Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT MÔN LỊCH SỬ 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp.
Trong hệ thống giáo dục trường phổ thông nói chung và ở lớp 6 nói riêng môn
Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức lịch
sử, văn hóa, tư tưởng, tình cảm và đạo đức.
- Thông qua lịch sử các em không chỉ thấy được sự ra đời của đất nước mình
mà xa hơn, rộng hơn là cả xã hội loài người. Qua đó góp phần quan trọng vào việc bồi
dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho các em.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy thế nhưng có một thực tế đáng buồn hiện
nay đó là học sinh rất ngại học môn Lịch sử vì nó nhiều sự kiện, năm tháng nhiều
khó nhớ.Câu hỏi đặt ra: Tại sao học sinh không thích học môn lịch sử? Phải chăng
môn lịch sử là không cần thiết, không quan trọng như môn Toán, TiếngAnh….Hay vì
một lí do gì khác.
“Nhà văn Xô Viết Rasul Gamzatop”đã nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục
thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”. Nếu chúng ta không thấu hiểu và trân trọng
quá khứ, tương lai sẽ đối xử với chính chúng ta còn tệ bạc hơn!” ( Trích dẫn bài viết
của Thầy Trần Trung Hiếu – GV Trường Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An trên báo
GD Việt Nam)
- Bản thân tôi là giáo viên dạy sử, mặc dù kinh nghiệm còn non nớt, nhưng với
lòng yêu nghề, tâm huyết với từng thế hệ học sinh tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm
sao để giúp các em học tốt hơn môn Lịch sử. Qua 3 năm giảng dạy tôi thấy rằng mỗi
như tiết học có sự lồng ghép kiến thức thơ văn, sử dụng tranh ảnh, lược đồ hay trò
chơi giải ô chữ …làm cho không khí lớp học thêm sôi nổi, hào hứng, cuốn hút được
các em vào bài học.Có như thế thì tiết học sẽ trở nên sinh động hơn ,bớt nhàm chán
hơn và thu hút được sự chú ý của toàn thể học sinh và đó cũng chính là lí do tôi chọn
đề tài: “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6”.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến, giải pháp.


Nội dung đề tài này được áp dụng trong chương trình dạy học các môn bậc
Trung học cơ sở,tuy nhiên phù hợp nhất là trong chương trình giảng dạy bộ môn Lịch
Sử . Tùy từng chủ đề, từng bài giảng thì giáo viên lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật
dạy học sao cho phù hợp để tiết học đạt hiệu quả cao nhất là thu hút được sự chú ý
của toàn thể học sinh.
1


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận.
Lịch sử là môn học có nhiều sự kiện, ngày tháng năm nên việc nhớ các sự kiện
từ thời nguyên thủy, đến thời đồ đá, đồ đồng. đồ sắt…đến thời kì hiện đại là tương đối
khó. Đặc biệt là với học sinh lớp 6, các em còn nhỏ nên chỉ thích học cái gì ngắn gọn,
đơn giản dễ nhớ.
Trong trường Trung học cơ sở hiện nay có rất nhiều học sinh không thích học
môn Lịch sử vì môn này dài dòng, nhiều sự kiện, năm tháng khó nhớ. Hay cứ nói đến
môn lịch sử là nói đến một môn học khôn khan, cứng nhắc. Thầy cô cho ghi gì thì học
sinh cứ việc học thuộc lòng cái đó, thậm chí có nhiều sự kiện năm tháng khó nhớ quá
thế là học sinh nói thẳng luôn với giáo viên là môn này dài quá, nhiều sự kiện quá em
học mãi không thuộc.
Là giáo viên dạy sử tôi đã nhiều lần trăn trở là làm thế nào để học sinh của
mình ham thích học môn Lịch sử vì “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy
các em biết tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc
biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội
với tổ tiên…” ( Theo tác giả Quốc Toản – Báo GD Việt Nam).
2.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình tôi thấy cần nâng
cao chất lượng học tập cho học sinh. Từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn này và chất
lượng dạy – học sẽ đươc nâng cao.
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở

trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy,
giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến
thức mà không bị gò ép.
Đã có rất nhiều biện pháp đưa ra để giúp học sinh học tốt môn Lịch sử. Với tâm
lí của các em học sinh lớp 6, các em thích cái mới cái lạ, thích tìm tòi, khám phá. Hiểu
được tâm lí đó của các em nên trong quá trình dạy tôi đã áp dụng một số phương
pháp sau vào bài dạy của mình:
• Phương pháp giải quyết vấn đề:
• Phương pháp hỏi đáp thông qua sử dụng trò chơi giải ô chữ.
• Phương pháp thuyết trình thông qua lồng ghép thơ văn
• Phương pháp đàm thoại gợi mở để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
2.2.1 Phương pháp giải quyết vấn đề:
- Là phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo ,năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh. Bản chất của phương pháp là đặt trước cho học sinh
các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái biết. Chuyển học
2


sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tự lực, chủ động có nhu cầu mong muốn
giải quyết vấn đề
- Giúp học sinh phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình
huống có vấn đề trong học tập.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất
được giải pháp giải quyết vấn đề
- Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù
hợp của giải pháp thực hiện.
Ví dụ 1:

Bài 4 : Các quốc gia cổ đại phương Đông
• Mục 1 : Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

Để giúp học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản của nội dung này thì giáo viên phải
có sự dẫn dắt học sinh từng bước bởi đây là nội dung mới mà các em lần đầu tiên
được tiếp xúc.
• Đầu tiên chi thành khái niệm quốc gia cổ đại ( Những quốc gia hình thành sớm
nhất và cách ngày nay rất lâu vào cuối thời nguyên thủy)
• Phương Đông ( các quốc gia thuộc châu Á để phân biệt các quốc gia cổ đại
phương Tây)
• Giáo viên sử dụng lược đồ thế giới cổ đại hướng dẫn học sinh quan sát, chú ý
đọc kí hiệu

3


Sau đó đặt câu hỏi:
H: Các quốc gia cổ đại phương Đông là những quốc gia nào? (Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc)
H : Các quốc gia hình thành vào thời gian nào và ở những nơi nào? (Cuối thế kỉ IV
đầu thế kỉ III TCN ,trên lưu vực những con sông lớn sông Nin ( Ai Cập), sông Ơ –
rơ-phát và Ti-gơ-rơ ( Lưỡng Hà), sông Ấn, sông Hằng ( Ấn Độ), sông Hoàng Hà,
Trường Giang ( TRung Quốc)
• Sau đó giáo viên đặt vấn đề:
H : Tại sao các quốc gia cổ đại hình thành ở những lưu vực các con sông lớn?
( Đó là nơi có điều kiện sống thuận lợi đất đai màu mỡ dễ trồng trọt, giao thông đi lại
dễ dàng....)
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên đọc lược đồ.
- Liên hệ :
H: Ở nước ta nơi mà con người sinh sống đầu tiên là những nơi nào?
(Lưu vực các sông lớn và nhất là lưu vực sông Hồng).
H: Dựa vào đâu mà các nhà khảo sát khẳng định được điều đó
( Dựa vào các di tích còn sót lại)

Ví dụ 2:

Bài 5 : Các quốc gia cổ đại phương Tây
• Mục 2 : Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương
Tây
• Trước khi tìm hiểu sự phân hóa xã hội cổ đại phương Tây thì giáo viên phải
hướng dẫn hịc sinh tìm hiểu kinh tề cổ đại
• H: Kinh tế các quốc gia ra sao?
( Kinh tế phát triển: Thủ công nghiệp, thương nghiệpđã dẫn đến sự hình thành
các chủ xưởng , chủ lò,chủ thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị họ là
những chủ nô)
H: Ngược lại với chủ nô là tầng lớp nào?
( Nô lệ)
Giáo viên cho học sinh xem 2 bức tranh về tình cảnh của người nô lệ trong xã
hội chiếm hữu nô lệ phương Tây.

4


Giáo viên hỏi: Qua 2 bức tranh trên em có nhận xét gì?
( Nô lệ là những người phải làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công,
khuân vác… Họ là lực lượng lao động chính trong xã hôi nhưng lại bị đối xử bất
công, tàn bạo. Nô lệ là tài sản của chủ nô , họ không có quyền, không tài sản riêng, họ
chỉ là những “ công cụ biết nói).
• Giáo viên đặt vấn đề:
H: Như vậy trước những sự bất công đó thì những người nô lệ học đã làm gì?
( Họ không ngừng đấu tranh chống chủ nô bằng nhiều hình thức như bỏ trốn, phá hoại
sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang...)
• Dẫn chứng bằng những cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Pac-tơ-cut lãnh đạo năm
73-71TCN ở Rô-ma đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.

• Thông qua việc đặt ra tình huống có vấn đề và đưa học sinh vào việc giải quyết
vấn đề là một việc không dễ dàng nhưng lại có tác dụng tích cực là kích thích
tư duy, sáng tạo của học sinh. Kích thích các em tìm tòi và mong muốn được
giải quyết vấn đề mặc dù các em tự cho rằng ý kiến của mình đôi khi cũng
chưa được trọn vẹn lắm nhưng các em lại rất thích thú.
2.2.2 Phương pháp hỏi đáp thông qua sử dụng trò chơi giải ô chữ:
- Đối với các em học sinh thì việc tìm tòi, khám phá là việc vô cùng hứng thú.
Vì vậy đối với trò chơi giải ô chữ sẽ làm cho các em thỏa mãn được óc sáng tạo,
khám phá của mình.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em thu được thông qua hoạt động trò chơi.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy trí tuệ làm cơ hội hoạt động
của các em đa dạng và phong phú.
5


- Qua hoạt động trò chơi giải ô chữ các em biết kiềm chế, tự hoạt động, tham
gia một cách tích cực. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh một số năng lực : tư duy,
giao tiếp, hoà đồng, làm việc với tập thể…
Trò chơi giải ô chữ
• Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
• Bước 2: Học sinh cả lớp tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên.
• Bước 3: Học sinh giải lần lượt từng ô chữ để tìm ra từ khóa cuối cùng.
• Bước 4: Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh trả lời đúng và tìm ra từ
khóa nhanh nhất.
• Yêu cầu của trò chơi như sau:
- Sau khi giáo viên bấm câu hỏi vào từng ô chữ, học sinh đọc, suy nghĩ và tìm
ra câu trả lời nhanh nhất. Mỗi câu trả lời đúng ô chữ sẽ hiện ra và đồng thời xuất hiện
1 kí tự của từ khóa. Nếu ai có thể đoán trước từ khóa trước khi mở hết các ô chữ sẽ
được tuyên dương.

- Khi từ khóa được mở ra trò chơi kết thúc.
Ví dụ 1:

Bài 11 “ Những chuyển biến về xã hội”:
Câu 1: Đây là nền văn hóa tiêu biểu của nước ta từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN?
Câu 2: Công cụ bằng đồng thay thế công cụ này?
Câu 3: Tên của cư dân văn hóa Đông Sơn được gọi là gì?
Câu 4: Đây là một nghề tách khỏi nghề nông nghiệp?
Câu 5: Chế độ này thay thế chế độ mẫu hệ?
Câu 6: Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức được làm bằng gì ở giai đoạn này?
Câu 7: Nhiều làng bản trong một vùng có quan hệ với nhau gọi là gì?
Câu 8: Từ khóa: Một trong số những nghề thủ công tạo nên bước chuyển biến trong
xã hội?
Đáp án ô chữ

T

H



Đ

Ô

N

G

S


Ơ

N

Đ

Á

N

G

Ư



I

L



C

C

Ô

N


G

V

I



T

6


B



P

H

U

H

Đ




N

G

L



C



Từ khóa: Đúc đồng
• Học sinh tiến hành chơi dưới sự điều khiển của giáo viên.
• Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh trả lời đúng, nhanh
nhất.
Ví dụ 2:

Bài 16 “ Ôn tập chương I và II”
Cách chơi tương tự như trò chơi 1. Học sinh giải ô chữ và tìm từ khóa.
Câu 1: Vào những năm 1960-1965 các nhà Khảo cổ học đã phát hiện công cụ rìu đá
tai địa danh này thuộc tỉnh Thanh Hóa?
Câu 2: Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy tại địa điểm này thuộc tỉnh Phú
Thọ?
Câu 3: Đây là tỉnh có nhà máy thủy điện lớn nằm trên sông Đà?
Câu 4: Đây là di chỉ khảo cổ học nổi tiếng thuộc tỉnh Phú Thọ?
Câu 5: Sau khi lên ngôi vua Hùng đã đóng đô ở đây?
Câu 6: Ai tự xưng là An Dương Vương?
Câu 7: Tên viên tướng nhà Tần bị giết vào cuối TK III TCN?
Câu 8: Từ khóa là gì?

Đáp án ô chữ
N

H

Ò

A

B

Ú

I

Đ



S

Ơ

N

V

I

B


Ì

N

H

P

H

Ù

N

G

N



C

H

H



C


G

U

Y

Ê

N

7


T

H



C

P

H

Á

N


H

I



U

Ú

Y

Đ



T

H

Ư

Từ khóa : Vua Hùng
Với giải pháp sử dụng trò chơi giải ô chữ, tôi đã áp dụng vào quá trình dạy học
của mình, nó đã thực sự đem lại sự hứng thú học tập cho các em, tiết học trở nên sôi
nổi, hiệu quả hơn. “ Học mà chơi, chơi mà học”, các kiến thức lịch sử đã được các
em ghi nhớ một cách nhẹ nhàng mà không có sự gượng ép nặng nề. Chất lượng học
tập của các em được nâng lên rõ rệt.
2.23. Phương pháp thuyết trình thông qua lồng ghép thơ văn:
- Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của

giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã
thu lượm được một cách có hệ thống.
- Văn thơ là phương tiện cơ bản giúp người học nâng cao cảm xúc thẩm mỹ,
hướng đến lẽ sống cao đẹp. Đồng thời nó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong
đời sống.
- Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn thơ chính là con đường tích
cực và nhẹ nhàng nhất để giáo dục học sinh trở thành những con người có sự phát
triển toàn diện về nhân cách.
- Học sinh thích noi gương, chính vì vậy văn thơ đã mang đến cho các em
những cái đẹp, những cái cao thượng, những tấm lòng nhân ái... để các em biết học
hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành người có ích trong cuộc sống.
Ví dụ 1:

Bài 15 : Nước Âu Lạc
• Mục 5: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ
• Tìm hiểu tình hình Âu Lạc
( Đất nước Âu Lạc chưa yên ổn bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà)
H :Triệu Đà là viên tướng như thế nào?
( Tướng giỏi của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc
tương ứng Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay)
Nhân lúc nhà Tần suy yếu,Triệu Đà đã cắt đất ba quận lập thành nước Nam
Việt sau đó đem, quân đánh các vùng xung quanh và đánh xuống âu Lạc
H: Quân dân Âu Lac đã chiến đấu thế nảo?
8


( Với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại các cuộc tấn công
của quân Triệu, giữ vững nền độc lập cho đất nước.)
H : Triệu Đà đã làm gì?
( Biết không thể đánh bại quân ta nên Triệu đà dùng kế chia rẽ nội bộ )

H : Kết quả ra sao
( Năm 179TCN sau khi chia rẽ nội bộ Triệu Đà cho quân đánh xuống Âu Lac,
An Dương Vương thất bại)
• Giáo viên trích dẫn 4 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
H: Theo em, thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ đâu?
( Mất cảnh giác, cả tin , thiếu phòng ngự ,nội bộ mất đoàn kết chứ
phải là lỗi hoàn toàn do Mỵ Châu)

không

• Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy chỉ nhắm đơn giản hóa sự thực về âm mưu
cướp nước Âu Lạc của Triệu Đà. Có âm mưu cướp nước Âu Lạc từ trước nên
Triệu Đà mới để con trai của mình là Trọng Thủy sang làm rể An Dương
Vương. Mục đích chính là dò la tin tức, tình hình quân sự. Hai là làm cho nội
bộ triều đình của An Dương Vương mâu thuẫn, nghi kị, không tin tưởng nhau
để Triệu Đà dễ bề thôn tính Âu Lạc. Đây là bài học đắt giá cho các triều đại
phong kiến về sau.
• Giáo viên vận dụng liên hệ: Thất bại của An Dương vương cho em bài học gì ?
( Có thể cho một hoặc hai học sinh trả lời và sau đó giáo viên nhận xét)
Ví dụ 2:

Bài 17 : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)
• Mục 2 : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
• Nội dung này để giúp học sinh nắm được nguyên nhân nào Hai BàTrưng phất
cờ khởi nghĩa thì giáo viên có thể tiến hành các bước như sau:
H : Giới thiệu vài nét về Hai Bà Trưng.

( Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương
quê ở huyện Mê Linh. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách con trai Lac tướng
huyện Chu Diên). Chẳng mai Thi Sách bị quân Hán giết
H: Cả hai gia đình Lạc tướng đã làm gì?
9


( Cùng nhau mưu việc lớn, tỉm cách liên lạc với các thủ lĩnh bên ngoài)
H : Kết quả thì sao?
(Chẳng may Thi Sách bị quân Hán giết)
H : Hai Bà Trưng đã làm gì?
( Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn-Hà Tây
• GV trích dẫn 4 câu thơ trong sách “ Thiên Nam ngữ lục” :
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn chữ công lênh này.
H: Qua bốn câu thơ trên em hãy cho biết lí do Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
là gì ?
( Bốn câu thơ đã thể hiện rất rõ nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa:
một là nợ nước, hai là thù nhà. Đôi vai của người phụ nữ quá nhỏ bé vậy mà phải
gánh vác việc vô cùng to lớn. Không thể để quân giặc hung tàn hoành hành ngang
ngược, tháng 3 năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa quyết tâm đánh đuổi quân Hán ra
khỏi bờ cõi nước ta.)
• Sự kiện này đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam trang sử hào hung nhất. Dân tộc
Việt Nam luôn tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của Tổ tiên, cha
ông. Không phải đất nước nào cũng có những người phụ nữ anh hùng, kiên
trung như dân tộc Việt Nam. Đó là niềm vinh quang, tự hào của chúng ta.
• Liên hệ:
H: Để tưởng nhớ công ơn Hai Bà Trưng thì nhân dân ta đã làm gi?

( Lập đền thờ; lấy tên Bà đặt cho tên đường ở các thành phố lớn, đặt tên
trường ...)
- Việc sử dụng những vần thơ giàu tính hình tượng biểu cảm gắn liền với nội
dung lịch sử không những giảm đi tính khô khan của các sự kiện mà còn tạo ra không
khí nhẹ nhàng trong tiết học, giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn những kiến thức
lịch sử mà các em tiếp thu được.
2.2.4. Phương pháp đàm thoại, gợi mở để lồng ghép giáo dục lòng yêu nước, tự
hào dân tộc:
- Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu
hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá
những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm
đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu,
10


tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra,
đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
- Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là hết sức quan trọng trong nhà
trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và
học môn lịch sử.
-Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta được vun đắp nên từ hàng
ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước được hình thành sớm nhất
và xuyên suốt qua nhiều thế kỉ. Lòng yêu nước được thể hiện qua quá trình lao động
sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, là sợi dây xuyên suốt trong chiều dài lịch sử
nước ta.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc là một nội dung quan trọng
trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nếu khéo léo lồng ghép nội dung này
vào các tiết học để những bài học về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trở nên sinh
động, thiết thực hơn.
Ví dụ 1:


Bài 1 : Sơ lược về môn lịch sử
Mục 3 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
• Giáo viên dẫn dắt và hỏi
H: Để có thể tái hiện lại lịch sử, dựng lại lịch sử thì các nhà khoa học căn cứ
vào đâu?
( Những câu chuyện truyền miệng, những lời,mô tả được truyền từ đời này
sang đời khác: Tư liệu truyền miệng
Những di tích, đồ vật của người xưa: Tư liệu hiện vật
Những bản ghi chép, sách vở được được chép tay hay được in, khắc bằng chữ
viết: Tư liệu chữ viết)


HS quan sát hình 2: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bia văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội
11


H: Các bia tiến sĩ cho em biết điều gì?
( bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các
khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc
Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam)
-. Các bia đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc
Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010,
H: Để bảo vệ các di tích thì theo em, em phải làm gì?
( phải luôn trân trọng giữ gìn di sản, tự hào về truyền thống hiếu học đã có từ xa xưa
của Tổ tiên, cha ông ta)
H : Thái độ của em trước những hành động phá hoại di sản
( Lên án những hành động phản cảm như trèo lên bia tiến sĩ, ngồi lên đầu rùa.)

Ví dụ 2:

Bài 20 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế
- Mục 3 : Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI”
- Để học sinh nắm được nội dung trọng tâm chuyển biến về xã hội và văn hóa
nước ta ở các thế kỉ I – VI thì giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng sách giáo
khoa
So sánh các giai cấp thời Văn Lang-Âu Lạc với thời bị đô hộ.
H: Bên cạnh khác biệt về giai cấp thì chính quyền đô hộ còn làm gì tiếp theo ?
( chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán, những phong tục của người
hán cũng du nhập vào nước ta)
H: Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán nhằm mục đích gì?
(Chính quyền đô hộ mở trường học nhằm đồng hóa dân ta và đào tạo tay sai cho
chúng)
H: Nhân dân ta thì tiếp thu như thế nào?
( Nhân dân ta vẫn giữ phong tục tạp quán và tiếng nói của tổ tiên)
Giáo viên : Những phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên có từ lâu đời nên
vẫn được lưu giữ, nguyên nhân khác: trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy
tiếng Hán, song chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa
số nông dân lao động nghèo khổ không có điều kiện cho con em mình đi học, vì vậy
họ vẫn giữ được phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì được hình thành xây
dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của dân tộc Việt và có sức sống
bất diệt.
Sau đó giáo viên liên hệ thực tế: hiện nay do nhu cầu giao lưu văn hóa giữa các
nước ngày càng nhiều. Thế hệ trẻ ngày nay đã tiếp thu văn hóa của các nước một
12


cách nhanh chóng như về ăn mặc, âm nhạc…. Tuy nhiên, các em cần biết chọn lọc cái
hay cái đẹp của người ta đừng nên đua đòi theo những cái xấu. Hòa nhập chứ đừng

hòa tan.
Lồng ghép giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc thông qua dạy - học lịch sử
để các em càng thêm tự hào với truyền thống oai hùng của cha ông, để càng thêm yêu
Tổ quốc, càng ra sức học tập, lao động để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó còn giúp
các em rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả
của Tổ tiên, cha ông mình.
Nhìn chung có rất nhiều phương pháp để vận dụng vào bài học chỉ cần giáo
viên có đầu tư, có tâm huyết với nghề, với học sinh là có thể tạo được bài giảng tốt,
thu hút được học sinh, làm cho các em yêu thích và học tốt môn Lịch sử.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi tiến hành đưa ra giải pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6, tôi thấy
rằng các em học sinh đã có nhận thức khác về môn học. Mỗi tiết học Lịch sử các em
hào hứng hơn, học tập tích cực hơn, không khí lớp học cũng trở nên sôi nổi hơn. Để
nắm bắt tình hình sau khi đưa ra giải pháp tôi tiến hành điều tra với những đối tượng
ban đầu và kết quả đạt được như sau:
Chất lượng môn Lịch sử 6/1 và 6/2 trước khi thực hiện giài pháp ( đầu năm học
2014-2015)

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

81


30.9%

49.4%

16%

3.7%

Chất lượng môn Lịch sử 6/1 và 6/2 sau khi thực hiện giải pháp cuối học kì II
năm học 2014-2015

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

81

34.6 %

50.6 %

14.8 %

13



Kết quả môn Lịch sử 6/1 và 6/2

BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ MÔN LỊCH SỬ 6/1 VÀ 6/2
Với các phương pháp trên tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, nó thực sự
đã đem lại sự hứng thú học tập cho các em. Mỗi tiết học trở nên hào hứng và sôi nổi
hơn, đem lại kết quả học tập tốt hơn rất nhiều. Với tâm lí của các em học sinh lớp 6
thì việc học những kiến thức mà nhiều sự kiện, ngày tháng phải nhớ thì sẽ tạo cho các
em trạng thái tâm lí ngại học, thậm chí là sợ. Chính vì vậy giáo viên nên có phương
pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, tâm lí của các em, làm giảm đi tính khô khan
của bộ môn. Đồng thời giáo viên biết khơi gợi sự tò mò, ham tìm hiểu của các em,
đưa các em đi tìm hiểu nội dung bài học lúc nào không hay.v.v. “Học mà chơi, chơi
mà học”. Từ đó các em sẽ yêu thích và học tốt môn Lịch sử hơn.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Giải pháp giúp học sinh hứng thú học môn Lịch sử 6 có phạm vi áp dụng cho
học sinh Trung học cơ sở. Vậy để thực hiện giải pháp này có hiệu quả tôi xin đưa ra
một số ý kiến sau:
- Đối với nhà trường:
+ Trong các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ
lớn: 22/12, 3/2, 2/9, 30/4, 1/5, 19/5… nên lồng ghép một số trò chơi giải ô chữ như
trên nhằm kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra
sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh.
+ Nên đầu tư mua trang thiết bị dạy Lịch sử: bản đồ, tranh ảnh, sách, tài liệu có
liên quan đến môn Lịch sử.
14


- Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với nghề với học sinh, chịu khó đầu
tư chú trọng đến chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp
xếp thời gian hợp lý, tạo dựng không khí học tập nhẹ nhàng nhưng đạt chất lượng tốt
nhất.

Qua đây tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để sáng
kiến của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK sử 6 – Phan Ngọc Liên ( chủ biên)- NXBGD Việt Nam- 2011.
2. SGK Ngữ văn 6 – NXBGD Việt Nam – 2012.
3. Báo Giáo dục Việt Nam.net – Trần Trung Hiếu, Trần Quốc Toản – 2015.
4. Sách Thiên Nam ngữ lục – Nguyễn Thị Lâm.
5. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử - NXBGD Việt Nam - 2010.

15



×