Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bệnh kawasaki ở trẻ em – thủ phạm tiềm ẩn gây tử vong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.39 KB, 4 trang )

Bệnh Kawasaki ở trẻ em – thủ phạm tiềm ẩn gây tử vong
Bệnh Kawasaki là một bệnh cực kì nguy hiểm ở trẻ em được bác sĩ Tomisaku
Kawasaki phát hiện đầu tiên năm 1967, là một trong những thủ phạm dẫn
đến các bệnh tim mạch gây tử vong ở trẻ em. Nếu được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời trong vòng 10 ngày kể từ khi phát bệnh trẻ sẽ được ngăn
ngừa các biến chứng ở tim. Vì các triệu chứng của bệnh kawasaki ở trẻ em
rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy nếu người lớn không nhận ra các
triệu chứng của bệnh kawasaki từ sớm sẽ đẩy nguy cơ trẻ tử vong lên cao. Vì
vậy, mời bạn theo dõi những thông tin sau đây về bệnh Kawasagi ở trẻ em
để phát hiện kịp thời

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?
Bệnh Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các
mạch máu trong cơ thể. Bệnh có nhiều tên gọi khác như hội chứng Kawasaki,
hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng bách huyết dưới da sốt cấp
tính. Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em chủ yếu là nhóm tuổi dưới 5. Bệnh
Kawasaki có thể bùng nổ thành dịch, thường xuất hiện vào mùa thu và mùa
xuân.Nguy cơ gây tử vong của bệnh Kawasaki rất cao vì nếu không điều trị
sẽ dẫn đến biến chứng vào tim dẫn đến hiện tượng vỡ túi phình mạch vành.

Nên đọc: Hoảng hồn với “công nghệ” biến gan heo thành bò khô

Nguyên ngân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em?
Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định. Nhưng đa số các chuyên gia y
khoa cho rằng khả năng cao là do vi rút hoặc vi khuẩn, và có xu hướng về di
truyền khi những người có tổ tông là người Nhật Bản sẽ có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn ( Nhật Bản là nơi đầu tiên phát hiện ra bệnh). Hiện nay chưa có
nghiên cứu chứng minh bệnh có khuynh hướng lây truyền.


Dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em:


Triệu chứng lâm sàng của hội chứng Kawasaki đó là sốt cao dài ngày ( từ 5
ngày trở lên) và không có dấu hiệu hạ. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi toàn thân,
xuất hiện hạch ngay cổ, miệng, hầu, miệng bị sung huyết, khô và nứt nẻ.
trong một số trường hợp sẽ xuất những nốt ban đỏ.Nốt ban đỏ có rất nhiều
hình dạng khác nhau ở toàn cơ thể trẻ, nổi nhiều nhất ở vùng hông. Lúc đầu
các nốt ban đỏ sẽ giống nốt sởi, sau đó chuyển thành mề đay và đến khi các
nốt ban đỏ bị tróc da đi thì bệnh đã diễn biến năng.

Nên đọc: Bệnh cảm cúm ở trẻ em: Biểu hiện, triệu chứng và cách phòng
ngừa

Lưu ý là khi trẻ bị tróc da ngay hậu môn kèm theo sốt cao liên tục thì chắn
chắn khoảng 80% trẻ đã mắc bệnh Kawasaki.
Khi thấy trẻ bắt đầu có các dấu hiệu đây kèm theo sốt cao, bạn cần đưa trẻ
đến bệnh viện ngay lập tức, vì nếu phát hiện càng sớm trẻ sẽ hạn chế tối đa
các biến chứng đến tim:


Viêm kết mạc 2 bên mắt (Mắt đỏ)



Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ



Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.




Đỏ lòng bàn tay, chân.



Phù cứng bàn tay, chân.



Tróc da đầu ngón.




Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn.

Triệ
u chứng của bệnh Kawasagi

Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh Kawasaki:
Vì các dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn thành các bệnh
nhẹ khác nên sẽ khiến các bậc phụ huynh coi thường các triệu chứng, tự
động mua thuốc và không đưa trẻ đến bệnh viện. Cách duy nhất để có thể
hạn chế được các biến chứng về tim do bệnh Kawasaki gây ra là phải theo
dõi sát sao khi trẻ bị sốt kéo dài, chỉ cần khoảng 2 ngày trẻ chưa hạ sốt mà
vẫn sốt cao thì nên đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức. Nếu được phát hiện
trong 10 ngày đổ bệnh trở lại, bệnh có thể không dẫn đến các biến chứng tim
Sau 48 giờ nếu trẻ có chuyển biến tốt, bác sĩ có thể cho về nhà chăm sóc và
điều trị. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki mà
khỏi bệnh thì phải tái khám suốt đời.
Vì chưa xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nên không có cách phòng

bệnh hiệu quả.


Trên đây là một số thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ em, hy vọng có thể giúp
cho các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm dấu hiệu bệnh Kawasaki ở trẻ
để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.



×