ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
BÙI THỊ HƢƠNG GIANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
BÙI THỊ HƢƠNG GIANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỲNH ANH
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả
nghiên cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ
công trình nào.
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trƣớc hết, tôi xin tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quỳnh Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong và ngoài
khoa Kinh tế chính trị, đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt các kiến thức cần
thiết hỗ trợ viết luận văn.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã hỗ trợ tôi về mọi mặt và luôn ủng hộ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM
CÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 8
1.1.1 Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ............. 8
1.1.2 Hoạt động quản lý các khu, cụm công nghiệp trên cả nước ........... 10
1.1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về khu, cụm công
nghiệp và công tác quản lý khu, cụm công nghiệp .................................. 10
1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại cụm công nghiệp ............................... 11
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến cụm công nghiệp .............................. 11
1.2.2 Các đặc điểm của cụm công nghiệp ................................................ 15
1.2.3. Phân loại cụm công nghiệp ............................................................ 16
1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp ............................................ 17
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 17
1.3.2. Nội dung và quy trình quản lý ........................................................ 18
1.3.3 Chủ thể và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ............................... 19
1.3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp 22
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc các khu, cụm công nghiệp tại một số địa
phƣơng ............................................................................................................. 26
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................................... 26
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh28
1.4.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước các cụm công nghiệp tại thành phố
Hải Phòng................................................................................................. 29
1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........ 31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33
2.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 33
2.1.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................. 33
2.1.2 Số liệu sơ cấp .................................................................................. 33
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp phân tích SWOT....................................................... 33
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 33
2.2.3 Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp...................................... 36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................... 37
3.1 Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển công
nghiệp của tỉnh Nghệ An................................................................................. 37
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 37
3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội .................................................................. 38
3.1.3 Đặc điểm phát triển công nghiệp .................................................... 41
3.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An ................................................................................................... 43
3.2.1 Xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp ........................................... 43
3.2.2 Thu hút, tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp............... 46
3.2.3 Quản lý và phát triển cụm công nghiệp đã hình thành ................... 53
3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 61
3.3.1 Hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển cụm công
nghiệp và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................. 61
3.3.2 Thu hút vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ................................. 63
3.3.3 Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư vào cụm công nghiệp . 64
3.3.4 Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ quản lý nhà nước các
cụm công nghiệp....................................................................................... 69
3.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong cụm công nghiệp... 70
3.4 Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................. 70
3.4.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................ 70
3.4.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 71
CHƢƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN ....................................................................................................... 73
4.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với quản lý nhà nƣớc các
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................. 73
4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015-2020 ............... 75
4.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch cụm công
nghiệp........................................................................................................ 75
4.2.2 Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công
nghiệp........................................................................................................ 75
4.2.3 Chú trọng công tác hỗ trợ DN hoạt động trong cụm công nghiệp . 76
4.2.4 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước
các cụm công nghiệp ................................................................................ 76
4.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong
cụm công nghiệp....................................................................................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
Từ viết tắt
CCN
Nguyên nghĩa
Cụm công nghiệp
2. CCNLN
Cụm công nghiệp làng nghề
3.
CCNNT
Cụm công nghiệp nông thôn
4.
CN-TTCN
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
5.
CSHT
Cơ sở hạ tầng
6.
DAĐT
Dự án đầu tƣ
7.
ĐCN
Điểm công nghiệp
8.
ĐKKD
Đăng ký kinh doanh
9. DN
Doanh nghiệp
10. ĐVKD
Đơn vị kinh doanh
11. ĐVKDHT
Đơn vị kinh doanh hạ tầng
12. GPMB
Giải phóng mặt bằng
13. GTSXCN
Giá trị sản xuất công nghiệp
14. HKD
Hộ kinh doanh
15. HT
Hệ thống
16. KCCN
Khu cụm công nghiệp
17. KCN
Khu công nghiệp
18. KCNN
Khu công nghiệp nhỏ
19. KCX
Khu chế xuất
i
20. KH&ĐT
Kế hoạch và Đầu tƣ
21. KKT
Khu kinh tế
22. NSĐP
Ngân sách địa phƣơng
23. NSTW
Ngân sách Trung ƣơng
24. QLNN
Quản lý nhà nƣớc
25. SXKD
Sản xuất kinh doanh
26. TN&MT
Tài nguyên và Môi trƣờng
27. TTPTCCN
Trung tâm phát triển cụm công nghiệp
28. UBND
Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2
3
Bảng 3.3
Nội dung
Quy hoạch các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2020
Kết quả thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
Tiến độ thực hiện đầu tƣ xây dựng các cụm công
nghiệp theo quy hoạch, giai đoạn 2006-2014
Trang
Phụ lục
46
47
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng cụm
4
Bảng 3.4
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn
52
2006-2014
5
Bảng 3.5
6
Bảng 3.6
7
Bảng 3.7
8
Bảng 3.8
9
Bảng 3.9
10
Bảng 3.10
Nội dung hỗ trợ cho các cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
Tình hình đầu tƣ xây dựng hạ tầng các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An,giai đoạn 2006-2014
Bảng chú thích ký hiệu ở bảng 3.6
Tổng hợp hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
Danh sách các lớp tập huấn, phổ biến chính sách
công nghiệp giai đoạn 2006 - 2014
Danh sách các cụm công nghiệp vi phạm công tác
đầu tƣ xây dựng giai đoạn 2006 - 2014
iii
53
Phụ lục
Phụ lục
57
Phụ lục
62
11
Bảng 3.11
12
Bảng 3.12
13
Bảng 3.13
14
Bảng 3.14
15
Bảng 3.15
Tỷ lệ các cụm công nghiệp vi phạm về đảm bảo
an toàn môi trƣờng giai đoạn 2006 - 2014
Các cụm công nghiệp vi phạm về đảm bảo an toàn
môi trƣờng giai đoạn 2006 – 2014
Danh sách các cụm công nghiệp vi phạm về công
tác phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2006 - 2014
Ngành nghề chính trong các cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
Tình hình lao động trong các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục
68
69
Kết quả sản suất kinh doanh của các cụm công
16
Bảng 3.16
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006
70
- 2014
Tổng hợp xử lý cụm công nghiệp, doanh nghiệp
17
Bảng 3.17
trong cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
vi phạm về đảm bảo an toàn môi trƣờng, giai
Phụ lục
đoạn 2006 – 2014
Tổng hợp xử lý các cụm công nghiệp, doanh
18
Bảng 3.18
nghiệp trong cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An vi phạm về công tác phòng cháy chữa
Phụ lục
cháy, giai đoạn 2006 - 2014
Bảng phân tích SWOT - công tác quản lý nhà
19
Bảng 4.1
nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2006-2014
iv
75
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý thuyết và thực tế các nƣớc công nghiệp hoá thành công cho thấy hệ
thống các KCN, đặc biệt là các KCN vừa và nhỏ (hay còn gọi là CCN) ngày
càng phát huy đƣợc vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là động lực
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của cả nƣớc. Việc hình thành và phát triển các CCN góp phần
thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo công ăn việc làm, tiếp thu
chuyển giao kỹ thuật, tay nghề, nâng cao sức cạnh tranh, kim ngạch xuất
khẩu, giá trị gia tăng của công nghiệp chế tạo và dần khẳng định vị thế nƣớc
ta trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định chủ trƣơng nhất quán về
phát triển CCN trong các văn kiện quan trọng về đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011 nêu rõ: “Bố trí
hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, CCN hiện có và
đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo
thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Phƣơng hƣớng phát
triển các KCN tập trung của cả nƣớc thời kỳ 2005-2020 của Bộ KH&ĐT, đã
xác định: “Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng
cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống
các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi
bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn”.
Sự hình thành và phát triển các khu, CCN phụ thuộc vào chính sách
chung của Nhà nƣớc, đồng thời còn phụ thuộc vào chính sách và tổ chức thực
hiện chính sách của từng chính quyền địa phƣơng. Tỉnh Nghệ An nằm ở trung
tâm khu vực Bắc Trung Bộ với 16,490.25 km2 , lớn nhất cả nƣớc và dân số
trên 3 triệu ngƣời, đứng thử 4 cả nƣớc (số liệu năm 2014). Đến thời điểm đầu
5
năm 2015, tỉnh đã tiến hành quy hoạch 41 CCN trên địa bàn 20 huyện, thành,
thị với tổng diện tích 899.59ha, trong đó có 10 CCN với diện tích 181.21 ha
đã đƣợc đầu tƣ xây dựng và đang hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó
khăn đối với việc phát triển CCN ở Nghệ An trƣớc hết là cơ chế chính sách,
thủ tục hành chính cho việc đầu tƣ xây dựng và quản lý CCN.
Nhằm góp phần giải quyết những bất cập trong công tác QLNN đối với
các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề tài: “QLNN đối với các CCN trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” được chọn làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cƣ́u
2.1 Mục tiêu
Luận văn nghiên cứu và đề xuất về một số giải pháp hoàn thiện công tác
QLNN đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về QLNN đối với
các CCN.
- Đánh giá thực trạng QLNN đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác QLNN đối với các
CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: QLNN đối với các CCN trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu QLNN đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
*Phạm vi thời gian:
6
Đề tài nghiên cứu QLNN đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2006 – 2014, phƣơng hƣớng đến năm 2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ các câu hỏi sau:
Thực trạng công tác quản lý QLNN đối với các CCN giai đoạn 20062014 nhƣ thế nào?
Cần những giải pháp nào để tăng cƣờng công tác QLNN đối với các
CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới ?
5. Đóng góp mới của luận văn
- Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá hiệu lực QLNN với CCN dựa trên
việc hệ thống hóa các lý luận về QLNN đối với các CCN.
- Sử dụng khung lí thuyết đã hệ thống, phƣơng pháp phỏng vấn sâu và
phân tích SWOT để làm rõ các nội dung, hiệu lực, ƣu điểm, hạn chế trong
QLNN với các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Đồng thời chỉ ra các nguyên
nhân hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN với các CCN trên
địa bàn tỉnh Nghệ an.
6. Kết cấu của luâ ̣n văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 4: Khuyến nghị giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với
các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM
CÔNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trƣớc xu thế coi việc
xây dựng các KCN và KCX nhƣ một giải pháp quan trọng để thu hút vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển, một số hội nghị, hội thảo, các công
trình nghiên cứu về KCN đã đƣợc phổ biến. Nhiều công trình nghiên cứu đã
đề cập tới vấn đề xây dựng và phát triển KCN ở các mức độ và nội dung khác
nhau về cả mặt lý luận và thực tiễn. Có thể nêu ra một số công trình nghiên
cứu có liên quan đến vấn đề này nhƣ:
Một số sách và tài liệu chuyên khảo về xây dựng và phát triển KCN, CCN:
TS Phạm Đình Tuyển, 2001 đã phân tích việc lựa chọn quy hoạch KCN
và chủ yếu là vị trí đặt KCN. [15]
GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, 2007 đã phân
tích chuyên sâu về việc tập trung hóa, tổ chức sản xuất và quy hoạch phát
triển công nghiệp trên vùng lãnh thổ và các loại hình khu vực công nghiệp
trong đó có KCN đã đƣợc đề cập đến tại chƣơng 10. [10]
PGS.TS Lê Thế Giới, 2008 đã tập trung luận giải những vấn đề cốt lõi
của phát triển bền vững KCN, đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát
triển bền vững KCN và các giải pháp tăng cƣờng tính bền vững trong phát
triển bền vững các KCN Việt Nam. [6]
PGS.TS Lê Thế Giới, 2009 đã bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết
CCN và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh trong phát triển các lợi thế cạnh
8
tranh công nghiệp ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phƣơng. Từ đó, phân tích
làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với CCN và hệ sinh thái kinh
doanh. Và trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của
các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tác giả đƣa ra các khuyến nghị
trong trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại
Việt Nam. [7]
Các công trình nghiên cứu về KCN tiêu biểu:
Nguyễn Xuân Hinh, 2003 đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các
KCN Việt Nam và đề xuất các giải pháp về quy hoạch xây dựng nhằm phát
triển các KCN của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. [14]
Trần Ngọc Hƣng, 2004 đã đã đƣa một loạt các giải pháp hoàn thiện
và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, trong đó có các KCN quy
mô nhỏ , các CCN, KCN và KCX. [19]
Nguyễn Thị Thu Hƣơng, 2004 đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động xúc tiến đầu tƣ để thu hút và lấp đầy các KCN của Việt Nam. [12]
Nguyễn Mậu Tăng, 2010 đã đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm xây
dựng CSHT CCN ở Hà Nội. [11]
Ngoài ra còn có tài liệu trong các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về xây
dựng và phát triển các KCN:
Hội nghị - Hội thảo Quốc gia, Bộ KH&ĐT, 2006 đã nhìn nhận lại những
thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển
KCN, KCX ở nƣớc ta, kiến nghị phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các KCN, KCX. Hội thảo đã có
106 bài viết của nhiều tác giả trong đó có 66 bài viết về những vấn đề chung
trong xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam; 36 bài viết về thực
tiễn hoạt động KCN gắn với quy hoạch phát triển theo địa phƣơng, vùng lãnh
thổ; 04 bài viết về hoạt động của các KKT. [1]
9
Năm 2004, cả nƣớc đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX. Hội thảo
đã nhận đƣợc trên 40 bài tham luận và 16 ý kiến phát biểu. Các ý kiến phát
biểu tại cuộc Hội thảo và các bài tham luận đã tập trung vào một số vấn đề cơ
bản nhƣ: vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
ta về phát triển KCN, KCX; một số vấn đề lý luận về KCN, KCX; công tác
quy hoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát triển
KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của các
KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; tổ chức bộ máy QLNN đối với các
KCN, KCX và vấn đề tạo động lực cho các KCN, KCX. [2]
1.1.2 Hoạt động quản lý các khu, cụm công nghiệp trên cả nước
Đề tài cấp Bộ, Bộ KH&ĐT, 2002 đã giới thiệu kinh nghiệm quản lý các KCN,
KCX của nƣớc ngoài, đánh giá những ƣu điểm và những hạn chế của mô hình quản
lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý
mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, KCX trong thời gian tới. [3]
TS Trƣơng Thị Minh Sâm, 2004 đã đánh giá một cách toàn diện tình trạng
ô nhiễm môi trƣờng ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những
thách thức đặt ra đối với công tác QLNN về bảo vệ môi trƣờng, đề xuất một hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với vấn đề này
ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. [20]
ThS. Trần Duy Đông, 2015 đã khái quát chính sách pháp luật hiện hành
về KCN, KCX, KKT; những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình xây dựng và
phát triển KCN, KCX, KKT; từ đó đề xuất định hƣớng chính sách phát triển
KCN, KCX, KKT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. [18]
1.1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về khu, cụm công nghiệp
và công tác quản lý khu, cụm công nghiệp
Qua tìm hiểu và tổng hợp, có thể thấy có khá nhiều công trình nghiên
cứu về xây dựng và phát triển các KCN cũng nhƣ các tài liệu nghiên cứu về
10
vấn đề QLNN các khu, CCN trên những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến
nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và
sâu sắc về nội dung QLNN các khu, CCN nói chung và QLNN các CCN trên
địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Vì vậy việc thực hiện đề tài luận văn sẽ
không bị trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn
đối với việc tăng cƣờng công tác QLNN các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại cụm công nghiệp
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến cụm công nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo Nghị Định số 29/2008/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ quy định
về KCN, KCX và KKT:
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
đƣợc thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy
định tại Nghị định này.
KCN, KCX đƣợc gọi chung là KCN, trừ trƣờng hợp quy định cụ thể.
Ở Nghệ An, theo Quyết định số 83 của UBND tỉnh Nghệ An ngày 04
tháng 09 năm 2009 ban hành quy định về chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng
các KCNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
KCNN là nơi tập trung các DN sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp do UBND tỉnh thành lập, giao cho UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa
Lò, thị xã Thái Hòa và các huyện (gọi chung là UBND huyện) trực tiếp quản
lý, có diện tích tối thiểu 05 ha đối với huyện miền núi, 10 ha đối với các
11
huyện còn lại và diện tích tối đa không quá 35 ha, có ranh giới xác định,
không có dân cƣ sinh sống.
KCNN chính là tên gọi của CCN tại tỉnh Nghệ an khi chƣa có Quyết
định của Thủ tƣớng chính phủ về CCN.
1.2.1.2. Khái niệm cụm công nghiệp
Hiện nay có sự định nghĩa không hoàn toàn giống nhau giữa các học
giả, các tổ chức nƣớc ngoài và Việt Nam về CCN.
Khái niệm CCN “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất
hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall [8], xuất phát từ việc nghiên
cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nƣớc Anh.
Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung, đó là: sự lan
toả của thông tin, sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các cơ sở
với nhau và sự phát triển của thị trƣờng lao động đa dạng có tay nghề cao.
Tiếp đó, khái niệm này đã đƣợc phát triển thành hai trƣờng phái tiếp cận
công nghiệp khác nhau. Các nhà nghiên cứu theo trƣờng phái Pháp nhƣ
Courlet et Pecqueur, Colletis ... gọi là các hệ thống sản xuất địa phƣơng. Các
nhà nghiên cứu theo trƣờng phái Anh, Mỹ gọi là CCN “Industrial Cluster”
hoặc “Industrial districts” với cách tiếp cận của Michael Porter...
Theo GS. Michael Porter, 1990, CCN là sự tập trung về mặt địa lý của
các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao
gồm các ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào,
các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ các nhà sản xuất các sản phẩm
khác có liên quan. Các CCN cũng có thể bao gồm các tổ chức nhƣ trƣờng đại
học, viện nghiên cứu, trƣờng đào tạo nghề và các hiệp hội thƣơng mại. [15]
Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp (METI) của Nhật Bản, 2001,
coi CCN là "sự tập trung công nghiệp với một mạng lƣới phát triển bao gồm
12
các liên kết về công nghiệp giữa các công ty, các trƣờng đại học và các viện
nghiên cứu để tiến hành các cải tiến". [9]
Sonobe và Otsuka, 2006, coi "CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các
DN sản xuất các sản phẩm tƣơng tự hoặc có liên quan với nhau trong một
khu vực nhỏ”. Khái niệm này coi CCN không đơn thuần chỉ là sự tập trung
của các DN ở một khu vực nhất định mà phải là sự tập trung của các DN sản
xuất các sản phẩm tƣơng tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau. [16]
Theo Kuchiki, CCN là "sự tập trung về mặt địa lý các công ty, các nhà
cung cấp đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức có liên quan chặt
chẽ với nhau trong một lĩnh vực nào ñó trong phạm vi một nƣớc hoặc một
khu vực". [5]
Ở Việt Nam, từ khi có quyết định 132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000
về một số chính sách, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đến
trƣớc khi có quyết định 105/2009/QĐ - TTg ngày 19/8/2009, CCN đƣợc hiểu
và gọi tên rất khác nhau giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc, nơi thì gọi là
CCNLN, nơi gọi là CCNNT, nơi gọi là ĐCN, nơi gọi là CCN vừa và nhỏ …
Tại Bắc Ninh, CCN đƣợc xem là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản
xuất các sản phẩm công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập
theo quyết định của UBND tỉnh. Bắc Ninh còn sử dụng khái niệm “CCN
LN” để nói đến các KCN nhỏ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
Tại Nam Định, CCN đƣợc xem là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản
xuất các sản phẩm công nghiệp, các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo quyết định của UBND tỉnh.
Nam Định đã sử dụng cụm từ “CCN trên địa bàn nông thôn” vì gắn với chủ
trƣơng thu hút đầu tƣ từ bên ngoài làng nghề. Do đó trong phạm vi CCN trên
địa bàn nông thôn vừa có CCN tập trung của làng nghề, vừa có KCN vừa và
nhỏ để thu hút đầu tƣ từ nơi khác đến.
13
Tại Hà Tây (trƣớc đây) thƣờng gọi các CCN và những cụm có quy mô
nhỏ (dƣới 5-10 ha) là “ĐCN”. Ở Hà Nội (cũ) thƣờng gọi là Cụm (khu) công
nghiệp vừa và nhỏ. Theo quan niệm của Hà Nội, trƣớc khi có Quyết định
105/2009/QĐ – TTg, thì CCN là KCN nhƣng có quy mô nhỏ hơn, có hàng
rào ngăn cách với bên ngòai, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các DN
hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hóa và/ hoặc tiêu thụ nội
địa), miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí và ngành nghề.
Quyết định 105/2009/QĐ - TTg ngày19/8/2009 ban hành quy chế quản lý
CCN đã thống nhất tên gọi là CCN và định nghĩa nhƣ sau: "CCN là khu vực tập
trung các DN, cơ sở sản xuất CN-TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CNTTCN; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống; đƣợc đầu tƣ
xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các DN nhỏ
và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh;
do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là UBND cấp
tỉnh) quyết định thành lập”. [ 48, Điều 2]
Nhƣ vậy, các quan niệm trên có điểm giống nhau và thống nhất là:
- CCN là nơi tập trung về mặt địa lý các cơ sở SXKD, các tổ chức trong
một khu vực địa lý, có ranh giới riêng, không có dân cƣ sinh sống;
- CCN là sự liên kết giữa các cơ sở SXKD, các hộ gia đình sản xuất, các tổ
chức...
Tuy nhiên, quan niệm về CCN của Việt Nam có các điểm khác với
quan niệm ở nƣớc ngoài là:
- Mục tiêu chủ yếu của thành lập, phát triển CCN ở nƣớc ngoài là phát triển
liên kết, nâng cao khả năng cạnh tranh, còn mục tiêu trực tiếp của CCN ở
Việt Nam hiện nay là: thu hút, di dời các các DN nhỏ và vừa, hợp tác xã,
HKD cá thể ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh; sắp xếp làm
tăng CSHT thúc đẩy SXKD và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.
14
- Các thành viên tham gia CCN ở nƣớc ngoài khá rộng rãi, bao gồm các
nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất, các tổ chức dịch vụ, các trƣờng đại học và
Viện có quan hệ với nhau trong chuỗi giá trị sản xuất; còn ở Việt Nam,
CCN chỉ tập trung các cơ sở SXKD có liên hệ với nhau chủ yếu trong sử
dụng chung CSHT và trong xử lý môi trƣờng. Các lĩnh vực, ngành nghề
đƣợc khuyến khích đầu tƣ trong CCN bao gồm: Công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản; Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập
khẩu; Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao
động; các ngành công nghiệp phụ trợ; Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân
thiện với môi trƣờng; Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng
nghề, khudân cƣ…;
- Trình độ và tính chất của mối liên kết kinh tế giữa các thành viên trong
CCN nƣớc ngoài cao hơn so với Việt Nam.
1.2.2 Các đặc điểm của cụm công nghiệp
CCN là mô hình KCN quy mô nhỏ, đƣợc bố trí tại các huyện, thị xã,
đƣợc hƣởng các ƣu đãi đầu tƣ SXKD theo quy định riêng của tỉnh.
Tại các CCN này có thể bố trí một số khu vực dành cho kinh doanh
thƣơng mại, dịch vụ phục vụ cho quá trình SXKD CN-TTCN và không ảnh
hƣởng tới tính chất và hoạt động sản xuất công nghiệp của CCN.
CCN có quy mô diện tích không quá 50 (năm mƣơi) ha. Trƣờng hợp cần
thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng
không vƣợt quá 75 (bảy mƣơi lăm) ha.
Ngoải ra, theo Quy chế Quản lý CCN, ban hành theo Quyết định số
105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, còn
có một số khái niệm liên quan đến CCN nhƣ sau:
ĐVKD hạ tầng CCN (còn gọi là ĐVKDHT) là các DN, tổ chức, cá nhân
đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc
15
ĐKKD theo quy định của pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tƣ xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN. Trong trƣờng hợp CCN dự kiến thành lập,
mở rộng không có ĐVKD hạ tầng thì có thể thành lập TTPTCCN.
Hạ tầng CCN bao gồm hệ thống đƣờng nội bộ, hệ thống cấp nƣớc, thoát
nƣớc, xử lý nƣớc thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên
lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động
của CCN.
SXKD trong CCN là , hợp tác xã, tổ hợp tác đƣợc thành lập theo quy định
của pháp luật Việt Nam; cá nhân, hộ gia đình ĐKKD theo quy định của pháp
luật, thực hiện đầu tƣ SXKD và các dịch vụ phục vụ SXKD trong CCN.
Trung tâm phát triển CCN là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc
UBND cấp huyện, đƣợc thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
ĐVKDHT.
Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất của CCN dành cho
SXKD và dịch vụ.
Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ giữa diện tích đất công nghiệp đã đƣợc thuê hoặc
đăng ký thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp.
1.2.3. Phân loại cụm công nghiệp
- CCNLN: là mô hình KCN tập trung quy mô nhỏ có diện tích ban đầu
khoảng 3-5 ha, sau đó phát triển lên. Ban quản lý chủ yếu ở cấp huyện với
nhiệm vụ chính là theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng,
việc cho thuê và sử dụng đất đai. Các CCNLN phục vụ cho làng nghề cụ thể
tại địa phƣơng. Vốn đầu tƣ chủ yếu là vốn vay và vốn huy động từ các cơ sở
sản xuất có nhu cầu di dời và mở rộng sản xuất của làng nghề.
- CCN tổng hợp (đa ngành): là CCN đƣợc hình thành trên địa bàn huyện,
thƣờng do UBND cấp huyện thực hiện đầu tƣ và quản lý phát triển, nhằm thu
hút đầu tƣ của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong và ngoài địa phƣơng. CCN
16
tổng hợp thƣờng có quy mô lớn hơn CCNLN. Diện tích ban đầu có thể từ 5-10
ha, giai đoạn sau phát triển lên khoảng 30-50 ha và có thể thu hút nhiều DN sản
xuất công nghiệp khác nhau. Các CCN này thƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở
nhu cầu của một số các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có phải di dời hoặc cần
phát triển mới. Nguồn vốn xây dựng chủ yếu do một tổ chức, một hoặc một số
tự nguyện góp vốn xây dựng, một phần là vay vốn ƣu đãi của nhà nƣớc, tự thành
lập ban quản lý riêng. Ngoài ra còn đƣợc hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách theo
chính sách ƣu đãi của Chính phủ và địa phƣơng.
- CCN chuyên ngành là mô hình CCN mà trong đó hoạt động sản xuất
công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu.
- CCN hiện đại (nhƣ KCN) đƣợc xây dựng mới hoàn toàn, chủ yếu do
các công ty nƣớc ngoài hoặc lớn trong nƣớc đầu tƣ xây dựng và phát triển hạ
tầng. Nhìn chung các CCN loại này có tốc độ xây dựng hạ tầng tƣơng đối
nhanh và chất lƣợng khá cao, tạo điều kiện hấp dẫn các công ty nƣớc ngoài có
công nghệ kỹ thuật cao, khả năng tài chính lớn và có chiến lƣợc kinh doanh
lâu dài tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số loại hình CCN đƣợc hình thành tại khu vực có vị
trí địa lý thuận lợi để bố trí một vài điểm đầu tƣ phát triển công nghiệp trong
tƣơng lai 10-15 năm tới, với mục tiêu thực hiện các chính sách công nghiệp
hóa nông nghiệp nông thôn, sẽ có thể phát triển thêm các cơ sở sản xuất công
nghiệp vệ tinh dự kiến trong tƣơng lai cũng đƣợc khoanh vùng thành CCN và
khu vực này đƣợc các địa phƣơng ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ bằng các chính
sách thuê đất và các loại thuế khác nhau.
1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp
1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ “quản lý” thƣờng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau tuỳ
theo góc độ khoa học khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên
17
cứu. Quản lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dƣới góc
độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động
của đời sống xã hội.
Quản lý là hoạt động mang tính đặc thù của con ngƣời, là sự tác động có
mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tƣợng quản lý. Quản lý xuất
hiện ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào khi ở đó có hoạt động chung của con
ngƣời. Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động
chung của con ngƣời, phối hợp hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân thành một
hoạt động chung, thống nhất của cả tập thể và hƣớng hoạt động chung đó theo
những phƣơng hƣớng thống nhất, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định trƣớc.
Khái niệm QLNN: “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. [4]
QLNN đối với CCN là quá trình nhà nƣớc sử dụng quyền lực tác động ,
vào sự hình thành các CCN, hỗ trợ sự phát triển của các DN và điều chỉnh các
hoạt động tại các CCN diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
1.3.2. Nội dung và quy trình quản lý
Xây dựng, ban hành, phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện pháp
luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc
thành lập và hoạt động của CCN.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch phát
triển CCN.
Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tƣ, chứng nhận
ĐKKD, các loại giấy phép, chứng chỉ… đến hoạt động trong CCN.
18