Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THÀNH BẮC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ CỦA
NGƢỜI DÂN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH TẠI XÃ KỲ HÀ VÀ KỲ LÂM HUYỆN KỲ ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THÀNH BẮC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH: NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH TẠI XÃ KỲ HÀ VÀ KỲ LÂM HUYỆN KỲ ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Hoàng Lưu Thu Thủy. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là
trung thực và tường minh.
Mọi sự giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ,
trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Tác giả

Nguyễn Thành Bắc


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: nghiên cứu điển
hình tại xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
giáo viên hướng dẫn khoa học, TS. Hoàng Lưu Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, góp
ý, chỉnh sửa trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Khí hậu - Viện Địa lý - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ về chuyên môn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành.

Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc
Gia Hà Nội đã giảng dạy, tạo điều kiện và hướng dẫn tác giả trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự tạo điều kiện, cung cấp số liệu của UBND huyện Kỳ
Anh, UBND hai xã Kỳ Hà, Kỳ Lâm và sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng người dân
hai xã trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Do thời gian và sự hiểu biết của tác giả còn nhiều hạn chế nên trong quá trình
thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất
mong nhận được nhiều sự tham gia góp ý của thầy cô và đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thành Bắc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................................................ 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................3

1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 3
1.1.2. Địa hình ..................................................................................................................... 4
1.1.3. Địa chất, địa mạo ....................................................................................................... 4
1.1.4. Khí hậu....................................................................................................................... 5
1.1.5. Thủy văn .................................................................................................................... 7
1.1.6. Thổ nhưỡng ................................................................................................................ 8
1.1.7. Thực vật ..................................................................................................................... 8
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................................................................................................................10


1.2.1. Kinh tế ..................................................................................................................... 10
1.2.2. Xã hội....................................................................................................................... 14
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ.........................................................................................18

1.3.1.

Nghiên cứu về sinh kế trên thế giới ..................................................................... 18

1.3.2.

Nghiên cứu về sinh kế tại Việt Nam .................................................................... 19

CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH
KẾ ...................................................................................................................................................................................21

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến Biến đổi khí hậu ................................................... 21
2.1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................... 28
2.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế .............................................................. 29
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................33

2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp .............................................................................................. 33
2.2.2. Phương pháp phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với khí
hậu (CVCA) ....................................................................................................................... 33
CHƢƠNG III: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HAI XÃ KỲ HÀ VÀ KỲ LÂM
3.1. MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ CÁC THIÊN TAI ....................37

3.1.1. Mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí.................................................. 37
3.1.2. Mức độ và xu thế biến đổi của lượng mưa .............................................................. 38

3.1.3. Diễn biến tình hình thiên tai tại hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm ...................................... 39
3.2. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC HÀ TĨNH..................................................................................44
3.3. PHÂN TÍCH VỀ CÁC LOẠI HÌNH SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HAI XÃ KỲ HÀ VÀ KỲ
LÂM ...............................................................................................................................................................................46

3.3.1. Các loại hình sinh kế................................................................................................ 46
3.3.2. Hình thức tổ chức sản xuất của sinh kế ................................................................... 47
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGUỒN SINH KẾ CHÍNH .............................48

i


3.4.1. Biến đổi khí hậu tác động đến nguồn lực sản xuất .................................................. 48
3.4.2. Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động sinh kế nông nghiệp và thủy sản ............ 61
3.4.3. Phân tích về năng lực thích ứng theo loại hình sinh kế của người dân trước tác
động Biến đổi khí hậu ........................................................................................................ 67
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHÙ HỢP TẠI ĐỊA PHƢƠNG ...............................................................70

3.5.1. Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu..................................... 70
3.5.2. Đề xuất các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho hai xã Kỳ Hà và
Kỳ Lâm .............................................................................................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 76
Kết luận.............................................................................................................................................................................76
Khuyến nghị.....................................................................................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 78
Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................................................................................78
Tài liệu tiếng Anh............................................................................................................................................................79


PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 80
Phụ lục 01: Các biểu bảng ............................................................................................................................................80
Phụ lục 02 .........................................................................................................................................................................81

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) ...................................................................5
Bảng 1.2. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) .....................................................................6
Bảng 1.3. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu theo khu vực kinh tế ............................................................10
Bảng 1.4. Tăng trưởng ngành nông - lâm và thủy sản huyện Kỳ Anh giai đoạn 2010- 2014 (giá hiện
hành) .........................................................................................................................................11
Bảng 1.5. Diện tích cây lương thực có hạt (ha) giai đoạn 2010-2014 ....................................................11
Bảng 1.6. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất nuôi trồng, đánh bắt thủy sản giai đoạn 2010-2014
(xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm) .............................................................................................................12
Bảng 1.7. Diện tích và giá trị SX lâm nghiệp xã Kỳ Lâm giai đoạn 2010-2014....................................12
Bảng 1.8. Các chỉ số về cơ cấu dân số chính của huyện Kỳ Anh (2014). ..............................................14
Bảng 1.9. Dân số trung bình qua các năm ..............................................................................................14
Bảng 1.10. Lao động việc làm trong khu vực sản xuất vật chất huyện Kỳ Anh ....................................15
Bảng 1.11. Lao động việc làm trong khu vực SX vật chất tại xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm ............................16
Bảng 1.12. Tỷ lệ việc làm của từng ngành năm 2014 ............................................................................17
Bảng 1.13. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 huyện Kỳ Anh và xã Kỳ Hà, Kỳ Lâm ........................................17
Bảng 2.1. Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu phân loại theo vùng địa lý .......26
Bảng 3.1. Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm (∆𝑻𝑵), nhiệt độ trung bình tháng I (∆𝑻𝑰), nhiệt độ
trung bình tháng VII (∆𝑻𝑽𝑰𝑰) trong các thập kỷ trạm Kỳ Anh (°C) ........................................37
Bảng 3.2. Biến đổi của tổng lượng mưa trung bình năm trong các thập kỷ (mm) .................................39
Bảng 3.3. Tình hình thiên tai trong 5 năm trở lại đây (% ý kiến xác nhận) ...........................................41
Bảng 3.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) của tỉnh Hà Tĩnh so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) ...........................................................................................................44

Bảng 3.5. Mức thay đổi lượng mưa (%) của tỉnh Hà Tĩnh so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)...................................................................................................................45
Bảng 3.6. Mực nước biển dâng (cm) theo kịch bản phát thải trung bình (B2).......................................45
Bảng 3.7. Tình hình thiệt hại của các hộ gia đình do thiên tai năm 2014 ..............................................56
Bảng 3.8. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm của hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm ..........................57
Bảng 3.9. Thu nhập trung bình của hộ gia đình theo từng loại hình sinh kế..........................................57
Bảng 3.10. Thông tin về vốn vay xã hội của các hộ gia đình (% ý kiến xác nhận) ................................58
Bảng 3.11. Hoạt động thích ứng với thiên tai của các hộ gia đình.........................................................67
Bảng 3.12. Hành vi thích ứng với thiên tai của các hộ gia đình.............................................................70

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm ............................................................................... 3
Hình 1.2. Bản đồ địa hình huyện Kỳ Anh, thu từ tỷ lệ 1/100.000 .............................................. 4
Hình 2.1. Khung sinh kế nông thôn bền vững .......................................................................... 31
Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững ........................................................................................... 31
Hình 2.3. Sơ đồ khung đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế .......................................... 36
Hình 3.1. Biến trình nhiều năm và xu thế tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình tại trạm
Kỳ Anh giai đoạn 1980-2013 ....................................................................................... 38
Hình 3.2. Biến trình nhiều năm và xu thế tuyến tính của tổng lượng mưa năm tại trạm Kỳ Anh
giai đoạn 1980-2013 ..................................................................................................... 39
Hình 3.3. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai tại xã Kỳ Hà ............................... 43
Hình 3.4. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai tại xã Kỳ Lâm ............................ 44
Hình 3.5. Các loại hình sinh kế tại xã Kỳ Hà ........................................................................... 46
Hình 3.6. Các loại hình sinh kế tại xã Kỳ Lâm ........................................................................ 47
Hình 3.7. Diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang tại xã Kỳ Hà ........................................................... 49
Hình 3.8. Nguồn nước bị cạn kiệt trên sông Rào Trổ xã Kỳ Lâm............................................ 50
Hình 3.9. Lao động việc làm qua các năm tại hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm ................................. 52

Hình 3.10. Tình hình các bệnh phát sinh do yếu tố khí hậu tại xã Kỳ Hà ................................ 54
Hình 3.11. Tình hình các bệnh phát sinh do yếu tố khí hậu tại xã Kỳ Lâm ............................. 55
Hình 3.12. Biến đổi khí hậu tác động đến nguồn lực sản xuất ................................................. 60
Hình 3.13. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai ảnh hưởng đến sk trồng trọt ..... 62
Hình 3.14. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai ảnh hưởng đến sk chăn nuôi .... 63
Hình 3.15. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai ảnh hưởng đến sk đánh bắt ts .. 64
Hình 3.16. Phần trăm hộ gia đình xác nhận các loại thiên tai ảnh hưởng đến sk nuôi trồng ts .. 65

iv


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

SK


Sinh kế

PTBV

Phát triển bền vững

TDBTT

Tính dễ bị tổn thương

CVCA

Phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích
ứng với khí hậu

KT-XH

Kinh tế-xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

SRI

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến

VAC


Vườn - Ao - Chuồng

DLSTCĐ

Du lịch sinh thái cộng đồng

NBD

Nước biển dâng

DTTN

Diện tích tự nhiên

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu được đánh giá là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng và tạo ra thách thức lớn nhất cho nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu
không chỉ tác động riêng lẻ lên một ngành, một lĩnh vực, một quốc gia mà ảnh hưởng
trên phạm vi toàn cầu, tới tất cả các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên. BĐKH, với
biểu hiện chính là thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng và đặc biệt là sự
biến đổi của các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan (nắng nóng, mưa lớn, bão...), đã

đang và sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ lên hoạt động sống của con người đặc biệt
là các hoạt động sinh kế. Sự tác động này làm cho các hoạt động sinh kế liên quan đến
nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản bị tác động mạnh và dẫn đến sự thay đổi
cả về cấu trúc và chức năng của sinh kế.
Khu vực miền Trung của Việt Nam là một trong những khu vực chịu nhiều rủi ro
nhất của BĐKH, là một trong những vùng có mức độ nghèo đói cao nhất trong cả
nước, sinh kế của người dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp, thủy sản hoặc các
nguồn sinh kế khác phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đây được cho là những nguồn
sinh kế dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu.
Kỳ Anh là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc
nghiệt với trên 74% diện tích tự nhiên là đồi núi, địa hình hẹp và dốc nên khi mùa mưa
bão về thường xuyên xẩy ra hiện tượng lũ lụt và sạt lở. Là huyện ven biển, Kỳ Anh
được đánh giá là một trong những huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp do tác động của
biến đổi khí hậu, nhất là các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan như: Bão, nắng
nóng, hạn hán, lũ lụt, lũ quét, lũ ống…Bên cạnh đó cuộc sống của người dân còn chịu
nhiều áp lực khác như xâm nhập mặn, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, ô
nhiễm môi trường… đã làm cho sinh kế của họ ngày càng khó khăn.
Việc xác định và tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng, tác động lên sinh kế của
người dân có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng các chiến lược sinh kế phù hợp
và giải pháp thích ứng của sinh kế trong bối cảnh BĐKH. Với lý do đó học viên đã
chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của
người dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: nghiên cứu điển hình tại xã Kỳ Hà và Kỳ
Lâm, huyện Kỳ Anh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được những tác động chính của BĐKH đến sinh kế của người dân hai
xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm thuộc huyện Kỳ Anh. Trên cơ sở đó đề xuất, khuyến nghị các
chính sách, biện pháp giảm nhẹ và các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
tại vùng nghiên cứu.
1



3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các loại hình sinh kế (giới hạn sinh kế nông nghiệp và thủy sản) và
tác động của biến đổi khí hậu (các thiên tai và các yếu tố khí hậu cực đoan) đến các
loại hình sinh kế của cộng đồng người dân địa phương.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu điển hình tại 2 xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phỏng vấn hộ gia đình được thực hiện tại hai xã Kỳ
Hà và Kỳ Lâm trong năm 2014 - 2015 và chuỗi số liệu khí hậu 1980-2013.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Biến đổi khí hậu đã có những biểu hiện như thế nào tại tỉnh Hà Tĩnh nói chung và
huyện Kỳ Anh nói riêng?
(2) Tại hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm sinh kế của người dân có bị thay đổi trước tác động
của biến đổi khí hậu hay không?
(3) Làm thế nào để sinh kế của người dân huyện Kỳ Anh thích ứng tốt hơn do tác động
của biến đổi khí hậu?
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định rõ những loại hình sinh kế chủ yếu
của hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm chịu ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu. Trên cơ
sở đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình sinh kế thích ứng trong bối cảnh
biến đổi khí hậu để người dân và chính quyền địa phương lồng ghép vấn đề biến đổi
khí hậu vào hoạt động sản xuất và đời sống của cộng đồng, đồng thời góp phần phát
triển bền vững kinh tế - xã hội tại địa phương.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
Mở đầu
Chương I: Tổng quan
Chương II: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của
người dân hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm

Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm là 2 đơn vị hành chính cấp xã mang tính chất đại diện cho
2 khu vực địa lý có tính chất tương phản của huyện Kỳ Anh. Trong khi Kỳ Hà đại diện
cho khu vực ven biển thì Kỳ Lâm là đại diện cho khu vực đồi núi. Điều kiện tự nhiên,
bên cạnh những tính chất chung của huyện, các xã nghiên cứu còn có một số đặc trưng
riêng của khu vực.
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kỳ Anh ở phần Đông nam tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 18º07’ đến
18º12’ vĩ Bắc và từ 106º15’ đến 106º25’ kinh Đông. Toàn huyện có 104.142,99 ha đất
tự nhiên, với dân số 184.787 người (tính đến ngày 01/01/2014) [5]. Ranh giới hành
chính, phía Bắc giáp Cẩm Xuyên, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía
Đông giáp biển Đông (hình 1.1).
Kỳ Hà là xã đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên là 1.047,8 ha. Ranh giới
phía Bắc giáp với xã Kỳ Ninh qua sông
Vịnh, phía Tây nam giáp với xã Kỳ
Hưng và Kỳ Trinh qua sông Quyền,
Đông nam giáp với xã Kỳ Lợi qua dải
núi Cao Vọng. Kỳ Hà có hệ thống giao
thông thuận lợi cả đường thủy cửa sông
ra biển và đường bộ có tuyến đường
giao thông nối liền quốc lộ 1A với khu
kinh tế Vũng Áng.

Kỳ Lâm là xã đồi núi, có DTTN
3.645,04 ha, gấp hơn 3 lần xã Kỳ Hà.
Ranh giới phía Bắc giáp xã Kỳ Tây và
xã Kỳ Hợp, phía Nam giáp xã Kỳ Lạc
và xã Kỳ Sơn, phía Tây giáp xã Kỳ
Thượng và Kỳ Sơn, phía Đông giáp xã
Kỳ Hợp, Kỳ Tân và xã Kỳ Hoa. Kỳ
Lâm có hệ thống giao thông tương đối
thuận lợi với tuyến tỉnh lộ 22 (TL22) và
quốc lộ 12 (QL12).

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm
3


1.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Kỳ Anh mang đặc tính núi đồi của phần Đông dãy Trường Sơn
và phần đồng bằng ven biển với đường bờ biển dài 63km.
Độ cao địa hình vùng đồi núi chỉ
khoảng 500-600m (núi Đông Chúa,
545m), riêng phía nam có dãy Hoành
Sơn có độ cao xấp xỉ 1000m (đỉnh cao
nhất 1.044m) và phần đồng bằng có độ
cao thường dưới 20-50m. Địa hình đồi
núi chiếm phần lớn DTNT của huyện
(74% DTTN), địa hình đồng bằng, bờ
bãi chỉ chiếm 26% DTTN. Tương ứng
về mặt hành chính có tới 23/32 xã là xã
miền núi, còn lại 9/32 là các xã ven biển
và đồng bằng ven biển.

Như vậy, địa bàn nghiên cứu gồm
xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm là 2 đơn vị hành
chính mang tính chất đại diện cho 2 khu
vực địa hình, địa lý có tính chất tương
phản. Trong khi xã Kỳ Hà đại diện cho
khu vực ven biển thì xã Kỳ Lâm là đại
diện cho khu vực đồi núi.

Hình 1.2. Bản đồ địa hình huyện Kỳ Anh,
thu từ tỷ lệ 1/100.000

Kỳ Hà có địa hình khá bằng phẳng và
thấp, được hình thành do bồi đắp phù xa của sông Quyền, sông Vịnh và biển. Riêng
phía Tây nam xã có dãy núi Cao Vọng với độ cao trung bình.

Kỳ Lâm có địa hình gần như trái ngược với Kỳ Hà với tính chất bị phân cắt khá
mạnh tạo thành nên các dạng địa hình đồi núi và khe hẻm hẹp. Địa hình có hướng nghiêng
từ Bắc - Tây bắc xuống Nam - Đông nam. Ở phía Bắc - Tây bắc, địa hình chủ yếu là núi
thấp có độ cao 250-500m, chuyển xuống Nam - Đông nam là các đồi thấp và tiếp giáp với
sông Rào Trổ ở phía Nam và phía Tây có độ cao trung bình từ 100m-150m [15].
1.1.3. Địa chất, địa mạo
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tương đối hạn chế. Theo các đánh giá
hiện thời, ở Kỳ Anh có nguồn khoáng sản ilmenit tại khu vực cát ven biển với trữ
lượng khoảng trên 2 triệu tấn; khoáng sản vàng sa khoáng ở xã Kỳ Sơn và các xã lân
cận với trữ lượng khoảng trên 23.000kg. Ngoài ra còn có các tài nguyên khác như đá, sỏi,
cát… với trữ lượng lớn cung cấp đủ cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương [15].
4


Tại địa phận 2 xã, các thành tạo địa chất có sự khác biệt cơ bản. Trong khi Kỳ Hà

có cấu tạo chủ yếu bởi cát, bột, sét bở rời tạo thành trong giai đoạn Đệ tứ thì Kỳ Lâm
được cấu tạo chủ yếu bởi cát, bột kết, bị phong hóa khá mạnh và nhiều nơi quan sát
được sỏi sạn tàn dư do xói mòn bề mặt.
Theo các tài liệu điều tra địa chất hiện có, trên địa bàn 2 xã không có mặt các mỏ
và điểm mỏ khoáng sản có triển vọng. Tuy nhiên, nguồn cát ở Kỳ Hà và đất đá xây
dựng ở Kỳ Lâm hiện vẫn đang được nhân dân khai thác sử dụng.
1.1.4. Khí hậu
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng khá
mạnh của gió tây khô nóng và bão, áp thấp nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng xấp xỉ 24-25°C ở vùng đồng bằng và giảm đi
còn khoảng 22-23°C ở vùng trung du (bảng 1.1).
Chế độ nhiệt thể hiện rõ nét những đặc trưng của miền khí hậu phía Bắc - miền khí
hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Mùa đông hàng năm vẫn có từ 1 đến 2 tháng
có nhiệt độ trung bình tháng 18°C.
Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm ở vùng đồng bằng vào khoảng 2121,5°C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào khoảng xấp xỉ 7°C. Biên độ nhiệt ngày trung
bình của nhiệt độ không khí vào khoảng 5-6°C.
Mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng IX. Tháng nóng nhất là tháng VII, nhiệt
độ không khí trung bình đạt trên 29°C. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đạt trên
40°C, thường xảy ra vào tháng V, VI, VII trong những ngày có gió tây khô nóng. Đây
là khu vực có hoạt động của gió Tây khô nóng biểu hiện rõ rệt nhất, đặc biệt là vùng
đồng bằng, trung bình hàng năm có 35-40 ngày khô nóng. Gió tây khô nóng xuất hiện
vào khoảng cuối tháng III, đầu tháng IV và kết thúc vào tháng VIII, trong những ngày
gió tây khô nóng độ ẩm không khí có thể xuống rất thấp dưới 20-30%. Hạn hán
thường xảy ra cho khu vực trong khoảng thời gian này.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)
Tháng
I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

18,0

19,0

21,2

24,9


28,0

30,0

30,1

29,1

27,0

24,8

22,1

18,9

24,4

Trạm
Kỳ Anh

(Nguồn: Phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý [16])
- Lượng mưa trung bình năm: Khu vực nghiên cứu là một trong những tâm mưa
lớn của vùng Bắc Trung bộ. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2800-3300mm.
Lượng mưa tăng dần từ khu vực ven biển lên vùng núi cao. Mùa mưa nghiêng về chế độ
5


mưa thu đông, kéo dài 6 tháng, từ tháng VIII đến tháng I năm sau. Số ngày mưa trung
bình năm dao động trong khoảng 150-160 ngày. Tuy nhiên, ngoài mùa mưa chính vụ ở

đây còn có một mùa mưa tiểu mãn vào khoảng tháng V, tháng VI (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm)
Tháng
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Trạm

Kỳ Anh

106,4

66,8

61,2

64,9 160,9 123,4

88,0 239,1 534,1 794,3 392,7 211,3

2843,2

Bầu Nước

149,9

88,1

67,2

74,5 130,0

82,9

75,9 150,3 468,5 675,2 387,1 230,5

2580,1


Kỳ Giang

111,4

72,0

45,2

42,1 111,1

98,9

68,0 177,3 440,4 605,7 389,5 170,4

2332,1

Kỳ Lạc

116,2

67,9

56,1

61,2 166,5 173,1 164,2 220,3 674,6 943,2 478,0 167,6

3288,9

Kỳ Phượng


149,1 104,8

91,5

76,1 157,4 120,0

79,4 283,4 492,0 640,7 417,8 280,4

2892,7

Kỳ Thượng

107,6

58,0

65,2 159,8 145,8 112,7 238,5 582,5 774,6 367,1 149,6

2829,7

68,2

(Nguồn: Phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý [16])
- Lượng mưa ngày: Lượng mưa ngày cực đại có thể đạt trên 800mm/ngày. Lượng
mưa ngày cực đại xảy ra khi có các hình thế nhiễu động lớn như bão, áp thấp nhiệt đới
hay sự kết hợp của một số hiện tượng thời tiết khác nhau trên nền địa hình đón gió.
- Độ ẩm tương đối: Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84-85% ở vùng
đồng bằng và tăng lên khoảng 87-88% ở trung du và miền núi. Giống như vùng đồng
bằng Bắc bộ, tháng I, II, III là các tháng có độ ẩm cao nhất trong năm, độ ẩm trong các
tháng này đạt 90-92%. Thời kỳ khô nhất là vào các tháng giữa mùa hè (tháng VI, VII),

độ ẩm khoảng 70-75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối có thể xuống đến 32-35%
khi có gió khô nóng hoạt động mạnh ở khu vực ven biển.
- Hiện tượng thời tiết đặc biệt: Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý gây
nguy hại cho cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống người dân ở khu vực
bao gồm: Nắng nóng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới….
+ Nắng nóng
Do ở phía Tây được chắn bởi các dãy núi cao kết hợp với gió mùa Tây nam mang lại
hiệu ứng phơn cho các vùng thung lũng và đồng bằng ven biển. Kết quả là vào mùa hè ở
khu vực này thường xảy ra nắng nóng, trong các thung lũng nắng nóng thường xảy ra
mạnh hơn cả về số ngày cũng như cường độ. Theo chỉ tiêu, ngày nắng nóng là ngày có nhiệt
độ tối cao ngày Tx ≥35°C. Tổng số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm khu vực nghiên
cứu phổ biến dao động trong khoảng 40-45 ngày/năm. Đến độ cao 300-400m mức độ
nắng nóng giảm hẳn, trung bình chỉ còn 10-15 ngày/năm và ở độ cao trên 600-700m thì
hầu như không còn nắng nóng nữa. Thời kỳ có nhiều ngày nắng nóng nhất trong năm
thường là các tháng giữa mùa nóng, tháng VI, VII (11-12 ngày/tháng). Các tháng còn
lại rất ít khi xảy ra nắng nóng [16].
6


+ Số ngày mưa lớn: Mưa lớn (≥50mm/ngày) ở khu vực nghiên cứu là hệ quả
của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt
đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm
hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.
Số ngày mưa lớn hàng năm ở đây có khoảng từ 10-15 ngày/năm. Thời kỳ có nhiều
ngày mưa lớn trong năm thường là các tháng giữa mùa mưa chính vụ, tháng IX, X.
+ Bão: Số liệu về bão trong giai đoạn 1960-2013 của Cơ quan khí tượng Nhật
Bản JMA (Japan Meteorological Agency) [28] được khai thác để phân tích đặc điểm
hoạt động của bão trên vùng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy trung bình 2
năm có 1 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp. Bão thường tập trung từ tháng VII đến
tháng IX. Khu vực ven biển Hà Tĩnh không những có nhiều bão mà đây cũng là khu vực

có số lượng bão rất mạnh nhiều nhất trên toàn vùng Bắc trung bộ. Trong tổng số 15 cơn
bão rất mạnh hoạt động ở Bắc Trung Bộ trong giai đoạn 1960-2013 thì Hà Tĩnh có 5 cơn.
1.1.5. Thủy văn
Hệ thống thủy văn mang đặc tính lưu vực rất nhỏ, dòng sông ngắn, dốc, dòng
chảy biến đổi rất mạnh theo mùa. Hầu hết các sông suối đều đổ ra biển Đông trên địa
bàn Huyện, như sông Trí (dài 39 km), sông Quyền (34 km), nhưng cũng có sông (s.
Rào Trổ) chảy dọc theo phía Tây huyện và nhập vào dòng Rào Nạy sang Quảng Bình.
Như vậy, khả năng cấp nước của dòng chảy mặt của huyện là khá hạn chế, mặc dù đã
xây dựng một loạt các hồ chứa có dung tích đáng kể (hồ Sông Rác: 101 triệu m3, Hồ
Mạc Khê: 4,5 triệu m3, Hồ Đá Cát: 3,3 triệu m3, Hồ Kim Sơn: 17 triệu m3, Đập tràn
Sông Trí: 2,8 triệu m3, Hồ Mộc Hương: 2,8 triệu m3, Hồ Tàu Voi: 17 triệu m3…) [15].
Xã Kỳ Hà thuộc hạ lưu sông, giáp biển nên nguồn nước tương đối phong phú và
đa dạng với loại hình chủ yếu là lợ, mặn lợ, trong khi loại hình nước ngọt chỉ ở mức
hạn chế. Chính ưu thế về thủy vực đã thúc đẩy nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của
xã phát triển mạnh. Năm 2014, toàn xã có 42/56 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và có
trên 134 chiếc tầu thuyền đánh bắt thủy sản ở các ngư trường truyền thống. Tuy nhiên,
Kỳ Hà vẫn là một trong những xã được đánh giá là thiếu nước, đặc biệt là nguồn nước
ngọt; lượng nước ngọt ở thượng nguồn không nhiều và bị chặn lại bởi các hồ chứa nên
ở cuối hạ lưu của hai con sông (sông Quyền và sông Vịnh) nguồn ngước ngọt phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp bị thiếu hụt trầm trọng, cụ thể hàng năm có trên 25 ha diện
tích sản xuất lúa hè thu không được gieo cấy do thiếu nước; bên cạnh đó hiện tượng
xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra và lấn sâu vào trong tới tận chân các con đập.
Xã Kỳ Lâm trái lại, thuộc phần thượng nguồn các con sông nên sông suối có hình
thái nhỏ, lượng dòng chảy biến động mạnh theo mùa. Nguồn nước phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của người dân chủ yếu phụ thuộc nước mặt tự nhiên, nước mưa hoặc một số
7


giếng khoan, đào. Hiện xã đã xây dựng và đưa vào sử dụng 02 hồ thủy lợi (hồ Khe
Sung và hồ Cây Rễ) với tổng dung tích là 1,1 triệu m3 cung cấp nước tưới cho trên 15

ha lúa đông xuân và hè thu tại một số khu vực trên địa bàn xã [15].
1.1.6. Thổ nhƣỡng
Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện Kỳ Anh có sự phân hóa mạnh giữa vùng đồi núi
và đồng bằng, trong khi hầu hết diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi với nhóm đất
địa thành, xen rải rác đất thủy thành thì một phần nhỏ diện tích ven biển của huyện là
nhóm đất thủy thành và phong thành.
Tại xã Kỳ Hà phổ biến các loại đất thuộc nhóm thủy thành, phong thành, đôi chỗ
bị đầm lầy hóa với các loại đất cát, cát pha, đất mặn, mặn - phèn. Với các loại đất của
xã, kết hợp với điều kiện độ cao địa hình thấp và khá bằng phẳng nên đất ở đây có
nguy cơ xói mòn thấp, nhưng có khả năng chịu tác động mặn, phèn, ngập úng và tích
lũy các chất gây ô nhiễm.
Tại xã Kỳ Lâm, đất chủ yếu thuộc nhóm địa thành với các loại đất feralit vàng
đỏ, đỏ vàng trên đá phiến và cát kết, có xen một số diện tích nhỏ đất dốc tụ ven sườn
đồi, núi và đất bồi tích ven sông suối. Nhìn chung, đất của xã có nguy cơ xói mòn cao,
nhất là khi áp dụng các mô hình sản xuất không phù hợp. Một số nơi trên địa bàn xã
quan sát được lớp đất mặt chứa nhiều sỏi sạn.
Sự khác biệt cơ bản về đất đai giữa hai xã góp phần tạo ra sự khác biệt trong cơ
cấu sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
1.1.7. Thực vật
Tài nguyên sinh vật huyện Kỳ Anh tương đối khá, với tỉ lệ che phủ rừng cao, đặc
biệt là sự hiện diện của khu bảo tồn tự nhiên Hồ Kẻ Gỗ là điều kiện duy trì hệ sinh thái
tự nhiên đa dạng mà nhờ đó có khả năng đem lại những lợi ích lớn lao cho con người.
Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp huyện Kỳ Anh có 58.470,95 ha, trong đó rừng sản
xuấ t có 36.832,85 ha, đấ t rừng phòng hô ̣ có 17.696,80 ha và đấ t rừng đă ̣c du ̣ng có
3.940,30 ha [15].
- Xã Kỳ Hà là vùng đất thấp, nơi giao thoa giữa biển, lục địa và thuộc khu vực
cửa sông nên phát triển các hệ sinh thái đa dạng, nhưng cũng rất nhạy cảm. Thêm vào
đó, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với mật độ dân cư cao và sự phát triển khu kinh
tế Vũng Áng cũng là yếu tố gây thêm áp lực đối với sinh giới nói chung và nguồn lợi
sinh vật trên địa bàn xã. Hiện tại, Kỳ Hà có 219,2 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 118,7

ha đất rừng sản xuất và 100,5 ha rừng phòng hộ ven biển. Mặc dù tổng diện tích rừng
của toàn xã không nhiều nhưng có vị trí rất trọng yếu trong việc phòng hộ ven biển
8


như: chắn gió, chắn bão…qua đó hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản, cũng như
các diện tích gieo trồng; ao, đầm, hồ đập khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra.
- Xã Kỳ Lâm có đặc điểm các hệ sinh thái đơn giản hơn so với Kỳ Hà, khi đại bộ
phận diện tích mang tính chất hệ sinh thái lâm nghiệp, trong đó có phần đáng kể diện
tích rừng đặc dụng, phòng hộ. Trong thời gian gần đây, hàng năm xã trồng mới trên
115 ha rừng nguyên liệu tập trung, sản lượng khai thác đạt khoảng 7.000 tấn gỗ
nguyên liệu.
Tóm lại, Kỳ Anh là huyện giáp biển (chiều dài đường bờ biển 63km), có điều
kiện tự nhiên phân hóa mạnh giữa vùng đồi núi và đồng bằng ven biển. Đồng thời
huyện cũng là địa bàn chịu tác động lớn từ các hoạt động cực đoan thời tiết (bão, áp
thấp, gió mùa), gây nên các dạng tai biến lũ lụt (như tại các xã hạ lưu Kỳ Hà, Kỳ Ninh,
Kỳ Lợi…), hay sạt lở, lũ quét tại các xã thượng lưu (xã Kỳ Lâm, Kỳ Tây, Kỳ Sơn…).
Diện tích tự nhiên của Huyện thuộc loại lớn, nhưng có trên 74% là đồi núi bị
phân cắt mạnh, gây trở ngại trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, trải
qua lịch sử khai thác lãnh thổ và với một số biện pháp sử dụng chưa phù hợp đã làm
cho một phần đáng kể đất đai bị xói mòn, suy giảm dinh dưỡng và năng suất sinh học
tiềm năng.
Hai xã lựa chọn nghiên cứu thuộc 2 vùng địa lý khác biệt cơ bản của Huyện.
Trong khi Kỳ Hà đại diện cho vùng cửa sông, ven biển thì Kỳ Lâm đại diện cho vùng
đồi núi. Ở Kỳ Hà có khả năng phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp,
từ trồng trọt, NTTS đến đánh bắt hải sản và có điều kiện giao thông thuận lợi thì ở Kỳ
Lâm chủ yếu có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và điều kiện giao thông hạn chế hơn.
Tài nguyên khoáng sản ở cả 2 xã cho đến nay được đánh giá là chưa có triển
vọng đóng góp cho phát triển KT-XH tại địa phương. Tại 2 xã đều bị hạn chế về tài
nguyên nước ngọt trong các sông hồ, nhưng ở Kỳ Hà lại có ưu thế với diện tích mặt

nước mặn, lợ đáng kể, tạo điều kiện phát triển NTTS. Hiện tại, tài nguyên tự nhiên
đóng góp cho phát triển KT-XH của 2 xã thì bên cạnh tài nguyên đất, tài nguyên nước
là đặc biệt quan trọng và mặc dù đã được huyện tập trung xây dựng nhiều hồ đập
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là trong bối cảnh trong những năm gần
đây hiện tượng nắng nóng và hạn hán diễn ra trên diện rộng. Hệ quả là nhiều diện tích
gieo trồng bị bỏ hoang vì thiếu nước cụ thể là trên 25 ha diện tích trồng lúa vụ hè thu
của xã Kỳ Hà không thể gieo cấy do không có nước trong nhiều năm; nhiều diện tích
ao, hồ và đầm nuôi thủy sản cũng luôn trong tình trạng bị nước mặn xâm nhập do
nguồn nước ngọt bị thiếu hụt làm ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và sản lượng của
9


vật nuôi. Do vậy việc sử nguồn tài nguyên thiên nhiên này cần có chiến lượng sử dụng
hợp lý và tiết kiệm trong mọi ngành nghề có sử dụng nước cũng như sinh hoạt của
cộng đồng trong bối cảnh hạn hán và nắng nóng diễn biến ngày càng phức tạp như
hiện nay.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Kinh tế
Kinh tế huyện Kỳ Anh đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng nhanh,
tổng giá trị sản xuất xã hội năm 2014 đạt 13.312,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt
22,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,7 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có chuyển
biến rõ rệt, các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng chính trong
nền kinh tế chiếm 55,87%, tiếp sau là khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 30,03% và
cuối cùng là khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 14,10%. Tuy nhiên, hai xã Kỳ Hà và
Kỳ Lâm do đặc thù về địa lý một xã miền núi (Kỳ Lâm), một xã miền đồng bằng ven
biển (Kỳ Hà) nên cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng khác nhau, trong đó
khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các khu vực
kinh tế khác [5].
Bảng 1.3. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu theo khu vực kinh tế


Địa phƣơng

Tổng giá
trị sản
xuất
(tỷ đồng)

Thu nhập
bình quân
đầu ngƣời
(triệu
đồng)

1

Huyện Kỳ Anh

13.312,6

2

Xã Kỳ Hà

3

Xã Kỳ Lâm

Hạng mục
STT


Cơ cấu kinh tế (%)

Năm

CN, TTCN, XD

TMDV

NLTS

25,7

55,87

30,03

14,10

2014

128

22,1

21,7

28,5

49,8


2014

165,7

35

21

32

47

2014

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh, 2014)
 Nông - lâm và thủy sản
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên toàn huyện năm 2014 đạt
1.877.170 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt 575.500 triệu
đồng, giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi đạt 441.800 triệu đồng, giá trị sản xuất
trong lĩnh vực lâm nghiệp 202.530 triệu đồng, giá trị sản xuất trong lĩnh vực thủy sản
415.758 triệu đồng [5].

10


Bảng 1.4. Tăng trƣởng ngành nông - lâm và thủy sản huyện Kỳ Anh giai đoạn
2010- 2014 (giá hiện hành)
Đơn vị: Tr. đồng
Hạng mục


Năm2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng GTSX NN

1.579.019

1.654.900

1.766.734

1.769.828

1.877.170

- Nông nghiệp

1.146.900

1.192.600

1.265.657


1.350.147

1.462.800

+ Trồng trọt

562.800

561.800

593.473

582.162

575.500

+ Chăn nuôi

254.200

266.500

285.191

3304.662

441.800

- Lâm nghiệp


107.450

163.600

214.730

210.120

202.530

- Thủy sản

416.175

418.500

410.815

413.364

415.758

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh, 2014)
Tổng diện tích cây lương thực có hạt trên toàn huyện Kỳ Anh năm 2014 là
11.167 ha, sản lượng 52.095 tấn. Trong đó, diện tích lúa 11.023 ha, sản lượng 51.608
tấn; diện tích ngô 144 ha, sản lượng 487 tấn.
Bảng 1.5. Diện tích cây lƣơng thực có hạt (ha) giai đoạn 2010-2014
STT

Hạng mục


Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Xã Kỳ Hà

74

49

49

43

42,8

-

Lúa vụ đông xuân

74


49

49

43

42,8

-

Lúa vụ hè thu

0

0

0

0

0

-

Lúa vụ mùa

0

0


0

0

0

2

Ngô

0

0

0

0

0

Xã Kỳ Lâm

139

115

135

144


130

-

Lúa vụ đông xuân

74

72

72

71

70

-

Lúa vụ hè thu

40

18

53

60

60


-

Lúa vụ mùa

25

25

10

3

0

-

Ngô

0

0

0

10

0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh, 2014)

Trên địa bàn nghiên cứu thuộc hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm, ngành nông, lâm và
thủy sản vẫn là lĩnh vực chủ chốt và chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu kinh tế của hai
địa phương, xã Kỳ Hà chiếm 49.8% và Kỳ lâm chiếm 47%.
Kỳ Hà là xã vùng đồng bằng ven biển, bên cạnh các lĩnh vực sản xuất trồng trọt
và chăn nuôi thì xã còn hai loại hình sản xuất nông nghiệp chính là thế mạnh của địa
phương đó là sản xuất diêm nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Tính riêng lĩnh
vực thủy sản năm 2014 đã đem lại giá trị sản xuất trên 37.300 triệu đồng chiếm 68,9%
tỷ trọng trong nông nghiệp của địa phương. Trong đó giá trị sản xuất trong nuôi trồng
đạt 4.700 triệu đồng, giá trị sản xuất trong đánh bắt đạt 33.000 triệu đồng.
11


Bảng 1.6. Diện tích, sản lƣợng và giá trị sản xuất nuôi trồng, đánh bắt thủy sản giai đoạn
2010-2014 (xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm)
STT

Hạng mục

Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014


38

39

45

42,8

42,8

80

Xã Kỳ Hà

1
-

Diện tích

ha

41

+

tấn

8,3

-


Sản lượng nuôi trồng
Giá trị sản xuất

41
45

triệu đồng

2.300

3.000

2.500

2.800

3.500

+

Sản lượng đánh bắt

tấn

1.215

1.950

1.425


1.520

1.850

-

Giá trị sản xuất

triệu đồng

6.900

23.3000

16.200

18.500

19.600

Xã Kỳ Lâm

2
-

Diện tích

ha


3

3

2

1

1

+

Sản lượng nuôi trồng

tấn

2

2,8

2,5

2,5

2,5

+

Sản lượng đánh bắt


tấn

1,5

1

1,5

-

Giá trị sản xuất

triệu đồng

500

600

500

1,5
500

1,5
500

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KT-XH của hai xã qua các năm)[24],[25]
Là một xã miền núi, Kỳ Lâm có diện tích đất lâm nghiệp là 2269.49 ha chiếm
62.26% diện tích đất tự nhiên. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với công tác khoanh
nuôi, bảo vệ rừng được địa phương xác định là một lợi thế và được tập trung đầu tư trở

thành một lĩnh vực kinh tế trọng tâm, trọng điểm đem lại công ăn việc làm và thu nhập
ổn định cho người dân.
Giá trị sản xuất từ kinh tế lâm nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hàng năm giá
trị sản xuất từ kinh tế rừng đạt trên 20.000 triệu đồng/năm cho ngân sách địa phương.
Bảng 1.7. Diện tích và giá trị SX lâm nghiệp xã Kỳ Lâm giai đoạn 2010-2014
Đơn
vị

Hạng mục

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm
2014

Xã Kỳ Lâm
Đất lâm nghiệp

ha

2.396,1

2.385,84


2.385,84

2.373,87

2.269,49

Đất rừng sản xuất

ha

2.050,30

2.040,04

2.040,04

2.028,07

1.670,7

Đất rừng phòng hộ

ha

345,80

345,8

345,8


345,8

598,79

Giá trị sản xuất

triệu
đồng

20.800

20.800

21.000

22.000

22.500

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KT-XH của xã Kỳ Lâm qua các năm[24],[25])
Xã đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu tập trung (keo, bạch đàn cao sản, thông
lấy nhựa…) cho các nhà máy, hợp tác xã chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ và các
loại lâm sản ngoài gỗ. Việc giao đất, giao rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ
chức tập thể sử dụng lâu dài được coi là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế rừng và đồng thời đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng.
12


 Công nghiệp và xây dựng
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (theo giá hiện hành)

trên địa bàn toàn huyện Kỳ Anh đạt 7.437.723 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất
công nghiệp đạt 2.908.595 triệu đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.084.836 triệu
đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 994.374 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp và
xây dựng. Năm 2010 chiếm 34.15% cơ cấu kinh tế và có chiều hướng tăng nhanh đến
năm 2014 chiếm 55.87% cơ cấu kinh tế [5].
Trong năm 2013, Khu kinh tế Vũng Áng đã đóng góp cho ngân sách trên 2.700 tỷ
đồng chiếm 49% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, thu hút sự đầu tư của hơn 150 doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài. Các công trình dự án quan trọng được tập trung đầu
tư như: hệ thống cụm cảng nước sâu, nhà máy nhiệt điện, các khu liên hiệp gang thép
Formosa… và các tuyến đường giao thông được xây dựng đồng bộ đã từng bước đưa
Kỳ Anh trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và khu vực miền
Trung nói chung.
Trong hai xã nghiên cứu, có xã Kỳ Hà nằm trong quy hoạch khu kinh tế Vũng
Áng, còn xã Kỳ Lâm không nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế cũng có
sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất là lợi thế, trọng
điểm nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương cụ thể: cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng xã Kỳ Hà giảm dần qua các
năm, năm 2010 chiếm 27% và giảm xuống còn 21.7% năm 2014; xã Kỳ Lâm có sự
chuyển dịch theo chiều hướng tăng nhưng cũng không cao, năm 2010 chiếm 20% và
tăng lên 21% năm 2014.
 Thƣơng mại và dịch vụ
Khu vực kinh tế thương mại và dịch vụ trên địa bàn toàn huyện có sự chuyển
biến mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng. Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) năm
2010 đạt 1.185.079 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên 3.997.758 triệu đồng. Trong đó,
tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2014 đạt 2.952.134 triệu đồng, khu vực kinh doanh thu
dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 695.997 triệu đồng [5].
Đặc biệt xã Kỳ Lâm cơ cấu kinh tế thương mại và dịch vụ có sự phát triển vượt
bậc, tăng từ 28% năm 2010 lên 32% năm 2014. Hiện toàn xã có trên 180 hộ kinh
doanh, dịch vụ hàng hóa các loại, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 300 lao

động với mức thu nhập ổn định trên 3 triệu đồng/tháng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ được đầu tư, nâng
cấp, xây dựng mới nhiều khu chợ tập trung tại các xã, hình thành khu trung tâm thương mại
13


dịch vụ tại trung tâm huyện; đa dạng hóa các loại mặt hàng kinh doanh, hàng hóa được lưu
thông thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu mua sắm và sinh hoạt của người dân.
1.2.2. Xã hội
- Dân số, lao động, việc làm
+ Dân số: tổng dân số trung bình huyện Kỳ Anh năm 2014 là 184.787 người, trong
đó dân số nông thôn 174.286 người chiếm 94.85% và thành thị 10.501 người chiếm
5.68%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở thành thị 103.73%, ở nông thôn 101.54% [5].
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Dân số tập trung
cao ở khu vực thành thị (thị trấn) có mật độ dân số 1.966 người/km², trong khi khu vực
nông thôn mật độ thấp, xã Kỳ Hà 525 người/km², xã Kỳ Lâm 124 người/km2..
Bảng 1.8. Các chỉ số về cơ cấu dân số chính của huyện Kỳ Anh (2014).
Đơn vị đo

Hạng mục

Giá trị

Tổng dân số

Người

Xã/thị trấn

Số lượng


33

Mật độ dân số

Số người/km2

177

Dân số là nữ

% trong tổng dân số

49%

Dân số nông thôn

% trong tổng dân số

94,32 %

184.787

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh, 2014)
Tổng dân số trung bình qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014 của toàn huyện
Kỳ Anh và hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm (xem bảng 1.9)
Bảng 1.9. Dân số trung bình qua các năm
Đơn vị: người
Tên xã, huyện


Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Huyện Kỳ Anh

172.449

174.620

177.245

181.758

184.787

Xã Kỳ Hà

5.274

5.364

5.396


5.510

5.555

Xã Kỳ Lâm

4.255

4.340

4.446

4.521

4.605

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh, 2014)
+ Lao động: nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tổng số người trong độ tuổi
lao động là 102.821 người, số có khả năng lao động là 91.902 người chiếm 89.4 % lao
động trong độ tuổi (tính đến ngày 31/12/2012) [5].
14


Sự phân bổ lao động theo nhóm ngành kinh tế cụ thể là: lao động trong ngành nông
- lâm nghiệp chiếm 60.7%; công nghiệp - xây dựng 18.9%, còn lại khoảng 20.4% làm
dịch vụ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trình độ và chất lượng nguồn lao động còn
nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn lao động khi tham gia thị trường lao
động chưa được đào tạo chiếm 68.54%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 31.46%,
những lao động có tay nghề kỹ thuật còn thiếu và yếu về kỹ năng nghề nghiệp.
Nguồn lao động cũng có sự phân bổ không đồng đều về số lượng và chất lượng

lao động giữa thành thị và nông thôn. Phần lớn nguồn lao động ở thành thị có chất
lượng cao hơn so với vùng nông thôn (cùng trong độ tuổi lao động) do đó ngày càng
nới rộng khoảng cách giữa các vùng miền, đồng thời sự bất cập này sẽ tạo áp lực lớn
cho quá trình thúc đẩy sự phát triển của những vùng kinh tế khó khăn trong huyện.
Chất lượng nguồn lao động huyện Kỳ Anh so với mặt bằng trung toàn tỉnh còn
thấp và thấp hơn so với một số huyện lân cận. Nguồn lao động chưa đáp ứng được về
chất lượng phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương, gây nhiều khó khăn cho
các cơ sở tuyển dụng lao động.
Bảng 1.10. Lao động việc làm trong khu vực sản xuất vật chất huyện Kỳ Anh
Đơn vị: người
Ngành nghề

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nông - lâm - thủy sản

26.940

27.791

28.358

28.074


Công nghệp -xây dựng

28.480

29.379

29.978

29.679

Thương mại - dịch vụ

19.243

19.851

20.256

20.053

74.663

77.051

78.592

77.806

Tổng cộng


(Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Kỳ Anh, 2014)
Tuy nhiên, hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm do đặc thù là hai xã thuần nông nên tỷ lệ lao
động có sự phân hóa rất rõ giữa các ngành nghề. Tỷ lệ lao động trong khu vực sản xuất
nông, lâm và thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và có chiều hướng gia tăng ổn định qua
các năm. Số lao động có việc làm trong khu vực công nghiệp - xây dựng và thương
mại - dịch vụ có sự phát triển qua các năm nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động
trong độ tuổi đã qua đào tạo đạt khoảng 38-41,2%/năm.
Qua đó phản ánh, sự phát triển kinh tế - xã hội của hai xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm vẫn dựa
vào sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chủ yếu. Cùng với
đó là nguồn lực lao động trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn.
15


Bảng 1.11. Lao động việc làm trong khu vực SX vật chất tại xã Kỳ Hà và Kỳ Lâm
Đơn vị: người
Ngành nghề

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1.246

1.324


1.434

1.442

1.682

Công nghiệp - xây dựng

282

292

322

362

358

Thương mại - dịch vụ

108

119

128

132

137


1.450

1.650

1.550

1.605

1.650

Công nghiệp - xây dựng

210

250

260

285

315

Thương mại - dịch vụ

290

300

310


360

485

Xã Kỳ Hà
Nông -lâm - thủy sản

Xã Kỳ Lâm
Nông -lâm - thủy sản

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KT-XH của hai xã qua các năm)
+ Việc làm: Các dự án thuộc khu Kinh tế Vũng Áng, Dự án Formosa, khu liên hiệp
thép Sơn Dương… đã thu hồi tổng diện tích đất để triển khai dự án là 2.390 ha chiếm
18.96% đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp bị thu hồi là 2.066 ha của 4.550 hộ dân
và di dời 2.912 hộ lên khu tái định cư. Làm 22.152 khẩu bị mất đất sản xuất và 7.916
lao động trong độ tuổi mất việc làm (tính đến ngày 31/12/2012).
Việc chuyển đổi nghề và đào tạo nghề mới cho các lao động mất việc làm, nâng
cao tay nghề cho các lao động để cung ứng cho hoạt động sản xuất của khu công
nghiệp đã được các cấp chính quyền địa phương cùng ban quản lý khu công nghiệp
Vũng Áng đặc biệt quan tâm. Năm 2012 toàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho trên
1.504 lao động và có trên 2.273 lao động tìm được việc làm mới. Năm 2014 có trên 2.595
lao động tìm được việc làm tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và khu kinh tế Vũng
Áng từng bước góp phần ổn định việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
Tại xã Kỳ Hà số lao động tìm được việc làm mới hàng năm có sự gia tăng năm
2010 có 65 lao được giải quyết việc làm, đến năm 2014 số lao động được giải quyết
việc làm là 98 lao động. Tại xã Kỳ Lâm số lao động được giải quyết việc làm có sự gia
tăng mạnh hơn, hàng năm có trên 300 lao động tìm được việc làm mới.

16



×