Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 33 trang )

 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

“ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9 ”

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Trung ương II và Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” vì chỉ có giáo dục mới đưa chúng ta hoà nhập
với nền kinh tế tri thức hiện đại. Trong nền giáo dục toàn diện đó, người học sinh được
học rất nhiều môn học trong đó có môn Lịch sử. Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ngọn
nguồn sự phát triển của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến thời kì hiện đại. Lịch
sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục học sinh - thế hệ trẻ của đất
nước. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với
truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Qua đó các em xác định nhiệm
vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai - nhất là đối với học sinh lớp 9
cuối cấp Trung học cơ sở.
Nhưng hiện nay, phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức rõ và còn xem nhẹ môn
Lịch sử. Hầu hết các em có thói quen học thuộc lòng mà ít có khả năng phân tích, đánh
giá, so sánh… những sự kiện lịch sử nên khi dạy học cả giáo viên và học sinh đều gặp
khó khăn. Điều này thể hiện rõ nhất qua các kì thi cao đẳng, đại học. Điểm thi môn
Lịch sử đã khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ, băn khoăn …
Từ những vấn đề trên, bản thân là một giáo viên dạy lịch sử, đã tham dự nhiều
chuyên đề do sở, phòng tổ chức và nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 9, tôi
luôn hi vọng các em học sinh sẽ thay đổi ý thức của mình trong việc học – nhất là học
sinh lớp 9. Để làm được điều đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định là phương
pháp dạy học của giáo viên. Vì thế tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9”. Qua đó, bước đầu tôi đề xuất
một số biện pháp sư phạm cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh

1



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trung
học phổ thông.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận.
Hội nghị lần thứ IV của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VII - năm 1993
đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của nền giáo dục nước ta là “ Phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nên những con người có
kiến thức văn hoá, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có
kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát
triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai…”
Để thực hiện được mục tiêu trên, không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người
giáo viên trong công tác giáo dục. Bởi giáo viên là lực lượng cốt cán đảm nhiệm và
thực hiện tốt nhất các chức năng của giáo dục. Giáo viên là những người chiến sĩ cách
mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục, được xã hội tôn vinh và trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn đóng vai
trò chủ đạo để điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động, học tập. Với vai trò, nhiệm vụ
lớn lao nhưng cũng rất cao quý, người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng
cảm thấy thật tự hào vì mình được là người thầy đứng trên bục giảng dưới mái trường
xã hội chủ nghĩa. Từ niềm tự hào hạnh phúc ấy, chúng tôi phải gương mẫu hơn nữa, cố
gắng đem hết khả năng của mình để để đào tạo các em sau này trở thành con người “
vừa hồng vừa chuyên”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được những ước vọng, lí tưởng cao đẹp ấy thì trong thực tế giảng
dạy, người giáo viên phải làm thế nào để có thể truyền đạt hết kiến thức cho các em
hiểu được, từ đó biết cách vận dụng vào thực tiễn.
Trước đây nền giáo dục của nước ta còn gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đất
nước. Nhưng rồi theo thời gian, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do, nền giáo dục
2



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
nước ta ngày càng hoàn thiện và có nhiều đổi mới. Trong nền giáo dục phát triển ấy,
đòi hỏi người giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy truyền thống, kết hợp với các
phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong một lần tình cờ, tôi đọc được câu nói của Lênin: “ Nếu cùng một lúc có
nhiều giác quan cùng tham gia vào một quá trình nhận thức thì hiệu quả của việc lĩnh
hội kiến thức sẽ cao hơn nhiều”. Và theo tài liệu của Unesco: “ Nghe giữ lại 15% kiến
thức, nhìn giữ lại 25% kiến thức, kết hợp nghe và nhìn sẽ giữ lại 65% kiến thức”.
Như vậy, nếu người giáo viên truyền đạt kiến thức bằng lời nói sinh động, hấp
dẫn, các phương pháp khoa học cùng với việc sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học sẽ giúp
học sinh kết hợp nhiều giác quan cùng một lúc. Và điều đó sẽ tạo hứng thú trong quá
trình học tập, giúp các em khắc sâu kiến thức, hiểu kĩ, nhớ lâu…
Sau nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng tôi thấy những điều mình nói
ra thật dễ dàng nhưng khi thực hiện thì không dễ chút nào. Bên cạnh những yếu tố chủ
quan và khách quan tôi đã đề cập ở phần trên thì điều làm tôi lo lắng đó là trong lúc
mình đứng trên bục giảng, lời nói của mình đã rõ ràng, sinh động hay chưa, kết hợp
các phương pháp dạy học tốt hay chưa, đặc biệt là việc sử dụng các đồ dùng dạy học đã
phù hợp, đã đúng lúc hay chưa, các em đã hiểu hết nội dung bài học chưa?... . Thật là
khó để biết được bản thân mình làm được đến mức độ nào bởi dạy học là cả một nghệ
thuật, đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ, sống hoà mình vào sự kiện, vấn
đề lịch sử mà mình đang truyền thụ cho học sinh. Lúc đó giáo viên vừa là đạo diễn và
cũng là người diễn viên trên bục giảng. Chính vì vậy, tôi mong đề tài của mình sẽ được
sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế giảng
dạy.
2. Cơ sở thực tiễn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS, đặc biệt là giảng dạy lịch sử lớp
9 tôi nhận thấy:

3



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
- Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy nhiều giáo
viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi
của học sinh.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản
chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Phương pháp học tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương
pháp chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Với nền giáo dục hiện đại của chúng ta ngày nay thì việc sử dụng đồ dùng dạy
học đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, số lượng đồ dùng dạy học còn phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng địa phương,
từng trường học. Vậy người giáo viên phải sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả
cao nhất? Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lớn mà bất cứ người giáo viên nào cũng
phải suy nghĩ và mong có câu trả lời đầy đủ.
Tôi đã đề cập rất nhiều đến đồ dùng trực quan từ đầu bài viết của mình, vậy thì
đồ dùng cụ thể của môn Lịch sử là gì? Đó chính là: lược đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh,
các hiện vật phục chế, bút lông, bảng phụ, CNTT… tất cả đều là những thiết bị, đồ
dùng rất cần thiết.
1. Khái niệm.
Phương pháp trực quan xuất phát từ nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc cơ bản
của lí luận dạy học. Trên cơ sở quan sát các sự vật hay đồ dùng trực quan minh họa về
sự vật ấy tạo biểu tượng Lịch sử và hình thành khái niệm Lịch sử cho học sinh
Trong giảng dạy việc bảo đảm tính trực quan là một nguyên tắc quan trọng. Đối
với môn Lịch sử nó càng trở nên thiết yếu, vì sự kiện Lịch sử xảy ra cách đây hàng
4



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
chục vạn năm, những công cụ lao động, vũ khí…nếu giáo viên dùng tranh ảnh hay di
vật để minh họa thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời
giáo viên giảm được rất nhiều thời gian miêu tả tỷ mỷ, dài dòng, tiết kiệm được khâu
thông báo kiến thức trên lớp. Trong đồ dùng trực quan về môn Lịch sử ở trường THCS
hình thành các nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm bản đồ Lịch sử
- Nhóm hình vẽ, tranh ảnh Lịch sử
- Nhóm các loại đồ dùng trực quan khác: Niên biểu, bảng so sánh, bảng thống
kê, sa bàn, mô hình, hình vẽ trên bảng đen, phim ảnh, đèn chiếu, CNTT…
2. Ưu điểm và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan.
*Ưu điểm của đồ dùng trực quan
-Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, vai trò của đồ dùng trực
quan hết sức to lớn. Không ai có thể phủ nhận vai trò ấy kể cả trong lý luận cũng như
trong thực tiễn. Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả dạy học và phát triển
tư duy cho học sinh thì không đơn giản. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất
lượng bài học, tranh ảnh, kỹ năng - phương pháp sử dụng, năng lực sư phạm của giáo
viên v.v…
- Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều
giác quan, kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau là tai nghe - mắt thấy.
Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển ở học sinh năng lực chú ý quan
sát tạo hứng thú học tập
*Lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan không đúng mức, quá lạm dụng thì dễ làm cho học
sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản, chủ yếu. Thậm chí
còn hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng, kỹ năng diễn đạt và lựa chọn ngôn
ngữ của học sinh

5



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
- Đồ dùng trực quan rất phong phú, khi sử dụng giáo viên phải căn cứ vào nội
dung, yêu cầu giáo dưỡng , giáo dục của từng bài để lựa chọn cho phù hợp
- Nên sử dụng đồ dùng trực quan khi cần thiết (tranh, ảnh, bản đồ…)rèn cho các
em kĩ năng quan sát một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến
những nét khái quát, rút ra những kết luận Lịch sử
-Sử dụng đồ dùng thường xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy, sáng
tạo để khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng cao
3. Cách thức tiến hành.
Trong chương trình lịch sử lớp 9 được chia làm hai phần. Thứ nhất là phần Lịch
sử Thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. Giai đoạn này tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ
nhưng là một giai đoạn thế giới đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những
đảo lộn bất ngờ. Thứ hai là phần Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(năm 1919) đến nay. Việt Nam thời kì này trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại
có những sự kiện lịch sử quan trọng khác nhau. Đặc biệt Việt Nam trải qua hai cuộc
kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, có những sự kiện lịch sử,
những chiến dịch, những trận đánh ác liệt đã diễn ra ... nếu giáo viên chỉ truyền đạt
bằng lời nói, không có lược đồ, bản đồ, hình ảnh ... minh họa thì học sinh rất khó khắc
sâu kiến thức.
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ mà ta không
trực tiếp quan sát được và do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS nhận thức bằng
cảm tính là chủ yếu . Nên cạnh sách giáo khoa thì việc sử dụng đồ dùng trực quan có
tác dụng rất lớn. Tuy nhiên nếu giáo viên áp dụng quá cứng nhắc thì sẽ giảm hứng thú
của học sinh. Vì thế đối với mỗi loại bài - mỗi loại đồ dùng trực quan khác nhau giáo
viên cần đưa ra những phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.

6



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

3.1 - Giải pháp 1: Đối với nhóm lược đồ, bản đồ Lịch sử
Đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh được học về các cuộc kháng chiến, các cuộc
chiến tranh. Đặc biệt ở nước ta đã có những trận đánh đi vào lịch sử, vang mãi ngàn
đời. Đó là sự thuận lợi cho chúng ta sử dụng các bản đồ, lược đồ một cách triệt để.
3.1.1/ Khi dạy bài 9 – Nhật bản
Khi dạy mục I – Tình hình Nhật bản sau chiến tranh . Giáo viên sử dụng “lược đồ
nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai” để giảng dạy.
Phương pháp sử dụng:
Trước khi khai thác nội dung kênh hình, GV cho học sinh quan sát toàn diện lược đồ.

Nhật là một quốc gia
đảo hình vòng cung,
gồm 4 đảo lớn, có
diện tích tổng cộng
khoảng 374.000 km
vuông, nằm theo sườn
phía đông lục địa châu
Á. Mĩ danh “xứ sở
hoa anh đào”, “đất
nước mặt trời mọc”.

Sau khi học sinh quan sát kĩ, giáo viên đặt một số câu hỏi để các em trả lời:
- Nhật Bản nằm ở khu vực nào? Giáp với các vùng nào?
- Nhật Bản gồm có bao nhiêu đảo lớn? Diện tích nước Nhật là bao nhiêu?
- Điều kiện tự niên của nước Nhật như thế nào?
- Vì sao sau chiến tranh, kinh tế Nhật bản lại bị tàn phá hết sức nặng nề?

7



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
- Những nguyên nhân nào giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển
nhanh chóng?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tiến hành giảng dạy ngay trên lược đồ và đưa ra
kết luận cơ bản để học sinh nắm vững kiến thức.
3.1.2/ Khi dạy bài 7 – Các nước Mĩ La-tinh.
Khi dạy mục I – Những nét chung. Giáo viên sử dụng lược đồ “Khu vực Mĩ La – tinh
sau năm 1945” để giới thiệu khái quát về vị trí địa lí và tình hình khu vực Mĩ La – tinh
sau chiến tranh thế giới thứ hai

Phương pháp sử dụng:
Trước khi khai thác nội dung kênh hình, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát toàn bộ
kênh hình - khu vực Mĩ La – tinh. Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời
nhằm phát triển các năng lực nhận thức của các em.
- Em hãy cho biết vị trí của Mĩ La – tinh trên lược đồ?
- Thành phần dân cư khu vực Mĩ La – tinh bao gồm những ai?
- Tình hình Mĩ La – tinh trước và sau năm 1945 như thế nào?
Khi dạy mục II – Cu Ba. Hòn đảo anh hùng. Giáo viên sử dụng lược đồ đất nước Cu
Ba và kết hợp một số hình ảnh về cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh
8


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
niên yêu nước và chân dung của Phi-đen Cát-xtơ-rô.

Pháo đài Môn-ca-đa (26.7.1953)

Phương pháp sử dụng:Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ lược đồ và đặt câu hỏi:

- Em hãy cho biết vài nét về đất nước Cu Ba?
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của các tầng lớp nhân dân Cu Ba diễn ra
như thế nào? (HS trả lời, giáo viên chỉ vị trí tỉnh Xan-chi-a-gô trên lược đồ).
3.1.3/ Khi dạy bài 11 – Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi dạy mục I – Sự hình thành trật tự thế giới mới.
GV sử dụng lược đồ về lãnh thổ Liên Xô để HS xác định vị trí I-an-ta

9


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

Học sinh xác định vị trí I-an-ta nơi diễn ra cuộc gặp gỡ của 3 nguyên thủ các
cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh. Kết hợp hình ảnh nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô,
Mĩ và Anh, GV đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để học sinh trả lời.
Sau khi Hội nghị diễn ra và thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia
khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. GV sử dụng lược đồ thế giới
chỉ cho Hs sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo trật tự hai cực I-an-ta.

Phương pháp sử dụng:
- Nhìn vào lược đồ em hãy cho biết khu vực ảnh hưởng của Liên Xô?
- Nhìn vào lược đồ em hãy cho biết khu vực ảnh hưởng của Mĩ và Tây Âu?
- Hệ quả của việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ là gì?
10


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Khi dạy mục III – Chiến tranh lạnh.
Khi dạy về những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó.


Phương pháp sử dụng:
Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ lược đồ “Các căn cứ quân sự của Mĩ” và đặt câu
hỏi để học sinh trả lời:
- Mĩ và các nước đế quốc đã làm gì để chống lại Liên Xô và các nước XHCN?
- Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô và các nước XHCN đã làm gì?
- Hệ quả của tình trạng “chiến tranh lạnh” là gì?
Qua lược đồ về các căn cứ quân sự của Mĩ và trả lời các câu hỏi trên, giáo viên cho học
sinh liên hệ tình hình thế giới hiện nay vẫn đang xảy ra xung đột, nội chiến ... gây ra
những hậu quả nặng nề.

11


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
3.1.4/ Bài 25 – Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1956 – 1950).
Khi dạy mục IV – Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Giáo viên sử dụng lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
Phương pháp sử dụng:
Đối với ý 1 – Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Sau khi giới thiệu khái quát lược đồ, giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời:
- Âm mưu của thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc?
- Kế hoạch tấn công Việt Bắc của Pháp được triển khai như thế nào?
- Em có nhận xét gì về kế hoạch tấn công của Pháp?
Đối với ý 2 – Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt bắc.
Gáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và nội dung sách giáo khoa, rồi đặt câu
hỏi gợi mở:
12



 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
- Tại Bắc Cạn ta đã đánh địch như thế nào?
- Trên đường số 4, ta thu thắng lợi ở đâu?
- Trên sông Lô, quân ta đã chiến thắng như thế nào?
- Hai gọng kìm Đông – Tây của địch có khép lại được không?
Thông qua việc trả lời của học sinh, giáo viên dựa vào lược đồ chỉ rõ âm mưu của Pháp
và diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc của quân ta. Học sinh quan sát
trực tiếp trên lược đồ sẽ khắc sâu kiến thức.
3.1.5/ Bài 26 – Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1950 – 1953).
Khi dạy mục I – Chiến dịch biên giới thu – đông 1950.
Giáo viên sử dụng lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950
Phương pháp sử dụng:
Khi dạy mục I, ý 2 – Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc.
13


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ (kí hiệu, hệ thống phòng ngự của địch, âm mưu
của chúng ...), rồi hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và đặt câu hỏi gợi mở để học
sinh trả lời:
- Âm mưu của thực dân Pháp sau chiến dịch Việt Bắc?
- Chủ trương của ta ?
- Diễn biến chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Kết quả của chiến dịch?
Giáo viên kết hợp hình ảnh về những tấm gương chiến đấu dũng cảm(Trần Cừ, La Văn
Cầu ...) giúp học sinh khắc sâu kiến thức.

3.1.6/ Bài 27 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953 – 1954).
Khi dạy mục II, ý 1 – Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. GV sử
dụng lược đồ: Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông – Xuân 1953 - 1954.
Phương pháp sử dụng:
GV giới thiệu khái quát lược đồ (các kí hiệu) và
khai thác nội dung bài học trên lược đồ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và
gợi mở một số câu hỏi giúp học sinh hiểu rõ ta
tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng
(Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây
Nguyên), đánh vào những nơi chắc thắng,
nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải
phóng đất đai và nhân dân, phân tán lực lượng
địch, buộc địch bị động điều quân khỏi đồng
bằng Bắc Bộ ( nơi tập trung 44 tiểu đoàn) đến
những nơi rừng núi hiểm trở, giam chân chúng
lại ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-bang,
Plây-cu.

14


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Khi dạy mục II, ý 2 – Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). GV sử dụng lược đồ
chiến dịch Điện Biên Phủ - 1954, nhằm cụ thể hóa về vị trí Điện Biên Phủ, cũng như
cách bố trí lực lượng của địch và tường thuật diễn biến của chiến dịch.

Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954


Phương pháp sử dụng: Sau khi GV dựa vào lược đồ giới thiệu vị trí địa lí của Điện
Biên Phủ, cũng như cách bố trí lực lượng của địch. GV đặt một số câu hỏi:
-Em nhận xét gì về lực lượng của địch ở Điện biên Phủ?
- Đợt 1 quân ta tiến công địch ở đâu? Kết quả ra sao?
- Đợt 2 quân ta tấn công tiêu diệt các căn cứ nào?
- Đợt 3 quân ta tiến công vào đâu, kết quả ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến đấu của ta ở Điện Biên Phủ? (tính chất gay go, ác
liệt, tinh thần chiến đấu của quân ta ...)
Học sinh phát biểu, giáo viên dựa vào lược đồ chốt lại những nội dung quan trọng.
3.1.7/ Bài 30 – Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 –
1975)
15


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Khi dạy mục III, ý 2 – Cuộc tiến công và nổi dây Xuân 1975. GV sử dụng 3 lược
đồ: “chiến dịch Tây Nguyên”, “chiến dịch Huế - Đà Nẵng”, “chiến dịch Hồ Chí Minh”
để trình bày diễn biến.

Chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Phương pháp sử dụng:
Khi dạy về chiến dịch Tây Nguyên.
GV giới thiệu khái quát lược đồ và
nêu lí do ta mở chiến dịch Tây
Nguyên trước. (Tây Nguyên là một
địa bàn chiến lược quan trọng.
Nhưng quân đội Sài Gòn có nhiều

sơ hở, lực lượng yếu do nhận định
sai hướng tiến công của ta..)
GV hướng dẫn học sinh quan sát và
gợi mở một số câu hỏi:
- Chiến dịch Tây Nguyên quân
ta đã làm gì?
- Quân địch đã phản ứng ra
sao?
- Kết quả của chiến dịch Tây
Nguyên?
Phương pháp sử dụng:
Gv giới thiệu khái quát lược đồ
“chiến dịch huế - Đà Nẵng”.
Hướng dẫn học sinh quan sát lược
đồ và gợi mở một số câu hỏi:
- Vì sao sau thắng lợi trong
chiến dịch tây Nguyên, ta
nhanh chóng đánh chiếm Huế
- Đà Nẵng?
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã
diễn ra như thế nào?
- Kết quả của chiến dịch ra
sao?
– Hàn

16


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Chiến dịch Hồ Chí Minh

Phương pháp sử dụng:
GV giới thiệu khái quát lược đồ,
hướng dẫn học sinh quan sát và
gợi mở:
-Quan sát lược đồ, các em cho
biết từ 4-3 đến 18-3-1975 quân
ta tiến công vào những nơi nào?
-Để mở cửa ngõ vào Sài Gòn,
trước khi bắt đầu chiến dịch Hồ
Chí Minh ta tấn công vào đâu,
vì sao?
-Những nơi nào được giải
phóng vào ngày 30-4-1975?
Trong chiến dịch này, Gv tập
trung vào cuộc tiến công Dinh
Độc lập.

Nhật là một quốc
Khi dạy xong mục II, ý 2-Bài 30: GV sử dụng lược đồ cuộcgia
Tổng tiếnđảo
công và hình
nổi dậy Xuân 1975 để củng cố hoặc tiết sau kiểm tra bài cũ.
vòng cung, gồm
4 đảo lớn, có
Phương pháp sử
diện tích tổng
dụng:
GV dùng lược đồ
cộng
khoảng

Cuộc Tổng tiến công
và nổi
dậy Xuân 1975
374.000
km
để trình bày toàn bộ
nằm theo
diễnvuông,
biến Cuộc tổng
tiến công và nổi dậy
sườn
Xuân
1975. phía đông
HS lục
quan sátđịa
lược đồ
châu Á.
và xác định các kí
hiệuMĩ
trên lược
đồ. “xứ sở
danh
HS trình bày lại diễn
anh
biếnhoa
3 chiến dịch
của đào”,
cuộc tổng tiến công
“đất nước mặt
và nổi dậy Xuân

1975.
trời mọc”.
Lược đồ Cuộc tổng tiến công và nổi dây Xuân 1975
17

Sau khi dạy – Hàn


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
3.2 - Giải pháp 2: Đối với nhóm hình vẽ, tranh ảnh Lịch sử.
Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bày
với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức, được in kèm theo câu hỏi để học
sinh tự “làm việc” với SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra những kiến
thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này, trước hết giáo viên phải xác
định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua hình vẽ, tranh ảnh… Tiếp đó, giáo viên
phải dự kiến và phương pháp sẽ sử dụng trong từng bài cụ thể. Phương pháp thường
hay sử dụng trong dạy học đối với loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát (đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết) kết hợp với miêu tả,
phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự
rút ra được những kết luận. Khi học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi
gợi mở, giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc
toàn lớp.
Đối với các bài chiến tranh có lẽ chúng ta sẽ dễ tìm thấy và sử dụng đồ dùng dạy
học. Còn đối với các bài về kinh tế, văn hoá, xã hội thì việc sử dụng đồ dùng dạy học
sẽ hạn chế hơn vì trong sách giáo khoa có rất ít hoặc không có, buộc chúng ta phải tận
dụng triệt để.
Như vậy nếu một bài dạy mà trong sách giáo khoa không có tranh ảnh minh hoạ
thì giáo viên có thể sưu tầm trong sách báo, internet… vì đây là nguồn tài liệu phong
phú và quý giá. Nhưng nếu chúng ta cũng không tìm được hình ảnh thì trong quá trình
giảng bài, giáo viên nên sử dụng các phiếu học tập, bảng phụ…để kích thích sự chú ý

của học sinh vào nội dung bài học, như thế cũng là một cách sử dụng đồ dùng dạy học
đúng lúc và đạt hiệu quả.
3.2.1/ Bài 7 – Các nước Mĩ La-tinh.
Khi dạy mục II – Cu Ba – Hòn đảo anh hùng.
Giáo viên sử dụng bức ảnh chụp chân dung Phi-đen Ca-xtơ-rô – người anh hùng
của đất nước CuBa và bức ảnh ông cùng các chiến sĩ cách mạng.
18


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

Phương pháp sử dụng:
GV tập trung sự chú ý của cả lớp vào bức ảnh, gợi ý bằng một số câu hỏi để kích thích
suy nghĩ của các em như:
- Nhìn diện mạo bên ngoài của Phi-đen Ca-xtơ-rô, các em thấy ông là một con
người như thế nào? Ông có vai trò gì đối với cách mạng Cu Ba?
- Vì sao Phi-đen Ca-xtơ-rô được gọi là anh hùng dân tộc của đất nước Cu – Ba?
Ngoài ra Gv có thể liên hệ quan hệ Việt Nam – Cu Ba trong cách mạng cũng như
trong thời bình. Gv sử dụng một số hình ảnh để các em khắc sâu kiến thức.

19


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
3.2.2/ Bài 9 – Nhật Bản.
Khi dạy mục II – Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
GV cho học sinh quan sát các bức ảnh về thành tựu của Nhật trong các lĩnh vực.

Phương pháp sử dụng:
Gv hướng dẫn học sinh quan sát các bức ảnh và gợi mở bằng các câu hỏi:

- Em nhận xét gì về thành tựu trong công nghiệp mà Nhật đạt được?
- Trong nông nghiệp Nhật Bản sản xuất như thế nào?
-

Em thấy trồng trọt theo phương pháp sinh học có gì khác với cách trồng trọt tự
nhiên mà chúng ta thường gặp? Kết quả nông nghiệp của Nhật đạt được là gì?

- Bức ảnh chụp cây cầu nào? Ở đâu? Cây cầu nói lên điều gì về sự phát triển khoa
học – kĩ thuật của Nhật sau thế chiến hai?
3.2.3/ Bài 11 – Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi dạy mục I – Sự hình thành trật tự thế giới mới.
Giáo viên sử dụng bức ảnh chụp ba nguyên thủ quốc gia của các cường quốc Liên Xô,
Mĩ, Anh tại Hội nghị I-an-ta tháng 2-1945.

20


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

Phương pháp sử dụng:
GV cho HS quan sát tổng thể bức ảnh, đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để HS trả lời:
- Những nhân vật trong bức ảnh này là ai?
- Họ đến Hội nghị I-an-ta để làm gì?
- Những ai được tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng của Hội nghị?
- Hội nghị diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?
HS trả lời, GV tiến hành khai thác kênh hình và kết luận.
Khi dạy mục II – Sự thành lập Liên hợp quốc.
GV sử dụng bức ảnh chụp quang cảnh của cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Phương pháp sử dụng:

21


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
Gv yêu cầu học sinh quan sát các bức ảnh và đặt câu hỏi gợi mở khai thác kênh hình:
- Bức ảnh trên là quang cảnh cuộc họp nào? Nhiệm vụ của Liên hợp quốc là gì?
- Việt Nam tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc chưa?
- Em hãy cho biết nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc trong các bức ảnh 2,3,4?
Khi dạy mục IV – Thế giới sau chiến tranh lạnh.
GV sử dụng bức ảnh Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Gooc-ba-chốp.

Phương pháp sử dụng:
GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh và đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời:
- Hai nhân vật trong bức ảnh là ai?
- Hai nhân vật gặp nhau có nhiệm vụ gì? Vào thời gian nào?
- Sau khi tuyên bố chấm dức chiến tranh lạnh, tình hình thế giới như thế nào?
- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay là gì?
3.2.4/ Bài 23 – Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt
nam dân chủ cộng hòa.
Khi dạy mục III – giành chính quyền trong cả nước.
GV sử dụng bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945

22


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

Phương pháp sử dụng:
GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh và đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời:

- Em nhận xét gì về bức ảnh thứ nhất?
- Em hãy cho biết nhân vật trong bức ảnh thứ hai là ai?
- Em hãy cho biết bác Hồ đang làm gì?
- Em nhận xét gì về Bác khi đọc Tuyên ngôn Độc lập?
Qua HS trả lời kết hợp với miêu tả về nội dung bức ảnh giúp học sinh khắc sâu kiến
thức – đặc biệt không khí phấn khởi ngày Độc lập của cả dân tộc. Học sinh sẽ thấy
được công lao to lớn của cha anh và phải phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện,
nhất là phải tham gia phong trào thi đua “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
3.2.5/ Bài 27 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953 – 1954)
Khi dạy mục III, ý 2 – Chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ.
GV chiếu một số hình ảnh học sinh quan sát.

23


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9

Phương pháp sử dụng:
Gv yêu cầu học sinh quan sát kĩ các bức ảnh và đặt một số câu hỏi gợi ý:
- Em hãy cho biết bức ảnh thứ nhất là gì?
- Em nhân xét gì về hầm tướng Đờ cát?
- Bức ảnh thứ hai là ai?
- Bức ảnh thứ ba là gì?
- Vì sao nghĩa trang Điện Biên Phủ được xây dựng?
3.2.6/ Trong phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. chúng ta thấy có rất
nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng, đặc biệt là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, và ngày hôm nay đất nước hoàn toàn độc lập tự do, mọi người có cuộc sống ấm

no, hạnh phúc. Và người lèo lái con tàu cách mạng Việt Nam trải qua muôn vàn sóng
gió để đến bến bờ vinh quang chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già kính yêu,
XTA-LIN( LXÔ)

lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Không có Người sẽ không có chúng ta của ngày hôm nay.
Vì thế tôi nghĩ rằng khi dạy lịch sử thời kì này, bên cạnh lược đồ, tranh ảnh sách giáo

24


 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9
khoa , trong mỗi bài dạy đều có thể minh hoạ chân dung của Bác qua từng thời kì
nhằm khắc sâu kiến thức và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ để lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh)
3.3 Đối với nhóm các loại đồ dùng trực quan khác: Niên biểu, bảng so sánh, bảng
thống kê, sa bàn, mô hình, hình vẽ trên bảng đen, phim ảnh, đèn chiếu, CNTT…
Một loại đồ dùng dạy học cũng không thể thiếu trong môn Lịch sử chính là sơ đồ.

25


×