Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 22 trang )

BM03-TMSKKN
TÊN SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN
TIẾNG ANH BẬC THCS
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thiên nhiên có thể phát triển không cần sự có mặt của chúng ta, nhưng chúng
ta không thể tồn tại bên ngoài thiên nhiên. Con người chỉ là một trong những quần thể
trong tự nhiên, cũng tuân theo quy luật tất yếu đó là sinh ra, lớn lên và chết đi.
Tuy nhiên, bằng khả năng tư duy sáng tạo con người đã tận dụng mọi tiềm năng
của tài nguyên thiên nhiên và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ngày càng nâng
cao chất lượng cuộc sống và song song đó con người đã và đang không ngừng thải ra
môi trường đủ mọi loại chất thải làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Và bây giờ tự nhiên đã trả lại cho con người những hậu quả do chính mình gây
ra, đó là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thiên tai bão lụt
trầm trọng,….
Ý thức được những vấn đề này mỗi người chúng ta phải chung tay cứu lấy môi
trường cũng là cứu lấy chính sự sống trên trái đất. Bằng những quyết định và hành
động cụ thể, mọi người đều có thể tham gia cải thiện môi trường sống, khắc phục
những hậu quả của ô nhiễm môi trường. Để thực hiện được điều đó, ý thức của mỗi
người đóng vai trò then chốt. Vì lẽ đó việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường
vào các môn học có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là ở bộ môn Anh Văn.
Để việc tích hợp lồng ghép mang lại hiệu quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên
không chỉ được trang bị các hiểu biết về môi trường một cách sâu rộng mà cần phải
có phương pháp khoa học phù hợp trong từng tiết dạy.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
- Môi trường: Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô
sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh
sản của động vật.
- Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó
không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,


hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ….
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi không mong muốn
tính chất vật lí, hóa học, sinh học của không khí, đất, nước trong môi trường sống, gây
tác hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe, đời sống con người và sinh vật,
làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hóa và làm tổn thất nguồn
tài nguyên dự trữ của con người .

1


- Phát triển môi trường bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1/ Tình hình môi trường thế giới:
Môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Sự bùng nổ dân số kéo
theo nhu cầu về việc làm, nơi ở của con người ngày càng cao cùng với những tiến bộ
của khoa học và công nghệ đã gây sức ép mạnh mẽ và trực tiếp đến tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu và môi trường.
Lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác ngày càng nhiều làm cho tầng ôzôn bị
phá hủy( mỏng và thủng ) làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu gây nên hiệu ứng nhà
kính. Nguy cơ khí hậu nóng lên thêm từ 1-3 oC làm cho lũ lụt và hạn hán ngày càng
khắc nghiệt hơn.

LỖ THỦNG TẦNG ÔZON

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường và đe

dọa các loài thú biển trong vòng 40 năm qua. Trong vòng 100 năm trở lại đây tỉ lệ
CO2 tăng thêm khoảng 12% . Mưa axít ( có nguyên nhân từ các nhà máy công
nghiệp) đang phá hủy rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử.
Sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây nên một sức ép
mạnh mẽ lên hệ thống sinh thái tự nhiên. Các tài nguyên đất rừng khai thác quá mạnh
làm giảm đa dạng sinh học.
2


- Mưa axit đã tàn phá hàng trăm ha
rừng
2.2/ Tình hình môi trường Việt Nam:
Dân số Việt Nam tăng nhanh. Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn,
quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa chưa quán
triệt quan điểm “ Phát triển Môi trường Bền vững” ở một số cơ sở sản xuất đã tác
động mạnh mẽ tới môi trường:
- Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp
tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, thiếu phương tiện
tưới tiêu, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phương thức canh tác lạc hậu của
các dân tộc ít người làm cho đất thoái hóa nhanh, nhiều chỗ bỏ hoang, đất xấu chưa
có điều kiện cải tạo. Đặc biệt, sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi
trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát
sinh.
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đã xuất hiện nhiều nơi, nhất là các
khu công nghiệp. Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nan giải, xử lí chưa triệt
để, các dòng sông ở các thành phố bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, bụi gia tăng, các
loại khí độc trong không khí ngày càng nhiều có nơi khí SO2 vượt 14 lần cho phép,
CO2 vượt 2,7 lần cho phép…
- Môi trường của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng đã và đang
xuống cấp rất nặng nề. Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái môi trường là do sự

thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Một số trường hợp cố tình gây nguy hại
đối với môi trường được phát hiện trong thời gian gần đây như: Công ty mì chính
VeDan xả nước thải chưa qua xử lí vào sông, hồ; một số bệnh viện chôn rác thải chưa
qua xử lí xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân vứt xác lợn, gà
bị dịch xuống sông, hồ. Hay sự việc công ty Men Mauri trên địa bàn huyện Định
Quán xả nước thải xuống sông La Ngà….Tất cả những việc làm đó đang là vấn đề
nhức nhối của toàn xã hội.

3


3/ Các hoạt động lồng ghép giáo dục BVMT:
Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai
theo phương thức lồng ghép. Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong môn
Tiếng Anh
thông qua các hoạt động nói ( speaking), viết (writing), reading (đọc hiểu), bài cụ thể.
Việc lồng ghép thể hiện ở 3 mức độ:
 Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với
mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Với những bài này trong quá trình dạy học
chúng ta thực hiện lồng ghép giáo dục BVMT vào toàn bộ nội dung của bài.
( Ex: English 9: unit 3: A trip to the countryside, unit 6: The Environment, unit 7:
Saving energy, unit 9: Natural disasters.
*English 8: unit 6: Young pioneers club, unit 8: country life and city life, unit 10:
recycling
*English 7: unit 10: Healthy and hygiene,
* English 6: Places, unit 10: staying healthy, unit 16: man and environment.
 Mức độ bộ phận: Trong bài học chỉ có một phần có mục tiêu và nội dung giáo
dục BVMT (ex: English 9: unit 10 : Life on other planets- language focus, unit
1: a visit from a pen pal- listen.
*English 8: unit 3 : At home- getting started, language focus, unit 4; our past- getting

started, speaking, unit 7: my neighborhood – getting started, unit 11: traveling around
VietNam…
 Mức độ liên hệ: ở dạng này, các kiến thức GDMT không được đưa vào chương
trình và SGK, không có trong mục tiêu bài dạy. Nhưng dựa vào nội dung bài
học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDMT.
Ex : Các bài học của lớp 6-7, và một số bài còn lại của lớp 8 và 9..
Mức độ lồng ghép

4


Mức độ toàn phần

Mức độ bộ phận

Mức độ bộ phận

Mức độ liên hệ
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
KHỐI 6
1. Bài 15- COUNTRIES- phần C 1- Listen and read.
Giáo viên chiếu tranh ảnh về những danh lam thắng cảnh của nước mình cho
học sinh xem để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước.

5


Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên đặt câu hỏi
“What do you think if these sightseeing are covered with garbage?”. Minh hoạ
bằng tranh

6


7


Giáo viên cho học sinh xem tranh về việc dọn dẹp sau khi vui chơi từ đó giáo dục học
sinh ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đến thăm cũng như nơi mình đang sống.
2. Bài 16- phần B 1- LISTEN AND READ. THEN ANSWER THE
QUESTIONS
Giáo viên cho học sinh xem tranh phá rừng, lãng phí nước sạch, ô nhiễn không
khí, rác thải

8


9


Học sinh xem tranh sau đó nêu lên những tác hại và hậu quả đối với môi trường và
học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống của con người chúng ta.

10


11


12



KHỐI 7.
Unit 12:LET’S EAT- phần A1- What shall we eat?
- Do you like to eat these food?
-Should you eat at a moving stall like this? Why?

Học sinh tự rút ra bài học kinh nghiệm để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình
cũng như môi trường xung quanh.

13


KHỐI 8
Unit 6: YOUNG PEONEERS CLUBS
What do you think about this pic ture?
Should you do like this?
What do you do when you see this case?

Học sinh nên là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể tham
gia vào các chương trình tình nguyện tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho người thân cũng như mọi người xung quanh.
Unit 8: COUNTRY LIFE AND CITY LIFE
Many people from country move to city to find jobs, this makes city more
crowded. What problems about environment do the cities face to?
Học sinh thảo luận và đưa ra nhận xét.
Mục tiêu bài học: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ý thức cư xử nơi công cộng
KHỐI 9
UNIT3: A VISIT TO THE COUNTRYSIDE
I. Getting started:
Giáo viên chiếu tranh ảnh về những con sông quê trong xanh, xinh đẹp cho học sinh

xem. Sau đó lại chiếu những hành động xấu, có hại cho môi trường để học sinh tự rút
ra bài học cho mình.
14


15


UNIT 7: SAVING ENERGY
SPEAKING
What can we do to reduce smoke in the cities?
Giáo viên chiếu một số bức tranh và học sinh nhận xét hành động nào là có lợi, hành
động nào có hại cho môi trường và học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần bảo
vệ môi trường.

Vi dụ: Tiếng Anh 9- Unit 6 : THE ENVIRONMENT
Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh về bãi rác, phun thuốc trừ sâu,
đánh bắt cá bằng thuốc nổ, phá rừng và học sinh tự nêu ra những hậu quả mà con
người và môi trường phải gánh chịu. Sau đó liên hệ thực tế ở Việt Nam, ở tại địa
16


phương em phải đối mặt với những vấn đề nào, em có thể làm gì để góp phần làm
giảm thiểu tác hại đến môi trường.

17


18



Mục tiêu bài học:
*Kiến thức:
- Học sinh nêu được những hành động của con người gây hại cho môi
trường và hậu quả của những hành động đó.

19


- Học sinh nêu được những vấn đề thực tế mà địa phương đang phải đối mặt
( ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất ) và từ đó nêu được biện pháp khắc
phục.
*Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đi thực tế, quan sát, so sánh,
- Kỹ năng tích cực tìm tòi, phân tích và rút ra kết luận.
- Kỹ năng hoạt động nhóm- kỷ năng nghe, nói.
*Thái độ: HS có ý thức tham gia bảo vệ môi trường.
Unit 9: NATURAL DISASTERS
- GETTING STARTED
Giáo viên đặt câu hỏi “Which disasters do we have every year?”
Ví dụ: Tiếng Anh 9- unit 9: NATURAL DESASTERS
Học sinh thảo luận
1. Why are there so many disasters nowadays?- What activities that people do
harm the environment?
2. What are the environmental problems that your place is facing to?
Từ đó học sinh rút ra được những hành động nào gây hại cho môi trường sống, giúp
các em hình thành ý thức tự mình bảo vệ môi trường cũng như tuyên truyền, vận động
người thân và những người xung quanh chung tay bảo vệ môi trường
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Nhiều em HS đã biết tự nhặt rác trong trường, trong lớp học.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường của học sinh được nâng cao.
Các em biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- Ý thức bảo vệ cây xanh tốt hơn, tham gia đầy đủ và tích cực hơn trong các
buổi lao động vệ sinh.
- Đã có học sinh mạnh dạn đề xuất ý kiến đề nghị nhà trường và địa phương
trang bị thêm nhiều sọt rác trên đường đi để tránh việc xả rác bừa bãi.
- Học sinh hứng thú, ham thích việc tìm hiểu về môi trường, tranh luận sôi nổi
về các vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường trong giờ học.
- Học sinh tích cực tham gia các buổi lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
- 100% đội ngũ giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa nội dung
giáo dục môi trường vào nhà trường là cần thiết. Do đó họ tích cực học tập, tích lũy
những kiến thức cơ bản và các thông tin cập nhật về môi trường để khi có cơ hội họ
có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
20


V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Giáo dục BVMT cần phải được thực hiện vì môi trường, về môi
trường và trong môi trường. Giáo dục BVMT cần được thực hiện trên cơ sở phối
hợp chặt chẽ giữa trường học và cộng đồng.
- Để thu hút học sinh tham gia học tập BVMT, phương pháp dạy học của
giáo viên phải linh hoạt uyển chuyển, giáo viên cần sưu tầm nhiều tài liệu liên quan
đến môi trường ở địa phương các em sinh sống, sưu tầm phim ảnh về môi trường để
tác động trực tiếp đến các em (trăm nghe không bằng một thấy). vì vậy nhà trường
cần trang bị các băng đĩa hình về các vấn đề ô nhiễm môi trường để phục vụ cho việc
giảng dạy và các hoạt động ngoại khoá.
- Khu vườn trường nên phân công mỗi lớp phụ trách mỗi khu vực để các em
trồng cây, chăm sóc và được tính điểm thi đua cho các em.
- Đoàn TN, Đội TN cần tổ chức chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, bảo vệ
môi trường ở địa phương, trong nhà trường, tại nơi ở củacác em.

Đoàn thanh niên phải đưa việc bảo vệ môi trường vào nội dung sinh hoạt và
tiêu chí thi đua của từng chi đoàn, có kiểm tra đánh giá thường xuyên. Tổ chức cho
đoàn viên tích cực thanh gia hưởng ứng giờ Trái Đất hàng năm bằng hành động thiết
thực và cụ thể
- Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi trường trong các
buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, vừa
giáo dục ý thức cho học sinh vừa góp phần thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng
trường học xanh – sach – đẹp, trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Tổ chức các buổi nói chuyện xem phim về môi trường, tham quan thiên nhiên
ở các khu du lịch sinh thái như: Thác Mai, rừng Nam Cát Tiên, Madagui,…
- Tổ chức cho học sinh, giáo viên tham gia bảo vệ môi trường trường học và môi
trường địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kì...
- Tổ chức cho học sinh tham gia trồng cây và chăm sóc cây trong sân trường.
Làm kế hoạch nhỏ, làm những giỏ rác vì môi trường trong từng lớp học để không xả
rác bừa bãi .
.Về việc quét dọn vệ sinh ở lớp học, Nhà trường nên để cho học sinh tự làm
không nên thuê mướn vì có tự quét dọn các em mới ý thức được việc giữ gìn vệ sinh,
cảnh quan nơi sống và học tập của mình, bên cạnh đó cũng làm tăng thêm việc giáo
dục kỹ năng sống cho các em, các em mới biết quý và trân trong thành quả lao động
của người khác.

21


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK TIẾNG ANH 6
2. SGK TIẾNG ANH 7
3. SGK TIẾNG ANH 8
4. SGK TIẾNG ANH 9
5. SGV TIẾNG ANH 6

6. SGV TIẾNG ANH 7
7. SGV TIẾNG ANH 8
8. SGV TIẾNG ANH 9
9. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS
10. MẠNG INTERNET

22



×