Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh liễu giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ ANH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
CHI NHÁNH LIỄU GIAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ ANH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
CHI NHÁNH LIỄU GIAI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là công khai và trung thực. Những kết luận khoa học trong luận
văn này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Học viên

Nguyễn Thị Anh


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cán bộ hƣớng
dẫn khoa học, TS. Nguyễn Phú Hà - Trƣờng Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN, đã rất
tận tình, quan tâm hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo cùng các anh chị chuyên
viên trong Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập, những kiến thức này sẽ là
nền tảng cơ bản và góp phần giúp tôi nâng cao nghiệp vụ trong quá trình làm việc
của mình.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn đến các anh chị, các bạn lớp TCNH1-K22 và các
bạn đồng khóa đã cùng tôi trao đổi, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, giúp

tôi hoàn thiện bản thân cả trong công việc và cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin kính chúc cô Phú Hà cùng các quý thầy cô, các anh chị và
các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào, may mắn và thành công.
Hà Nội, tháng 07 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..................................................................... iii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE ...................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................. 6
1.2. Khái quát về bancassurance .................................................................................8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance .........................................8
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bancassurance ....................................................... 9
1.2.3. Các mô hình bancassurance .............................................................................10
1.3. Phát triển hoạt động bancassurance của ngân hàng thƣơng mại .......................13
1.3.1. Bancassurance với sự phát triển của các ngân hàng thƣơng mại .................... 14
1.3.2. Các sản phẩm của bancassurance .................................................................... 15
1.3.3. Phát triển kênh phân phối bancassurance ........................................................ 17
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động bancassurance tại ngân
hàng thƣơng mại ........................................................................................................ 18
1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của ngân hàng

thƣơng mại ................................................................................................................20
1.4.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................... 20
1.4.2. Các nhân tố chủ quan....................................................................................... 21
1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động bancassurance của các ngân hàng thƣơng mại
trên thế giới ...............................................................................................................23
1.5.1. Phát triển hoạt động bancassurance tại một số ngân hàng trên thế giới .............. 23
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động bancassurance cho các Ngân hàng Việt
Nam

..................................................................................................................... 30


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................38
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................39
2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận ....................................................................39
2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................40
2.3. Phƣơng pháp và kỹ thuật thu thập số liệu ..........................................................40
2.3.1. Thu thập số liệu, dữ liệu ..................................................................................40
2.3.2. Phân tích thông tin ...........................................................................................41
2.3.3. Khảo sát về hoạt động bancassurance tại VPBank Chi nhánh Liễu Giai ..............43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................45
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN
HÀNG VPBANK CHI NHÁNH LIỄU GIAI ...........................................................46
3.1. Khái quát về ngân hàng VPBank chi nhánh Liễu Giai ......................................46
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................46
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng VPBank chi nhánh Liễu Giai ............... 46
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban ......................... 47
3.1.4. Những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh của VPBank - CN Liễu
Giai


..................................................................................................................... 48

3.2. Thực trạng hoạt động bancassurance tại VPBank - CN Liễu Giai ....................54
3.2.1. Quy trình thực hiện thủ tục tác nghiệp bảo hiểm ............................................54
3.2.2. Tình hình phát triển sản phẩm bảo hiểm đƣợc phân phối qua hệ thống
VPBank - CN Liễu Giai ............................................................................................55
3.2.3. Tình hình phát triển dịch vụ bảo hiểm............................................................. 58
3.2.4. Tình hình khai thác đối tác liên kết .................................................................59
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động bancassurance của VPBank chi nhánh Liễu Giai......61
3.3.1. Đánh giá nhu cầu bảo hiểm đối với khách hàng của VPBank chi nhánh Liễu
Giai

.....................................................................................................................61

3.3.2. Đánh giá chung sự phát triển của hoạt động bancassurance tại VPBank Liễu
Giai

..................................................................................................................... 65

3.4. Nguyên nhân ......................................................................................................66


3.4.1. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 66
3.4.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................69
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
VPBANK CHI NHÁNH LIỄU GIAI .......................................................................70
4.1. Những kết luận rút ra từ “Phiếu Khảo Sát Nhu Cầu Bảo Hiểm Của Khách
Hàng” ........................................................................................................................70
4.1.1. Thuận lợi ..........................................................................................................70

4.1.2. Khó khăn .......................................................................................................... 70
4.2. Mục tiêu phát triển hoạt động bancassurance tại VPBank - CN Liễu Giai................71
4.3. Giải pháp phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng TMCP VPBank CN Liễu Giai .............................................................................................................71
4.3.1. Lựa chọn sản phẩm phù hợp ............................................................................71
4.3.2. Lựa chọn mô hình và phƣơng thức phân phối sản phẩm phù hợp .................. 72
4.3.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .............................................................. 73
4.3.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo .................................................... 74
4.3.5. Đổi mới, nâng cấp công nghệ hiện đại và phù hợp ......................................... 75
4.4. Kiến nghị với các cơ quan quản lý.....................................................................75
4.4.1. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ................................................................75
4.4.2. Đồi với các ngân hàng thƣơng mại .................................................................. 76
4.4.3. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................................................... 78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHNT

Bảo hiểm nhân thọ


2

BHPNT

Bảo hiểm phi nhân thọ

3

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

4

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

5

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

6

NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

7


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

1

2

3

4

5

6

7

Bảng
Bảng
2.1
Bảng
3.1

Bảng
3.2
Bảng
3.3
Bảng
3.4
Bảng
3.5
Bảng
4.1

Nội dung

Trang

Đặc điểm nhóm mẫu khảo sát

43

Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Liễu Giai giai
đoạn 2011- 2014
Hoạt động huy động vốn của VPBank Liễu Giai giai
đoạn 2011- 2014
Tốc độ

tăng trƣởng doanh thu từ

hoạt động

bancassurance năm 2011-2014

Tình hình khai thác Bancassurance của VPB Liễu Giai
Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm từ các DNBH liên kết với
VPB Liễu Giai
Nhu cầu thực tế của khách hàng đang tham gia bảo hiểm

ii

49

51

56

59

60

62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT

Hình, Sơ đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 1.1


Mô hình đại lý phân phối

11

2

Sơ đồ 1.2

Mô hình Liên minh chiến lƣợc

12

3

Sơ đồ 1.3

Mô hình liên doanh

12

4

Sơ đồ 1.4

Mô hình sở hữu đơn nhất

13

5


Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức chi nhánh VPBank Liễu Giai

47

6

Sơ đồ 3.2

7

Hình 2.1

Đặc điểm nhóm mẫu khảo sát

44

8

Hình 3.1

Cơ cấu Bancassurance tại VPBank Liễu Giai

58

9

Hình 3.2


Tỷ lệ khách hàng tham gia bảo hiểm

61

10

Hình 3.3

11

Hình 3.4

Quy trình thực hiện thủ tục tác nghiệp bảo
hiểm

Nhu cầu thực tế của khách hàng đang tham
giả bảo hiểm
Những yếu tố ánh hƣởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm

iii

Trang

54

63
65



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ra đời và phát triển mạnh tại
châu Âu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Ở châu Á, theo ghi nhận tại Hội nghị
Châu Á lần thứ 15 về “Bancassurance và kênh phân phối thay thế” đƣợc tổ chức tại
Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 06 tháng 05 năm 2014, các chuyên gia trong lĩnh
vực này cho biết, Bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở
hầu hết các thị trƣờng tại khu vực Châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu
trong nhiều thị trƣờng tại khu vực này. Theo báo cáo của hội nghị Bảo hiểm Thái
Bình Dƣơng lần thứ 25, 2011 - Bancassurance và ảnh hƣởng của nó đến Ngƣời tiêu
dùng và ngành Bảo hiểm, ở Trung Quốc, doanh số bán hàng bancassurance tăng
415% trong vòng 5 năm kể từ năm 2004 đến 2009. Tại Malaysia, doanh thu từ
bancassurance chiếm 36% phí bảo hiểm của 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
mới và 39% đóng góp cho tổng doanh thu của doanh nghiệp Takaful vào năm 2013.
Đặc biệt, theo tạp chí Finance Plus, với thị trƣờng có xuất phát điểm là 0% năm
2000 nhƣ Thái Lan, thì đến năm 2012, tỷ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm
Bancssurance cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại đây cũng tăng lên đến
43%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bancassurance vẫn còn là khái niệm khá mới với
nhiều ngƣời.
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt Nam coi hoạt động bancassurance
là hƣớng đi mới của mình khi mà hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, nhất là
sau sự thoái của thị trƣờng bất động sản năm 2012, hoạt động tín dụng ngân hàng
cần thời gian để phục hồi cùng nền kinh tế quốc gia. Rất nhiều ngân hàng và doanh
nghiệp bảo hiểm đã liên kết với nhau để khai thác thị trƣờng tiềm năng này. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, sự hợp tác này chƣa thực sự mang lại hiệu
quả cho doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng. Trên thực tế, trong thời gian qua,
việc hợp tác với ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam chƣa phát triển kênh bán bảo
hiểm qua ngân hàng một cách chuyện nghiệp chƣa tạo điều kiện về không gian và
địa điểm để doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm .v.v. Thống kê của Cục

quản lý và Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), doanh thu bán bảo hiểm qua ngân
1


hàng năm 2014 của toàn khối chỉ khoảng 3,3%, số còn lại chủ yếu do kênh bán
hàng truyền thống. Thực tế, khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ tại
các ngân hàng ở Việt Nam bởi sản phẩm đó nằm trong gói sản phẩm tài chính mà
ngân hàng cung cấp (phần lớn các trƣờng hợp mua bảo hiểm là điều kiện để giải
ngân các khoản vay tại ngân hàng).
Với nhận định bancassurance là kênh bán hàng có tiềm năng lớn, đem lại
doanh thu cao, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank) - chi nhánh
Liễu Giai, cũng đang trong quá trình tìm kiếm giải pháp tốt nhất để có thể phát triển
hơn nữa thị trƣờng tiềm năng này.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động
bancassurance tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, chi nhánh Liễu Giai”
để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển hoạt động
bancasurance và làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển hoạt động
bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Liễu Giai
để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bancassurance và hoạt
động bancassurance.
- Hiểu rõ về cấu thành sản phẩm dịch vụ trong hoạt động bancassurance trên
cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm này.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động bancassurance, nêu bật các thành
quả đạt đƣợc cũng nhƣ làm rõ những tồn tại và các nguyên nhân của các tồn tại
trong việc phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Liễu Giai. Đặc biệt trong quá trình phân tích phiếu điều

tra, khảo sát sẽ làm rõ các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động
bancasssurance cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Liễu
Giai nói riêng và cho các Ngân hàng TMCP nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu:
2


Để đạt đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
+ Hoạt động bancassurance đƣợc triển khai ở các nƣớc nhƣ thế nào? Các
ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm gì để phát triển hoạt động
bancassurance của các ngân hàng trên thế giới.
+ Tại sao hoạt động bancassurance tại ngân hàng VPBank chi nhánh Liễu
Giai chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn?
+ Giải pháp nào để phát triển hoạt động bancassurance cho ngân hàng
VPBank chi nhánh Liễu Giai?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động bancassurance.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động bancassurance trong mối quan
hệ hợp tác giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm để cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm cho một cơ sở khách hàng.
+ Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu phân tích nằm trong khoảng thời gian
2011- 2014.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động bancassurance tại
ngân hàng VPBank - CN Liễu Giai và một số công ty bảo hiểm có liên quan nhƣ:
Công ty Cổ phần PVI, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện PTI, Tổng Công
ty Bảo hiểm Bảo Việt,…
Kết cấu của luận văn
Về phần kết cấu, ngoài phần mở đầu, kết luận và biểu số liệu kèm theo, luận

văn đƣợc chia làm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động
bancassurance.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động bancassurance tại VPBank Chi nhánh Liễu Giai.
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển hoạt động bancassurance tại VPBank Chi
nhánh Liễu Giai.
3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói rằng đối với Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thì sản
phẩm Bancassurance thực sự là một cơ hội với nhiều thách thức. Tại Việt Nam,
Bancassurance đã phôi thai hình thành từ giữa những thập niên 90, tuy còn khá mới
mẻ nhƣng Bancassurance đƣợc xem là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng
phát triển.
Ở Việt Nam, năm 2006, đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng của
Bancassurance tại Việt Nam với sự ra mắt của hai sản phẩm liên kết Ngân hàng Bảo hiểm giữa TechcomBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Việt đó là “Tài
khoản tiết kiệm giáo dục” và “Bảo hiểm tín dụng cho Nhà mới và Ôtô xịn". Đây là
một bƣớc ngoặt rất có ý nghĩa đối với hƣớng phát triển dịch vụ của ngành Ngân
hàng và Bảo hiểm tại Việt Nam. Sau khi 02 sản phẩm trên ra đời, các Ngân hàng và
các Công ty Bảo hiểm khác cũng đã bắt đầu ký các thoả thuận hợp tác trong đó
Ngân hàng là đối tác đóng vai trò nhƣ một Đại lý bán các sản phẩm bảo hiểm, cụ
thể là sự liên kết giữa Bảo Việt với HSBC; Prudential với ACB, các ngân hàng
thƣơng mại lớn đứng ra góp vốn, thành lập các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng,
hình thành xu hƣớng mới trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam: doanh nghiệp bảo
hiểm trực thuộc ngân hàng hoặc chi phối bởi ngân hàng.
Cơ sở lý luận của luận án dựa trên cơ sở đúc kết từ thực tế do hoạt động

bancassurance là hoạt động phát sinh theo nhu cầu của xã hội, các kiến thức hàn
lâm không nhiều. Cơ sở nghiên cứu đặt ra là việc phát triển hoạt động
bancassurance của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Liễu Giai
chƣa thực sự hiệu quả, mới chỉ khai thác đƣợc một phần rất nhỏ thị trƣờng tiềm
năng. Nguyên nhân của vấn đề này nằm trong các nhân tố ảnh hƣởng cả bên trong
và bên ngoài ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng hoàn toàn có thể cải thiện các nhân tố
bên trong để phát triển hoạt động bancassurance một cách hiệu quả và khai thác một
cách tối đa nhất có thể thị trƣờng tiềm năng của mình.
4


1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay có khá nhiều bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên
cứu về bancassurance.
Bài viết của Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm “Bancassurance tại
các NHTM Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng”, 2012, Tạp chí
Ngân hàng, số 20, trang 10-12, phân tích về tiềm năng, lợi ích cũng nhƣ những khó
khăn và hạn chế trong việc triển khai mô hình và phát triển các sản phẩm
bancassurance, đồng thời chia sẻ một số ý kiến góp phần phát triển các sản phẩm
bancassurance nhằm đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của các ngân hàng.
Để chỉ ra những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động
bancassurance, Nguyễn Thanh Hoa đã có bài viết “Bancassurance - 10 yếu tố quyết
định thành công”, 2014, Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm. Trong đó tác giả đã chỉ ra
rằng bancassurance là xu thế tất yếu khi tích hợp nhiều lợi ích, nó dần trở thành
kênh phân phối quan trọng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, những yếu tố quyết
định thành công khi triển khai và phát triển mô hình bancassurance, …
Bài viết “Giải pháp phát triển hoạt động liên kết ngân hàng - bảo hiểm ở Việt
Nam” của tác giả Đàm Hoàng Oanh, 2010. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 53,
trang 51-56, đã phân tích những khó khăn, cơ hội đối với các ngân hàng và công ty
bảo hiểm ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động liên

kết này. Giải pháp về mặt vĩ mô: Hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nƣớc đối với dịch vụ bảo hiểm, quy định
rõ về việc công ty bảo hiểm kinh doanh ngân hàng phải tuân theo Luật các tổ chức
tín dụng hay tuân theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài
chính hay của Ngân hàng Nhà nƣớc. Về giải pháp đối với ngân hàng và Công ty bảo
hiểm: nâng cao uy tín, thƣơng hiệu; tăng cƣờng hợp tác; đào tạo và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ; sử dụng hiệu quả các kênh
phân phối; tăng cƣờng hoạt động marketing…
Đoàn Thị Thanh Tâm, 2014. “Phát triển hoạt động bancassurance của các
công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc”. Luận án Tiến sĩ,
5


trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của
các mô hình bancassurance của các NHTM nhà nƣớc Việt Nam, xem xét và đánh
giá các nhân tố ảnh hƣởng tới vấn đề phát triển hoạt động bancassurance tại từng
doanh nghiệp bảo hiểm. Từ những nghiên cứu này tác giả đề xuất các giải pháp phát
triển hoạt động bancassurance của các DNBH thuộc các NHTM nhà nƣớc Việt
Nam.
Thêm vào đó luận văn thạc sĩ “Vận dụng mô hình bancassurance vào thị
trƣờng bảo hiểm Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển” của tác giả Nguyễn
Thị Bạch Tuyết, 2010, luận văn Thạc sĩ, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, ngoài việc
trình bày những lý luận về bancassurance và những điều kiện cần và đủ để triển
khai bancassurance. Bên cạnh đó tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển mô hình
dịch vụ bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, các ƣu nhƣợc điểm của
từng mô hình khi vận dụng vào thị trƣờng trong nƣớc và từ đó đƣa ra một số giải
pháp phát triển mô hình này trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về bancassurance nhƣ các nghiên cứu
của Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re, Swiss Re, Tổ chức nghiên cứu marketing và

bảo hiểm quốc tế (LIMRA), Ngân hàng HSBC... Các nội dung nghiên cứu này đã
đƣa ra đƣợc những lý thuyết căn bản của hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng và
đã đƣa ra nhiều bài học kinh nghiệm từ các nƣớc đã triển khai hoạt động này.
Zhian Chen và Jianzhong Tan (2010), nghiên cứu về “Hoạt động
bancassurance có làm gia tăng thêm giá trị cho các ngân hàng? Bằng chứng từ
những thƣơng vụ mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng châu Âu và các công ty
bảo hiểm”. (Does bancassurance add value for banks? - Evidence from mergers and
acquisitions between European banks and insurance companies). Research in
International Business and Finance, Volume 25, Issue 1, pages 104-112, Australia.
Nghiên cứu này đã thống kê các vụ sáp nhập ngân hàng, và hiệu quả tăng thêm từ
hoạt động bancassurance.

6


Rupali Satsangi (2005) “Phân tích hiệu quả của kênh phân phối
bancassurance ở Ấn độ” (An analysis of effectiveness of bancassurance as a
distribution channel in India). Delhi Business Review, Volume 15, No.1, trang 4152, India. Nội dung nghiên cứu đã đƣa ra khung phân tích dựa trên 3 nhân tố: Các
động lực thúc đẩy phát triển bancassurance, Lợi nhuận tiềm năng của
bancassurance, Các vấn đề gặp phải khi ứng dụng bancassurance ở Ấn Độ.
Karunagaran (2006) tập trung nghiên cứu “Bancassurance - một chiến lƣợc
khả thi cho ngân hàng ở Ấn Độ” (Bancassurance: A Feasible Strategy for Bank in
India). Nghiên cứu đã chỉ ra các mô hình bancassurance là một nguồn thu nhập
phong phú cho các ngân hàng khai thác trong bối cảnh Ấn Độ đang sở hữu mạng
lƣới ngân hàng khổng lồ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bancassurance sẽ trở nên phổ
thông ở Ấn Độ chứ không chỉ là một dịch vụ kèm theo của ngân hàng.
Bên cạnh đó Clarence Wong và các cộng sự (2007) đã bàn về
“Bancassurance: Các xu hƣớng phát triển, cơ hội và thách thức” (Bancasurance:
Emerging Trends, Opportunities and Challenges). Nghiên cứu tập trung vào bốn nội
dung chính bao gồm: (i) sự thâm nhập của bancassurance ở các thị trƣờng khác

nhau, (ii) những thành công hiện tại của bancassurance thông qua các sản phẩm đơn
giản và các hoạt động ngân hàng tích hợp, (iii) bancassurance bắt đầu đa dạng hóa
các sản phẩm phức tạp và nhà cung cấp, (iv) lộ trình phát triển của bancassurane ở
các nƣớc phát triển và đang phát triển.
Có thể thấy, bancassurance mới phát triển nóng trong những năm trở lại đây,
cho nên chƣa có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế
giới về hoạt động bancassurance. Ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, mới có một
vài tác giả nghiên cứu về đề tài này, các tác phẩm chủ yếu nghiên cứu tìm hiểu về
mô hình bancassurance và phƣơng pháp vận dụng mô hình vào từng thị trƣờng.
Thông qua những nghiên cứu, bài viết nêu trên giúp tác giả phần nào hiểu đƣợc
những thông tin cơ bản về hoạt động bancassurance, các mô hình bancassurance
đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm
phát triển hoạt động này.
7


1.2. Khái quát về bancassurance
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance
Bancassurance xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu vào những năm đầu thập kỷ
thứ VIII, thứ IX, thế kỷ XX, tiếp theo là các nƣớc thuộc khu vực Châu Á nhƣ Hồng
Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore, v.v..
Có nguồn gốc từ Pháp, 2 từ “Bank” và “Assurance” đƣợc ghép lại thành
bancassurance - chỉ hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ
tài chính. Năm 1974 tại Pháp, ngân hàng Crédit Lyonnais hợp tác với Tập đoàn
Médicales de France thành lập Assurances du Credit Mutuel (ACM) Vie et IARD Công ty bảo hiểm hỗn hợp (kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân
thọ). Công ty Bảo hiểm hỗn hợp này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế của
Credit Lyonnais đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cấp một
khoản tín dụng cho khách hàng sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo để bảo
hiểm cho các khách hàng đó mà không phải sử dụng một trung gian bảo hiểm khác.
Ý tƣởng của công ty này là nhằm tránh việc phải sử dụng đơn vị trung gian bảo

hiểm khoản cho vay và tự bảo hiểm cho các khách hàng có giao dịch ngân hàng với
mình. Đây chính là tiền thân của hoạt động mà 15 năm sau đƣợc gọi với tên
"Bancassurance".
Khái niệm này bao hàm hoạt động triển khai cả sản phẩm bảo hiểm từ phía
các ngân hàng. Một cách đơn giản, Bancassurance chính là các sản phẩm và cả dịch
vụ bảo hiểm do ngân hàng cung ứng, hoặc đƣợc cung ứng qua ngân hàng.
Bancassurane ra đời nhƣ là một kết quả tất yếu của hàng loạt các yếu tố kinh tế xã
hội.
Bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh
phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sau sự thành công của ACM,
và ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, bancassurance trở nên phổ biến và
phát triển một cách mạnh mẽ tại các nƣớc thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) nhƣ
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, hay các nƣớc Bắc Âu nhƣ Hà Lan, Thụy Điển
8


và Áo. Theo số liệu 2010 tại diễn đàn các nhà lãnh đạo khu vực Châu Âu, trên 80%
các ngân hàng tại Châu Âu có kinh doanh Bancassurance, 1/3 các sản phẩm bảo
hiểm Nhân thọ đƣợc phân phối thông qua các ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm
qua kênh này lên tới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm.
Ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, tại các nƣớc nhƣ Thái Lan, Hàn Quốc,
Bacassurance chiếm 20% thị trƣờng, chiếm đến 40-50% các hoạt động kinh doanh
mới tại một số nƣớc nhƣ Đài Loan, Malaysia, Singapore và HongKong. Theo báo
cáo của Financial Record, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Ngân hàng tại
HongKong là 50% (2012), Hàn Quốc 60% (2012). Tính chung cho cả khu vực Châu
Á Thái Bình Dƣơng thì các bancassurance bán và thu về 13% trên tổng số phí bảo
hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ và 6% cho các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ.
Hiện nay, Bancassurance đƣợc coi nhƣ là một kênh trong chiến lƣợc phát

triển các sản phẩm của các Công ty Bảo hiểm. Việc ra đời các sản phẩm
Bancassurance cũng đem lại nhiều cơ hội và đa dạng hoá các dịch vụ sản phẩm hơn
so với các sản phẩm truyền thống của Ngân hàng.
Ngoài ra, việc các công ty bảo hiểm mong muốn đa dạng hóa các kênh phân
phối để giảm rủi ro do phụ thuộc quá lớn vào kênh phân phối truyền thống (qua đại
lý) cũng là một nguyên nhân đóng góp vào sự ra đời của Bancassurance.
Nhƣ vậy, với khung pháp lý thuận lợi, hệ thống ngân hàng phát triển, sản
phẩm tài chính giản đơn nhƣng đầy sáng tạo, và mối quan hệ mật thiết, gắn kết giữa
các ngân hàng - ngân hàng, ngân hàng - công ty bảo hiểm

đã giúp cho

Bancassurance ngày càng phát triển hơn.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bancassurance
 Khái niệm
Bancassurance là một khái niệm đã đƣợc phổ biến rộng rãi bởi thành công
của hoạt động này tại thị trƣờng Châu Âu và không phải là một khái niệm mới đối
với thị trƣờng châu Á.

9


Trong khuôn khổ nghiên cứu của Munich Re - một trong 5 công ty Tái Bảo
hiểm hàng đầu thế giới, Yiannis (2001) định nghĩa “Bancassurance là việc phân
phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua một kênh phân phối
chung đến cùng một cơ sở khách hàng”. Điểm mấu chốt của khái niệm này là cả
ngân hàng và bảo hiểm sử dụng chung một dữ liệu khách hàng trong việc phân phối
sản phẩm và dịch vụ.
Trong nghiên cứu của Steven (2007) “Bancassurance là việc bán các sản
phẩm bảo hiểm bán lẻ cho cơ sở khách hàng của ngân hàng”. Đây là khái niệm

đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu về bancassurance tại các nƣớc trên thế giới, đặc biệt
là tại các thị trƣờng phát triển.
Các khái niệm trên có một số điểm chung:
 Bancassurance là sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm;
 Bancassurance phân phối sản phẩm bảo hiểm cho cơ sở khách hàng của
ngân hàng;
 Các sản phẩm gắn với đặc thù của hoạt động ngân hàng;
Trong quá trình phát triển, dƣới tác động của các yếu tố cạnh tranh, nhu cầu
thị trƣờng và yêu cầu mở rộng, bancassurance thƣờng phát triển thành một công ty
bảo hiểm thông thƣờng và Ngân hàng trở thành kênh phân phối chủ yếu của
bancassurance và đƣợc gọi là kênh phân phối bancassurance.
Tại các thị trƣờng phát triển, các nghiên cứu liên quan đến bancassurance
của các nhà chuyên môn có thể tóm lƣợc các thuật ngữ cơ bản liên quan đến
bancassurance nhƣ sau: “Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng
để tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên”; Kênh phân phối bancassurane đƣợc
xác định là “kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng, phân phối các
sản phẩm bảo hiểm đến các khách hàng của Ngân hàng”, nói một cách đơn giản
hơn, bancassurance là phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.
1.2.3. Các mô hình bancassurance
Tại các thị trƣờng bảo hiểm phát triển trên thế giới nhƣ thị trƣờng Châu Âu,
Bắc Mĩ, Châu Á Thái Bình Dƣơng, trên cơ sở hoạt động thực tế, tùy vào mức độ
10


phát triển và mức độ tích hợp về cơ cấu quyền sở hữu, mô hình Bancassurance đƣợc
phân thành ba loại: (i) mô hình thỏa thuận phân phối; (ii) mô hình liên doanh (còn
gọi là mô hình chi phối) và (iii) mô hình sở hữu đơn nhất (còn gọi là mô hình độc
quyền). Trong đó mô hình thỏa thuận phân phối bao gồm hai hình thức: đại lý phân
phối và liên minh chiến lƣợc
1.2.3.1. Mô hình thỏa thuận phân phối

a) Đại lý phân phối
Đại lý phân phối chỉ đơn giản là một kênh phân phối cung cấp sản phẩm
bảo hiểm đơn thuần trong đó các sản phẩm truyền thống đƣợc bán bởi ngân hàng.
Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất của bancassurance.
Mô hình đại lý phân phối đƣợc minh họa qua sơ đồ 1.1, một ngân hàng có
quan hệ đại lý phân phối đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; ngƣợc lại,
một doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể đồng thời kí hợp đồng đại lý với nhiều
ngân hàng.

Sơ đồ 1.1. Mô hình đại lý phân phối
Ƣu điểm của mô hình đại lý phân phối là sự tinh gọn, đơn giản, rủi ro đối với
ngân hàng là thấp, lợi ích mang lại cho ngân hàng chính là hoa hồng hoặc thu nhập
phí nhận đƣợc dựa trên doanh thu bảo hiểm đem lại.
b) Liên minh chiến lược
Liên minh chiến lƣợc là mô hình đại lý phân phối, tuy nhiên mức độ cam kết
của ngân hàng và DNBH chặt chẽ hơn, trong đó một ngân hàng chỉ liên kết với một
11


DNBH. Mô hình liên minh chiến lƣợc đƣợc minh họa tại sơ đồ 1.2. Trong mối quan
hệ liên minh này bảo hiểm cam kết chặt chẽ hơn trong việc phát triển sản phẩm đặc
thù, cam kết dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và cộng tác chặt chẽ hơn trong
các lĩnh vực nhƣ là quản lý bán hàng.

Sơ đồ 1.2. Mô hình Liên minh chiến lược
1.2.3.2. Mô hình liên doanh
Mô hình liên doanh đƣợc minh họa trong sơ đồ 1.3, trong mô hình này trách
nhiệm và quyền lợi của ngân hàng và công ty bảo hiểm đều đƣợc đảm bảo có thể
đem lại lợi ích tối ƣu cho các bên. Chính vì vậy hình thức này nhờ lợi thế về mức độ
cam kết và kiểm soát các hoạt động bảo hiểm mà các nhà bảo hiểm quốc tế rất ƣa

chuộng mô hình này. Đặc biệt, ngân hàng phải chịu một số rủi ro bảo hiểm nhƣng
họ sẽ có lợi nhuận chia sẻ lớn hơn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên
nhƣợc điểm của mô hình này chính là đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra một lƣợng vốn
nhất định trong liên doanh.

Sơ đồ 1.3. Mô hình liên doanh
12


1.1.3.3. Mô hình sở hữu đơn nhất
 Trong mô hình sở hữu đơn nhất, một ngân hàng hoặc tập đoàn tài chính
thành lập một công ty bảo hiểm (hoặc một công ty bảo hiểm thành lập một ngân
hàng).
 Với mô hình này ngân hàng tối đa hóa lợi ích trên cơ sở cung cấp cho
khách hàng dịch vụ trọn gói và thu toàn bộ lợi nhuận. Mô hình này thƣờng đƣợc
ứng dụng trong các tập đoàn tài chính.

Sơ đồ 1.4. Mô hình sở hữu đơn nhất
1.3. Phát triển hoạt động bancassurance của ngân hàng thƣơng mại
Phát triển hoạt động bancassurance là quá trình gia tăng các dịch vụ, sản
phẩm cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ, gia tăng về quy mô
cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng ra thị trƣờng, đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ nhằm hoàn thiện và triển khai bancassurance để thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
a) Phát triển sự đa dạng trong danh mục, chủng loại sản phẩm Bancassurance
Sự biến đổi danh mục sản phẩm gắn liền với sự phát triển sản phẩm theo
nhiều hƣớng khác nhau:
- Hoàn thiện các sản phẩm hiện có (phát triển sản phẩm theo chiều sâu): sự
hoàn thiện sản phẩm này nhằm đáp ứng một cách tốt hơn đòi hỏi của khách hàng,
khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.


13


- Phát triển sản phẩm mới tƣơng đối: là sản phẩm đầu tiên một DNBH hay
một ngân hàng đƣa ra thị trƣờng, nhƣng không mới đối với DNBH hay ngân hàng
khác và đối với thị trƣờng.
- Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối và loại bỏ các sản phẩm không sinh lời:
là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trƣờng, sản phẩm này ra
mắt ngƣời tiêu dùng lần đầu tiên.
b) Sự phát triển quy mô của hoạt động Bancassurance
- Quy mô của bên cung ứng dịch vụ Bancassurance: số lƣợng DNBH mà
ngân hàng liên kết.
- Quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ Bancassurance.
c) Chất lƣợng dịch vụ Bancassurance
Chất lƣợng dịch vụ đƣợc đánh giá qua: Thái độ phục vụ (đặc biệt là công tác
sau bán hàng), tính tiện ích của dịch vụ, độ chính xác của sản phẩm, thời gian cung
ứng sản phẩm cùng loại so với kênh phân phối khác, mức độ đơn giản hay phức tạp
của quy trình cung ứng sản phẩm, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, số lƣợng
khách hàng quay lại với DNBH/ngân hàng.
1.3.1. Bancassurance với sự phát triển của các ngân hàng thương mại
Bancassurance đã trở thành xu hƣớng phát triển mới trên thị trƣờng dịch vụ
tài chính dần phổ biến ở hầu hết các nƣớc có thị trƣờng tài chính đã và đang phát
triển. Đối với bất kì một NHTM, phát triển hoạt động bancassurance đem lại cho
ngân hàng cả lợi ích kinh tế và các lợi ích phi kinh tế.
Thứ nhất, phát triển hoạt động bancassurance giúp NHTM có thêm thu nhập
từ phí thông qua khai thác các thị trƣờng khách hàng tiềm năng đang sẵn có.
Thứ hai, phát triển hoạt động bancassurance cho phép NHTM đa dạng hóa
sản phẩm và tạo sự khác biệt với các NHTM khác.
Thứ ba, NHTM có thể giúp các DNBH tiết kiệm chi phí và chia sẻ lợi nhuận

khi phát triển kênh phân phối qua ngân hàng.
Thứ tƣ, NHTM có thể sử dụng thị trƣờng nhân lực dồi dào và tiềm năng là
nhân viên của ngân hàng.
14


Thứ năm, bancassurance giúp phát triển thƣơng hiệu ngân hàng khi NHTM
liên kết với các DNBH lớn. Các DNBH đƣợc chọn trong các liên kết bancassurance
thƣờng là các công ty lớn, có thƣơng hiệu mạnh, có mạng lƣới phủ rộng.
Trong xu hƣớng phát triển và hội nhập nhƣ hiện nay, phát triển hoạt động
bancassurance là tất yếu và đem lại rất nhiều lợi thế cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt
động bancassurance chỉ thành công khi kết hợp đầy đủ các yếu tố sản phẩm, kênh
phân phối và sự hợp tác ăn ý với công ty bảo hiểm.
1.3.2. Các sản phẩm của bancassurance
Cùng với sự phát triển của thị trƣờng, các sản phẩm bancassurance dần đƣợc
xây dựng để đáp ứng các nhu cầu và điều kiện thực tế của nó. Các sản phẩm của
bancassurance có thể đƣợc phân thành 02 nhóm: sản phẩm truyền thống và sản
phẩm tích hợp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
1.3.2.1. Sản phẩm bảo hiểm truyền thống
a) Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
Sản phẩm Bancassurance phi nhân thọ là các sản phẩm bảo hiểm tài sản,
trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân
thọ. Bancassurance phân phối bảo hiểm phi nhân thọ thƣờng phổ biến nhất trong
các mô hình đại lý hoặc liên minh chiến lƣợc. Các sản phẩm này thƣờng chia thành
hai nhóm là các sản phẩm bán lẻ và các sản phẩm dành cho doanh nghiệp.
Các sản phẩm bán lẻ bao gồm:
 Bảo hiểm xe cơ giới;
 Bảo hiểm hộ gia đình trọn gói;
 Bảo hiểm y tế cá nhân;
 Bảo hiểm tai nạn con ngƣời cá nhân;

Ngân hàng thƣờng giới thiệu và khai thác các sản phẩm bảo hiểm dành cho
doanh nghiệp, dựa trên mức độ phức tạp trong công tác đánh giá rủi ro. Các sản
phẩm này bao gồm:
 Bảo hiểm kĩ thuật bao gồm: bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm máy
móc, bảo hiểm thiết bị điện tử, .v.v...;
15


×