Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT HỌC, SINH HỌC 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 22 trang )

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT HỌC, SINH HỌC 7

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THCS
Theo luật giáo dục Việt Nam quy định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc [28].
Để thực hiện được mục tiêu trên ngoài việc đổi mới chương trình, nội dung dạy
học thì hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương
pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo
dục. Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới việc đào tạo về phương pháp
dạy học ở trường sư phạm [1].
Do đó yêu cầu trong giảng dạy cũng phải đổi mới. Giảng dạy không chỉ là sự
truyền đạt các tri thức cho người học mà còn cần phải dẫn dắt người học tự tìm ra tri
thức.
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn sinh học ở trường phổ thông
Môn Sinh học là một môn học liên quan đến các cơ thể sống, vì vậy các quy luật,
quá trình Sinh học luôn luôn vận động. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu hơn ta thấy rằng
các sự vật, hiện tượng không ngẫu nhiên xuất hiện mà sự xuất hiện của nó là kết quả của
quá trình chọn lọc tự nhiên. Các sinh vật để tồn tại và phát triển đã tiến hóa không ngừng.
Kiến thức tiến hóa giúp các em giải thích sự song song tồn tại hiện nay của các
nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao. Ngoài ra các
em còn thấy được nguyên nhân hình thành nên những đặc điểm thích nghi của sinh vật
với môi trường sống. Từ đó các em có thể vận dụng chúng để giải thích được các hiện
tượng thực tế. Từ đó thêm yêu và hứng thú với môn học.
1.3 Xuất phát từ đặc điểm của môn học
Chương trình Sinh học ở trung học cở sở bao gồm: thực vật học ( lớp 6 ), động vật
học (lớp 7), sinh lý người (lớp 8), di truyền – biến dị (lớp 9).


Phần động vật học trong chương trình Sinh học 7 nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo,
chức năng của các cơ quan trong cơ thể động vật. Ngoài ra còn tìm hiểu vai trò của từng
lớp, ngành động vật đối với thiên nhiên và con người.
Số lượng ngành động vật khá nhiều, dưới mỗi ngành là các phân ngành, lớp, bộ,
họ, chi, loài….. Ở mỗi ngành học thường chỉ giới thiệu một đại diện cụ thể và kể thêm
một số loài khác để thấy được sự đa dạng, phong phú của loài.
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Sinh học 7, chúng tôi nhận thấy rằng chất
lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh chưa cao, đặc biệt là phần động vật học không
xương sống. Lý do là các em phải ghi nhớ rất nhiều.
Xuất phát từ những lý do trên. Với mong muốn khi học sinh học phần động vật
học ở lớp 7 song song với việc các em ghi nhớ một số kiến thức cơ bản bên cạnh đó các
em còn thấy được sự tiến hóa của thế giới hữu cơ. Nó không những làm cho các em nhớ
lâu, nhớ bền kiến thức mà còn giúp các em học sinh trong thực tế cuộc sống. Từ đó các
em hứng thú học tập, tránh bài học khô khan, không hấp dẫn. Tránh hiện tượng kiến thức
rời rạc, không logic. Đang học ngành này lại chuyển sang ngành khác.. Vậy giữa các
ngành có mối quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao ngành này lại có đặc điểm khác với
1


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT HỌC, SINH HỌC 7

những ngành trước đó đã học? Trên cơ sở nào đã hình thành những đặc điểm của các cơ
quan, hệ cơ quan?.... Từ đó các em học sinh có thể khái quát được kiến thức.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “ Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học
phần Động vật học, Sinh học 7”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng quan điểm tiến hóa để tổ chức dạy học phần Động vật học – Sinh học 7
theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THCS.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 7 ở các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung dạy học phần động vật học theo quan điểm tiến hóa trong chương trình
Sinh học 7, Trung học cơ sở.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số vấn đề về quan niệm tiến hóa
1.1.1 Khái niệm tiến hoá
Thuật ngữ “tiến hóa” bắt nguồn từ tiếng La tinh “evolutio” có nghĩa là phát triển.
với nghĩa chung là phát triển, thuật ngữ tiến hóa được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau tuy nhiên theo nghĩa chung, tiến hóa là sự biến đổi qua thời gian.
Để tìm hiểu về sự tiến hóa của sinh giới rất nhiều nhà khoa học Sinh học đã
nghiên cứu và đưa ra các học thuyết khác nhau liên quan đến quá trình tiến hóa như: Jean
Baptiste de Lamac (1809), Charles Robert Darwin (1859) và một số nhà khoa học khác
như A. Vâysman (1893), Lưxencô …
Các nhà tiến hóa cổ điển đã xem tiến hóa sinh học như là sự thay đổi về hình dạng
và tập tính của sinh vật qua các thế hệ. Tiến hóa hiện đại xem tiến hóa sinh học như là sự
thay đổi về các đặc tính của quần thể sinh vật, giúp chúng hơn hẵn đời sống của các cá
thể riêng lẻ.
1.1.2 Khái niệm tiến hóa trong chương trình Sinh học phổ thông
Ở phần động vật trong chương trình sinh học 7, khái niệm tiến hóa được nghiên
cứu ở các ngành, các lớp động vật từ thấp đến cao, tích lũy được nhiều dấu hiệu cụ thể về
sự phức tạp hóa các cơ quan và nguồn gốc của từng nhóm động vật. Những dấu hiệu cơ
bản của sự tiến hóa được tổng kết là sự thích nghi ngày càng hoàn thiện, tổ chức cơ thể
ngày càng phức tạp, sự phân hóa ngày càng đa dạng.
1.2 Cơ sở lý luận về vận dụng quan điểm tiến hóa trong trong dạy học động vật học
ở THCS
1.2.1 Cơ sở về lý luận dạy học
-Dạy học mang tính kế thừa và phát triển

Đối với dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 7 nói riêng, người giáo viên
cần cho các em thấy được đặc điểm, chiều hướng tiến hóa của các ngành động vật trong
sinh giới từ đó các em có thể suy luận và hình thành nên kiến thức mới trên cơ sở kiến
thức những ngành động vật đã học.
Dạy học mang tính tích hợp
Là một bộ môn khoa học tự nhiên, thông tin về khoa học sinh học vô cùng bao quát
và ngày càng phong phú, những hiểu biết tự nhiên xung quanh từ động vật, thực vật đến
bản thân con người về cấu tạo, chức năng, các qui luật phát triển cá thể và phát triển lịch
2


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT HỌC, SINH HỌC 7

sử của loài của sinh giới, về ý nghĩa của động thực vật trong tự nhiên hay trong nền kinh
tế quốc dân. Những kiến thức này được cấu thành một hệ thống chặt chẽ thống nhất trong
các khái niệm sinh học ở các cấp lớp.
- Dạy cho học sinh cách học, cách tự khám khá kiến thức
Dạy học theo quan điểm tiến hóa là dạy học sinh cách học, cách
tự khám phá kiến thức thông qua việc hiểu một cách sâu sắc vấn đề. Từ đó các em sẽ có
cách học đúng đắn, việc tiếp cận kiến thức động vật sẽ trở nên đơn giản hơn, nhẹ nhàng
hơn.
1.2.2 Cơ sở về mối quan hệ giữa kiến thức động vật học và kiến thức về tiến hoá
sinh học
- Đặc điểm kiến thức động vật học
Động vật học là ngành khoa học được hình thành sớm nhất của nhân loại, ngày nay
Động vật học đã trở thành một môn học đồ sộ với nhiều lĩnh vực khác nhau và đã trở
thành một thành viên của hệ thống các khoa học tự nhiên.
- Các quan điểm tiến hóa sinh vật
Học thuyết tiến hóa nghiên cứu những quy luật phát triển chung
nhất của giới hữu cơ, những quy luật phản ánh xu thế phát triển tất yếu của quá trình

tiến hóa. Vấn đề trung tâm của học thuyết là sự phát triển lịch sử của giới hữu cơ biểu
hiện bằng sự biến đổi của loài.
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tiến hóa của sinh vật. Trong
đó quan điểm của Lamarck G.B., thuyết Darwin Ch. (1859), Xanh Hile ( 1772 – 1844 ) là
được sự quan tâm của nhiều người nhất. Qua những ví dụ chứng minh của những học
thuyết tiến hóa chúng ta nhận thấy rằng kiến thức về động vật đã giúp cho loài người tìm
hiểu về tiến hóa. Ngược lại kiến thức tiến hóa đã giúp cho con người có sự hiểu biết sâu
sắc hơn về thế giới động vật, biết được rằng các loài sinh vật tồn tại trên trái đất ngày nay
đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung nhưng đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau
tạo ra sự đa dạng, phong phú của các sinh vật ngày nay.
- Chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Do chọn lọc tự nhiên tích lũy những biến dị có lợi giúp sinh vật
thích nghi với môi trường mà nó đang sống nên các nhà khoa học đã đưa ra ba con đường
tiến hóa của sinh giới đó là:
- Tiến hóa tiến bộ
- Tiến hóa thoái bộ
- Hình thái thích nghi hẹp

3


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Trên thực tế cả ba hướng tiến hóa trên diễn ra đan xen nhau. Biết
được chiều hướng tiến hóa của sinh giới sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về cấu tạo, đặc
điểm của động vật. Ngược lại khi nghiên cứu về động vật, sự đa dạng và phong phú của
sinh vật giúp chúng ta tìm ra con đường tiến hóa của sinh giới.
Mối quan hệ giữa kiến thức tiến hóa và kiến thức về động vật học
Học thuyết tiến hóa nghiên cứu những quy luật phát triển chung nhất của giới hữu
cơ, những quy luật phản ánh xu thế phát triển tất yếu của quá trình tiến hóa. Động vật có
quá trình tiến hóa lâu dài, trải qua nhiều biến động của các thời kỳ đại địa chất, chúng

biến đổi hình thái, cấu tạo cơ thể để thích nghi với môi trường sống, từ đó hình thành
nhiều lớp, bộ, họ, loài động vật phong phú, đa dang như ngày nay. Nội dung của chương
trình Sinh học 7 giới thiệu về hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan, bộ phận của
cơ thể, của đại diện các ngành động vật, trên cơ sở đó, vẽ ra bức tranh toàn cảnh về thế
giới động vật.
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Để nắm được thực trạng dạy học Sinh học ở trường THCS, chúng tôi tiến hành điều
tra bằng phiếu hỏi về:
- Thực trạng về phương pháp giảng dạy của GV
- Thực trạng vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học của GV
- Thái độ của học sinh với môn Sinh học
Qua quá trình điều tra, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng đổi mới, giáo viên là người
hướng dẫn cho học sinh tìm ra kiến thức từ sách giáo khoa hay tự tư duy. Tuy nhiên,
giáo viên chưa hướng học sinh suy luận logic và tìm ra kiến thức trên cơ sở hiểu về quá
trình hình thành loài. Như vậy HS ghi nhớ kiến thức rất máy móc, chưa vận dụng được
khả năng tư duy logic.
Hầu hết các giáo viên giảng dạy đều sử dụng phương pháp so sánh giữa các
ngành động vật để tìm ra những điểm khác nhau giữa chúng. Rất ít giáo viên vận dụng
quan điểm tiến hóa trong dạy học Sinh học 7.
Đa số học sinh (HS) rất thích học môn Sinh học (95%), song một số HS vẫn
không có hứng thú học tập và một số đông HS có kết quả học tập yếu mặc dù rất thích
môn Sinh học.
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy nguyên nhân do:
Lượng kiến thức nhiều, khó tiếp thu, khó học.
Ít tiếp xúc thực tế đặc biệt là các động vật thuộc các ngành động vật nguyên sinh,
không được thực hành thường xuyên.
Các ngành động vật nguyên sinh tranh ảnh và mẫu vật thật ít.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Quy trình vận dụng

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học sinh học ở trường THCS,
chúng tôi thấy rằng vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học nội dung động vật học,
sinh học 7 là quá trình hình thành cho học sinh năng lực tư duy trừu tượng. Học sinh có
thể nhận biết quá trình tiến hóa của động vật thông qua quá trình so sánh, phân tích, tổng
hợp… Từ việc nghiên cứu các đại diện động vật, các tổ chức, cơ quan của các đại diện
động vật ở các bộ, họ, lớp, ngành động vật. Vì vậy, vận dụng quan điểm tiến hóa để tổ
chức dạy học nội dung động vật học, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

4


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Mục đích của bước này là chuẩn
bị cho học sinh một tư thế sẵn sàng
đón nhận tri thức sắp học một cách
chủ động, tích cực. Để làm được điều
Hình 3.2 Lát cắt dọc và lát cắt ngang cơ thể Thủy
này, giáo viên thường định hướng
tức
cho học sinh dưới dạng câu hỏi, ra bài
tập hay một tình huống có vấn đề. Các câu hỏi hay nhiệm vụ này vừa có tính hỏi, vừa có
tính hướng dẫn, gợi ý cho học sinh chú trọng vào đối tượng nghiên cứu...
Bước 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của đại diện các ngành động
vật
Mục đích của bước này là cung cấp cho học sinh những biểu tượng về đặc điểm
cấu tạo, tổ chức cơ thể của các đại diện cụ thể của các ngành động vật.
Giáo viên nên sử dụng tài liệu trực quan dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, bảng hay các
đoạn phim video cùng với hệ thống các câu hỏi gợi mở, các phiếu học tập nhằm trả lời
cho câu hỏi lớn, giải quyết tình huống có vấn đề đặt ra ở bước 1.

Bước 3: Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng
nghiên cứu
Đây là bước hết sức quan trọng vừa giúp các em khái quát đặc điểm chung của
các đại diện vừa là nguyên liệu để so sánh với các đại diện ở các ngành khác, làm cơ sở
để giúp các em khái quát ở mức cao hơn.
Để giúp cho học sinh xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc
nhóm đối tượng nghiên cứu, giáo viên có thể dùng các biện pháp hỗ trợ khái quát như
bảng khái quát, sơ đồ, bản đồ tư duy, phiếu học tập... nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội
kiến thức cho học sinh.
Bước 4: Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể
Từ đặc điểm chung của các ngành động vật học sinh đã tổng hợp từ bước 3, qua
so sánh, khái quát hoá, học sinh thấy được các xu hướng tiến hoá của các ngành động
vật theo hướng ngày càng chuyên hóa về mặt cấu tạo, đa dạng hóa về mặt chức năng,
thích nghi cao với nhiều loại môi trường sống khác nhau.
Có thể tóm tắt quy trình theo sơ đồ sau:
Xác định nhiệm vụ nhận thức

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của các đại diện
Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng
nghiên cứu
Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể
Hình 3.1 Quy trình vận dụng quan điểm tiến hoá trong dạy học Động vật học,Sinh học 7
2 Vận dụng quy trình trong dạy học Sinh học 7 ở THCS
2.1 Vận dụng quan điểm tiến hoá trong dạy học một nội dung
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

5


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7

Để tổ chức dạy học nội dung Cấu tạo trong của Thủy tức (bài 8, SGK Sinh học
7), giáo viên có thể nêu nhiệm vụ nhận thức bằng bài tập sau:
Em hãy nhắc lại cấu tạo tập đoàn Vôn vốc? Vì sao gọi các cá thể trùng roi là tập
đoàn mà không gọi là cơ thể đa bào?
Để tìm hiểu cấu tạo cơ thể đa bào, hãy nghiên cứu tổ chức cơ thể Thuỷ tức
Bước 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của các đại diện
Cho học sinh nghiên cứu cấu tạo, chức năng của một số tế bào thành cơ thể của thuỷ
tức2.2 Lát
Hình
bằng các bài tập sau:

Hình 3.3 Cấu tạo, chức năng

Hình 3.4 Động tác bắt mồi
và tiêu hoá ở Thuỷ tức

của một số tế bào thành cơ
thể của Thuỷ tức

Bài tập 1: Quan sát hình 3.2 lát cắt dọc và
lát cắt ngang cơ thể Thuỷ tức, nhận xét về cấu tạo
cơ thể của Thuỷ tức?
Bài tập 2: Nghiên cứu hình 3.3; 3.4 và bảng Cấu tạo và chức năng một số tế bào thành
Thuỷ tức (trang 30 SGK Sinh học 7) và cho biết:
- Cấu tạo và chức năng của một số loại tế bào cơ thể thuỷ tức?
- Từ cấu tạo của tế bào gai và đặc điểm của tua miệng, hãy mô tả động tác bắt
mồi của thuỷ tức?
- Mô tả quá trình tiêu hoá ở thuỷ tức? Thuỷ tức có ruột hình túi, có một lỗ miệng
duy nhất, vậy nó thải chất bả như thế nào?
Bước 3: Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng

nghiên cứu
Từ các bài tập trên, học sinh có thể thấy được rằng:
- Thuỷ tức có cơ thể hình trụ, sống bám nhưng có thể di chuyển chậm chạp nhờ
sự vận động theo kiểu sâu đo hoặc kiểu lộn đầu.
- Cơ thể đa bào có 2 lớp tế bào được cấu tạo gồm nhiều loại tế bào phân hoá.
- Xoang vị có lỗ thông ra ngoài, quanh lỗ có tua bắt mồi, quá trình tiêu hoá thực
hiện trong ruột túi.
- Có một số cơ quan cảm giác đơn giản
Bước 4: Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể
Từ đặc điểm chung được hình thành ở bước 3, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh khái quát xu hướng tiến hoá của Thuỷ tức:
- Phức tạp hoá cơ thể: từ đơn bào chuyển lên cấu tạo đa bào: Cơ thể có cấu tạo
bởi 2 lớp tế bào..
- Phân hoá ngày càng cao: Phân hoá các tế bào để thực hiện các chức năng riêng
biệt: Tế bào sinh sản; tế bào thần kinh; tế bào gai; tế bào mô bì- cơ; tế bào mô cơ – tiêu
hoá…

6


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
- Chuyên hoá để thực hiện chức năng: Cảm giác, vận động; trao đổi chất; sinh
sản…
- Thích nghi ngày càng cao với môi trường sống.
2.2 Vận dụng quan điểm tiến hoá trong dạy học một ngành
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
Khi tổ chức dạy học nội dung ngành Động vật nguyên sinh, giáo viên có thể nêu
nhiệm vụ nhận thức bằng cách sử dụng đoạn thông tin trong sách giáo khoa Sinh học 7,
trang 13: “ Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện
sớm nhất trên hành tinh (Đại nguyên sinh), nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương

đối muộn. Mãi đến thế kỷ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơvenhuc (Người Hà
Lan) là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất,
nước ngọt, nước mặn, kể cả trong cơ thể sinh vật khác”. Vậy động vật nguyên sinh gồm
những đại diện nào? Chúng có đặc điểm cấu tạo, lối sống ra sao?
Bước 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của các đại diện
Nghiên cứu các đại diện được thực hiện ở nhiều tiết học tuỳ thuộc vào số lượng đại
diện của ngành. Đối với ngành động vật nguyên sinh, các đại diện được trình bày trong 3
tiết lý thuyết, 01 tiết thực hành
a. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của Trùng roi
xanh giáo viên tổ chức cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Quan sát hình 4.1 SGK /17, kết hợp mục thông tin SGK /17- 18, thảo luận
nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
Bảng 3.1 Đặc điểm cơ thể Trùng roi xanh
Cấu tạo, tổ chức cơ thể
Đặc điểm phù hợp với môi trường sống trong nước
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Sinh sản
Bài tập 2: Từ kết quả bảng trên, giải thích vì sao trùng roi xanh được coi là một cơ
thể sống độc lập?
Bài tập 3: Người ta cho rằng: “Tập đoàn trùng roi thể hiện con đường hình thành
động vật đa bào vì tập đoàn trùng roi có nhiều loại cá thể bắt đầu có hiện tượng phân hóa
cho ra cá thể dinh dưỡng, cá thể sinh sản”.
- Theo em điều đó đúng hay sai?
- Có thể xem tập đoàn trùng roi là động vật đa bào không? Vì sao?
b. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của Trùng Biến
Hình và Trùng Giày giáo viên tổ chức cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Quan sát hình 5.1 – 5.3 SGK /20 - 21, kết hợp mục thông tin SGK /20 - 21,
thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:

Bảng 3.2 Đặc điểm cơ thể Trùng biến hình và Trùng giày
Đại diện

Đặc điểm cơ thể phù hợp môi trường sống trong nước
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Sinh sản

Trùng biến hình
Trùng giày

7


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7

Hình 3.5 Cấu tạo cơ thể của trùng biến hình và trùng giày
Câu 2: So sánh đặc điểm cấu tạo, hình thức di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng
biến hình và trùng giày?
c. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của Trùng
kiết lị và Trùng sốt rét giáo viên tổ chức thực hiện các bài tập sau:
Bài tập 1: Quan sát hình 6.1 – 6.4 SGK /23 - 24, kết hợp mục thông tin SGK /23 24, thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
Bảng 3.3 So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Đặc điểm
Kích thước
Con đường
Nơi kí
cần so sánh so với hồng
Tác hại Tên bệnh

truyền dịch bệnh
sinh
cầu
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Câu 2: Đặc điểm dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác nhau
như thế nào?
Bước 3: Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng
nghiên cứu
Từ đặc điểm của các đại diện, giáo viên tổ chức cho học sinh tổng hợp để thấy
được các đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh đồng thời thấy được vai trò
của chúng trong tự nhiên từ đó nâng cao ý thức bảo vệ sự đa dạng các loài sinh vật, bảo
vệ môi trường sống.
Để học sinh có cơ sở để so sánh, tổng hợp, có thể định hướng bằng các gợi ý sau:
Bài tập 1: Quan sát hình kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm và ghi kết quả
vào bảng sau:
Bảng 3.4 Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh
S Đại diện
Môi
Kích
Cấu
Bộ phận
Dinh
Sinh sản
T
trường
thước cơ tạo cơ di chuyển dưỡng
T
sống
thể

thể
1 Trùng roi
2 Trùng giày
3 Trùng biến hình
4 Trùng kiết lị
5 Trùng sốt rét
Câu 2: Đặc điểm nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa đúng
cho loài sống kí sinh?
Câu 3: Giải quyết tình huống sau:
Một bạn học sinh đã phát biểu rằng: “ Động vật nguyên sinh là những sinh vật nhỏ bé
nhưng rất có hại cho môi trường sống, con người và động vật vì vậy chúng ta phải tiêu
diệt chúng.” Theo em bạn ấy nói có đúng không? Tại sao?
Bước 4: Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể
Ngành động vật nguyên sinh chưa có cơ quan di chuyển, cơ quan hô hấp, tuần
hoàn, thần kinh, sinh dục.
8


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Đối với loài sống tự do: Chúng có cấu tạo phù hợp với việc di chuyển vô hướng
trong môi trường sống ở nước, ăn vụn hữu cơ, thể hiện:
- Chưa có cơ quan di chuyển, khi di chuyển toàn bộ cơ thể cùng chuyển động, tiêu
hao nhiều năng lượng do đó thức ăn được lấy vào cơ thể liên tục trong quá trình di
chuyển.
- Trao đổi khí thực hiện qua bề mặt cơ thể vì vậy kích thước cơ thể của chúng
thường nhỏ bé.
- Chiều hướng tiến hóa:
Tiến hoá tiến bộ: mong muốn vươn lên thành động vật đa bào có cấu tạo cơ thể hoàn
thiện hơn thể hiện ở tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào liên kết lại với nhau biểu hiện
mối quan hệ nguồn gốc của động vật đơn bào và động vật đa bào. Tiến hoá thoái bộ: Đối

với loài sống kí sinh, chúng có cấu tạo phù hợp với môi trường sống kí sinh, lấy chất
dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ có chiều hướng tiến hóa thoái bộ, chúng đơn giản một số
cơ quan, bộ phận…
3 CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG TỔ CHỨC
DẠY HỌC KIẾN THỨC ĐỘNG VẬT HỌC
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy
3.1.1 Khái quát về sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất
để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. SĐTD là một
phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó vì SĐTD
chính là bản “ sắp xếp” ý nghĩ của chính người vẽ ra chúng.
SĐTD là một sơ đồ thể hiện khái quát một nội dung kiến thức theo cách hiểu của
mỗi người. Mỗi người tùy theo khả năng sáng tạo của mình mà tạo ra vô số kiểu sơ đồ
như sơ đồ dạng cành cây, sơ đồ dạng nhánh …. Dù được thiết kế theo dạng nào nhưng
yêu cầu cần đạt dược của một SĐTD là phải thể hiện đầy đủ nội dung kiến thức một
cách khái quát dựa trên những từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh sinh động.
Trong dạy học Sinh học 7, để học sinh thấy được sự tiến hóa của các ngành, các
lớp động vật, cần có năng lực khái quát hóa. Vì vậy SĐTD là một biện pháp tốt giúp học
sinh thấy được chiều hướng tiến hóa của động vật từ những đại diện động vật đơn bào
đến động vật đa bào, từ động vật đa bào bậc thấp lên động vật đa bào bậc cao và ngày
càng hoàn thiện về tổ chức cơ thể .
3.1.2 Một số dạng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung động vật học theo quan điểm
tiến hoá
- Dạng sơ đồ tư duy hoàn chỉnh đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu học sinh hay củng
cố bài học.
Giáo viên cung cấp SĐTD hoàn chỉnh, yêu
cầu học sinh khái quát về chiều hướng tiến hóa
của động vật ở các mức độ nhất định theo nội
dung bài học.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 8: Thủy tức. Với

mục đích hướng học sinh hiểu được các đặc điểm
tiến hóa của ngành ruột khoang so với ngành
động vật nguyên sinh đã học trước đó, bước đầu
cho các em làm quen với kiến thức tiến hóa. Giáo
Hình 3.6 Sơ đồ tư duy về sự
viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy hình 3.6
tiến hóa của ngành ruột khoang

9


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Ví dụ 2: Sau khi nghiên cứu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật, để học sinh khắc
sâu kiến thức đồng thời thấy được sự tiến hóa của hệ tuần hoàn, giáo viên có thể sử dụng
SĐTD hoàn chỉnh như hình 3.7

Hình 3.7 Sơ đồ tư duy về
sự tiến hóa của hệ tuần hoàn
Hình 3.8 Sơ đồ tư duy về
đặc điểm chung của ngành ĐVNS

-

Dạng sơ đồ tư duy khuyết.
Đây là dạng sơ đồ chưa đầy đủ về nội dung hoặc mối liên hệ giữa các cung.
Trong tổ chức dạy học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoàn thiện sơ đồ, một mặt gợi
nhớ kiến thức đã học, mặt khác, phát huy tính sáng tạo trong tìm tòi kiến thức ở học
sinh.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng SĐTD chưa hoàn chỉnh để học sinh tổng kết đặc điểm chung
của ngành động vật nguyên sinh như hình 3.8

- Học sinh tự thiết lập sơ đồ: Ở dạng này, sau khi nghiên cứu nội dung bài học,
học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy một nội dung, một phần kiến thức theo cách hiểu của
bản thân.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 53 Sự đa dạng của thú. Bộ móng guốc và bộ linh
trưởng, giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế sơ đồ tư duy thể hiện những đặc điểm chung
của lớp thú nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức về những đặc điểm của lớp thú từ đó
phân biệt và nhận ra những động vật thuộc lớp thú trong tự nhiên. Học sinh tùy theo
cách hiểu của bản thân đã thiết lập sơ đồ tư duy khác nhau
Hình 3.9
Sơ đồ
tư duy
do học sinh
tự thiết kế

3.2 Sử dụng bảng so sánh, khái quát hóa
3.2.1. Vai trò của bảng so sánh, khái quát hóa trong việc dạy động vật học theo quan
điểm tiến hoá
Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học Sinh học 7 là quá trình rèn luyện
năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa kiến thức trên cơ sở nghiên cứu các đại diện. Vì
vậy bảng so sánh và khái quát hóa đóng vai trò quan trong trong tổ chức dạy học.

10


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Để hướng dẫn học sinh tìm ra những hệ cơ quan mới xuất hiện ở động vật cũng
như thấy được sự hoàn thiện dần các hệ cơ quan thể hiện ở những động vật học sau so
với các động vật đã học trước đó, biện pháp tốt nhất là sử dụng bảng so sánh, khái quát
hóa.
3.2.2 Một số dạng bảng

Bảng so sánh: Có thể được sử dụng để học sinh tự lĩnh hội kiến thức khi tìm hiểu
về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của các loài động vật trong cùng một ngành để thấy được
sự đa dạng của các loài động vật đồng thời thông qua các đặc điểm giống nhau của các
loài động vật này học sinh bước đầu nhận ra các đặc điểm chung, bản chất của ngành
động vật nghiên cứu. Ngoài ra bảng so sánh còn được sử dụng khi tìm hiểu cấu tạo trong
của độngvật thể hiện sự tiến hóa hơn, hoàn thiện hơn các nhóm động vật đã học trước
đó.
Ở đây chúng tôi chỉ xin đề xuất thêm một số bảng so sánh mà thông qua các bảng
so sánh này học sinh sẽ biết được các đặc điểm tiến hóa của ngành động vật sau so với
ngành động vật trước, các cơ quan, hệ cơ quan mới xuất hiện và một số bảng so sánh
nhằm bước đầu nhận ra đặc điểm đặc trưng của ngành động vật.
Ví dụ: Để HS thấy được sự tiến hóa của các hệ cơ quan giữa các lớp lưỡng cư, bò
sát so với cá, GV có thể sử dụng bảng so sánh sau:
Bảng 3.5 So sánh sự tiến hóa của hệ cơ quan của lớp cá, lưỡng cư (ếch)và bò sát
CÁC HỆ CƠ

Lưỡng cư
Bò sát
QUAN
TUẦN HOÀN
HÔ HẤP
Bảng khái quát hóa: Mục đích sử dụng bảng khái quát là để học sinh có thể khái
quát được những đặc điểm chung trên cơ sở nghiên cứu các đại diện riêng lẻ. Ngoài ra
bảng khái quát hóa còn giúp học sinh có thêm các thông tin về các đặc điểm cấu tạo
trong của các hệ cơ quan thích nghi với đời sống, thể hiện sự tiến hóa so với các lớp
động vật, ngành động vật đã học.
Ví dụ: Từ nghiên cứu đặc điểm của từng đại diện trong ngành động vật nguyên sinh,
học sinh có thể khái quát đặc điểm chung của ngành dựa vào bảng sau:
Bảng 3. 6 Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh
STT Đại diện

Môi
Kích
Cấu
Bộ phận
Dinh
Sinh sản
trường
thước
tạo cơ
di
dưỡng
sống
cơ thể
thể
chuyển
1
Trùng roi
2
Trùng giày
3
Trùng biến hình
4
Trùng kiết lị
5
Trùng sốt rét
3.3 Sử dụng kênh hình
Đặc trưng của quá trình nhận thức của học sinh là tái hiện lại tri thức nhân loại
thông qua hệ thống giác quan. Vì vậy, sử dụng kênh hình để rèn luyện kỹ năng nhận
thức là phản ứng ‘‘thức tỉnh’’ cảm giác. Do đó khi sử dụng kênh hình trong rèn luyện kỹ
năng nhận thức cần phối hợp đồng thời các hoạt động của giáo viên và học sinh trong

quá trình dạy học, kích thích giai đoạn nhận thức cảm tính, tăng cường và phát huy có
hiệu quả giai đọan nhận thức lý tính.
11


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Giáo viên cần sử dụng triệt để kênh hình trong Sách giáo khoa, ngoài ra cần sưu
tầm thêm một số kênh hình khác nhằm hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức khi tìm
hiểu những đặc điểm giống và khác nhau giữa các động vật từ đó khái quát thành các
đặc điểm đặc trưng của
loài, của lớp ngành động
vật đó đồng thời phân biệt
ngành động vật này với
các ngành động vật khác.
Một số dạng kênh
hình thường được sử dụng
trong dạy học Sinh học 7
- Kênh hình tĩnh: Ví dụ để Hình 3.9 Tim ếch, tim thằn lằn Hình 3.10 Phổi ếch, phổi thằn lằn
dạy bài 39 Cấu tạo trong
của thằn lằn nhằm giúp
học sinh khai thác đặc
điểm cấu tạo các cơ quan,
hệ cơ quan của thằn lằn
thể hiện sự hoàn thiện hơn
lớp lưỡng cư giáo viên sử
dụng những hình ảnh sau:
Để dạy bài 43 Cấu
tạo trong của chim bồ câu.
Với mục đích giúp học sinh hiểu được
đặc điểm cấu tạo trong của hệ hô hấp ở

chim thích nghi với đời sống bay giáo
viên sử dụng hình 2.15
- Kênh hình động:Ví dụ để dạy bài 9 Đa
dạng của ngành ruột khoang, nhằm giúp
Hình 3.11 Hệ hô hấp của chim bồ câu
học sinh hiểu được ruột khoang sống chủ
yếu ở biển, rất đa dạng về loài và phong
phú về số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới giáo viên sử dụng kênh hình động giới
thiệu các đại diện của ngành ruột khoang.

Hình 3.12 Hình ảnh động minh họa

Hình 3.13 Phim minh họa

Để dạy bài 50 Đa dạng của thú. Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt. Nhằm giúp học
sinh khai thác thông tin về bộ ăn thịt giáo viên sử dụng hình ảnh động về các loài thú ăn
thịt.
- Phim: Để dạy bài 44 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim. Nhằm giúp học sinh
trình bày được đặc điểm của đà điểu (nhóm chim chạy) thích nghi với tập tính chạy trên
sa mạc khô nóng và đặc điểm của chim cánh cụt (nhóm chim bơi) thích nghi với đời
sống bơi lội. Giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim minh họa.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1 THỰC NGHIỆM
Do điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể thực nghiệm ở 1 trường là trường THCS
& THPT Huỳnh Văn Nghệ vào năm học 2013 – 2014.

12


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7

- Chúng tôi chọn ra 04 lớp có trình độ tương đương nhau là lớp 7/1, 7/2, 7/3 và 7/4.
Các bước thực nghiệm: Chúng tôi cho 4 lớp có trình độ tương đương nhau học cùng một
bài.
Lớp thực nghiệm (lớp 7/1 và 7/4): Giáo án thiết kế theo quy trình vận dụng quan điểm
tiến hóa trong dạy học như trong phần nội dung đã trình bày.
Lớp đối chứng (lớp 7/2 và 7/3): Giáo án được thiết kế theo hướng dẫn của sách giáo
viên.
Sau mỗi bài chúng tôi cho tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng
kiến thức của học sinh ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC với cùng thời gian, cùng đề và biểu
điểm.
Chúng tôi chấm điểm các bài kiểm tra của 4 lớp.
Các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về
thời gian, nội dung kiến thức và điều kiện dạy học.
2 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Phân tích định lượng các bài kiểm tra
Phân tích định tính các bài kiểm tra
3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1 Phân tích định lượng các bài kiểm tra
Sau 3 lần kiểm tra chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.1. Thành phần điểm của các bài kiểm tra trong TN
Lần
Số học sinh đạt điểm xi
Ktra Lớp
N
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
1
ĐC
76
0
0
0
3
21 19
17
9
5
2
TN
75
0
0
0
2
12 11
23 15 7
5
2
ĐC
76
0
1

6
11 14 18
13 10 2
1
TN
75
0
0
0
0
11 13
17 18 6
10
3
ĐC
76
0
0
2
16 13 18
7
14 4
2
TN
75
0
0
0
0
5

19
19 11 9
12
Tổng
ĐC
228 0
1
8
30 48 55
37 33 11
5
hợp
TN
225 0
0
0
2
28 43
59 44 22
27
Tỉ lệ %

Hình 4.1. Đồ thị phân
phối tần suất tổng hợp
kết quả kiểm tra trong
TN

Điểm số

Tỉ lệ %


Hình 4.2. Biểu đồ so sánh
kết quả phân loại
Từ kết
trình
độquả
củathể
họchiện
sinhqua
quacác bảng số liệu 4.1và các hình 4.1; 4.2, chúng tôi rút ra nhận
xét sau:
các lần kiểm tra trong TN
13


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
+ Điểm dưới TB của nhóm lớp TN (0,89%) thấp hơn ở nhóm lớp ĐC (17,11%).
+ Điểm khá của nhóm lớp TN (26,22%) cao hơn ở nhóm ĐC (16,22%)
+ Điểm giỏi của nhóm lớp TN (41,33%) cao hơn ở nhóm lớp ĐC (21,49%)
+ Điểm khá, giỏi ở nhóm lớp TN có chiều hướng tăng qua các lần kiểm tra, còn ở các
lớp ĐC thì không có sự tăng lên qua các lần kiểm tra.
3.2 Phân tích định tính các bài kiểm tra
3.2.1 Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Qua việc phân tích chất lượng các bài kiểm tra kết hợp với việc trả lời các câu hỏi
kiểm tra bài cũ, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp TN hiểu bài sâu sắc, chặt chẽ
hơn hẳn học sinh lớp ĐC. Học sinh lớp TN trình bày bài có hệ thống, lập luận chính xác.
Ví dụ: Ở đề kiểm tra thứ nhất ( xem phần phụ lục):
Câu 7 và câu 8 rất ít học sinh lớp đối chứng làm được. Đại đa số các em làm được 2 câu
hỏi này là các em học sinh có học lực giỏi, khả năng ghi nhớ tốt và thường xuyên chuẩn
bị kỹ bài ở nhà.

Còn học sinh lớp đối chứng một số em có học lực khá vẫn làm được 2 câu hỏi số 7 và số
8.
3.2.2 Về khả năng tư duy và vận dụng kiến thức
Ở bài kiểm tra số 3, câu 6 và câu 7 đòi hỏi khả năng tư duy cao ở các em học
sinh. Từ những kiến thức đã học các em sẽ sắp xếp được các đại diện của những ngành
động vật đã học theo thứ tự tiến hóa từ thấp tới cao. Ngoài ra các em còn so sánh các hệ
cơ quan giữa các ngành động vật để xác định ngành động vật nào có mức độ tiến hóa
hơn. Ở những câu hỏi này học sinh lớp thực nghiệm đại đa số trả lời rất tốt. Các em hiểu
sâu cấu tạo của các ngành động vật từ đó khả năng tư duy của các em cao hơn.
3.2.3. Kỹ năng vận dụng kiến thức tiến hóa để lĩnh hội kiến thức động vật
Qua trực tiếp giảng dạy các em và chấm các bài kiểm tra chúng tôi nhận thấy rằng
các em học sinh ở lớp thực nghiệm biết phân tích các đặc điểm tiến hóa của các ngành
động vật, biết được ngành động vật học sau có những đặc điểm tiến hóa hơn các ngành
động vật đã học trước đó và sắp xếp các loài vật theo thứ tự từ cấu tạo đơn giản đến
phức tạp. Còn các em ở lớp đối chứng không phân tích được. Ngoài ra chúng tôi nhận
thấy rằng tiết học ở lớp thực nghiệm diễn ra sôi nổi hơn, các em rất tích cực xây dựng
bài và còn tự đặt ra các câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức động vật.
Như vậy, việc vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học bước đầu đã đem lại
thành công trong tiết dạy, chất lượng các bài kiểm tra đã được nâng lên.
Qua việc phân tích định tính và định lượng các bài kiểm tra trong và sau khi thực
nghiệm đã khẳng định định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài:
- Nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Cũng cố được kiến thức động vật đã học, rèn luyện học sinh có kỹ năng vận
dụng các kiến thức tiến hóa để lĩnh hội kiến thức động vật
- Góp phần rèn luyện các năng lực tư duy cho học sinh, học sinh lĩnh hội kiến
thức sâu sắc và khả năng ghi nhớ cao thể hiện ở kết quả học tập.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. ĐỀ XUẤT
Đối với giáo viên: Để giảng dạy tốt môn Sinh học 7 ngoài việc vận dụng quan
điểm tiến hóa trong dạy học giáo viên cần thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin

trong quá trình giảng dạy do bộ môn này có số lượng hình ảnh, bảng biểu rất nhiều.
Đối với nhà trường: Cần cung cấp phòng học bộ môn cho môn Sinh học.

14


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Đối với các cấp lãnh đạo cao ( Phòng giáo dục, Sở giáo dục …): Cần tạo điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên như cấp thêm máy chiếu,
bảng tương tác, máy vi tính … để phục vụ cho giảng dạy.
2 KHUYẾN NGHỊ
Để giảng dạy tốt môn Sinh học 7 theo quan điểm tiến hóa cần:
Giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức động vật học và tiến hoá mà cần phải có
kỹ năng phân tích sự tích hợp các kiến thức sinh học khác trong dạy học phần động vật
học, đặc biệt là kiến thức tiến hóa. Giáo viên phải biết huy động những kiến thức sinh
học liên quan để vận dụng vào dạy Động vật.
Cần phải tăng cường đầu tư các tài liệu, tư liệu, nhất là các tài liệu về sự tiến hóa
của sinh giới để tự bồi dưỡng .
Kiến thức động vật học chứa đựng nhiều kiến thức khác, vì vậy cần nghiên cứu
việc vận dụng các kiến thức sinh học, kiến thức các môn học khác vào dạy học động vật.
Cần tăng cường nghiên cứu khả năng lồng ghép tri thức giáo dục bảo vệ môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học động vật khi vận dụng quan điểm tiến
hóa trong dạy học Sinh học 7.
Đây là đề tài đòi hỏi tính lý luận cao, do vậy những kết quả nghiên cứu trong đề
tài này chỉ mới là bước đầu. Vì vậy chúng tôi đề nghị tiếp tục phát triển và thực nghiệm
đề tài trên phạm vi lớn hơn để nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn của đề tài.
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Tôi đã áp dụng và thu được kết quả khả quan tại trường từ năm học 2013 – 2014. Đề tài
này áp dụng cho toàn bộ chương trình môn Sinh học 7 ở tất cả các chương và các bài.


PHẦN PHỤ LỤC
PHỤC LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Giáo viên trường:........................................................................................................
Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn
cho đề tài, chúng tôi kính mong quý Thầy(Cô) vui lòng đánh dấu (X) vào các ô có câu
trả lời hợp lý nhất, có thể đồng ý với một hoặc nhiều câu trả lời.
15


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
1.Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS, Thầy(cô) thường sử
dụng phương pháp nào sau đây:
Mức độ sử dụng
Rất
Không
Phương pháp
Thường Thỉnh
thường
sử
xuyên thoảng
xuyên
dụng
Dạy học giải thích minh họa
Dạy học sử dụng thí nghiệm
Dạy học thực hành quan sát
Dạy học có sử dụng phiếu học tập
Dạy học bằng phương pháp cùng tham gia
Dạy học vấn đáp gợi mở có sử dụng tư liệu
SGK và tư liệu khác
Dạy học nêu vấn đề

Dạy học hỏi đáp Ơrixtic
Dạy học có sử dụng bài tập tình huống
Dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa
2. Theo thầy (cô) khi tổ chức dạy học Sinh học 7 thường gặp phải khó khăn nào?
A. Khó thực hiện vì thời gian tiết học ngắn.
B. Trang thiết bị còn thiếu.
C. Đòi hỏi giáo viên trình độ chuyên môn cao , năng lực xử lí tình huống tốt.
D. Tất cả các lí do trên.
3. Theo Thầy (Cô), để vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học, cần tham khảo
những tư liệu dạy học nào?
Báo, tạp chí 
Sách giáo khoa trong nước (hoặc nước ngoài) 
Tranh, ảnh, mô hình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tư liệu tự xây dựng 
Báo, tạp chí 
Sách giáo khoa trong nước (hoặc nước ngoài) 
Tranh, ảnh, mô hình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tư liệu tự xây dựng 
Xin cảm ơn quý Thầy (Cô)!
Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC
VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG SINH HỌC
(Dành cho HS)
Các em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào đáp án
mà em cho là phù hợp với bản thân.
Xin cảm ơn!
Câu 1: Để chuẩn bị cho một tiết Sinh học mới các em thường làm gì ở nhà:
a. Nghiên cứu tranh ảnh trong sách giáo khoa
b. Đọc trước nội dung bài học trong sách.
c. Kẻ bảng sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên vào vở bài tập.
d. Ý kiến khác

……………………………………………………………………………………
16


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Câu 2: Trong quá trình học môn Sinh học các em có thường nghiên cứu hình ảnh để trả
lời câu hỏi của giáo viên không?
a. Rất thường xuyên
c. Ít khi
b. Thỉnh thoảng
d. Không bao giờ.
Câu 3: Trong các tiết học Sinh học, em có thường xuyên thảo luận nhóm với các bạn
không?
a. Có, rất thường xuyên
c. Không bao giờ.
b. Có, rất ít.
Câu 4: Trong các tiết học môn Sinh học, giáo viên có thường sử dụng những hình ảnh
khác sách giáo khoa không?
a. Có, rất thường xuyên.
c. Có, hiếm khi.
b. Có, thỉnh thoảng.
d. Không bao giờ.
Câu 5: Em có thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà trước khi học môn Sinh học không?
a. Có, rất thường xuyên
d. Không, vì giáo viên không yêu
b. Có, khi nào giáo viên giao việc
cầu chuẩn bị
thì em chuẩn bị
e. Không chuẩn bị
c. Có, nhưng ít khi.

Câu 6: Trong các tiết học môn Sinh học có đem lại sự hứng thú cho em không?
a. Có
b. Không
Câu 7: Điều gì làm em cảm thấy hứng thú khi học môn Sinh học:
a. Môn Sinh học cho em sự hiểu biết về sự tiến hóa của các ngành, lớp động vật.
b. Môn Sinh học cho em sự hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của các động vật.
c. Môn Sinh học giúp em biết thêm về vai trò của động vật.
d. Ý kiến khác.
……………………………………………………………………………………
Câu 8: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống trong nước
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá
Ý nghĩa thích nghi
Giảm ma sát giữa da cá với nước
Giảm sức cản của nước
Mắt cá không có mi, tiếp xúc trực tiếp nước
Vây cá có các tia vây được căng bởi da mảng,
khớp động với thân
Câu 9 Em hãy hoàn chỉnh sơ đồ sắp xếp các ngành động vật không xương sống đã
học theo thứ tự từ thấp đến cao.
Ngành ĐVNS  Ngành ………………………………………………. 
………………………………………………..  Ngành thân mềm……………………
……….......…………………………………..
Câu 10: Em hãy so sánh cơ quan di chuyển và các hệ cơ quan (Hệ hô hấp, hệ thần
kinh) của Giun đất và Châu chấu. Loài nào có cấu tạo tiến hóa hơn? Vì sao?
Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA
Bài kiểm tra số 1
Bài kiểm tra thứ nhất: Sau khi học xong bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cơ thể Thỏ được phủ bằng bộ lông mao dày, xốp có ý nghĩa gì?
a. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

b. Làm tăng khả năng xúc giác cho cơ thể.
17


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
c. Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.
d. Làm tăng vẻ đẹp cho cơ thể.
Câu 2: Chi sau Thỏ dài, khỏe có chức năng gì?
a. Giúp Thỏ đào hang.
c. Giúp Thỏ chăm sóc con.
b. Giúp Thỏ chạy nhanh.
d. Giúp Thỏ kiếm mồi.
Câu 3: Vì sao mắt Thỏ không tinh lắm?
a. Vì Thỏ là động vật nhỏ bé.
c. Vì Thỏ kiếm ăn vào ban đêm.
b. Vì Thỏ là động vật hằng nhiệt.
d. Vì mắt Thỏ có lông mi, cử động được.
Câu 4: Để thích nghi với đời sống lẫn trốn kẻ thù, theo em những giác quan nào ở Thỏ
cần phát triển?
a. Xúc giác, thính giác.
c. Thị giác, xúc giác
b. Thính giác, thị giác
d. Khứu giác, thính giác.
Câu 5: Thỏ có đời sống, tập tính phong phú phức tạp hơn các động vật khác trong
ngành động vật có xương sống (Cá, bò sát, chim) vì:
a. Thỏ là động vật hằng nhiệt.
c. Thỏ có hệ tuần hoàn tiến hóa nhất.
b. Thỏ có não trước và tiểu não phát
d. Thỏ có bộ xương và hệ cơ phát triển.
triển.

Câu 6: Cử động hô hấp của Thỏ có đặc điểm gì khác so với Thằn lằn?
a. Hô hấp bằng phổi.
c. Cơ hoành tham gia hô hấp.
b. Cơ liên sườn tham gia hô hấp.
d. Phổi có nhiều phế nang.
Câu 7: Hoàn chỉnh sơ đồ sau
Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn của các Lớp động vật trong ngành động vật có
xương sống
Tim 2 ngăn,
1 vòng tuần
hoàn.

……………
……………
……………
……………

Tim 3 ngăn,
tâm thất có
vách hụt, 2
vòng tuần
hoàn, máu ít
pha nuôi cơ
thể
(Bò sát)

(… . …)
(Lưỡng cư)

……………

……………
……………

(Chim, thú)

Câu 8: Xử lý tình huống
Một bạn học sinh đã lập một sơ đồ thể hiện chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp của
các Lớp động vật trong ngành động vật có xương sống như sau

Động
vật có
xương
sống


nước

Bằng mang (Cá)

Ở cạnem sơ đồ trênPhổi
có ít phế
Phổiem
lớn,
nhiều
Bằng kiến thức đã học theo
đã chính
xác chưa? Nếu chưa
hãy
sửa lại
nang,

da
(Lưỡng
phế
nang
cho đúng.
cư, bò sát)
(Chim, Thú)
18


Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần Động vật học, Sinh học 7
Bài kiểm tra số hai
Em hãy hoàn chỉnh sơ đồ tư duy sau:

Bài kiểm tra thứ ba
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
nhất trong các câu sau:
Câu 1: Hệ hô hấp bắt đầu xuất hiện ở ngành động vật nào?
a. Ngành động vật nguyên sinh
c. Ngành giun đốt
b. Ngành ruột khoang
d. Ngành chân khớp.
Câu 2: Hệ tuần hoàn có tim đơn giản chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất xuất
hiện đầu tiên ở ngành động vật nào?
a. Ngành ruột khoang
c. Ngành chân khớp
b. Ngành giun đốt
d. Ngành động vật có xương sống.

19



Câu 3: Chiều hướng tiến hóa của các hệ cơ quan ở động vật là:
a. Từ chưa phân hóa  Đơn giản  Ngày càng hoàn thiện
b. Từ chưa phân hóa  Phân hóa ngày càng phức tạp.
c. Từ có nhưng đơn giản  Chưa có  Có ngày càng phức tạp.
d. Từ chưa phân hóa  Đa dạng hóa.
Câu 4: Ý nghĩa của sự tiến hóa các hệ cơ quan của động vật
a. Giúp động vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong quá trình tiến hóa của
động vật.
b. Giúp động vật ngày càng đa dạng và phong phú.
c. Giúp cho sinh giới ngày càng đa dạng, có nhiều loài động vật.
d. Giúp cho sinh vật tồn tại và phát triển ngày càng đa dạng phù hợp với nhu cầu con
người.
Câu 5: Hãy hoàn chỉnh sơ đồ tiến hóa của hệ thần kinh:

Chưa
phân hóa
(ĐVNS)

Mạng
lưới (?)

Chuỗi
hạch đơn
giản (?)

Chuỗi
hạch phân
hóa, hạch

não lớn
(?)

?
(ĐVCX
S)

Câu 6: Xét về mức độ tiến hóa của tổ chức cơ thể em hãy sắp xếp các động vật sau
theo thứ tự từ thấp đến cao:
Giun đất, thủy tức, trùng roi, châu chấu, cá, chim, thỏ, rắn.
Câu 7: Châu chấu và giun đất loài nào có cấu tạo cơ thể hoàn thiện hơn? Vì sao?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh học phần đại
cương, NXB Giáo dục.
2. Bộ giáo dục và đào tạo( 2009 ), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Sinh học trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB
Giáo dục.
4. Darwin Charles (1962), Nguồn gốc các loài , Tập 1, (Bùi Huy Đáp dịch), NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Phan Thị Ngọc Diệp (1986), Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy các quy luật tiến
hoá trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 11 phổ thông, Luận văn sau Đại học,
Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Duệ (1999), Nâng cao hiệu quả dạy học kiến thức tiến hoá lớp 12 THPT
bằng hỏi đáp tìm tòi thông qua mối quan hệ giữa sự kiến và lý thuyết, Luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Vũ Cao Đàm (2006 ), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản khoa học

kỹ thuật, Hà Nội.
8. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh
học, NXB Giáo dục Hà Nội.
10. Trần Bá Hoành (1994), Kỹ thuật dạy học sinh học (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên trung học phổ thông), NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Trương Đức Kiên (2001), Sưu tầm và sử dụng tư liệu về đặc điểm thích nghi của sinh
vật để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học sinh học ở
phổ thông, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Phạm Văn Kiều (1998), Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, NXB Khoa Học Kỹ
Thuật.
13. Mayr Ernst (1981), Quần thể, loài và tiến hoá (Lương Ngọc Toản, Hoàng Đức
Nhuận, Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Văn Thảo dịch), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội
14. Phạm Thị My (2000), Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở trường THPT, Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Phu-rơ-man A.E. (1980), Quan niệm biện chứng về sự phát triển trong sinh học hiện
đại ( Trần Bá Hoành dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Phan Thanh Quang (2001), Sự sống nguồn gốc và quá trình tiến hoá, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
17. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Thuận ( 2002 ), Giáo trình giải phẫu so sánh động vật, nhà xuất bản
giáo dục, Huế.
19. Thái Duy Tuyên (2006), Phương pháp dạy học: truyền thống và đổi mới, NXB Giáo
dục.
20. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB giáo
dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Viết (2009), Giáo trình tiến hóa, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22. Võ Văn Phú ( 2002 ), Giáo trình giải phẫu so sánh động vật có xương sống, Huế.
23. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang (2011 ), Sách giáo khoa Sinh


học 7, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
24. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang (2011 ), Sách giáo khoa Sinh
học 7, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
25. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Như Ý, (1999), Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin
27. Wikipedia, Tiến hóa, Wikipedia tiếng Việt.mht
28. Quốc hội – Luật số 38/2005/QH11



×