Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 55 trang )

Trường THPT Trấn Biên

SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương

SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO
DẠY HỌC CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH
SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG
PHÁP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ

Người thực hiện:ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ mơn: Vật lý
Có đính kèm:Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 - 2015

1



Trường THPT Trấn Biên

SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.

Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Phương

2.

Ngày tháng năm sinh:07/06/1985

3.

Nam, nữ: Nữ

4.

Địa chỉ: 14E, tổ 35, kp 5, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai.

5.

Điện thoại:

(CQ)/


6.

Fax:

E-mail:

7.

Chức vụ: Giáo viên

8.
9.
II.

(NR); ĐTDĐ: 0988610277

Nhiệm vụ được giao (quản lý, đồn thể, cơng việc hành chính, công việc
chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): giảng day môn Vật lý.
Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

-

Học vị (hoặc trình độ chun môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

-

Năm nhận bằng: 2014


-

Chuyên ngành đào tạo: Lí luận và phương pháp giảng dạy mơn Vật lý.

III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-

Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: 5 năm
Số năm có kinh nghiệm:5 năm

-

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2


Trường THPT Trấn Biên

SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương
MỤC LỤC
TRANG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………..1

PHẦNI.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................3


2.Dạy học dựa trên vấn đề (PBL)....................................................................3
2.1. Khái niệm.................................................................................................3
2.2. Mơ hình dạy học dựa trên vấn đề (PBL)..................................................4
2.3. Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vật lý ở
trường phổ thông.............................................................................................6
PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP...........................7
3.1.Giai đoạn thiết kế và giao vấn đề..............................................................7
3.2. Tiến trình hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề...............................8
3.2.1. Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm.................................8
3.2.2. Kế hoạch hướng dẫn HS giải quyết vấn đề...........................................8
3.3.Kế hoạch chi tiết tiến trình dạy học dựa trên vấn đề.................................10
3.4. Tiến trình dạy học theo PBL chương “Lượng tử ánh sáng” Vật Lý 12.. .15
PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................36
PHẦN V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.............38
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................40
PHẦN VII.PHỤ LỤC....................................................................................42

3


Trường THPT Trấn Biên

SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt


Viết đầy đủ

CHĐH

Câu hỏi định hướng

CTC

Chương trình chuẩn

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên



Hoạt động

HS

Học sinh

PBL

Problem-based learning


PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa


VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG
“LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG PHÁP
DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển Việt Nam năm 2009 –
2020 “Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng
có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam
mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời
đại ”. [28]
Tại điều 5 luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí

vươn lên”. [9]
Mục tiêu giáo dục mơn vật lý ở trường THPT cần cung cấp cho HS hệ thống
kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống con
người. Những nội dung chủ yếu bao gồm giải thích các hiện tượng, những ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong đời sống, kinh tế và sản xuất. Những nội dung này
góp phần giúp HS có học vấn phổ thơng tương đối hồn chỉnh để có thể tiếp tục
học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến vật lý trong đời
sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học mơn Vật lý có nhiều cơ hội kết
hợp nội dung giảng dạy ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, việc xây dựng chương trình vật lý THPT
được thực hiện theo hướng:
- Nội dung vật lý gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và cộng đồng.
- Nội dung vật lý gắn với thực hành, thực nghiệm.
- Nội dung vật lý phải có tính thiết thực.


Tuy nhiên các mơn KHTN trong nhà trường cịn “khơ khan”, chưa có các
hoạt động kích thích HS đam mê và tìm hiểu, đóng góp vào lợi ích của tập thể,
cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn chuyên đề “Vận dụng kiến
thức liên môn vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng”, vật lý 12 theo phương
pháp dựa trên vấn đề, nhằm nâng cao năng lực tự học giúp học sinh u thích mơn
Vật lý, góp phần đổi mới PPDH vật lý ở trường THPT.
II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2. Dạy học dựa trên vấn đề (PBL)
2.1. Khái niệm
- Theo Barrows và Kelson: “PBL vừa là chương trình, vừa là quá

trình. Chương trình bao gồm những vấn đề được lựa chọn kĩ càng, đòi hỏi người
học trong q trình học phải tích lũy kiến thức then chốt. Quá trình là sự rèn luyện
các kĩ năng GQVĐ thành thạo, phương pháp tự học, kĩ năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện trong những q trình, những phương pháp được sử dụng phổ biến trong
cuộc sống, trong GQVĐ”[21].
- Theo Boud, ý tưởng của PBL là dùng một vấn đề mà người học phải giải
quyết để làm điểm khởi đầu của học tập. Trong môi trường dạy học PBL người
học được khuyến khích để GQVĐ của thế giới thực [17]. PBL là phương pháp
theo chủ nghĩa kiến tạo với quan điểm triết lý cho rằng kiến thức không phải là
tuyệt đối mà được kiến tạo bởi người học dựa trên những kiến thức sẵn có và thế
giới quan của riêng họ. Trong PBL, ba quy tắc kiến tạo cơ bản được phản ánh là:
hiểu biết xuất phát từ tác động hỗ tương với môi trường xung quanh; xung đột
nhận thức có thể kích thích việc học tập; kiến thức được phát triển nhờ những thảo
luận, trao đổi và đánh giá mang tính xã hội của sự hiểu biết cá nhân [18].
- Theo Henk Schmidt, PBL là một quá trình học trong đó người học giải
quyết các vấn đề trong nhóm nhỏ dưới sự giám sát và dẫn dắt của người hỗ trợ.
Vấn đề trong PBL thường bao gồm sự mơ tả về một tình huống có thực. HS làm
việc theo nhóm để phân tích, định dạng vấn đề và GQVĐ trên cơ sở kiến thức đã
có. Kết quả được đánh giá thơng q trình HĐ, và trình bày của HS trong nhóm
[19]. PBL được xây dựng trên ba nguyên tắc chính. Thứ nhất, đạt được kiến thức


và sự hiểu biết sâu sắc mà nó cần sử dụng cho nghề nghiệp trong tương lai. Thứ
hai, tự lực và chủ động trong học tập. Thứ ba, phát triển các kĩ năng phân tích vấn
đề và GQVĐ [19].
Từ những nhận định trên, vậy PBL là PPDH lấy vấn đề làm điểm khởi đầu, và
vấn đề đó sẽ điều khiển cả quá trình học tập của người học. Vấn đề được chọn là
vấn đề có trong cuộc sống, và đồng thời có liên quan đến chương trình học. Vấn đề
phải kích thích được sự hứng thú của người học. Vấn đề sẽ được giao trước khi
người học được tiếp cận các kiến thức mới, qua việc thảo luận làm việc nhóm để

GQVĐ, người học sẽ chủ động lĩnh hội các kiến thức cần thiết, đồng thời rèn luyện
được các kĩ năng: phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu, đưa ra
các giải pháp GQVĐ cũng như kĩ năng làm việc nhóm
2.2. Mơ hình dạy học dựa trên vấn đề PBL
Có rất nhiều mơ hình PBL được các nhà giáo dục thế giới đưa ra như: James
Busfied và Ton Peijs, Barrows, Greewald, Barett, nhưng nhìn chung thì có các
bước sau:
● Bước 1: Đối mặt và xác định vấn đề
● Bước 2: Thảo luận phân tích vấn đề
● Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
● Bước 4: Xác định và hoàn thành bài tập cá nhân
● Bước 5: Báo cáo bài tập cá nhân
● Bước 6: Tập hợp thông tin, giải quyết vấn đề
● Bước 7: Tổng hợp, đánh giá quá trình giải quyết vấn đề
Từ những nhận định trên, vậy PBL là PPDH lấy vấn đề làm điểm khởi đầu, và
vấn đề đó sẽ điều khiển cả quá trình học tập của người học. Vấn đề được chọn là
vấn đề có trong cuộc sống, và đồng thời có liên quan đến chương trình học. Vấn đề
phải kích thích được sự hứng thú của người học. Vấn đề sẽ được giao trước khi
người học được tiếp cận các kiến thức mới, qua việc thảo luận làm việc nhóm để
GQVĐ, người học sẽ chủ động lĩnh hội các kiến thức cần thiết, đồng thời rèn luyện
được các kĩ năng: phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu, đưa ra
các giải pháp GQVĐ cũng như kĩ năng làm việc nhóm.


Căn cứ vào cấu trúc PBL và nội dung dạy học, tác giả đề xuất một sơ đồ thực
hiện dạy học theo PBL như sơ đồ

2.3. Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vật lý ở
NHẬN BIẾT VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU

DẠY HỌC

TÌM KIẾM THƠNG TIN

THIẾT KẾ VÀ GIAO VẤN ĐỀ

TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ DỰ KIẾN GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

NHẬN XÉTĐÁNH GIÁ

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ CỤ THỂ

TỔNG HỢP – SO SÁNH, ĐƯA RA
GIẢI PHÁP TỐT

THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

trường phổ thông
PBL đang được triển khai tại các trường đại học khác nhau như: Đại học
thủy sản Nha trang, khoa Du lịch và khách sạn ở trường Đại học kinh tế quốc dân.
Các trường đại học khác cũng đang tìm hiểu và có những bài tham luận nói về
phương pháp này như: Đại học An giang, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh,…
Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ mới dừng lại ở một số trường đại học còn ở


THPT thì chưa một trường phổ thơng nào áp dụng phương pháp này. Đây thực sự
là một khó khăn khi quyết định áp dụng PBL vào trường THPT.

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt
chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay,
việc vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống còn rất nhiều hạn chế. Việc giảng dạy
kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức vật lí nói riêng ở nhiều trường vẫn
cịn tiến hành theo lối “thơng báo - tái hiện”, với tâm lí ngại cho học sinh tiếp xúc
với thí nghiệm vì sợ học sinh làm hư hỏng, gây phiền toái, điều này là tương đối
phổ biến ở các trường trung học phổ thông, làm cho học sinh phổ thơng có q ít
điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm vật lí. Do những khó
khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị mà nhiều trường trung học phổ
thơng đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không
tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học tiên
tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính,
thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử ...) và do đó, lối “dạy chay” vẫn là
cách dạy học ngự trị ở nhiều trường trung học phổ thông hiện nay. Vì vậy, việc áp
dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề ở các trường phổ thơng ít được phát
huy.
Qua việc phân tích cơ sở lý luận của HĐ dạy học thì chúng tơi thấy được xu
thế hiện nay của việc dạy học là lấy HS làm trung tâm, HS phải tự tìm kiếm kiến
thức bằng quá trình tự học của chính bản thân, bằng những HĐ GQVĐ thực tiễn…
Và bên cạnh việc trau dồi kiến thức thì dạy học hiện nay rất chú trọng đến rèn
luyện kĩ năng. Với việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học dựa trên PBL là
PPDH tích cực, trong q trình học tập HS sẽ phải tự tìm kiếm thơng tin, sử dụng
kiến thức thu được vào GQVĐ thực tiễn. Qua đó tạo cơ hội cho HS tự khẳng định
mình, phát triển kĩ năng sống, hướng tới kĩ năng tư duy bậc cao. PPDH này là sự
cố gắng tăng cường sự tích hợp kiến thức liên mơn, tích hợp những kiến thức đã
học vào những ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Với việc làm rõ cơ sở lý luận
của HĐ dạy học dựa trên PBL vào dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng là
hồn tồn hợp lý, phù hợp với cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.



Tất cả những cơ sở lý luận đã phân tích sẽ được vận dụng để thiết kế khoá
học dựa trên vấn đề áp dụng vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng” vật lý 12.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Giai đoạn thiết kế và giao vấn đề
Xác định vấn đề
Các vấn đề đưa ra phải liên quan đến UDKT trong vật lý và sẽ có vấn đề liên
quan đến nội dung kiến thức “Lượng tử ánh sáng”. Vấn đề có thể là một sự vật,
hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Qua tìm hiểu thì chúng tơi có thể lấy vấn
đề “Làm thế nào để máy tính cầm tay hoạt động được?” để làm vấn đề cho khóa
học
Xác định các phương tiện, thiết bị, tài liệu hỗ trợ việc giao vấn đề, dạy và học
Căn cứ vào nội dung vấn đề mà ta sẽ chuẩn bị các phương tiện để hỗ trợ việc
giao vấn đề như là tài liệu, tranh ảnh, các đoạn phim, máy chiếu, các bộ dụng cụ
thí nghiệm…
Căn cứ vào nội dung tìm hiểu, báo cáo của nhóm HS trong mỗi buổi báo
cáo, thảo luận mà cần chuẩn bị các phương tiện hoặc các thiết bị tương ứng:
- Những phương tiện, thiết bị cần chuẩn bị cho các buổi báo cáo của HS:
phòng máy chiếu, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm có liên quan, các dụng cụ cần
thiết để HS biểu diễn các thí nghiệm…
- Sưu tầm và tìm hiểu những tài liệu cơ bản, các trang web phù hợp với nội
dung học tập của phần “Quang học” để giới thiệu cho HS tham khảo.
- Chuẩn bị các vấn đề của bài học: quay phim, chụp ảnh… các tình huống để
đặt vấn đề cho HS.
Xây dựng vấn đề
“Là một người tính tốn tạo nguồn cho máy tính cầm tay hoạt động thì em
sẽ làm như thế nào?”
Việc giao vấn đề cho HS quan sát máy tính cầm tay.
3.2. Tiến trình hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề



3.2.1. Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm
- HS sẽ GQVĐ trong vịng 2 tuần (7 tiết trên lớp). Mỗi tuần HS sẽ có 3 tiết
lên lớp để thảo luận, trao đổi và nhận sự giúp đỡ từ GV. Mỗi nhóm cũng có thể sắp
xếp các buổi thảo luận riêng của nhóm ngồi giờ lên lớp. Hai tiết cuối cùng của
chương sẽ dùng để tổng kết khoá học và làm bài kiểm tra chương.
- HS sẽ làm việc theo nhóm. Chia lớp học ra thành 4 nhóm (khoảng 12 HS/
1 nhóm). Mỗi nhóm sẽ bầu ra một thành viên làm nhóm trưởng để điều khiển các
buổi thảo luận (nên chọn những người tháo vát và có học lực khá, giỏi) và thư kí
để ghi biên bản các buổi thảo luận.
- Từ vấn đề đưa ra, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận. Các ý kiến thảo luận được
tôn trọng như nhau và sau đó đem ra phân tích để thống nhất vấn đề cần nghiên
cứu. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được phân cơng nhiệm vụ và báo cáo kết quả,
tham gia thảo luận khi họp nhóm.
- Sau mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ có sản phẩm UDKT để đánh giá kiến
thức mà HS cũng như nhóm đã tìm hiểu, xây dựng được. Nhận xét về mặt tích cực
và mặt tiêu cực mà mỗi nhóm đạt được.
3.2.2. Kế hoạch hướng dẫn HS GQVĐ
Tiến trình hướng dẫn HS GQVĐ sẽ thực hiện theo tiến trình 6 bước như đã
trình bày ở chương 1.


Bước 1: Nhận biết và phân tích vấn đề
HS sẽ tóm tắt lại vấn đề: Cần phải tìm ra nguyên tắc hoạt động và giải pháp
tạo nguồn cho máy tính cầm tay. Những từ khố cần phải được làm rõ: nguyên tắc
hoạt động máy tính cầm tay, và quá trình tạo nguồn.
Sau khi HS thảo luận về những cách thức tạo nguồn cho máy tính cầm tay,
GV tổng hợp đưa ra bộ CHĐH sau:
Định hướng 1: từ những trái cây có trong thiên nhiên thì ta có thể tạo ra
nguồn cho máy tính cầm tay khơng? Có những loại trái cây nào tạo được pin?
Định hướng 2: Hệ thống kiến thức đã được học từ trước tạo nguồn pin từ các

dung dịch hóa chất được khơng? Dung dịch hóa chất đó phải đáp ứng u cầu gì?
Định hướng 3: Từ những kiến thức đã được học và hóa chất sẵn có trong
phịng thí nghiệm hóa, làm thế nào tạo ra pin nhỏ gọn, an toàn?


HS sẽ tiếp tục thảo luận về các định hướng, xác định những thông tin cần
phải biết về vấn đề và về các CHĐH.


Bước 2: Tìm kiếm thơng tin
Cả nhóm sẽ tiến hành tìm kiếm thơng tin để làm rõ những khái niệm xuất
hiện trong vấn đề, cũng như trong bộ CHĐH như là: nguyên tắc hoạt động máy
tính cầm tay, q trình tạo nguồn cho máy tính từ quả chanh, pin Vôn - ta, pin Lơ clan - sê (Leclanché), pin quang trở… và tất cả những thông tin có thể tìm kiếm
được về tạo pin cho máy tính cầm tay. GV hướng dẫn kiến thức liên quan đến
CHĐH, có thể cung cấp các địa chỉ web, các tên sách về tạo pin HS dễ dàng tìm
kiếm, nhưng chỉ nên cung cấp khi có u cầu từ phía HS. Việc chủ động tìm kiếm
thơng tin sẽ giúp HS thu thập được thông tin nhiều hơn, chi tiết hơn là khi được
GV cung cấp địa chỉ cụ thể.



Bước 3: Trình bày và phân tích thơng tin
Với các thơng tin thu thập được thì các cá nhân sẽ lần lượt trình bày trước
nhóm, cả nhóm sẽ cùng nhau thảo luận phân tích thơng tin của từng cá nhân. Ở
bước này GV có thể đưa ra những CHĐH giúp HS dễ dàng lựa chọn thơng tin
đúng và cần thiết để GQVĐ.



Bước 4: Xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Sau khi hồn thành bước 3, nhóm sẽ phải tìm hiểu, phân tích kĩ lại những
thơng tin đã thu thập được, những nguyên lý, các bước chế tạo pin. Các cá nhân sẽ
được phân công việc, nhiệm vụ theo bản kế hoạch và sẽ phải hồn thành cơng việc
của mình đúng thời hạn.



Bước 5: Tổng hợp - So sánh
Các cá nhân hồn thành nhiệm vụ của mình, cả nhóm sẽ đưa ra sản phẩm về
UDKT. Các sản phẩm sẽ được so sánh và tổng hợp để tìm ra được sản phẩm thỏa
theo yêu cầu vấn đề đặt ra. Nếu như những kiến thức cả nhóm thu được giải thích
thoả đáng các CHĐH thì các kiến thức sẽ được tổng kết lại để các thành viên trao
đổi tiếp thu kiến thức. Cuối cùng việc quan trọng nhất là với các kiến thức đã tiếp
thu được, cả nhóm sẽ phải vận dụng để GQVĐ của khố học. Nếu HS gặp khó
khăn thì GV sẽ tiếp tục cung cấp CHĐH để cả nhóm cùng thảo luận, nghiên cứu.


Định hướng 4: để hồn thành pin cho máy tính cầm tay,thì cần bao nhiêu
vơn? Làm sao thiết kế pin thật nhỏ, gọn,dễ thiết kế và tận dụng được năng lượng
tự nhiên là tối ưu nhất?
Các kết quả làm việc và các câu trả lời cho CHĐH sẽ được ghi vào biên bản
nhóm để nhóm soạn thảo bài báo cáo trước lớp. Bài báo cáo phải đạt được những
yêu cầu cơ bản như là: nhóm đã làm rõ được những khái niệm, nguyên lý, định luật
gì để GQVĐ? Bài báo cáo phải trả lời rõ ràng các CHĐH. Và quan trọng nhất là
giải pháp cho vấn đề là gì? Những kiến thức về môn Vật lý đã tiếp thu được khi
GQVĐ là gì? Nhưng nếu sau khi tổng kết các kết quả nghiên cứu của cả nhóm
nhưng khơng thể trả lời, cũng như giải thích rõ ràng các CHĐH thì cả nhóm sẽ
phải quay lại bước 2 để thu thập lại thơng tin. Nếu như HS gặp khó khăn thì GV có
thể đưa ra những gợi ý sát sao hơn, hoặc những địa chỉ cụ thể để HS dễ dàng thu
thập tài liệu.

3.3. Kế hoạch chi tiết tiến trình dạy học dựa trên vấn đề


Buổi 1
- Giới thiệu UDKT trong Vật lý theo phương pháp PBL (10 phút).
- Giới thiệu vai trị của GV và HS trong tiến trình thực hiện dạy học theo
phương pháp PBL để HS thấy rõ được vai trị trung tâm của mình trong khố học
từ đó có thái độ tích cực hơn trong học tập.
- Giới thiệu tiến trình GQVĐ như đã trình bày ở chương 1 để HS nắm rõ các
bước, các giai đoạn và cơng việc cần làm của mình.
- Giới thiệu bảng tiêu chí đánh giá để HS xác định đâu là những ưu điểm của
bản thân cần phải phát huy, đâu là những nhược điểm cần phải khắc phục để đáp
ứng tốt u cầu đặt ra.



Chia nhóm (5 phút).
Nên chia lớp thành 4 nhóm, có thể lấy 4 tổ có sẵn của lớp nhưng lưu ý là phải
phân chia số lượng HS có học lực tương đương nhau trong 4 nhóm. Trong đó có:
+ Nhóm trưởng: GV phổ biến vai trị, nhiệm vụ cho nhóm trưởng.
+ Thư kí: GV phổ biến vai trị, nhiệm vụ.
Giới thiệu vấn đề (5 phút)



Làm việc nhóm (25 phút)


GV sẽ hướng dẫn HS phân tích vấn đề bằng những câu hỏi, những gợi ý
nhỏ:

- Các em hãy gạch dưới những từ khoá, những khái niệm mà các em nghĩ là
cần thiết phải làm rõ để GQVĐ.
- Khi đọc vấn đề, nguyên nhân nào để tạo nguồn cho máy tính cầm tay là
nguyên nhân em nghĩ đến đầu tiên?
- Dựa vào những kiến thức đã học thì cách thức tạo pin sẽ như thế nào?
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động nhóm theo phương pháp 5W & 1H
Từ giữa buổi 1 và buổi 2:
- HS sẽ tìm kiếm thông tin về cách tạo ra nguồn sử dụng trong máy tính
cầm tay.
- Hồn thành bản kế hoạch hoạt động nhóm theo phương pháp 5W & 1H.
- Các nhóm có thể họp ngồi giờ lên lớp nếu các thành viên cần thảo luận.
GV sẽ theo dõi sát sao những HĐ của các nhóm và thường xuyên liên lạc để trợ
giúp kịp thời nếu các nhóm gặp khó khăn trong q trình tìm kiếm thơng tin.
- Trước khi vào buổi 2 thư kí chuyển bảng báo cáo kế hoạch cho thành viên
trong lớp và GV qua email.



Buổi 2
HĐ nhóm (15 phút)
Các nhóm sẽ thảo luận về những thơng tin đã tìm được, các cá nhân sẽ trình
bày, phân tích và so sánh các thông tin với nhau để xác định thông tin nào là đúng,
thông tin nào sai, thông tin nào cần thiết và khơng cần thiết cho q trình GQVĐ.
Sau q trình thảo luận này HS sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề mà mình
đang đối mặt. Các nhóm cử đại diện trình bày bảng kế hoạch hoạt động nhóm.



GV đưa ra bộ CHĐH (5 phút)
Để giúp HS dễ dàng hơn trong việc GQVĐ đồng thời tránh việc đi lạc

hướng quá xa so với vấn đề, GV sẽ tổng hợp và cung cấp cho HS bộ CHĐH:
Định hướng 1: từ những trái cây có trong thiên nhiên có cách nào tạo ra
nguồn cho máy tính cầm tay khơng? Có những loại trái cây nào tạo được pin?
Định hướng 2: Hệ thống kiến thức đã được học từ trước tạo nguồn pin từ các
dung dịch hóa chất được khơng? Dung dịch hóa chất đó phải đáp ứng yêu cầu gì?


Định hướng 3: Từ những kiến thức đã được học và hóa chất sẵn có trong
phịng thí nghiệm hóa, làm thế nào tạo ra pin nhỏ gọn, an tồn?
HĐ nhóm
Các nhóm sẽ tiếp tục thảo luận tìm hiểu về nhiệm vụ của nhóm được giao
tương tự như khi thảo luận để tìm hiểu vấn đề. Kết quả sau cùng của buổi thảo luận
là phải xác định được những thông tin nào cần tìm hiểu, cần làm rõ để giải quyết
nhiệm vụ của nhóm. HS xác định những cơng việc cần làm trong khoảng thời gian
tại nhà trước khi lên lớp buổi tiếp theo.
Từ buổi 2 đến buổi 3
Trong thời gian này HS sẽ tìm hiểu về các CHĐH. HS sẽ phải tìm hiểu
thơng tin qua sách báo, internet, xuống phịng thí nghiệm, xưởng kĩ thuật… và có
thể liên lạc với GV để nhận được sự giúp đỡ.
Trước buổi 3
Bốn nhóm đưa ra bản kế hoạch và bài báo cáo trên email.



Buổi 3
Thảo luận nhóm (10 phút)
HS sẽ trình bày thơng tin mình đã tìm hiểu được về 3 CHĐH, nhóm sẽ thống
nhất câu trả lời cho 3 CHĐH để trình bày trước lớp.




Làm việc tồn lớp (15 phút)
Bốn nhóm sẽ trình bày câu trả lời của nhóm về 3 CHĐH. Các câu trả lời của
mỗi nhóm có thể sẽ khác nhau, vì vậy các nhóm sẽ đưa ra những thơng tin, bằng
chứng, luận điểm để biện luận cho câu trả lời của nhóm, câu trả lời thuyết phục
nhất sẽ được cả lớp thống nhất chọn để thực hiện bước tiếp theo trong tiến trình
GQVĐ.




GV cung cấp kiến thức liên quan đến CHĐH.
Làm việc nhóm (20 phút)
Tuỳ theo câu trả lời và những thơng tin biện luận của các nhóm mà GV sẽ có
những định hướng khác nhau cho mỗi nhóm với mục đích là giúp nhóm hiểu được
cách thức tạo pin từ trái cây, giải thích q trình điện phân trong dung dịch, quy
trình tạo pinLơ - clan-sê trong thị trường . Với những câu hỏi mà GV giao, cùng


những vấn đề chưa tháo gỡ được ở CHĐH thì nhóm sẽ phân chia cụ thể từng
nhiệm vụ đều cho các cá nhân. Các cá nhân sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình theo
đúng lịch trình mà nhóm đặt ra.
Từ buổi 3 đến buổi 4
Trong thời gian này HS phải hồn thành sản phẩm của nhóm mình
GV sẽ tổ chức một buổi ngoại khố cho HS tại phịng thí nghiệm của trường
để HS có thể thực hiện các phương án thí nghiệm đã đề xuất để kiểm tra tính đúng
đắn của giả thuyết đã đưa ra.
Định hướng 1: HS tự tìm kiếm các thiết bị để hồn thành vấn đề của nhóm.
Định hướng 2: HS sẽ được vào phịng thí nghiệm lý - hóa để hồn thành vấn
đề của nhóm.

Định hướng 3: HS sẽ được vào phịng thí nghiệm hóa, và xưởng kỹ thuật để
hồn thành vấn đề của nhóm.
Trong q trình hồn thành sản phẩm có vấn đề gì HS liên lạc với GV để
nhận sự giúp đỡ.
Với những công việc được giao, mỗi thành viên sẽ tự nghiên cứu để hồn
thành, nếu gặp khó khăn thì có thể liên lạc với các thành viên khác cũng như GV
để được giúp đỡ. Các cá nhân sẽ có bài tổng kết các kết quả nghiên cứu của cá
nhân để báo cáo với nhóm. Kết quả nghiên cứu phải đi kèm những luận điểm
chứng minh là kết quả mình nghiên cứu được là đúng. Nhóm sẽ họp để tổng kết
cơng việc cả nhóm, hồn thành các cơng việc mà GV giao, giải thích rõ ràng các
CHĐH. Vận dụng các kiến thức nghiên cứu được để GQVĐ của khoá học và
chuẩn bị bài báo cáo trước lớp.
Trước buổi 4
+ Bốn nhóm đưa ra bản kế hoạch hoàn chỉnh và bài báo cáo trên email.
+ Phải đưa ra sản phẩm của nhóm.



Buổi 4
Các nhóm báo cáo tồn lớp (35 phút)
Bốn nhóm trình bày trước lớp sẽ giải thích rõ ràng các CHĐH, và đưa ra sản
phẩm UDKT cho vấn đề của khoá học. Trong bài báo cáo phải nêu ra được những
nguyên lý, kiến thức gì của mơn Vật lý được sử dụng để GQVĐ.


GV nhận xét và đưa ra CHĐH cuối cùng (10 phút)



GV sẽ nhận xét về từng bài báo cáo của các nhóm và đưa ra định hướng cuối

cùng để GQVĐ:
Định hướng 4: để hồn thành pin cho máy tính cầm tay,thì cần bao nhiêu
vơn? Làm sao thiết kế pin thật nhỏ, gọn,dễ thiết kế và tận dụng được năng lượng
tự nhiên là tối ưu nhất?
Từ buổi 4 đến buổi 5
GV sẽ tổ chức một buổi ngoại khoá cho HS tại phịng thí nghiệm của trường
để HS có thể thực hiện thí nghiệm hồn thành vấn đề được đề ra.
Định hướng 4: HS sẽ được vào phịng thí nghiệm lý, hóa, và xưởng kỹ thuật
để hồn thành vấn đề của nhóm.
Trong khoảng thời gian này HS sẽ vận dụng những kiến thức đã tiếp thu
được để tìm nguyên nhân của vấn đề, từ đó sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề. Các
nhóm sẽ chuẩn bị bài báo cáo bao gồm: nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề và giải
thích tại sao? Đồng thời trình bày những kiến thức về vật lý đã sử dụng để GQVĐ.
Trước buổi 5
+ Bốn nhóm đưa ra bản kế hoạch và bài báo cáo trên email.


Buổi 5
Các nhóm báo cáo
GV cung cấp kiến thức liên quan đến CHĐH.
Các nhóm sẽ trình bày bài báo cáo đã chuẩn bị tại nhà, mỗi nhóm sẽ có
khoảng hơn 10 phút để trình bày.



Buổi 6
GV nhận xét và đánh giá
Các nhóm sẽ đưa ra những nhận xét về bài báo cáo của các nhóm, sau đó
GV sẽ nhận xét về phần trình bày của các nhóm, và đánh giá nhóm cho HS.




Buổi 7
GV sẽ tổng kết lại tồn bộ kiến thức và phát lại phiếu đánh giá đã cho điểm
cho HS và các nhóm, cho học sinh trắc nghiệm kiến thức đã học.
3.4. Tiến trình dạy học theo PBL chương “Lượng tử ánh sáng” Vật lý 12
GIÁO ÁN BUỔI THỨ NHẤT


I. Giới thiệu
1. Tiêu đề: “Làm thế nào để máy tính cầm tay hoạt động được?”.
2. Tác giả: Đỗ Thị Thanh Phương
3. Mơn học chính: Vật lý
4. Các mơn học liên quan: Hóa học, cơng nghệ.
5. Lớp 12
6. Mơ tả vấn đề và nhiệm vụ của HS:
Ngày nay, khoa học cơng nghệ phát triển khơng ngừng, nó đã góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Chính vì vậy, con người sống
trong thời đại này địi hỏi u cầu cao về khả năng: tìm tịi, sáng tạo, thích nghi và
cải tiến. Nếu bạn là một người tính tốn tạo nguồn cho máy tính cầm tay hoạt động
thì bạn sẽ làm như thế nào?
7. Thời gian thực hiện: 2 tuần.
II. Mục tiêu cần đạt được
1. Kiến thức
- Biết được cách thức làm việc và nhiệm vụcủa mình trong khóa học UDKT
trên PBL.
- Xác định được các từ khố trong vấn đề.
- Bước đầu nêu ra được những nhận định ban đầu về vấn đề.
- Nêu được những vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết ở nhà cũng như ở buổi
thảo luận tiếp theo. Đó là vấn đề liên quan đến làm thế nào để máy tính cầm tay

hoạt động.
2. Kĩ năng
- Biết liên kết các ý tưởng để rút ra được vấn đề chính, trọng tâm cần tìm
hiểu, biết cách lập luận để loại bỏ những vấn đề gây nhiễu.
- Liệt kê những kiến thức có sẵn để phân tích vấn đề.
- Làm việc nhóm, khả năng tranh luận, lắng nghe và thuyết phục nhóm.
3. Thái độ
- Có niềm vui thích, hào hứng với phương pháp học tập mới.
- Sẵn sàng đối mặt với vấn đề.
- Sẵn sàng hợp tác với các thành viên trong nhóm.


III. Các HĐ


GV giới thiệu UDKT trong Vật lý theo phương pháp PBL (10 phút).
- Giới thiệu vai trò của GV và HS trong tiến trình thực hiện dạy học theo
phương pháp PBL. Do đó, HS thấy rõ được vai trị trung tâm của mình trong khố
học: mọi HĐ học tập là do HS chủ động lựa chọn và thực hiện, HS sẽ tự quyết định
những việc cần làm, mọi kiến thức sẽ do HS chủ động chiếm lĩnh. Từ đó, HS sẽ có
thái độ tích cực hơn trong học tập.
- Giới thiệu tiến trình GQVĐ bằng cách phát cho HS 1 bản tài liệu về cách
thức thực hiện học tập theo PBL (bản tài liệu được trình bày ở phụ lục).
- Giới thiệu bảng tiêu chí đánh giá để HS xác định đâu là những ưu điểm của
bản thân cần phải phát huy, đâu là những nhược điểm cần phải khắc phục để đáp



ứng tốt yêu cầu đặt ra.
Chia nhóm (5 phút).

Nên chia lớp thành 4 nhóm, có thể lấy 4 tổ có sẵn của lớp nhưng lưu ý là phải
phân chia số lượng HS có học lực tương đương nhau trong 4 nhóm. Trong đó có:
+ Nhóm trưởng: GV phổ biến vai trị, nhiệm vụ cho nhóm trưởng.
+ Thư kí: GV phổ biến vai trị, nhiệm vụ.



Giới thiệu vấn đề (5 phút)
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển khơng ngừng, nó đã góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Chính vì vậy, con người
sống trong thời đại này đòi hỏi yêu cầu cao về khả năng: tìm tịi, sáng tạo, thích
nghi và cải tiến. Nếu bạn là một người tính tốn tạo nguồn cho máy tính cầm tay
hoạt động thì bạn sẽ làm như thế nào?
Việc giao vấn đề có thể cho HS quan sát máy tính cầm tay casio.


Hình 2.2. Máy tính cầm tay
● Làm việc nhóm (25 phút)
GV sẽ hướng dẫn HS phân tích vấn đề bằng những câu hỏi, những gợi ý
nhỏ:
- Các em hãy gạch dưới những từ khoá, những khái niệm mà các em nghĩ là
cần thiết phải làm rõ để GQVĐ.
- Khi đọc vấn đề, nguyên nhân nào để tạo nguồn cho máy tính cầm tay là
nguyên nhân em nghĩ đến đầu tiên?
- Dựa vào những kiến thức đã học thì cách thức tạo pin sẽ như thế nào?
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động nhóm theo phương pháp 5W & 1H.
HS sẽ thảo luận nhóm:
+ Đầu tiên mỗi HS sẽ xác định từ khoá trong các vấn đề: nguyên tắc hoạt
động máy tính cầm tay, và q trình tạo nguồn ….
+ Động não tóm tắt và phân tích vấn đề: Cần phải tìm ra giải pháp và đưa ra

sản phẩm tạo nguồn cho máy tính cầm tay.
+ Các thành viên trong nhóm đều phải đưa ra các ý kiến của mình về vấn đề.
+ Tranh luận giữa các thành viên về giải pháp tạo nguồn cho máy tính cầm
tay hoạt động trên cơ sở kiến thức đã học.
- Nguồn pin phải đáp ứng u cầu có giá trị vơn là bao nhiêu?
- Để tạo được nguồn pin thì có bao nhiêu giải pháp?
- Pin được tạo ra phải thỏa mãn ngun lý, định luật nào?
Cả nhóm sẽ thống nhất cơng việc cần làm khi về nhà là sẽ tìm kiếm thơng
tin về các giải pháp tạo pin, tìm hiểu những hiện nguyên lý, định luật nào liên quan
đến cách thức tạo pin.
GIÁO ÁN BUỔI THỨ HAI
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Kiến thức
- Biết được chính xác vấn đề cần phải giải quyết đó là tìm ngun tắc tạo
pin.
- Xác định được các từ khoá xuất hiện trong bộ CHĐH.


- Nêu ra được những thơng tin cần tìm hiểu trong bộ CHĐH: tạo pin từ trái
cây, từ dung dịch hóa chất, thiết kế pin nhỏ và gọn.
2. Kỹ năng
- Phân tíchvà lựa chọn thơng tin.
- Áp dụng được vốn kiến thức có sẵn để phân tích bộ CHĐH.
- Kĩ năng tranh luận, lắng nghe và thuyết phục nhóm.
3. Thái độ
- Đưa ra ý kiến chủ quan của các thành viên trong nhóm.
- Sẵn sàng hợp tác với các thành viên trong nhóm.
- Chú ý, nghiêm túc trong họp nhóm.
II. Các HĐ
HĐ nhóm thảo luận thơng tin tìm kiếm được (15 phút)




Các nhóm sẽ thảo luận về những thơng tin đã tìm được, các cá nhân sẽ trình
bày, phân tích và so sánh các thông tin với nhau để xác định thông tin nào là đúng,
thông tin nào sai, thông tin nào cần thiết và không cần thiết cho quá trình GQVĐ.
Sau q trình thảo luận, HS sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề mà mình đang đối
mặt.
Những thông tin mà HS cần ghi chép lại:
- Pin sử dụng trong máy tính cầm tay là bao nhiêu vơn?
- Q trình chế tạo pin phải nắm rõ các tính chất hóa học để đảm bảo an
tồn.
GV đưa ra bộ CHĐH (5 phút).
Để giúp HS dễ dàng hơn trong việc GQVĐ đồng thời tránh việc đi lạc
hướng quá xa so với vấn đề, GV sẽ tổng hợp và cung cấp cho HS bộ CHĐH:
Định hướng 1: Từ những trái cây có trong thiên nhiên có cách nào tạo ra
nguồn cho máy tính cầm tay khơng? Có những loại trái cây nào tạo được pin?
Định hướng 2: Hệ thống kiến thức đã được học từ trước tạo nguồn pin từ các
dung dịch hóa chất được khơng? Dung dịch hóa chất đó phải đáp ứng u cầu gì?
Định hướng 3: Từ những kiến thức đã được học và hóa chất sẵn có trong


phịng thí nghiệm hóa, làm thế nào tạo ra pin nhỏ gọn, an tồn?
HĐ nhóm thảo luận về bộ CHĐH (25 phút)


Các nhóm sẽ tiếp tục thảo luận tìm hiểu về các CHĐH tương tự như khi thảo
luận để tìm hiểu vấn đề. Kết quả sau cùng của buổi thảo luận là phải xác định được
những thơng tin nào cần tìm hiểu, cần làm rõ để giải quyết các CHĐH. HS xác định
sơ qua những công việc cần làm trong khoảng thời gian tại nhà trước khi lên lớp

buổi tiếp theo. Hai vấn đề mà các nhóm cần phải làm rõ là: tạo pin và thiết kế nhỏ
gọn.


GIÁO ÁN BUỔI THỨ BA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được ba CHĐH.
- Biết được nguyên tắc chế tạo pin từ trái cây tự nhiên, pin Vôn - ta (Volta),
pin Lơ - clan- sê (Leclanché) với các CHĐH.
- Đề xuất được các phương án thí nghiệm để cho ra sản phẩm UDKT.
- Xác định được nhiệm vụ cá nhân sẽ thực hiện tại nhà.
2. Kỹ năng
- Trình bày trước lớp.
- Tranh luận, lắng nghe, thuyết phục nhóm.
- Thao tác tiến hành thí nghiệm cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học.
3. Thái độ
- Chú ý lắng nghe các bài trình bày của các nhóm.
- Tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân, kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác
trong học tập và nghiên cứu cũng như tự học hỏi người khác.
II. Các HĐ


Thảo luận nhóm thống nhất bài trình bày (5 phút)
HS sẽ trình bày thơng tin mình đã tìm hiểu được về 3 CHĐH, nhóm sẽ thống
nhất câu trả lời cho 3 CHĐH để trình bày trước lớp.



Các nhóm trả lời các CHĐH (20 phút)

Bốn nhóm sẽ trình bày câu trả lời của nhóm về 3 CHĐH. Các câu trả lời của
mỗi nhóm có thể sẽ khác nhau, vì vậy, các nhóm sẽ đưa ra những thơng tin, bằng
chứng, luận điểm để biện luận cho câu trả lời của nhóm, câu trả lời thuyết phục
nhất sẽ được cả lớp thống nhất chọn để thực hiện bước tiếp theo trong tiến trình
GQVĐ.
● GV cung cấp kiến thức liên quan đến CHĐH
- Điều kiện để có dịng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
- Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
- Công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được
gọi là công của nguồn.


- Suất điện động của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng
A: công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương ngược
chiều điện trường.
q: độ lớn điện tích.
- Cơng của lực lạ làm dịch chuyển các điện tích thực ra là phản ứng hóa học
xảy ra bên trong pin, khi nối hai cực có bản chất hóa học khác nhau được ngân
trong chất điện phân thì có một dịng điện chạy liên tục ở mạch ngồi và mặt trong
pin. Tác dụng hóa học đóng vai trị của lực lạ tạo ra và duy trì sự tích điện khác
nhau ở hai cực của pin, do đó duy trì hiệu điện thế giữa chúng và tạo ra suất điện
động của pin.
Làm việc nhóm phân chia nhiệm vụ về nhà (20 phút)



Tuỳ theo câu trả lời và những thơng tin biện luận của các nhóm mà GV sẽ có
những định hướng khác nhau cho mỗi nhóm với mục đích là giúp nhóm hiểu được
tính chất hóa học trong quá trình tạo pin. Qua việc giải quyết ba CHĐH đã nêu,

GV đưa những gợi ý giúp HS phát hiện ra sự liên quan giữa các CHĐH với các
tính chất hóa học:
- Tạo pin tức là tạo ra được nguồn điện, để tạo ra được nguồn điện phải có
sự chuyển dời điện tích (sự dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện
cùng chiều điện trường).
- Muốn có sự chuyển dời điện tích thì 2 cực của nguồn điện phải được ngâm
trong dung dịch hóa học như thế nào? Q trình điện tích chuyển dời như thế nào?
- Để tạo pin nhỏ, gọn thì làm cách nào cơ đặc dung dịch hóa học hay khơng?
Với những câu hỏi và nhiện vụ tạo pin mà GV giao, cùng những vấn đề chưa
tháo gỡ được ở CHĐH thì nhóm sẽ phân chia cụ thể từng nhiệm vụ đều cho các cá
nhân. Các cá nhân sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng lịch trình mà nhóm
đặt ra.


×