Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN: TẠO THÓI QUEN VÀ HỨNG THÚ TRONG VIỆC CHUẨN BỊ BÀI MỚI KHI HỌC MÔN VẬT LÝ .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.54 KB, 18 trang )

Tên SKKN: TẠO THÓI QUEN VÀ HỨNG THÚ TRONG VIỆC CHUẨN BỊ BÀI
MỚI KHI HỌC MÔN VẬT LÝ .

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phương pháp mới theo hướng học sinh tích cưc, chủ động trong việc học,
tìm kiếm, khám phá kiến thức mới. Giáo viên là người hướng dẫn, giúp đở học
sinh trong quá trình khám phá kiến thức đó.
Thực tế cho thấy không phải người giáo viên nào cũng coi trọng việc tổ
chức hoạt động cho HS trước tiết học. Nếu có thì hầu hết cũng chỉ là hình thức,
sau mỗi bài dạy, giáo viên chỉ nói một cách chung chung: các em về nhà học bài và
chuẩn bị bài mới cho tiết sau. Hiếm khi thấy giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể
các em cần chuẩn bị những gì cho tiết học ấy (Có lẽ trừ những bài thực hành). Thời
gian một tiết học có hạn và đồng thời kiến thức bài quá dài, Giáo viên thường bỏ
qua phần dặn dò hoặc có dặn dò cũng qua loa, chủ yếu là học bài, làm bài tập về
nhà và tìm hiểu bài mới, đặt câu hỏi chủ yếu xoáy vào kiến thức đã có sẵn trong
sách giáo khoa. Điều đó vô tình lại gây nên tình trạng không thích chuẩn bị bài
trước ở nhà của học sinh. Bên cạnh đó HS Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà,
nếu có cũng chỉ là ép buộc. Các em chuẩn bị hết sức sơ sài, chiếu lệ. Đa phần học
sinh ít chuẩn bị bài trước, thụ động trong viêc chiếm lĩnh kiến thức mới, và không
biết phải chuẩn bị như thế nào, chủ yếu là đọc trước bài mới một cách qua loa, theo
thời gian các em không còn tìm hiểu bài mới nữa. Vì thế mà chất lượng các tiết
học nhìn chung chưa cao. Đối với môn học, thì việc tổ chức hoạt động cho HS
trước tiết học lại càng hết sức quan trọng. Để tiến hành một giờ học có hiệu quả thì
đòi hỏi người HS cần có sự chuẩn bị chu đáo trứớc khi đến lớp. Việc chuẩn bị bài
của HS có đạt được hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào vai trò hướng dẫn của
GV.
Chính vì các lý do nêu trên mà bản thân quyết định thực hiện đề tài: “ Tạo
thói quen và hướng thú chuẩn bị bài mới cho học sinh”.


II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.[3]
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt
động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học
tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành
động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là
một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định
hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết
hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.[9]
1


Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành
động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức
hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản
phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và
quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh,
dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình
huống và dạy học định hướng hành động.[9]
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là đổi
lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực
nhằm giúp học sinh (HS) phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kĩ năng vận dụng kiến
thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm
tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho Học là quá trình kiến tạo; học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, HS tự hình

thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt đông nhận thức cho HS, dạy
HS tìm ra chân lí.[4]
Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học
tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua tổ chức
thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Chính vì thế việc tổ chức hoạt động
của HS trước trong và sau tiết học là một hoạt động sư phạm hết sức quan trọng
góp phần đổi mới phơng pháp và nội dung tiết dạy. [4]
2. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề chuẩn bị bài trước khi lên lớp có tầm quan trọng cho sự thành công
của tiết học, mặc khác giúp hs chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức,
nhưng thực tiễn Hs chưa biết cách chuẩn bị bài, Gv có yêu cầu chuẩn bị bài các em
cũng không chuẩn bị , một phần các em không biết cách chuẩn bị bài, một phần
các em không có ý thức chuẩn bị bài mới vì có khi đi học các em còn không chịu
học bài cũ, nên rất gây rất nhiều khó khăn cho việc giảng và dạy các em, do đó
việc định hướng giúp các em có ý thức trong việc chuẩn bị bài mới rất quan trọng,
điều đó giúp tiết học thành công, mặc khác hs có ý thức hơn trong học tập, nên
người gv đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chiếm lĩnh kiến thức của hs.
Trong các bước lên lớp trong giáo án có mục dặn dò nên thực tiễn Gv có dặn
dò hs về nhà học bài và làm bài, đồng thời chuẩn bị bài mới, sau này chuyên môn
có yêu cầu thêm câu hỏi để hs chuẩn bị bài mới, nhưng vì nhiều lý do các câu hỏi
trở thành hình thức, hs cũng không nhớ rõ các câu hỏi gv nêu để chuẩn bị bài, có
nhiều hs cũng còn nhớ và có đọc thêm phần ghi nhớ kiến thức của bài mới nên
dần các em nghĩ có sẵn trong sách rồi chỉ cần gv hỏi thì mở sách ra đọc luôn,
không cần đọc trước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để các giải pháp này đạt hiệu quả. Gv đóng vai trò rất quan trọng, gv cần
kiên nhẫn hướng dẫn hs từ từ vì Hs không thể chuẩn bị tốt ngay được, Bước đâu
ta cần tập cho hs quen dần với câu hỏi chuẩn bị như phương pháp cũ, sau đó sử
2



dụng thêm tranh ảnh hoặc lúc đầu yêu cầu hs cá nhân chuẩn bị, sau đó chuẩn bị
theo nhóm; lúc đầu có thể chuẩn kiến thức ít như những câu hỏi liên quan thực tế
và cá nhân trả lời, sau có thể chuẩn bị theo nhóm trình bày những mục kiến thức
liên quan. Mặt khác dù rằng việc dạy học quan trọng nhất là hs tích lũy kiến thức
cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống của hs, nhưng bên cạnh đó Gv nên động
viên các em có sự chuẩn tốt bằng các số điểm tốt, và đồng thời phê bình nhắc nhở
các em chưa có ý thức trong việc chuẩn bị bài, sau đây là một số giải pháp giúp hs
biết cách chuẩn bị bài mới, được thể hiện ở phần dặn dò của tiết học trước.
1. Giải pháp 1: Sử dụng tranh ảnh, đoạn phim giúp hs có hứng thú chuẩn bị
bài mới:
Khi sử dụng các hình ảnh liên quan đến các kiến thức của bài mới như giải
thích các hiện tượng tự nhiên hoặc các thí nghiệm vui thú vị, bên cạnh đó gv đặt
câu hỏi liên quan đến các hình ảnh, đoạn phim….Hs sẽ cảm thấy thích thú và
mong muốn tìm hiểu rõ các nguyên nhân của hiện tượng tự nhiên….mà muốn giải
thích các hiện tượng đó thì bắt buộc các em phải tìm hiểu bài mới trước. Sau đây là
một số bài minh họa.
Các bài minh họa:
Bài: Sự Nóng Chảy- Sự Đông Đặc (Vật lý 6)

Gv : hãy cho biết hình ảnh thể hiện điều gì?
Hs: Băng đang tan
Gv: Hiện tượng băng tan có liên quan đến hiện tượng vật lý nào? Nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng này? Điều này ảnh hưởng đến môi trường không ? đề xuất
phương án khắc phục

3


Bài: Sự bay hơi- Sự ngưng tụ (vật lý6)


Gv : Cho biết hình ảnh trên đang miêu tả nghề gì?
Hs: nghề làm muối.
Gv: Theo em nghề làm muối này đã áp dụng hiện tượng vật lý nào? Hiện tượng
vật lý này còn phù thuộc vào yếu tố nào không? Và thời tiết như thế nào giúp thu
hoạch muối tốt nhất? hãy về nhà tìm hiểu.
Bài: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng (vật lý 7)

Gv: Hình ảnh trên thể hiện tượng nhiên gì?
Hs: nguyệt thực, nhật thực
Gv:các em hãy tìm hiểu vì sao xảy ra hiện tượng tự nhiên này? Và bao nhiêu năm
sẽ xãy ra hiện tượng này?

Bài: Sự Nổi ( vật lý 8)
4


Gv: Con người có thể nằm trên mặt nước được không?
Hs: không
Gv: vậy hình ảnh trên chứng tỏ con người có thể nằm trên mặt nước biển và còn có
thể đọc báo nửa?
Gv: các em hãy về tìm hiểu vì sao lại có chuyện lạ này? Và tìm hiểu xem để có thể
nổi trên mặt nước cần có điều kiện gì?
Đối với giải pháp này giúp hs có thể thấy rõ hiện tượng liên quan đến bài,
một phần kích thích được khả năng tò mò của hs, cách làm mắt thấy tai nghe này
tốt hơn khi ta chỉ đặt câu yêu cầu hs chuẩn bị.
2. Giải pháp 2: yêu cầu hs chuẩn bị bài thông qua chuẩn bị đồ dùng
Có những đồ dùng học tập có liên quan đến các kiến thức của bài mới mà hs có
thể chuẩn bị được để phục vụ cho tiết học, hs khi được chuẩn bị đồ dùng để hỗ trợ
cho tiết học, các em rất thích thú và tò mò tìm hiểu đồ dùng sử dụng như thế nào,

mục đích là gì, từ đó các em nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.
Các bài minh họa:
Bài: Khối Lượng- Đo Khối lượng ( vật lý 6)
Gv: yêu cầu hs chuẩn bị các túi bao bì của bột giặt; bịch đường, bột ngọt,
muối,…Cân đồng hồ

5


Đối với các dụng cụ mà các em chuẩn bị này: giúp cho các em biết các số
ghi trên bao bì như 500g; 200g ,… là khối lượng, từ đó các em sẽ tìm hiểu khối
lượng là gì?
Đối cân các tìm hiểu trước GHĐ và ĐCNN của cân và cách đo
Bài: Nguồn Điện (vật lý 7)
Gv yêu cầu các em chuẩn bị các loại pin:
Hs sẽ biết được các loại pin, mặt khác hs sẽ tìm hiễu là nguồn pin có hai cực, các
kí hiệu của nguồn điện

3. Giải pháp 3: Học sinh trình bày kiến thức được chuẩn bị
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triễn, việc tiếp cận công nghệ thông tin
cũng dễ dàng hơn rất nhiều nên việc yêu cầu hs lên mạng tìm hiểu kiến thức, để
trình bày kiến thức
Các bài minh họa:
Bài: Máy Phát Điện Xoay Chiều ( Vật lý 9)
6


Gv có thể yêu cầu hs về nhà tìm hiểu và cấu tạo hoạt động của máy phát
điện xoay chiều và trình bày trên máy chiếu
Khi các em chuẩn bị bài này, các em không những đọc tài liệu có sẵn trong

sách giáo khoa mà các em còn lên mạng tìm hiểu cấu tạo và cách hoạt động của
máy phát điện xoay chiều, mặt khác các em tìm hiểu các hình ảnh của máy phát
điện như sơ đồ cấu tạo, hình ảnh cụ thể của máy….Từ sơ đồ cấu tạo các em có thể
chỉ rõ các bộ phận thực tế của máy
Bài: Truyền Tải Điện Năng Đi Xa ( vật lý 9)

Gv yêu cầu tìm hiểu các hình ảnh về truyền tải điện năng
Gv: Nêu các thuận lợi và khó khăn khi truyền tải điện năng. Có thể tính điện năng
hao phí trên đường dây tải điện không? Nêu công thức tính điện năng hao phí đó?
Dựa vào công thức hãy tìm hiểu cách giảm hao phí .
Bài: Máy Biến Thế ( Vật lý 9)
7


Đối với bài này thuận lợi hơn những bài khác vì các em đã học kiến thức
này ở môn công nghệ 8 và nghề điện. Gv có thể yêu cầu hs chuẩn bị bài để tiết sau
trình bày kiến thức, đồng thời yêu cầu hs tìm các hình ảnh liên quan như: sơ đồ cấu
tạo máy biến thế, máy biến thế trong thực tế,…Hs có thể trình bày các loại máy
biến thế, công dụng của máy

Bài 13: Công Cơ Học ( Vật lý 8)
Gv có thể yêu cầu hs tìm hiểu: khi nào có công cơ học ? và yêu cầu hs lấy ví dụ khi
nào có công cơ học và lấy hình ảnh minh họa cụ thể

Đối với giải pháp này giúp hs chuẩn bị bài tốt hơn, mặt khác không những
giúp hs tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức, mà còn giúp hs khả năng tư duy, khả năng
thuyết trình, mạnh dạn hơn trước đám đông, kĩ năng giao tiếp, tiếp cận với công
nghệ thông tin.
Trên đây là một giải pháp của Tôi do thời gian giảng dạy, học tập,học hỏi
kinh nghiệm đã rút ra được. Nhưng do kinh nghiệm giảng dạy còn ít, nên còn

nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý kiến cho đề tài hoàn thiện hơn.
IV. HIỂU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
8


- Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi nhận thấy tinh thần học tập
của các em được nâng cao. Các em hứng thú, tập trung chú ý trong giờ học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước có kĩ năng chuẩn bị bài.
- Rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh trong quá trình tìm hiểu kiến thức.
- Học sinh tích cực suy nghĩ, hứng thú hơn trong việc chuẩn bị bài.
- Tiết học trở nên sôi động hơn, hiệu quả hơn khi học sinh có chuẩn bị bài trước.
Sau đây là kết quả thống kê được trước và sau khi thực hiện đề tài: chỉ khảo
sát ở học sinh khối 7,9 năm học 2014-2015 Trường THCS-THPT Huỳnh Văn
Nghệ
Tổng số học sinh khối 7/2,9/2: 82 học sinh
Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Trước

20,1%

22,5%


34,2%

21.2%

2%

Sau

37.2%

42,3%

17,2%

3.3%

0%

Dựa vào bảng thống kê cho thấy, sau khi hs biết cách chuẩn bị mới, các em
trở nên yêu thích môn học hơn, hứng thú hơn, các em tích cực xây dựng bài nhiều
hơn, các biết chuẩn bài tốt hơn rất nhiều. Trong thời gian đầu khi mới áp dụng thì
học sinh còn lúng túng trong việc vận dụng nên chất lượng đạt được còn hạn chế
sau thời gian thực hiện vận dụng của học sinh được thuần thục hơn nên kết quả đạt
được có sự khả quan hơn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
Đề tài đã được áp dụng tại trường THCS-THPT Huỳnh văn nghệ và đã đạt
được hiệu quả. Khả năng ứng dụng của đề tài này có thể ứng dụng cho các khối
6,7,8, 9 và một số phân môn khác như hóa, sinh,..
Qua đây tôi mong muốn các cấp lãnh đạo tạo điều kiện họp, giao lưu giữa các

giáo viên trong huyện, trong thành phố để cùng nhau trao đổi tư liệu, kinh nghiệm
để cùng nhau giúp học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn, giáo viên có
những tiết dạy tốt hơn.
Đối với giáo viên khi giảng dạy cần hướng dẫn cho học sinh học, hiểu, vận
dụng tốt vào việc chuẩn bị thì việc tự học của học sinh được nâng cao hơn.
Gv nên khích lệ, động viên học sinh bằng lời khen, cho điểm số tốt cho học
sinh có sự chuẩn bị tốt, tìm hiểu bài tốt.
Không chỉ đối với bộ môn vật lý mà các môn như toán, hóa, sinh,.. giáo viên
bộ môn cần kiểm tra chặt chẽ việc học bài cũ, làm bài tập ở nhà của học sinh để
các em có ý thức học tập hơn và kiến thức các môn hỗ trợ cho nhau trong việc
lĩnh hội kiến thức.

9


Thư viện trường nên có nhiều sách bài tập, các bài tập phong phú, các kiến
thức liên hệ thực tế hơn để giúp Gv thuận lợi tìm kiếm tự liệu, học sinh tham
khảo.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên vật lý 6,7,8,9. sách bài tập vật lý 6 của nhà xuất bản giáo
dục
2. Phương pháp giảng dạy vật lý _ Nhà xuất bản giáo dục .
3.Luật Giáo dục.
4. Một số kiến thức đã được học tìm hiểu và tham khảo (tài liệu tham khảo
sưu tầm được “Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau” )
5. Dạy học tích hợp
6. Nguyễn Hải Châu; Nguyễn Trọng sửu;Nguyễn Văn Khải;Nguyễn Văn
Nghiệp; Trần Văn Thành- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí
THCS-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
7. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn học Vật lý THCS.

8. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý cấp THCS
của Bộ GD&ĐT ( giảm tải).
9. Trang wed: Http: tủ sách thư viện khoa học. com.

VII. PHỤ LỤC
- Phiếu khảo sát
- Phiếu lấy ý kiến
- Các hình ảnh minh học cần áp dụng cho sáng kiến.

PHIẾU KHẢO SÁT
10


Câu 1: Gv cho bài tập về nhà các em có làm không và các em làm như thế nào?
a. Làm hết bài tập
b. Chỉ làm một số bài cho có làm.
c. Không làm
d. Làm một số bài biết làm thôi.
Câu 2: Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài mới, các em có chuẩn bị không?
a. Có

b. không

Câu 3: (dành cho hs trả lời có) Các em chuẩn bị như thế nào?
a. Đọc trước hết bài mới.
b. Đọc nội dụng kiến thức của bài mới.
c. Tìm câu trả lời của gv dặn dò.
d. Chuẩn bị giống câu b, c và còn tìm hiểu thêm các kiến thức liên
hệ thực tế.
Câu 4:(dành cho Hs trả lời không) Vì sao các em không chuẩn bị bài mới?

a. Em quên.
b. Không thích.
c. Không biết chuẩn bị như thế nào.
d. Có sẵn trong sách rồi, khi gv hỏi thì lấy ra đọc tôi.
Câu 5: Theo em nêu chuẩn bị bài mới trước khi học bài mới có những lợi ích gì?
………………………………………………………………………………………

PHIẾU LẤY Ý KIẾN
11


Câu 1:Thầy cô có dặn dò hs chuẩn bị bài mới không?
a. Có

b. không

Câu 2: Thầy cô hướng dẫn hs chuẩn bị bài mới như thế nào?
a. Yêu cầu đọc bài mới trước .
b. Đặt ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài mới.
c. Đưa các hình ảnh thực tế liên quan bài mới.
d. Cả câu b và c
Câu 3: Học sinh có chuẩn bị bài mới tốt không?
a. Không chuẩn bị.
b. Có chuẩn bị nhưng rất ít hs .
c. Hs chủ yếu đọc trước bài mới .
Câu 4 Nêu muốn hs chuẩn bị tốt bài mới thầy (cô) đã sử dụng các biện pháp như
thế nào?
Câu 5: Khi hs chuẩn bị bài tốt thầy cô có khen thưởng hs không? Và hs không
chuẩn bị bài thầy cô đã khắc phục tình trạng này như thế nào?


Các hình ảnh minh học cần áp dụng cho sáng kiến:

12


13


MỤC LỤC
I.
II.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………… 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………… 2
1.Cơ sở lý luận …………………………………………………….2
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………..3

III.
IV.
V.
VI.
VII.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP…………………….3
HIỂU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI………………………………………10
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ……………………………………10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………. 11
PHỤ LỤC………………………………………………………...11

14



SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị Trường THCS_THPT
Huỳnh Văn Nghệ.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
Phú lý., ngày

15

tháng 9

năm 2015

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: TẠO THÓI QUEN VÀ HỨNG THÚ TRONG VIỆC

CHUẨN BỊ BÀI MỚI KHI HỌC MÔN VẬT LÝ .
Họ và tên tác giả:.. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG …Chức vụ: Giáo Viên

Đơn vị: Tổ Lý- Hóa THCS- Trường THCS_THPT Huỳnh Văn Nghệ.
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................

15


Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 1
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Đơn vị Trường THCS_THPT
Huỳnh Văn Nghệ.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
Phú lý, ngày 15

tháng

9 năm 2015

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: TẠO THÓI QUEN VÀ HỨNG THÚ TRONG VIỆC

CHUẨN BỊ BÀI MỚI KHI HỌC MÔN VẬT LÝ .
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị: Tổ Lý- Hóa THCS- Trường THCS_THPT Huỳnh Văn Nghệ.
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.

2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................

16


Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 2

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị Trường THCS_THPT
Huỳnh Văn Nghệ.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––

–––––––––––

Phú lý., ngày


15

tháng

9 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: TẠO THÓI QUEN VÀ HỨNG THÚ TRONG VIỆC

CHUẨN BỊ BÀI MỚI KHI HỌC MÔN VẬT LÝ .
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Trang

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Tổ Lý- Hóa THCS- Trường THCS_THPT Huỳnh Văn Nghệ.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 


Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban 

Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 

Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành


17


- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 

Khá 

Đạt 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

họ tên và đóng dấu của đơn vị)

18

(Ký tên, ghi rõ



×