Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10 (CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.94 KB, 75 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
VÕ THỊ NGỌC BÍCH
VÕ THỊ NGỌC HÂN
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III PHẦN I
SGK LỊCH SỬ 10 (CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỒNG THÁP, NĂM 2010
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của nhóm chúng tôi,
tôi còn nhận được sự chỉ bảo tận tình, chi đáo của ThS. Phạm Xuân Vũ – người
trự tiếp hường dẫn kháo luận, sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô giáo trường
Đại học Đồng Tháp, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường THPT Mai Thanh
Thế, sự động viên giúp đỡ của bạn bè, thầy cô.
Cho phép chúng tôi gởi lời biết ơn chân tình và sâu sắc nhất, rất mong
tiếp nhận được sự giúp đỡ động viên nhiểu hơn của mọi người.

Võ Thị Ngọc Bích
Võ Thị Ngọc Hân

3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................1
Những chữ viết tắt trong kháo luận .....................................................................4
Phần mở đầu .........................................................................................................5


Phần nội dung .......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC THIẾT
KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN)
TRƯỜNG THPT...................................................................................9
1.1 Phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử................................ ............9
1.1.1 Khái niệm ..........................................................................................9
1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học lịch sử .......10
1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan .......................... ....10
1.2.1Vị trí .................................................................................................10
1.2.2 Ý nghĩa của đồ dùng trực quan .......................................................11
1.3 Các loại đồ dùng trực quan trong lịch sử ..................................................13
1.3.1 Nhóm thứ nhất ................................................................................13
1.3.2 Nhóm thứ hai ..................................................................................14
1.3.2.1 Mô hình sa bàn và các loại phục chế khác ..................................14
1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử ........................................................14
1.3.2.3 Phim học tập( giáo khoa) phim truyện ........................................14
1.3.3 Nhóm thứ ba ...................................................................................14
1.3.3.1 Bản đồ ..........................................................................................15
1.3.3.2 Niên biểu ......................................................................................15
1.3.3.3 Đồ thị ............................................................................................16
4
1.3.3.4 Hình vẽ bằng phấn trên bảng đen .................................................16
1.3.3.5 Các phương tiện khác trong dạy học ............................................16
1.4 Thực tiển của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở
chương III, phần I,SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT .......................... ....17
1.4.1 Mục đích điều tra khảo sát .......................................................... .....17
1.4.2 Nội dung điều tra ....................................................................... .....18
1.4.3 Kết quả điều tra........................................................................... ....18
1.4.3.1 Nhận thức của GV về việc sử dụng dồ dùng trực quan trong dạy

học lịch sử ở trường THPT .......................................................................... .... 18
1.4.3.2 Nhận thức của HS về việc sử dụng dồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử ở trường THPT .............................................................................. 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG III, PHẦN I
SGK LỊCH SỬ LỚP 10( CƠ BẢN) CẦN TRIỆT ĐỂ KHAI THÁC ĐỂ
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
.............................................................................................................................22
2.1 Những nguyên tắt ....................................................................... .......22
2.2 Các nội lịch sử trong chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản)
trường THPT. ................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG
TRỰC QUAN ĐỂ DẠY CHƯƠNG III, PHẦN I, SGK LICH SỬ 10
(CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT. QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ.
.............................................................................................................34
3.1 Những nguyên tắc chung ............................................................. .....34
3.1.1 đảm bảo tính khoa học ................................................................ 34
3.1.2 Đảm bảo tính trực quan hóa ........................................................ 34
3.1.3 Đảm bào tính thẩm mỹ ................................................................ 34
3.1.4 Đảm bảo tính kinh tế .................................................................. 35
5
3.2 Phương pháp thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch
sử chương III, phần I SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT ...................... ....35
3.2.1 Trung quốc thời phong kiến ................................................... ..... 35
3.3 Thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 44
3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm .......................................... .......44
3.3.2 Nội dung thực nghiệm ...................................................................45
3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............................................45
3.3.4 Kết quả thực nghiệm .....................................................................46
Kết luận ...........................................................................................................47
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................49

Phụ lục
6
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
DH: Dạy học
SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
PL: Phụ lục
[ pl 1 ; 12] Phụ lục hình 1 hình 12
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với xu thế liên tục đổi mới phương pháp DH cho phù hợp với tinh hình
phát triển của thời đại trong nhà trường phổ thông hiện nay hơn bao giờ hết giáo
dục có vai trò quan trọng với việc phát triển kinh tê- xã hội, vì thế từ đại hội VI
của Đảng các nghị quyết của ban chấp hành trung ương 2 kháo VIII đã xác
định:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học” [ 15, 9] chính vì lẻ
đó, trong những năm gần đây có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng áp dụng
các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình DH, đãm bảo điều
kiện thời gian tự học và tự nghiên cứu cho HS. Phù hợp với từng môn học.
Quán triệt tư tưởng đổi mới đó từ năm học 2004- 2005 Bô giáo dục và
đào tạo đã thay đổi SGK lịch sử 10, SGK mới có những hình ảnh minh họa hay
câu hỏi đòi hỏi người GV có những phương pháp phù hợp hơn, đội ngũ GV đã
bước đầu vận dụng có hiệu quả những phương pháp DH mới, HS tỏ thái độ tích
cực mạnh dạng tự tinh trong học tập SGK mới. Tuy nhiên đó là những kết quả
bước đầu, nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục.
Việc đổi mới phương pháp DH là chặn đường dài với nhiều khó khăn Và
thử thách trong đó xóa bỏ cách dạy truyền thống thầy đọc trò chép đã lạc hậu

yêu cầu là phải đồi mới. Tuy có nhiều thay đổi SGK những người thầy vẫn gữi
tư tưởng cũ là cách dạy một chiều, điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần phải
nghiên cứu và vận dụng các phương pháp tích cực trong DH. Chúng ta cần
khẳng định đây là quá trình lâu dài không thể nóng vội nhưng lại là công việc
cấp thiết phải làm ngai ở mức độ tốt nhất có thể tùy theo điều kiện cụ thể và
nâng lực không chờ đợi hội đủ điều kiện mới tiến hành.
Đổi mới phương pháp DH là yêu cầu bắt buộc đối với ngành giáo dục nói
chung và GV nói riêng, song trên thực tế việc đổi mới này chưa được quan tâm
8
đúng mức. GV được tham dự các lớp về đổi mới phương pháp DH. Song nhưng
khi vể áp dụng chỉ mang tính “hình thức” hiệu qảu chua cao, do GV chưa nắm
chắc lý thuyết và điều kiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tuy nhiên bên cạnh đó
có những GV có huyết tâm đã thực hiện một phần phương pháp đổi mới, đạt
được một số kết qủa bước đầu.
Đồng thời với những trở ngại đó thì về phía Bộ giáo dục mới chỉ đổi mới
phương pháp ở dạng thuyết trình, trên lý thuyết mang tính chất chung mà chưa
có nghiên cứu cụ thể nên việc áp dụng còn bở ngỡ, GV chưa mạnh dạng áp
dụng. Do đó việc xây dựng và sử dụng cụ thể vào một bài cụ thể là yêu cầu cấp
thiết hiện nay. Nếu không thực hiện được vấn đề này thì việc giảng dạy theo
phương pháp truyền thống vẫn được duy trì, không phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của HS.
Có nhiều con đường để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, là
GV trước vấn đề đổ mới cho nên nhóm chúng tôi chọn đề tài” thiết kế và sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở chương III phần I SGK lịch sử
10( cơ bản) trường THPT.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Do chương trình SGK lịch sử 10 mới được áp dụng đại trà năm 2005-
2006 nên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc sử dụng đồ dùng trực
quan cho chương trình lịch sử THPT mà chỉ có những công trình nghiên cứu và

bài viết mang tính lí luận như,” Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử
ở THPT của Kiều Thế Hưng; “ Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung
học phổ thông” của Nguyễn Thị Côi; Nguyễn Kỳ trong cuốn “ Phương pháp
giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm”.
Các công trình nghiên cứu và bài viết nói trên chủ yếu trình bài quan
niệm và sự cần thiết của việc thiết kế và sử dùng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế vẫn còn
nhiều bở ngỡ. Các bài viết này ít nhiều đã giúp tôi xác định cách thức con
9
đường, nội dung thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử chương
III, SGK lịch sử 10( cơ bản) chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện để đi
sâu vào nội dung cụ thể, đó là nhiệm vụ mà đề tài phải nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc” Thiết kế và sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học chương III, phần I SGK lịch sử 10( cơ bản) trường
THPT để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, đề tài không tập trung nghiên
cứu sâu lí luận về “ đồ dùng trực quan” mà sử dụng thành tựu lý luận DH của
nội dung trên để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phục vụ phần giảng
dạy chương III, SGK lịch sử 10( cơ bản) phạm vi thực nghiệm sư phạm ở các
trường THPT trong huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những phương pháp, quy trình thiết kế và sử dụng đồ dùng
trực quan để tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu tài liệu thông qua các giờ dạy
trên lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS thông qua
bài học chương III, lịch sử 10( cơ bản) nhằm áp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp DH
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Điều tra xã hội học để phát hiện thực tiển giáo dục phổ thông về việc thiết
kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử.
Phân tích cấu trúc nội dung chương III, SGK lịch sử 10 ( cơ bản).
Thiết kế đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Xác định yêu cầu chung và biện pháp sư phạm cụ thể để thiết kế và sử
dụng đồ dùng trực quan cho GV và HS.
10
Thực nghiệm sư phạm trường THPT Mai Thanh Thế nhằm kiểm tra tính
khải thi của đề tài.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan. Tiến
hành dạy thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan
khi DH lịch sử chương III, SGK lịch sử 10( cơ bản)
7. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của
HS trong DH lịch sử chương III, SGK lịch sử 10 ( cơ bản) phù hợp sẽ góp phần
nâng cao chất lượng DH lịch sử, hoàn thiện vốn kiến thức lịch sử theo yêu cầu
mục tiêu đào tạo.
8. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Thiết kế và sử dùng đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực, sáng
tạo của HS trong DH chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản).
Đồng thời làm tài liệu nghiên cứu và học tập của HS và các đồng nghiệp
nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
9. CẤU TẠO CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo nội dung
khóa luận gồm có ba chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiển của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực
quan trong DH lịch sử chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường
THPT.
Chương 2. Những nội dung lịch sử trong chương III phần I, SGK lịch sử 10( cơ

bản) trường THPT. Cần triệt để khai thác để thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan.
Chương 3. Thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan để dạy chương 3.
phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT. Qua từng bài cụ thể.
11
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC THIẾT
KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ CHƯƠNG III, PHẦN I, SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN)
TRƯỜNG THPT
1.1 PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ
1.1.1 Khái niệm
Phương pháp DH trực quan là phương pháp được xây dựng trên cơ sở
quán triệt nguyên tắc đãm bảo tính trực quan trong quá trình DH. Trong quá
trình DH giáo viên hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp quan sát sự vật, hiện
tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm, tạo
biểu tượng, từ đó giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khao
học.v.v…
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự
giới thiệu và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của học
sinh bằng sự hướng dẫn của GV. Nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, đãm bảo
việc giáo dục, phục vụ mục đích DH và giáo dục.
Phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử, được xem là
một phương pháp diễn tả những hành động lịch sử khách quan và mẫu mực luôn
luôn gắn liền với sự phát triển tư duy trừu tượng của HS.
Như vậy có thể hiểu: Đồ dùng trực quan là hệ thống đối tượng vật chất và
tất cả những phương tiện kỹ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình DH.
Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức
như sau:
Kiến thức thu nhận được: Qua nếm; qua sờ; qua ngửi; qua nghe; qua

nhìn
Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học:
12
Qua những gì mà ta nghe được
Qua những gì mà ta nhìn được
Qua những gì mà ta nghe và nhìn được
Qua những gì mà ta nói được
Qua những gì mà ta nói và làm được
Qua việc tổng kết trên điều cho thấy:
Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình
nghe, nhìn và thực hành. Muốn có được điều đó đồ dùng trực quan giúp cho quá
trình nhận thức của HS là cực kì quan trọng, vì vậy đồ dùng trực quan là không
thể thiếu trong quá trình DH.
1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học lịch sử:
Trong quá trình DH đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố tham
gia tích cực vào quá trình cung cấp kiến thức cho HS, trong qúa trình DH người
dạy đưa ra những đồ dùng trực quan và hệ thống câu hỏi khéo léo dẫn dắt cho
HS lĩnh hội kiến thức mới, đồ dùng quan có nhiều vai trò trong qúa trình DH,
nói giúp cho GV và HS phát huy tối đa tất cả các giác quan của HS trong quá
trình DH, từ đó giúp HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện
được các khái niệm, quy luận làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm và áp dụng
kiến thức đã học vào thực tế.
1.2 VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG
TRỰC QUAN.
1.2.1 Vị trí
Nhà giáo dục học Sée J.A. Komensky là người đầu tiên nêu lên những
nguyên tắc DH một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học, trong số nhửng
nguyên tắc mà ông đưa tính trực quan ( mà ông gọi là nguyên tắc vàng ngọc)
được xếp lên hàng đầu. Sée J.A. Komensky nói: “ Không có trong trí tuệ những
cái mà trước đó không có cảm giác”. Ông cho rằng “ để có tri thức vững chắc,

nhất định phải dùng phương pháp trực quan” [13, 37] luận điểm quan trọng của
V.Lê nin “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trù tượng và từ đó trở thực tiển –
13
đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách
quan” [ 13, 37 ] đã được trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu và tâm lý
học sư phạm và lý luận DH.
Trong DH lịch sử phương pháp trực quan lại càng có vị trí quan trọng,
việc nhận thức lịch sử của HS cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiển. Việc trực quan sinh động trong
nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện tượng lịch sử
đã qua, mà từ những biểu tượng được tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể, vì
thế trong DH lịch sử cần phải sử dụng đồ dùng trực quan bên cạnh các phương
pháp, phương tiện DH để quá trình DH đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng do nguyên nhân nào đó, lâu nay việc “ dạy chay” đã dần hình
thành thói quen đáng phê bình là GV rất ngại sử dụng các phương tiện DH khác
ngoài SGK và lời nói, thói quen này đã cản trở rất nhiều tới việc thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ và chức năng giáo dục bộ môn. HS học lịch sử nhưng nhận thức
lịch sử không sâu, dễ quên.
Qua việc trình bày như trên, môn lịch sử muốn không ngừng nâng cao
hiệu quả giáo dục và giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công
cuộc đổi mới thì phải tiến hành cải tiến phương pháp DH lịch sử, trong đó việc
quan trọng là phải tăng cường thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH
lịch sử.
1.2.2 Ý nghĩa cũa đồ dùng trực quan
Trong thời kỳ đổi mới để đưa đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp có lực lượng tiên tiến, cùng với sự chuyển biến đó thì
nhân cách của con người cũng có nhiều thay đổi.
Nên vấn đề đặt ra là nhân cách cần hình thành và phát triển nói chung ,
THPT nói riêng như lòng tự tin, tính bản lĩnh, ham học hỏi, dám đương đầu với
thủ thách, tuy nhiên muốn giáo dục nhân cách cho HS phải chú ý đến bản sắc

dân tộc.
14
Để hình thành những nhân cách nói trên thì bộ môn lịch sử có ưu thế so
với các môn khác, vì nội dung ở phổ thông là cung cấp cho HS những hiểu biết
cơ bản vững chắc về sự phát triển xã hội, xã hội loài người và dân tộc đã chảy
qua, từ đó HS rút ra những bài học lịch sử xã hội loài người sẽ giúp HS hành
động đúng đắn hơn.
Nói cách khác thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ phát huy tính
tích cực của HS từ đó dễ dàng thực hiện ba nhiệm vụ của giáo dục: Giáo dục,
giáo dưỡng và phát triển HS thông qua những hình ảnh “ trực quan sinh động”
kết hợp với lời giảng của GV sẽ có những khái niệm, biểu tượng chính xác về
nghiên cứu và tìm hiểu SGK.
Ví dụ: Khi trình bày về Tần Thủy Hoàng thông qua câu chữ thì HS không
thể hình dung về cuộc sống của ông, nhưng khi thông qua hình 12 SGK và GV
kết hợp miêu tả thì giúp HS nhớ lâu hơn về cuộc sống quyền lực nhà vua thời
bấy giờ.
Đồ dùng trực quan không chỉ tạo biểu tượng mà còn là chổ dựa vững chắc
cho việc nắm quá khứ lịch sử, những nét khái quát định hình hiểu sâu sắc sự
kiện lịch sử. Nó là phương tiện có hiệu quả để hình thành khái niệm lịch sử và
làm cho HS nắm được những quy luật của sự phát triển của Trung Quốc thời
phong kiến.
Đồ dùng trực quan không chỉ tạo biểu tượng mà còn là chổ dựa vững chắc
cho việc nắm quá khứ lịch sử trong những nét khái quá định hình, hiểu sâu sắc
sự kiện lịch sử, nó là phương tiện hiệu quả để hình thành khái niệm lịch sử và
làm cho HS nắm được những quy luật của sự phát triển xã hội. Song song với nó
đồ dùng trực quan còn giúp cho các em rèn luyện kỹ năng, so sách phán đoán và
phẩm chất đạo đức, cần cù, trung thực, cẩn thận…
Nhìn chung thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao chất
lượng hiệu quả giảng dạy học tập lịch sử ở trường phổ thông, gây hứng thú cho
HS đối với việc tìm hiểu quá khứ, làm cho các em dễ hiểu, gợi trí tò mò và óc

tưởng tượng cần thiết cho sự tìm hiểu lịch sử ở lứa tuổi HS.
15
1.3 CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại đồ dùng trực quan:
Một số phân loại theo đặt trưng về nội dung và tính chất của hình ảnh lịch
sử do đồ dùng trực quan mang lại.
Một số phân loại theo đặt trưng bên ngoài như hình dạng, kỹ năng chế
tạo, phương thức tạo hình…. của đồ dùng trực quan
Có ý kiến chia đồ dùng trực quan ra ba nhóm 1) Hiện vật 2) đồ dùng tạo
hình( tranh, phim, đồ dùng phục chế….) 3) đồ dùng quy ước ( bản đồ, đồ thị …)
dù có những quan niệm khác nhau trong việc phân loại đồ dùng trực quan song
về cơ bản chúng ta có thể chia thành ba nhóm lớn thường được sử dụng trong
DH ở trường phổ thông:
Những hiện vật còn lại của quá khứ lịch sử
Đồ dùng trực quan tạo hình
Đồ dùng trực quan quy ước hay tượng trưng
1.3.1 Nhóm thứ nhất: Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch
sử ( tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, toàn cảnh
Cố cung bắc kinh, Một đoạn vạn lí trường thành…)
Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liêu gốc có giá trị, có ý nghĩa
to lớn về mặt nhận thức, thông qua việc tiếp xúc với những di tích, HS sẽ có
những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ, và từ đó có tư duy lịch sử đúng
đắn.
Ví dụ: Để dạy bài 5:
Mục 1: Thì dùng tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần
Thủy Hoàng
HS quan sát hiện vật niêu trên sẽ giúp cho các em biết được đời sống của
các vị vua và lực lượng quân sự về chế độ cai trị của thời đó. Đồng thời giúp HS
hiểu hiểu công sức của các nghệ nhân đã huy sinh để có những tượng người

hoàn hảo.
16
Tuy nhiên việc sử dụng còn hạn chế do có sẵn trong trường, mà ở di tích
nói không còn nguyên vẹn, bị hủy hoại qua thời gian, vì vậy việc nghiên cứu
hiện vật HS phải phát huy tính sáng tạo và tưởng tựng tư duy lịch sử. Vì vậy khi
có điều kiện GV nên tổ chứ dạy ngay trong các nhà bảo tàng gay các nơi diễn ra
các sự kiện lịch sử
1.3.2 Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan gồm những loại mô hình phục chế
sa bàn, tranh ảnh lịch sử….
Do khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật biến cố,
hiện tượng quá khứ một cách sinh động, cụ thể và khả năng xát thực bằng các
phương tiện của nghệ thuật tạo hình, đồ dùng trực quan tạo hình có nhiều loại.
1.3.2.1 Mô hình sa bàn các loại phục chế khác:
Là đồ dùng trực quan tạo hình vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính khao
học trong một mức độ nhất định, nói làm sống lại khung cảnh xã hội, GV làm
thế nào hướng dẫn cho HS làm các mô hình sa bàn, đồ phục chế về công cụ lao
động, qua đó rèn luyện cho HS thói quen lao động, làm phong phú kiến thức HS.
1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử:
Là đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng cung cấp cho HS hình ảnh
tương đối hoàn chỉnh và chân thực về quá khứ như hình ảnh; một đoạn vạn lí
trường thành qua đó nhằm hệ thống sự kiện lớn quan trọng làm đề tài nhằm
minh họa cụ thể kiến thức của HS.
1.3.2.3 Phim học tập: ( giáo khoa) phim truyện
Cũng là loại đồ dùng trực quan tạo hình, bằng hình tượng nghệ thuật nó
đã khôi phục lại những hình ảnh điển hình, cụ thể về một sự kiện lịch sử. Nó gây
cho HS những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc vê quá khứ.
Phim truyện và phim học tập cũng có những tính chất của nghệ thuật và
tranh giáo khoa nêu trên, như bằng sự phối hợp của âm nhạc, diễn xuất, lời nói,
màu sắc… nên có tác động mạnh mẽ đến HS.
1.3.3 Nhóm thứ ba: Đồ dùng trực quan quy ước bao gồm các loại bản đồ lịch

sử, đồ thị, đồ họa, niên biểu…. Loại đồ dùng trực quan này tạo cho HS những
17
ảnh tượng trưng, khi phản ảnh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình
lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế – chính trị của
đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện mà còn là cơ sở để
hình thành khái niệm lịch sử cho HS.
Trong DH lịch sử ở trường THPT GV thường sử dụng các loại đồ dùng
trực quan quy ước sau:
1.3.3.1 Bản đồ:
Lịch sử nhằm xác định sự kiện trong thời gian và không gian nhất định.
Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch
sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình
lịch sử, giúp cho các củng cố nghi nhớ kiến thức đã học.
Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên
nhiên mà cần có những kí hiệu về biên giới, và các quốc gia của, sự phân bố dân
cư.
Về nội dung bản đồ chia thành hai loại chính: bản đồ tổng hợp và bản đồ
chuyên đề .
Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một
nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định.
Bản đồ chuyên đề : Nhằm diển tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt
của quá trình lịch sử, như diễn biến của một trận đánh, sự phát triển kinh tế của
một nước trong một giai đoạn lịch sử.
Trong thực tế DH lịch sử cần có sự kết hợp của hai loại bản đồ nêu trên
khi trình bày một sự kiện. Việc sử dụng bản đồ trong DH là điều kiện cần thiết,
không thể thiếu được trong điều kiện nước ta hiện nay.
1.3.3.2 Niên biểu: Là hệ thống hóa các sự kiện theo thứ tự thời gian, đồng thời
nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước trong một thời kì. Về niên
biểu có thể chia ra mấy loại chính như sau:
18

Niên biểu tổng hợp: Là bản kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời
gian dài. Niên biểu này giúp HS không những ghi nhớ những sự kiện chính, mà
còn nắm các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Niên biểu chuyên đề: trình bày những vấn đề quan trọng nổi bậc nào đấy
của một thời kì lịch sử nhất định, nhờ đó mà HS hiểu được bản chất sự kiện một
cách đầy đủ.
Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng
một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bản chất, đặt trưng của các sự kiện ấy, hoặt
để rút ra một kết luật khái quát có tính chất nguyên lí.
1.3.3.3 Đồ thị: Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự
kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học, đồ thị có
thể biểu diễn bằng một mũi tên để biểu diễn trên các trục hoành ( ghi thời gian )
và trục tung ( ghi sự kiện)
1.3.3.4 Hình vẽ bằng bấn đen trên bảng: Minh họa ngay những sự kiện trình
bày miệng mà không cần sử dụng một loại trực quan nào khác.
1.3.3.5 Các phương tiện khác trong dạy học:
Do sự phát triển mạnh mẽ của khao học kỹ thuật mà việc áp dụng các
phương tiện kỹ thuật vào DH lịch sử ngày càng tăng, nói đến phương tiện kỹ
thuật giáo dục là nói đến trước hết là các phương tiện dùng trong việc giảng
dạynhư kênh hình, phim ảnh máy ghi âm, máy phóng hình... Trong DH lịch sử
các phương tiện kỹ thuật thường được sử dụng ngày càng nhiều trong trường
THPT Việt Nam đã có điều kiện và khả năng sử dụng, như màn hình nhỏ( tivi,
đèn chiếu), radio, máy ghi âm… những phương tiện này cần có trong DH lịch
sử, song không thể nào thay thế cho các đồ dùng trực quan đã có, càng không
thể vai trò của người GV trên lớp. Vì vậy vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào
các đồ dùng trực quan vốn có và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong DH
lịch sử và vai trò của GV sẽ như thế nào trong việc tổ chức DH có hiệu quả. Dĩ
nhiên, trong khuôn khổ một giờ học không thể sử dụng mọi loại đồ dùng trực
19
quan mà cần phải lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ thể và đặc

điểm của từng lớp học.
Phim đèn chiếu: Là loại màng ảnh phổ biến, đơn giản, dễ sử dụng, phù
hợp với điều kiện của chúng ta. Nội dung của phim đèn chiếu được xây dựng
trên cơ sở sự kiện cơ bản trình bày quá trình lịch sử, với nhiều tài liệu minh họa
phong phú hấp dẫn.
Phim video ( băng ghi hình): Đây là loại đồ dùng với nhiều nội dung
phong phú kết hợp chặt chẽ với hình ảnh lời nói và âm nhạc, tác động vào các
giác quan của HS cung cấp một khối lương thông tin lớn, hấp dẫn, không một
nguồn kiến thức nào sánh kịp. Hình ảnh màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu
tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng
sự kiện sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng
sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc “ hiện đại hóa” lịch sử.
Việc sử dụng phim đèn chiếu, phim video trong DH lịch sử không để giải
trí, minh họa bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức giúp HS hiểu sâu hơn bài
học.
Tóm lại: Việc phân loại các đồ dùng trực quan chỉ mang tính chất tương
đối, vì trong thực tế lại có những vấn đề cụ thể cần được xem xét. Ví dụ: Ảnh
chụp về một sự kiện lịch sử là một tài liệu trực quan ( trước hết là một tư liệu
lịch sử có giá trị) có ý nghĩa rất lớn trong việc DH sinh, song lại có ảnh chụp sự
kiện đang diễn ra và loại ảnh đang chụp lại vì lúc bấy giờ không có điều kiện
chụp . Giá trị ý nghĩa của những bức tranh lịch sử, phim truyện về đề tài lịch sử
cũng còn bàn luận nhiều dù còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, song ý nghĩa của
đồ dùng trực quan trong DH lịch sử là điều được khẳng định.
1.4 THỰC TIỂN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III, PHẦN I SGK
LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT.
1.4.1 Mục đích điều tra, khảo sát
20
Mục đích điều tra, khảo sát là xem việc sử dụng đồ dùng trực quan của
thầy và trò như thế nào.

Quan sát sư phạm, trao đổi với GV và HS trường THPT Mai Thanh Thế
về tình hình sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào?
Qua đó có những nhận xét, đánh giá để làm cơ sở cho đề tài thiết kế và sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương III, phần I, SGK lịch sử
10( cơ bản) trường THPT. Nhằm nâng cao hiệu quả DH.
1.4.2 Nội dung kiểm tra:
Đối với GV: Phát phiếu điều tra về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử ở trương phổ thông. Qua đó để biết những khó khăn và thuận lợi
của GV khi sử dụng đồ dùng trực quan. Sau đó thu phiếu điều tra lại và qua đó
để làm kết quả đánh giá về việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Đối với HS: Qua phát phiếu điều tra tình hình học tập của HS. Và trao đổi
với HS về việc học đối với đồ dùng trực quan như thế nào. Sau đó thu phiếu
điều tra lại để rút ra kết quả của HS về việc học với đồ dùng trực quan.
Thực tế bằng thực nghiệm sư phạm: Một vài tiết, để qua đó thấy được
thực tế của việc DH của GV và HS với đồ dùng trực quan.
1.4.3 Kết quả điều tra
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, tôi tìm hiểu thực trạng DH môn
lịch sử nói chung và chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản ) trường THPT.
1.4.3.1 Nhận thức của GV về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử ở trường THPT
Để có cái nhìn toàn viện về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phát phiếu
điều tra cho GV có kinh nghiệp trong nghề [ phụ lục 2]. Đối tượng tìm là GV
trường THPT Mai Thanh Thế. Tất cả các phiếu khi được hỏi về nhận thức, 100%
điều nhất trí về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dùng trực quan
trong DH lịch sử. Các ý kiến của các thầy cô điều cho rằng: sử dụng đồ trực
quan kết hợp với phương pháp sư phạm khác điều có tác dụng.
Kích thích khả năng tư duy năng động của HS
21
Khắc sâu kiến thức trong HS
Gây hứng thú học tập, mang lại hiệu quả cao trong quá trình DH

Giúp HS tiếp cận với phương pháp tranh luận khoa học, phát triển năng
lực tư duy và ngôn luận cho HS
Người học nhận thức sâu bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt tri
thức lịch sử vào thực tiễn.
Khắc phục được những phương pháp DH truyền thống.
Tổng hợp các ý kiến nêu trên có thể thấy một sự thống nhất trong việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong DH sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Mang lại hiệu quả cao trong quá trình
DH .
Về mức độ sử dụng đồ dùng trực quan: Trong 10 GV được phỏng vấn có
ba ý kiến trả lời thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan; có 4 GV sử dụng ở
mức độ vừa phải; số còn lại trả lời không thường xuyên; chỉ sử dụng ở một số
bài. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng nêu trên cho thấy:
Số GV thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan phần lớn là GV có thời
gian công tác lâu năm trong nghề, có ý thức đổi mới phương pháp DH từ rất
sớm nên có kinh nghiệm trong thiết kế cũng như sử dụng .
Số GV sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ vừa phải là những GV có ý
thức đổi mới nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế cũng như sử dụng .
Số GV không sử dụng thường xuyên, nêu lên rất nhiều khó nhưng tập
trung lại điều cho thấy họ không có kinh nghiệm thiếu tài liệu tham khảo và do
đó việc thiết kế mất nhiểu thời gian và công sức nhưng hiệu quả không cao.
Từ tình hình nêu trên có thể thấy, các GV ở trường THPT đều nhận thức
được ý nghĩa, tác dụng của việc thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan trọng DH
lịch sử. Họ đều nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử là
một trong những biện pháp quan trọng nhằm đổi mới phương pháp DH. Họ cũng
mong muốn có tài liệu để học tập, tham khảo và vận dụng.
22
1.4.3.2 Nhận thức của HS về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH
lịch sử ở trường phổ thông.
Thông qua điều tra, trao đổi về tác dụng của sử dụng dồ dùng trực quan

trong DH ịch sử với 60 em HS[ phụ lục 1], kết quả thu được như sau:
Về tâm lí học tập: Đa số các em cho rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan
trong DH đã làm cho giờ học trở nên hứng thú và bổ ích, phần lớn HS cho rằng
giờ học lịch sử và giờ học bình thường, số còn lại cho đó là giờ học cưỡng bức.
Về múc độ sử dụng và chất lượng của đồ dùng trực quan: Tìm hiểu nguyên
nhân HS ích hứng thú khi tham gia giờ học lịch sử có thể thấy ngoài việc GV ích
sử dụng các biện pháp kích thích năng lực tư duy của HS còn có nguyên nhân là
câu hỏi của đồ dùng trực quan đặc ra không vừa sức đối với HS khiến các em
chán nản, không gây hứng thú học tập.
Khi trao đổi với HS sau khi học giờ thực nghiệm, với cách dạy này các
em không còn cảm thấy “ sợ” môn lịch sử nữa, trái lại đã có hiện tượng tranh
luận với nhau về một vấn đề lịch sử mà các em cho là giải quyết chua thỏa đáng.
Tiếp xúc với một số học sinh có trình độ trung bình các em tâm sự.
“ Trước đây em rất ghét môn lịch sử vì việc ghi nhớ các sự kiện, hiện
tượng lịch sử làm em mất nhiều thời gian học thuộc lòng; qua tiết vừa rồi với
việc được xem đồ dùng trực quan và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra và tranh
luận với các bạn buộc em phải tìm kiếm các sự kiện, hiện tượng để lập luận và
thế là không cần học thuộc lòng em đã nắm bắt nội dung một cách tự nhiên
không cần gò bó gì cả”
Một HS khác phát biểu “ em thích những giờ học như thế vì nó khiến
chúng em tập trung hơn, tuy nhiên các em HS yếu vẫn chưa thật sự hội nhập.
Theo em cần có nhiều đồ dùng trực quan và câu hỏi đi từ khó đến dể nhiều hơn
nửa thì giờ học mới thoải mái”
Như vậy, qua điều tra GV và HS ở các trường THPT trong huyện Ngã
Năm, chúng tôi rút ra kết luận chung như sau:
23
Một là, Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích
cực trong DH lịch sử nói chung và trong chương III, phần I SGK lịch sử lớp
10( cơ bản) trường THPT, nói riêng đã dược nhiều GV quan tâm, chưa áp dụng
có hiệu quả trong thực tiển, do đó chưa tạo nên hứng thú cho HS.

Hai là, cần phải đổi mới phương pháp DH lịch sử cả trong nhận thức và
hành động của người dạy, GV cần biết nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao
chất lượng giờ học nhất là việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH
lịch sử.
Ba là: Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử phải
được tiến hành đồng bộ, toàn việc và có hiệu quả rõ rệt.
Bốn là: GV cần cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, được tham gia các lớp
tập huấn chuyên đề, trao đổi thông tin với nhau... Đối với HS cần rèn luyện ý
thức tự học, tự nghiên cứu, làm quen với cách học mới nhằm phát triển tư duy
độc lập sáng tạo của HS.
24
CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG III, PHẦN I
SGK LỊCH SỬ LỚP 10( CƠ BẢN) CẦN TRIỆT ĐỂ KHAI
THÁC ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN
2.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ
DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG
III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN)
DH lịch sử cần sử dụng đồ dùng trực quan, nhưng sử dụng tùy tiện sẽ
không đem lại hiệu quả sư phạm, mà còn ảnh hưởng không tốt đế chất lượng
DH.
Vì vậy, cần chú ý những nguên tắc sử dụng đồ dùng trực quan được sử
dụng trong DH lịch sử.
Nội dung yêu cầu giáo dục – giáo dưỡng của bài học quy định việc sử
dụng những loại đồ dùng trực quan tương ứng và thích hợp. Bài này sử dụng
bản đồ, bài khác lại sử dụng tranh ảnh hay sa bàn, mô hình. Đôi khi trong một
bài giảng lại kết hợp sử dụng một vài loại đồ dùng trực quan khác nhau. Thật là
tẻ nhạt nếu trong bất cứ bài học lịch sử nào, GV cũng chỉ sử dụng một vài đồ
dùng trực quan có sẵn.

Để xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với
từng bài, GV cần tìm hiểu cơ sở nhận thức và yêu cầu sư phạm của công tác này
khi chuẩn bị cho một bài giảng lịch sử.
Trước hết DH lịch sử phải cho HS biểu tượng: Biểu tượng lịch sử là
những hình ảnh của sự kiện, nhân vật được phản ánh trong óc HS với những nét
điển hình nhất. Các phương pháp DH, các loại đồ dùng DH điều đóng góp vào
tạo biểu tượng cho HS. Những đồ dùng trực quan giữ vai trò quan trọng trong
việc tạo biểu tượng cho HS ở THPT.
25
Có nhiều loại biểu tượng cụ thể khác nhau mà HS cần phải nắm, ở đây
chúng tôi chỉ trình bày một số biểu tượng lịch sử trong DH lịch sử ở THPT do
đồ trực quan đã góp phần tạo nên như thế nào.
Biểu tượng về điều kiện tự nhiên của quá trình lịch sử: Là loại biểu tượng
tạo cho HS bởi vì một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với không gian và
thời gian. Trong bất kỳ xã hội nào bao giờ hoạt động của con người cũng gắn
liền với điều kiện tự nhiên và chịu sự tác động của tự nhiên, cho nên loại biểu
tượng này giúp HS thấy được mối quan hệ chặt chẽ con người với tự nhiên và
chính điều kiện như thế quy định lối sống của con người.
Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những sản phẩm trong quá
trình sống, lao động của con người đã sáng tạo ra về mặt vật chất cũng như tinh
thần. Để tạo biểu tượng này GV sử dụng tranh ảnh minh họa trên giấy hoặc bảng
đen, cùng với việc cung cấp các biểu tượng là lời miêu tả của GV về hình tượng
bên ngoài, cấu tạo bên trong và tính năng của nó, để HS thấy được tinh thần
sáng tạo để có những công trình kiến trúc độc đáo.
Ví dụ: Khi GV cho HS xem tượng người bằng đất nung trong khu lăng
mộ Tần Thủy Hoàng kèm với việc trình bày về nội dung của nó, HS rút ra được
nét độc đáo, thể hiện nghệ thuật tinh xảo của người Trung Quốc thời xưa, biết
được sự xa hoa, tàn bạo của Tần Thủy Hoàng, cũng như sức mạnh quân sự của
nhà Tần như thế nào, từ đó rút ra được đặt trưng của các sự vật hiện tượng trong
thế giới khách quan và không gian nhất định.

Biểu tượng về con người: Được tạo nên từ hình ảnh, tranh vẽ các loại đồ
dùng trực quan trên cơ sở tiến hành miêu tả và nêu đặc điểm của hình tượng,
Lịch sử là do con người sáng tạo vì vậy khong thể có lịch sử mà thiếu yếu tố con
người, mặt khác hoạt động của các nhân vật lịch sử rắng liền với vai trò quần
chúng nhân dân và nó phản ánh ở mức độ lịch sử.
Trên cơ sở tạo biểu tượng sẽ hình thành các khái niệm lịch sử. Đồ dùng
trực quan góp phần niêu lên hiện tượng của sự vật khi GV hướng dẫn HS nêu

×