Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Doanh nghiệp việt nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ KHU VỰC ĐÔNG Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ KHU VỰC ĐÔNG Á

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Anh Thu

PGS.TS. Hà Văn Hội

Hà Nội - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

NGUYỄN TRỌNG HIẾU


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện Luận văn, dưới sự hướng dẫn tận tình của
giảng viên hướng dẫn và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có

một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành luận
văn. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của tôi mà còn có sự giúp đỡ của
các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Thu
– trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Cô đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn
thành luận văn về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo,
các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế, do vậy nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của
quý thầy cô và toàn thể bạn đọc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hiếu


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Đóng góp mới luận văn ................................................................................. 4
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ

KHU VỰC ĐÔNG Á ....................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................6
1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................14

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về mạng lưới sản xuất.................................................... 14
1.2.2. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị ............................................................... 21
1.3. Mạng lƣới sản xuất ô tô ....................................................................................25

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm mạng lưới sản xuất ô tô ..................................... 25
1.3.3. Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô .............................................................. 31
1.4. Tổng quan về mạng lƣới sản xuất ô tô khu vực Đông Á ................................32

1.4.1. Quá trình hình thành................................................................................ 32


1.4.2. Đặc điểm của mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á ........................ 36
1.4.3. Tính tất yếu của việc tham gia vào mạng lưới sản xuất ô tô khu
vực Đông Á ....................................................................................................... 37
1.5. Kinh nghiệm tham gia của một số quốc gia vào mạng lƣới sản
xuất ô tô khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam ..............................................42

1.5.1. Kinh nghiệm tham gia mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á
của Thái Lan và Malaysia ................................................................................. 42
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào mạng lưới
sản xuất ô tô khu vực Đông Á........................................................................... 49
CHƢƠNG 2. KHUNG LOGIC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 53
2.1. Khung logic của vấn đề nghiên cứu ..................................................................53
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................57


2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................ 57
2.2.2. Phương pháp so sánh............................................................................... 59
2.2.3. Phương pháp kế thừa............................................................................... 60
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................... 61
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ KHU VỰC ĐÔNG Á ............. 63
3.1. Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ................................................63

3.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường ô tô Việt Nam ................. 63
3.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam ............................. 69
3.2. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công
nghiệp sản xuất ô tô...................................................................................................74


3.2.1. Thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất
ô tô ..................................................................................................................... 74
3.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng sản xuất của doanh nghiệp
Việt Nam ........................................................................................................... 80
3.3. Đánh giá vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lƣới sản
xuất ô tô khu vực Đông Á .........................................................................................83

3.3.1. Sự phát triển của mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á ................................. 83
3.3.2. Vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô
khu vực Đông Á ................................................................................................ 87
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM THAM GIA HIỆU
QUẢ VÀO MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ KHU VỰC ĐÔNG
Á ........................................................................................................................ 101
4.1. Định hƣớng đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm tham gia hiệu
quả vào mạng lƣới sản xuất ô tô khu vực Đông Á .................................................101


4.1.1. Xu hướng phát triển của mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á ....... 101
4.1.2. Đánh giá khả năng tham gia hiệu quả của các doanh nghiệp Việt
Nam vào mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á........................................................ 104
4.2. Khuyến nghị về chiến lƣợc nhằm phát triển ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam ................................................................................................................111

4.2.1. Phân tích chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
giai đoạn 2015 – 2025, tầm nhìn 2035 .............................................................. 112
4.2.2. Khuyến nghị về chiến lược phát triển đối với các doanh nghiệp
Việt Nam ........................................................................................................... 116
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 122


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 124


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1

ADB

2

AEC

3

APEC


4

ASEAN

5

ASEM

Tên đầy đủ
Asian Development
Bank
ASEAN Economic
Community
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Association of
Southeast Asian
Nations
Asia-Europe Meeting

6

CBU

Completely Built-Up

7

CKD


7

EU

8

FDI

9

FTA

10

GATT

11

GPN

12

IKD

13

IMF

14


MNCs

15

NICs

16

ODM

Completely Knocked
Down
European Union
Foreign Direct
Investments
Free Trade Agreement
General Agreement on
Tariffs and Trade
Global Production
Network
imcomplex knock
down
International Monetary
Fund
Multinational
Corporations
Newly industrialized
country
Original Designed

Manufacturing

i

Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng phát triển Châu
Á
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Ô tô đã được lắp ráp hoàn
thiện
Lắp ráp từ linh kiện rời
đồng bộ
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định chung về Thuế
quan và Mậu dịch
Mạng lưới sản xuất toàn cầu
Lắp ráp từ linh kiện không
đồng bộ
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Các công ty đa quốc gia
Các nước công nghiệp mới
Sản xuất bằng thương hiệu
riêng



17

OEM

18

OICA

19

R&D

20

SKD

21

TNCs

22

VAMA

23

WB


24

WTO

Original Equipment
Manufacturing
Organisation
Internationale des
Constructeurs
d’Automobiles
Research and
Development
Semi-Knocked Down
Transnational
corporations
Vietnam automobile
manufacturers'
association
World Bank
World Trade
Organization

ii

Sản xuất thiết bị gốc
Tổ chức quốc tế các nhà sản
xuất ô tô
Nghiên cứu và phát triển
Lắp ráp từ cụm linh kiện
đồng bộ

Các công ty xuyên quốc gia
Hiệp hội các nhà sản xuất ô
tô Việt Nam
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Chuỗi giá trị do ngƣời bán chi phối và chuỗi giá trị do
ngƣời mua chi phối.................................................................................................. 24
Bảng 1.2 : Sản lƣợng xe ô tô sản xuất tại Thái Lan giai đoạn 2010 2014 ........................................................................................................................... 43
Bảng 2.1: Mô hình phân tích SWOT ..................................................................... 62
Bảng 3.1: Số liệu thống kê số lƣợng xe bán ra hàng năm .................................... 64
Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 ............................................................................ 64
Bảng 3.2: Danh sách 17 thành viên VAMA năm 2015 ........................................ 75
Bảng 3.3: Thị phần xe ô tô bán ra thị trƣờng Việt Nam 2012 - 2015 ................ 76
Bảng 3.4: Thị phần xe ô tô Việt Nam (phân theo loại hình doanh
nghiệp) 2012 – 2015 ................................................................................................ 77
Bảng 3.5: Số lƣợng xe sản xuất tại mỗi quốc gia trong........................................ 88
khu vực Đông Á giai đoạn 2008 - 2014 .................................................................. 88
Bảng 4.1: So sánh phƣơng thức sản xuất mô – đun và sản xuất tích
hợp .......................................................................................................................... 110

iii


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ................... 16
Hình 1.2: Các công đoạn sản xuất cơ bản ................................................... 29
Hình 1.3: Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô ................................................. 31
Hình 1.4: Mạng lƣới sản xuất ô tô ở Đông Á .............................................. 34
Hình 1.5: Mạng lƣới sản xuất ô tô giữa Nhật Bản và các quốc gia .......... 36
Đông Nam Á ................................................................................................... 36
Hình 1.6: Lý thuyết “Sản xuất ++” của Malaysia ...................................... 46
Hình 1.7: Số lƣợng xe bán ra tại Malaysia giai đoạn 1997 - 2013 ............ 47
Hình 1.8: Giá trị và số lƣợng xe xuất khẩu của Malaysia ......................... 48
Hình 3.1: Số lƣợng xe tiêu thụ tại một số quốc gia trong khu vực
ASEAN năm 2010 - 2013 .............................................................................. 65
Hình 3.2: Thống kê số lƣợng xe tiêu thụ hàng năm tại thị trƣờng
Việt Nam 2007 - 2015 .................................................................................... 67
Hình 3.3: Giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam ......................... 72
giai đoạn 2011 - 2014 ..................................................................................... 72
Hình 3.4: Thị phần ô tô Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 ......................... 78
Hình 3.5 : Các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực sản xuất ô tô của các
doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................ 82
Hình 3.6 : Năng lực sản xuất ô tô khu vực Đông Á so với thế giới ........... 86
giai đoạn 2008 - 2014 ..................................................................................... 86

iv


Hình 3.7: Sản lƣợng xe đƣợc sản xuất tại một số quốc gia ....................... 90
khu vực Đông Á ............................................................................................. 90
Hình 3.8: Tỷ lệ sản lƣợng xe đƣợc sản xuất của các quốc gia trong
khu vực Đông Á ............................................................................................. 91
Hình 3.9: Các giai đoạn trong con đƣờng công nghiệp hóa ...................... 92
Hình 3.10: Thị phần thị trƣờng ô tô Việt Nam 2015.................................. 96

Hình 3.11: Giá trị xuất khẩu ô tô nguyên chiếc của các nƣớc trong
khu vực ra thị trƣờng Thế giới .................................................................... 98
Hình 3.12: Giá trị xuất khẩu phụ tùng của các nƣớc trong khu vực
ra thị trƣờng thế giới..................................................................................... 99

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được ra đời muộn hơn các quốc gia
trong khu vực Đông Á khi vào năm 1992 mới bắt đầu xuất hiện của 2 công ty
ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là Mekong (Công ty Mekong Auto)
và VMC (Công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình). Sau hơn 20 năm hình
thành và phát triển, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất linh kiện cũng
như lắp ráp ô tô ra đời trong nước theo nhiều hình thức: doanh nghiệp nội địa,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... với mục
đích thu hút đầu tư và xây dựng một ngành công nghiệp ô tô để theo kịp các
nước trong khu vực, cho nên kể từ khi ra đời cho đến nay, ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và là ngành luôn được ưu đãi
nhất trong số các ngành công nghiệp, kèm theo đó là các chính sách nhằm bảo
hộ nền công nghiệp ô tô trong nước. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra trong quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 (đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với hai quyết định quan trọng số
175/2002/QĐ-TTg và 177/2004/QĐ-TTg) đã không đạt được kết quả như
mong muốn. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực ngành
sản xuất ô tô của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, kết quả
của chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã không
thành công, nên công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển, công nghiệp cơ khí,
kĩ thuật cao còn chưa được đầu tư đúng mức khiến doanh nghiệp sản xuất linh

kiện của Việt Nam không đáp ứng được yêu cẩu của các doanh nghiệp lắp ráp.
Doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị gạt ra khỏi mạng lưới sản xuất ô tô
trong khu vực.

1


Bên cạnh đó, xu hướng quốc tế hóa, hội nhập kinh tế thế giới ngày càng
diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO,
chúng ta có những cam kết phải thực hiện như việc giảm thuế nhập khẩu, xóa
bỏ bảo hộ tạo sân chơi bình đẳng… Tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc
gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trong một bước
chuyển lớn hướng tới sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào
cuối năm 2015 là cơ hội phát triển của ngành công nghiệp ô tô khu vực đồng
thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi sự cạnh tranh
sẽ lớn hơn giữa các quốc gia, các nhà sản xuất. Doanh nghiệp Việt Nam với
nền tảng công nghệ, trình độ lao động còn thấp cần xác định vị thế trong
mạng lưới sản xuất ô tô của khu vực để có thể tham gia một cách hiệu quả,
tìm ra một thị trường ngách hoặc có chiến lược phát triển mang tính bền vững,
ổn định và lâu dài. Xuất phát từ tính thời sự của vấn đề này, đề tài “Doanh
nghiệp Việt Nam trong mạng lƣới sản xuất ô tô khu vực Đông Á” đã được
tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của đề tài là đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược
để doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất ô tô khu
vực Đông Á trên cơ sở phân tích và đánh giá vị thế của doanh nghiệp Việt
Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của mạng lưới sản xuất ô
tô khu vực Đông Á

2


- Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, thực
trạng doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam trong mạng lưới sản xuât ô tô
khu vực Đông Á
- Đánh giá vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản
xuất ô tô Đông Á.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, chiến lược để
doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất ô tô khu
vực Đông Á
Câu hỏi nghiên cứu:
1, Mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á là gì ?
2, Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô
Đông Á hiện nay ?
3, Việt Nam cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia có hiệu
quả vào mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á trong bối cảnh gia nhập AEC (Cộng
đồng kinh tế ASEAN )?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu sẽ tập trung vào mạng lưới sản xuất bao gồm sản
xuất linh kiện, máy móc, vật liệu chế tạo… trong ngành công nghiệp chế tạo ô
tô của doanh nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá khả năng trở thành một phần
trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á.
Phạm vi nghiên cứu:

3



- Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á, trọng tâm nghiên cứu ngành
công nghiệp ô tô tại một số nước tiêu biểu như: Nhật Bản, Thái Lan,
Malaysia và Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Phạm vi thời gian trong giai đoạn từ năm 2007 khi
Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế khi trở thành thành
viên của WTO đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu giữa các nước
ASEAN mặt hàng ô tô và linh kiện được xóa bỏ hoàn toàn.
4. Đóng góp mới luận văn
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận liên quan đến mạng lưới
sản xuất ô tô khu vực Đông Á bao gồm lý thuyết về mạng sản xuất và chuỗi
giá trị trong công nghiệp ô tô.
- Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam
trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á.
- Đánh giá khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực
Đông Á trong bối cảnh gia nhập AEC.
- Đề ra một số giải pháp dựa trên phân tích chiến lược phát triển
công nghiệp ô tô Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào
mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 4 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về mạng
lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á
Chương 2 : Khung logic và phương pháp nghiên cứu

4


Chương 3: Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất

ô tô khu vực Đông Á
Chương 4: Định hướng và giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam
nhằm tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ MẠNG LƢỚI SẢN XUẤT Ô TÔ KHU VỰC ĐÔNG Á
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 20 năm qua,
được xác định là lĩnh vực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và luôn là trọng tâm của những chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ
phía chính phủ. Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú
ý của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các bài viết trong nước
hầu như tập trung vào phân tích sự phát triển toàn ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô hoặc chính sách bảo hộ ngành
công nghiệp ô tô trong nước, chưa có đề tài đánh giá vai trò của các doanh
nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á. Trong giai đoạn hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia đặc biệt là các
quốc gia trong khu vực đã có nền công nghiệp phụ trợ phát triển tốt, sự cạnh
tranh càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược cụ thể
và rõ ràng để đi đúng nhằm mục đích duy trì sự phát triển của nền công
nghiệp ô tô trong nước. Thông qua các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo
hay qua các tạp chí chuyên ngành, các học giả muốn gửi gắm thông điệp riêng
đến chính phủ Việt Nam những đóng góp nhằm phát triển ngành công nghiệp
sản xuất ô tô trong nước.
Các nghiên cứu về mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á
Henderson và các cộng sự (2002) đã phác thảo một khung khổ phân tích
về lý thuyết mạng sản xuất toàn cầu dựa trên hội nhập kinh tế và mối quan hệ

với sự phát triển bất đối xứng của kinh tế và xã hội. Dựa trên những nỗ lực
trước đó để phân tích các hoạt động của các MNCs, cấu trúc không gian và
kết quả phát triển, điểm nổi bật của bài viết là đưa ra đề xuất các khung khổ

6


của GPN, xem xét những khái niệm được đưa vào khung khổ này qua một số
chi tiết và sau đó chuyển sang phác họa ví dụ cách điệu của một GPN, từ đó
đưa ra những kết luận ngắn gọn lợi ích có được từ GPN.
Cheewatrakoolpong và các cộng sự (2013) đã đưa ra những bằng chứng
thực nghiệm cho thấy rằng sự xuất hiện của GPN ở khu vực Đông Á là do
định hướng thị trường như chuyên môn hóa theo chiều dọc và chi phí sản xuất
cao hơn ở các nước đầu tư, ngoài ra cũng có thể do định hướng thể chế như
các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, sự suy giảm tỷ trọng của
thương mại thành phần ở một số nước thành viên của ASEAN như Indonesia
và Thái Lan cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước ASEAN
trong việc trở thành cơ sở lắp ráp cho các MNCs Nhật Bản. Bài nghiên cứu đã
xem xét cấu trúc thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa các nước Đông Á,
đặc biệt là các nước thành viên của ASEAN. Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm
quan trọng của Trung Quốc và Thái Lan trong việc làm cơ sở lắp ráp.
Biswajit Nag và các cộng sự (2007) đã chỉ ra những đặc trưng của nền
công nghiệp ô tô tại các nước châu Á trong đó bao gồm các nước thuộc khu
vực Đông Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan qua việc so sánh cấu trúc
sản phẩm, thương mại và thị trường của các quốc gia trên. Nghiên cứu đã đưa
ra những khác biệt cụ thể của nền công nghiệp ô tô mỗi quốc gia, bước đầu
đưa ra những thông tin cho thấy về một mạng lưới sản xuất của các quốc gia
trong khu vực, tuy nhiên còn chưa cụ thể và chi tiết, hơn nữa nghiên cứu còn
chưa đề cập tới Việt Nam bởi giai đoạn trong báo cáo nghiên cứu trên, nền
công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thực sự phát triển, doanh nghiệp Việt Nam

chưa thực sự tham gia vào mạng lưới sản xuất ô tô trong khu vực.
Báo cáo “Global production networking and technological in East Asia”,
2004, World Bank và Oxford University Press, là tập hợp các nghiên cứu,

7


phân tích về các vấn đề liên quan mạng lưới sản xuất toàn cầu và công nghệ,
đặc biệt nghiên cứu sâu vào sự thay đổi của các vấn đề đó tại khu vực Đông Á.
Tại chương 4, “Production networks in East Asia’s Automobile parts industry”
được viết bởi Richard F. Doner, Gregory W. Noble, and John Ravenhill đã
phân tích vào nghiên cứu kĩ lưỡng về mạng lưới sản xuất ô tô của các nước
trong khu vực Đông Á, bao gồm Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Malaysia trong giai đoạn đến năm 2004. Trong đó, báo cáo chỉ ra vai trò của
từng quốc gia trong mạng lưới đó, cơ hội và thách thức của từng nước. Dựa
vào số liệu thống kê tới năm 2004, báo cáo có những đánh giá quan trọng về
sự thay đổi cũng như phát triển của mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, báo cáo chưa đề cập tới nền công nghiệp ô tô Việt Nam do vào
khung thời gian nghiên cứu, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn chưa phát
triển tương xứng với các quốc gia trong khu vực, chưa trở thành một phần của
mạng lưới sản xuất Đông Á.
Hideo Kobayashi và Yingshan (2015) đã có những phân tích quan trọng
về nền công nghiệp của các quốc gia thuộc nhóm CLMV bao gồm Cambodia,
Lào, Myanmar, Việt Nam làm sao để trở thành một phần của mạng lưới sản
xuất ô tô trong khu vực, trong đó có những khuyến nghị đáng chú ý được đề
ra để các doanh nghiệp thuộc các nước nhóm CLMV trở thành các nhà cung
cấp cho các nước như Thái Lan, Hàn Quốc – các nước có nền công nghiệp hỗ
trợ phát triển. Tuy nhiên bài viết tập trung chủ yếu vào lý thuyết, thiếu số liệu
dẫn chứng cụ thể do đó luận văn có thể dựa vào các luận điểm trong bài viết
trên để triển khai các nghiên cứu dựa trên số liệu cụ thể hơn để tập trung đánh

giá vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực
Đông Á.
Peter Wad (2009) khái quát về ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và
Malaysia, đồng thời so sánh với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á
8


như Indonesia, Philippines, Việt Nam dựa trên các số liệu về xuất khẩu nhập
các loại ô tô và linh kiện, số liệu về quy mô thị trường tiêu dùng sản phẩm...
đồng thời cũng thống kê một cách hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành công nghiệp ô tô mỗi nước, Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, bài viết
chưa đánh giá một cách cụ thể vai trò của mỗi nước trong mạng lưới sản xuất
ô tô khu vực Đông Á, mặc dù vậy bài viết cũng đã cung cấp những thông tin,
số liệu quan trọng cho nghiên cứu của luận văn.
Nguyễn Hiền Thu (2012) với luận văn thạc sĩ Kinh tế “Kinh nghiệm
tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho
Việt Nam” tại trường ĐH Kinh Tế - ĐHQG Hà Nội đã đi sâu phân tích cụ thể
quá trình tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc từ
năm 1994 khi Trung Quốc mở rộng hội nhập và xác định xây dựng các ngành
công nghiệp trụ cột trong đó có ngành công nghiệp ô tô với những mục tiêu
cải thiện công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện; khuyến khích phát triển thị
trường tiêu dùng, cải thiện quy mô sản xuất hình thành nên các công ty lớn...
Luận văn đã làm rõ các chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của
Trung Quốc, từ đó đưa ra những kinh nghiệm và khuyến nghị quan trọng đối
với việc tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Việt Nam. Tuy nhiên,
luận văn chỉ tập trung phân tích và đánh giá quá trình tham gia của Trung
Quốc trong mạng sản xuất toàn cầu nên chưa cụ thể được vị thế và vai trò của
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khu vực Đông Á.
Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:
Kenichi Ohno (2006) trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu giữa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Viện nghiên cứu chính sách
(National Graduate Institute for Policy Studies - GRIPS) ở Tokyo đã đánh giá
thực trạng nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung trước thềm hội nhập

9


WTO, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi nền công
nghiệp ô tô của Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp ô tô theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày
05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Báo cáo đã đánh giá sâu sắc các chính sách ưu đãi nền công nghiệp ô tô của
Việt Nam, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực đồng thời đưa ra
các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển nền công nghiệp ô tô dựa
trên nền tảng hoàn thiện chính sách, phát triển nền công nghiệp phụ trợ, phát
triển và mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa. Bài viết đã sớm dự báo thất bại
trong việc sản xuất ô tô theo mục tiêu mà Quy hoạch của Chính phủ năm
2004 đề ra trong khi nền tảng kĩ thuật, công nghệ, cơ khí còn chưa thể đáp
ứng; chỉ ra vấn đề cốt lõi chính là việc chọn chưa đúng hướng đi, xuất phát từ
mục tiêu tiến tới phải sản xuất toàn bộ phụ tùng, linh kiện ô tô ngay tại Việt
Nam. Trong khi công nghiệp ô tô trong bối cảnh hiện nay đã trở thành ngành
công nghiệp toàn cầu và những nhà sản xuất chỉ nắm những công nghệ cơ bản,
còn việc sản xuất có thể thực hiện ở bất cứ đâu họ cảm thấy có lợi nhất. Vì
vậy, báo cáo đã đưa khuyến nghị về việc doanh nghiệp Việt Nam nên tham
gia “sản xuất tích hợp” nhấn mạnh Việt Nam cần có chiến lược lựa chọn để
sản xuất trọng tâm một số linh kiện có thế mạnh, đảm bảo yêu cầu chất lượng
và có giá thành cạnh tranh để có thể sản xuất quy mô lớn, xuất khẩu sang các
quốc gia khác, trở thành một phần của mạng lưới sản xuất ô tô trên thế giới
nói chung, trong khu vực Đông Á nói riêng, đặc biệt là với Nhật Bản. Tuy

nhiên bài viết tập trung nhiều hơn vào đánh giá về các chính sách phát triển
công nghiệp ô tô Việt Nam, dựa trên các khảo sát thực tế từ các quốc gia
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản để đưa ra các khuyến nghị

10


phù hợp đối với Việt Nam . Do vậy báo cáo chưa đánh giá, so sánh cụ thể vai
trò của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất Đông Á.
Kenichi Ohno và Mai Thế Cường (2004) với bài viết đánh giá sâu sắc
về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đặt ra một số vấn đề cần được xem xét
trong việc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành trong tương lai.
Cùng với những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, tác giả đưa ra những khuyến
nghị chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy
nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên
nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa thực tiễn.
Timothy J. Sturgeon (1998) với bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc,
cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về tình trạng của ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam vào giai đoạn hình thành ban đầu khi nền công nghiệp
cơ khí, công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật
đối với các linh kiện có hàm lượng công nghệ cao, cùng với đó là chi phí lắp
ráp cũng cao khi chưa có dây chuyền lắp ráp đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng...
Đồng thời thảo luận về những xu hướng vĩ mô trong ngành công nghiệp ô tô
thế giới và chính sách hiện tại mà Việt Nam đang áp dụng, từ đó đưa ra các
khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này như: phát triển hạ
tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách ổn định và minh bạch, đặc
biệt là cần thiết nên thiết lập chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Bài nghiên cứu đã đề ra khuyến nghị quan trọng ngay từ giai đoạn đầu tiên
hình thành nền công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên với sự bảo hộ của các
chính sách nhà nước, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa tập trung đi theo

hướng trở thành một phần của chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện, vật liệu phụ
trợ... trong khu vực cũng như toàn cầu. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô
Việt Nam giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035 đã đánh giá vai trò quan trọng trong
việc đưa công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành một phần của mạng lưới sản
11


xuất ô tô trong khu vực và thế giới đã chứng tỏ những khuyến nghị trước đây
của ông Timothy J. Sturgeon thực sự có giá trị thực tiễn cao. Tuy nhiên, do
được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các
thay đổi chính sách cũng như vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ô tô
đến nay đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Takayasu (1998) thảo luận về phương pháp tiếp cận với sự phát triển của
một ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trên cơ sở phân tích về tình hình
trong nước và quốc tế xung quanh ngành công nghiệp ô tô. Tác giả đưa ra một
loạt các vấn đề khó khăn đang phải đối mặt của ngành và nêu rõ 3 yếu tố khi
xây dựng và triển khai thực hiện một chính sách phát triển ngành công nghiệp
ô tô phải đặc biệt chú trọng. Đó là, thứ nhất chính phủ Việt Nam nên duy trì
mối quan hệ tốt với các công ty nước ngoài để có thể tận dụng tối đa các
nguồn lực kinh doanh của họ; thứ hai, mỗi công cụ chính sách có thể sẽ được
sử dụng để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài và thúc đẩy các nhà
sản xuất các bộ phận địa phương; thứ ba, chính phủ nên nhắm đến chính sách
của mình đối với việc sản xuất các loại xe có tỷ lệ nội địa hóa cao. Bài viết
chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, chưa có số liệu thống kê minh họa chi tiết. Các lý
lẽ nhận xét hoàn toàn trên quan điểm cá nhân. Do đó tính thuyết phục của nó
chưa cao.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam” tại đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2015) đã khái quát về thực
trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, từ đó tập trung nghiên cứu
và phân tích các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn

mới. Do luận văn tập trung phân tích về mặt chính sách nên mang tính lý
thuyết, mặc dù đề tài có đề cập tới việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
để xuất khẩu và tham gia vào mạng lưới sản xuất ô tô của khu vực cũng như

12


×