…[52].

13


Bảng 1.2. Một số enzym chứa đồng và chức năng của chúng[28]
Enzym quan trọng có chứa đồng và chức năng của chúng [28, 52]
Enzym

Chức năng

Oxidase Amine

Nhóm các enzym oxy hóa chính amin (ví dụ,
tyramine, histidine và polylamines)

Ceruloplasmin ( ferroxidase I)

Oxidase multi-đồng trong huyết tương, chủ
yếu để vận chuyển sắt


Cytochrome c oxidase

Enzym oxidase thiết bị đầu cuối trong chuỗi
hô hấp của ty lạp thể, tham gia vào vận chuyển
điện tử

Dopamine β -hydroxylase

Tham gia vào catecholamine trao đổi chất,
xúc tác chuyển đổi của dopamine để
norepinephrine

Hephaestin

Multi-đồng ferroxidase , tham gia vận tải sắt
qua niêm mạc ruột vào mạch máu

Lysyl oxidase

Liên kết ngang của collagen và elastin

Peptidylglycine alpha-amino hóa

Đa chức năng enzym tham gia vào sự trưởng

mono-oxygenase (PAM)

thành và thay đổi các neuropeptides (ví dụ, dẫn
truyền thần kinh, thần kinh nội tiết peptide )


Superoxide dismutase (Cu2+,
2+

Zn )

Nội bào và ngoại bào enzym liên quan đến
bảo vệ chống lại các phản ứng ôxy hóa(ví dụ,
sự tàn phá của superoxide gốc tự do)

Tyrosinase

Enzym xúc tác và sản xuất sắc tố melanin
khác

14


Ngoài ra, đồng còn tham gia vào việc sản xuất năng lượng, tạo melanin (sắc
tố màu đen ở da), ôxy hóa acid béo,…
Lượng đồng đầy đủ là cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống
miễn dịch. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu đáng kể khi giảm nồng độ đồng huyết
tương mà thậm chí không ảnh hưởng đến mức độ đồng mô hoặc các hoạt động của
các enzym đồng (bảng 1.2). Một sự suy yếu của hệ thống miễn dịch có thể được
phát hiện ngay sau khi một tuần sau khi bắt đầu một chế độ ăn ít đồng. Ngược lại,
việc bổ sung đầy đủ đồng cải thiện hệ thống miễn dịch bị ức chế trong vòng một
tuần [16].
Do nguồn thực phẩm chứa đồng rất đa dạng, cơ thể chúng ta ít khi bị thiếu
đồng. Thiếu đồng gây thiếu máu, tăng cholesterol và sự phát triển bất thường ở
xương. Do đồng và vitamin C đều cần thiết cho sự thành lập mô liên kết, các triệu
chứng thiếu đồng có thể bị nhầm lẫn với trường hợp thiếu vitamin C. Thiếu đồng

còn gây dung nạp kém glucose. Thiếu đồng khi mang thai có thể khiến thai chậm
phát triển hoặc phát triển bất thường.
Đồng kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như epinephrine,
norepinephrine và dopamine. Nó cũng là cần thiết cho monoamine oxidase, một loại
enzyme có liên quan đến sản xuất serotonin. Kết quả là, đồng được tham gia sâu sắc
với tất cả các khía cạnh của hệ thống thần kinh trung ương. Mất cân bằng đồng
được đánh giá cao kết hợp với hầu hết các tình trạng tâm lý, tình cảm và thường về
thần kinh. Chúng bao gồm mất trí nhớ, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, trầm cảm,
lo âu, tâm thần phân liệt…[53].
Theo Klevay thiếu đồng là sự can thiệp chỉ duy nhất mà đã gây ra toàn bộ
các bệnh tim mạch của con người và ở động vật, bao gồm: Nhồi máu cơ tim, cục
máu đông trong động mạch vành và tim, xơ vữa động mạch bao gồm sự gia tăng cơ
trơn, mảng bám mạch máu không ổn định, …[46].
Sự thiếu hụt đồng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, nhất là trong

15


trường hợp cùng thiếu Selen. Nguyên nhân có thể do ức chế men glutathion
peroxidase, khiến không thể kiểm soát được các gốc tự do, thiếu hụt đồng cũng có
thể gây thiếu máu, bệnh về xương, rối loạn hệ thần kinh, rụng tóc,…Sự phát triển
xương của trẻ con bị chậm lại, xương dễ gãy.
Theo Bonnie thiếu đồng đã gây ra tình trạng thiếu máu, viêm khớp, ung thư,
bệnh tim mạch, bệnh động kinh, chuyển hóa chất béo, các gốc tự do, chức năng
miễn dịch, các bệnh viêm, bệnh loãng xương, và chức năng tuyến giáp. Bệnh
Wilson là một bệnh di truyền hiếm gặp với một tình trạng thiếu ceruloplasmin ,
lượng đồng thấp trong huyết tương, và dự trữ đồng cao trong gan [28].
Các triệu chứng thiếu hụt đồng bao gồm thiếu máu , rối loạn xương, khiếm
khuyết tủy sống, tóc màu xám, vô sinh; mô liên kết yếu như được chứng minh bởi
các vấn đề tim mạch như tim to, động mạch chủ yếu có lỗ và vỡ, giãn tĩnh mạch, da

nhăn, và chứng thoát vị, thiếu đồng làm tăng đáng kể lipid peroxy của lipoprotein
và mô tim mạch. Nó gây ra nồng độ cholesterol cao, và các nạn nhân đau tim có
lượng đồng thấp trong tim [28, 22, 32].
Với xơ vữa động mạch mức độ đồng huyết tương là cao nhưng mức độ trong
động mạch chủ và gan là thấp [32]. Bổ sung đồng dẫn đến ban đầu thậm chí cao
hơn trong mức độ đồng huyết tương nhưng sau đó sẽ bình thường của tất cả các giá
trị đồng cũng như những cải tiến đáng kể nồng độ cholesterol và xơ vữa động mạch
Người ta ghi nhận được ba hiện tượng bệnh lý của sự thiếu đồng ở trẻ em
như sau[22]: Bệnh thiếu máu, thiếu số lượng hay kích thước của hồng cầu hay thiếu
số lượng protein trong hồng cầu, hay xảy ra ở trẻ em được nuôi bằng sữa bò; Bị ỉa
chảy, suy dinh dưỡng; Ảnh hưởng di truyền, thiếu chất đồng do di truyền nên trẻ
sinh ra chậm lớn, kém thông minh, da, tóc bị mất sắc tố (bạch tạng), tóc thưa, mềm,
mạch máu bị giãn, xương không nảy nở bình thường, thân nhiệt thấp, hay bị bất
tỉnh.
Đồng là một nguyên tố tương đối ít độc tính, nên hiếm thấy các ca ngộ độc
mãn tính. Ngộ độc cấp tính thường do uống nhầm dung dịch muối đồng [28].

16


Bệnh Wilson cũng là một bệnh hiếm (1/200.000), do đột biến gen. Người
bệnh thường khỏe mạnh cho đến tuổi dậy thì, nếu không chữa kịp thời, có thể bị suy
gan và tổn thương mô thần kinh. Tránh các thức ăn có nhiều đồng, uống bổ sung
kẽm để giảm hấp thu đồng và sử dụng các tác nhân chelat để kéo đồng ra khỏi mô là
những phương pháp trị liệu chính [28].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy một tác dụng có lợi của đồng trên bệnh
ung thư. Tuy nhiên, nếu khối u đang phát triển thì hạn chế đồng đưa vào, sau khi
điều trị có mặt đồng là cần thiết để hình thành các mạch máu mới. Do đó, một hình
thức điều trị ung thư tạo ra thiếu đồng nhân tạo bằng cách loại bỏ đồng với một hợp
chất molybdenum, và một lượng lớn kẽm có thể được sử dụng để ngăn chặn sự hấp

thu đồng. Nó đã được chứng minh rằng trong lâu dài được gọi là liệu pháp chống
tạo mạch.
Sau gan, não là cơ quan chứa đồng cao thứ hai trong cơ thể. Có ít nhất 6
enzym phụ thuộc đồng quan trọng trong não. Một tính năng của thiếu đồng nghiêm
trọng là sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Với huyết tương người động kinh
nồng độ đồng đều cao nhưng mức độ đồng bộ não thấp. Trẻ em bị thiếu đồng
nghiêm trọng liên tục có động kinh co giật. Nhiều khu phức hợp đồng như đồng
salicylate có đặc tính chống động kinh tốt mà không có nhiều tác dụng phụ và
thường không có tác dụng phụ nghiêm trọng như thuốc chống động kinh thông
thường [67].
Đồng cần thiết trong những bước cuối cùng của chu trình Krebs còn gọi là hệ
thống vận chuyển điện tử. Đây là nơi mà hầu hết năng lượng tế bào của được sản
xuất. Bất kỳ vấn đề ở đây đều gây ra mệt mỏi, trầm cảm và mất cân bằng khác liên
quan đến năng lượng thấp [73].
Tuyến giáp là cực kỳ nhạy cảm với đồng. Tình trạng chung liên quan với sự
mất cân bằng đồng bao gồm suy giáp và bệnh Hashimoto. Chúng điều trị khá dễ
dàng trên một chế độ cân bằng dinh dưỡng được thiết kế đúng. Dùng kích thích tố
tuyến giáp là không cần thiết. Đồng cũng được liên kết với một số trường hợp của
bệnh Grave hoặc cường giáp. Điều này cũng cần một chương trình cân bằng dinh

17


×