Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp “lấy học sinh là trung tâm” môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 13 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Ngày nay khoa học kỹ thuật càng phát triển, để bắt kịp thời đại, đất nước ta
phải mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới mà Tiếng Anh là một trong
những phương tiện quan trọng để gắn kết tình hữu nghị và sự kết giao về kinh tế
với các nước. Mặt khác Tiếng Anh giúp chúng ta nắm bắt được vô vàn kiến thức
của nhân loại trên toàn thế giới qua các tài liệu được dịch bằng ngôn ngữ này.
Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có thể phát huy nền văn hóa truyền thống bởi vì
thông qua Tiếng Anh chúng ta đã quảng bá nền văn hóa bản sắc dân tộc cũng
như nền văn chương của đất nước mình.Với công việc, Tiếng Anh cũng là
phương tiện quan trọng giúp phát triển khả năng nghề nghiệp cho mỗi cá nhân.
- Học sinh lớp 6 là khối đầu cấp, đa số các em mới bắt đầu làm quen với môn
học giống như các em đang bi bô tập nói vậy. Do môn học mới nhiều em e ngại
và bỡ ngỡ khi làm quen, đa số đều lơ là trong việc học từ, cấu trúc câu.
- Nhiều học sinh ở khối 7, khối 8 và khối 9 đã làm quen được một hai năm,
nhưng đa số các em rất lười học, hổng kiến thức từ lớp dưới rất nhiều; học sinh
trở nên lười, không ham học, và mất tập trung dẫn đến trong các tiết học các em
không tham gia tích cực, không phát huy hết khả năng của mình.
- Hơn thế nữa thực tế các phương tiện liên quan còn hạn chế, nên các giáo viên
cũng phải sáng tạo thêm những đồ dùng dạy học để thu hút các em vào bài học.
- Hầu hết các gia đình của học sinh đều làm nông và công nghiệp nên việc dành
thời gian để giúp đỡ các em còn hạn chế nên nhiều em sao nhãng việc học, lười
học bài cũ và chuẩn bị bài mới vì đối với bộ môn này học sinh phải rèn luyện
nhiều thì các em mới có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách thành thạo và làm
bài tốt, đặc biệt là phát huy tính tích cực của mình trong các tiết học.
Vì vậy giáo viên vừa là người truyền đạt kiến thức vừa là người quản trò hết sức
quan trọng trong một tiết học, luôn có phương pháp thu hút các em vào môn
học, nhất là một môn ngoại ngữ để phát huy tính tích cực của các em trong khả
năng giao tiếp giúp các em sử dụng được kiến thức vừa mới học luyện được từ
và mẫu câu mà các em học qua các tiết. Có thu hút các em vào tiết học thì các
em mới thể hiện được sự đam mê vào môn học, từ đó các em tự ý thức và có ý
thức trong việc ôn tập và chuẩn bị bài mới. Tất cả những điều này đều giúp các


em học tốt. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Để “Phát huy tính tích cực của học sinh trong khả năng giao tiếp” bằng
Tiếng Anh trong quá trình dạy học giáo viên phải truyền tải được trọng tâm của
bài học, các dạng câu để học sinh có thể sử dụng và phát biểu được một câu
hoàn chỉnh thì trước hết phải cung cấp từ vựng cho học trò biết phát âm, nghĩa
và cách dùng của nó. Giao tiếp là phát ngôn, vì vậy việc sử dụng từ chính xác là
hết sức quan trọng. Qua việc nắm bắt, sử dụng từ và cấu trúc thành thạo thì học
sinh sẽ bắt kiến thức được nhanh hơn.


- Áp dụng phương pháp mới trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh đã phát huy
được tính tích cực của học sinh, gây hứng thú hơn trong mỗi tiết học, như vậy
đòi hỏi người giáo viên phải luôn thiết kế được những hoạt động phù hợp làm
cho các em chủ động trong môn học của mình.
- Hầu hết các em rất ngại phát biểu trước lớp vì vậy với đề tài này cùng với
phương pháp mới sẽ tạo cho các em khả năng giao tiếp một cách nhuần nhuyễn,
mà phương pháp mới học sinh có vai trò trung tâm của mọi hoạt động, các em
nói nhiều sẽ tự tin hơn trong học tập.
- Việc cho các em luyện theo cặp, theo nhóm, khích lệ cho các em có tinh thần
tham gia tiết học, đó là điều quan trọng nhằm giúp các em nói được và chính xác
hơn, tự tin hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài:
a) Nội dung:
- Những vốn liếng tri thức đã được tích lũy cùng với những suy nghĩ trăn trở
nhiệt tâm của người giáo viên dạy Tiếng Anh tôi đã thực hiện qua quá trình
giảng dạy như sau:
+ Trước hết điều mà tôi quan tâm đối với các em là làm sao cho các em luôn có
sự tự tin và hứng thú trong việc môn ngoại ngữ hết sức mới mẻ. Ngay tiết đầu

tiên của chương trình tôi đã dạy cho các em phương pháp để học môn này như
thế nào giúp các em định hình phương pháp học tập phù hợp.
+ Để giúp các em tự tin trong việc học trong giao tiếp ngoại ngữ, nói chuyện gần
gũi khuyến khích các em để các em không cảm thấy sợ hay lo lắng về môn học
này.
- Áp dụng phương pháp “lấy học sinh là trung tâm” trong các hoạt động, tôi luôn
thiết kế các hoạt động phù hợp với bài học giúp các em phát huy được khả năng
của mình. Trong các tiết học tôi luôn khuyến khích cho các em bằng những
điểm tốt. Điều này cũng thực sự quan trọng thu hút các em phát biểu.
+ Điều quan trọng nữa là trong các tiết dạy tôi đều sử dụng đồ dùng dạy học
như: tranh, bảng phụ, đài, vật thật phù hợp để các em nắm kiến thức nhanh hơn
nhất là các từ vựng nhưng bên cạnh đó chúng cũng có vai trò quan trọng vì đó là
phương tiện để các em luyện mẫu câu nhanh hơn .
+ Bên cạnh đó sau mỗi lần dạy cấu trúc câu tôi đều thiết kế các hoạt đông như
trò chơi, hoạt động theo nhóm, theo cặp,….. cho các em nắm vững và luyện tập
thành thạo từ đó các em sẽ tự tin vào bản thân trong giao tiếp ngôn ngữ mới.
b) Các giải pháp:
- Để phát huy khả năng giao tiếp của các em, qua nhiều năm kinh nghiệm tôi đã
rút ra một số phương pháp có thể sử dụng trong các tiết dạy, trong các lớp và
trong các khối học. Sau đây là một số giải pháp mà tôi thực hiện những năm
qua:
b1. Soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp:
- Nếu giáo viên không có sự chuẩn bị sẽ dễ lúng túng, bài dạy lan man …. Vì
vậy đây là khâu hết sức quan trọng bởi có chuẩn bị bài giáo viên chu đáo thì các


em mới có những tiết học thu hút, soạn bài kỹ lưỡng giúp giáo viên nắm được
những trọng tâm cần truyền đạt đúng đủ kiến thức cho các em.
- Bên cạnh đó nếu giáo viên có đầu tư cho tiết học bằng những tư liệu, tài liệu
như tranh ảnh, một số dụng cụ trực quan khác …. sẽ giúp các em lĩnh hội tri

thức dễ dàng.
- Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra trong các tiết
học như vấn đề khó khăn của học sinh trong việc phát âm …. Từ đó động viên
khích lệ các em bằng các tràng vỗ tay nhằm thu hút các em vào bài học.
b2. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài:
- Sự chuẩn bị không chỉ là ở người thầy mà thể hiện ở các em học sinh. Nhờ
khâu chuẩn bị mà học sinh có thể tìm tòi từ mới có liên quan đến bài học, cũng
như biết đặt ra những vấn đề liên quan tới bài học mà mình chưa rõ để hỏi thầy
cô giải thích thắc mắc của mình.
b3. Thường xuyên động viên, khích lệ các em ở tất cả các tiết học:
- Đa số các em học sinh rất thích được khen ngợi trước bạn mình, vì vậy những
lời khen hay những tràng vỗ tay đúng lúc sẽ giúp các em hưng phấn, thích thú
hơn với môn học. Qua đó các em thấy mình tự tin hơn và các em sẽ tham gia
phát biểu, xây dựng bài nhiều hơn.
- Ngoài khích lệ về tinh thần, giáo viên có thể dùng những hình thức cho điểm
trực tiếp, hay tặng món quà nhỏ trong quá trình các em phát biểu bài hay luyện
tập chính xác theo yêu cầu…
b4. Thiết kế trò chơi theo chủ đề bài học:
- Việc kiểm tra từ vựng, luyện tập câu, trả lời câu hỏi, hay ôn lại kiến thức đã
học ….. giáo viên có thể sử dụng các trò chơi các nhau nhằm thu hút các em vào
bài học. Với tinh thần học mà chơi-chơi mà học, giáo viên có thể sử dụng trò
chơi ở phần khởi động, sau khi dạy từ, trong quá trình luyện tập kiến thức, hay
phần củng cố kiến thức…. sẽ gây sự chú ý của học sinh vào bài học, chúng còn
giúp các em nắm bắt bài nhanh, các em cảm nhận được sự thoải mái và không
thấy sự gò bó trong tiết học, các em cảm thấy yêu thích môn học hơn.
- Sau đây tôi xin đưa ra một số trò chơi, tùy vào từng bài mà giáo viên có thể áp
dụng để ôn tập, củng cố để giúp các em hiểu sâu hơn:
* “Who is a millionaire?” (Ai là triệu phú)
- Giáo viên cho mỗi câu hỏi với 4 đáp án và các em chọn đáp án đúng.



* “Pelmanism”: (Phương pháp Penman: Luyện giúp trí nhớ)
- Ví dụ giáo viên có các cặp động từ thời hiện tại và quá khứ khác nhau, viết
vào các tấm thẻ, đặt úp các thẻ.
+ Chia lớp ra làm hai nhóm. Lần lượt mỗi nhóm chọn hai thẻ.
+ Lật hai thẻ học sinh đã chọn, nếu khớp nhau thì được tính điểm. Nếu không
khớp lật lại như cũ và tiếp tục cho đến khi tất cả các thẻ được lật.
+ Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì thắng.

* “The big wheel”: (Vòng quay may mắn)

10

50

20
L
o
s
e
100

10

Lu
ck
y
4
0
3

0

60
2
0

- Học sinh quay vòng quay để lấy điểm, sau đó trả lời đúng câu hỏi của mình để
đạt số điểm mình quay.
* Lucky numbers!”: (Trò chơi ô chữ may mắn)
- Chia lớp ra làm hai nhóm.
- Mỗi nhóm chọn số của mình để trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì được số là 10
hoặc 20, tùy qui định điểm của giáo viên.
- Nhóm nào may mắn chọn vào ô “May mắn”, không cần trả lời vẫn được điểm.
- Nhóm nào trả lời nhiều được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.
1) How do you spell “desk”?

2) How do you spell “classroom”?

3) Lucky number!

4) How do you spell “clock”?


5) How do you spell “pencil”?

6) How do you spell “board”

7) Lucky number!

8) How do you spell “eraser”?


9) Lucky number!

10) How do you spell “window”?

* “Slap the board” : (Trò chơi đập bảng)

- Để kiểm tra từ bằng nghĩa hay phát âm của học sinh, giáo viên có thể cho các
em chơi trò này.
- Giáo viên ghi từ lên bảng, giáo viên có thể đọc tiếng Anh hoặc tiếng Việt, học
sinh đập thật nhanh vào từ mình nghe được.
- Chia ra hai nhóm chơi. Nhóm nào đập được nhiều từ hơn sẽ chiến thắng.
table

school
teacher

stool

couch

television

* “Crossword puzzle”: (Trò chơi ô chữ)
- Học sinh đoán từ theo gợi ý của giáo viên đưa ra.
- Trò chơi này giúp các em nhớ lại từ vựng mình đã học.

* Checking vocabulary by Rub out and remember. (Kiểm tra từ vựng bằng trò

chơi “xóa và ghi nhớ”)



- Giáo viên xóa từ tiếng Anh, để lại nghĩa tiếng Việt.
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết đúng.
- Nhận xét và sữa lỗi.
b5. Thiết kế các hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ học sinh:
- Số lượng học sinh ở các lớp thường khá đông và dĩ nhiên nhận thức các em sẽ
không đồng đều nên tùy theo mục đích của từng bài dạy mà giáo viên có thể
chọn những hoạt động hay thủ thuật phù hợp từ dễ đến khó cho học sinh.
Ex1: Unit 4. Our past – Listening. (English 8)
+ Phần nghe này khá là khó đối với học sinh. Vì thế giáo viên có thể thiết kế
thêm 2 bài tập sau:
Task 1: Listen and choose the correct answer:
1. The farmer raised ……………………
a. ducks

b. chickens

c. pigs

2. His chickens laid ……………. gold egg.
a. a lot of

b. a few

c. a

3. The chickens were …………. after he cut open all of them.
a. alive


b. dead

c. away

4. His wife was …………………
a. nice

b. greedy

c. clever

5. He was ………………
a. foolish

b. kind

d. clever

Task 2: Complete the story.
Once a poor (1)
lived a comfortable life with family. His
(2)________laid many eggs. One day one of his chickens laid a
(3)___________but his wife wanted more, so they decided to (4)
open
all the chickens but they couldn’t find any more. In the end all the chickens
were (5) ______ , there were no more eggs for them.
Ex2: Unit 10: Staying healthy – A. How do you feel? (English)
- Giáo viên treo tranh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát rồi trả lời câu:
How do you feel?
I’m hungry.

- Yêu cầu học sinh quan sát những bức còn lại và đoán nghĩa các từ khác:
thirsty, full, hot, cold, tired. Để kiểm tra trí nhớ của các em, giáo viên có thể cho
các em tự vẽ tâm tâm trạng của mình vào mẫu giấy, rồi cho các em đi tìm bạn có
tâm trạng và hỏi: “How do you feel?” tạo cho các em có phản xạ nhanh khi hỏi
và trả lời.


Ex3: Unit 3: At home –A4 (English 6) – Pairwork:
- Giáo viên chỉ một bạn ở gần và hỏi:
Who’s this? – This is Minh
- Giải thích vói học sinh câu này dùng để hỏi một người ở gần. Giáo viên cho
một số cặp học sinh.
b6. Sử dụng các thủ thuật dạy từ vựng và cấu trúc:
- Giảng dạy từ vựng là một trong những bước quan trọng đầu tiên vì hiểu được
nghĩa và cách dùng của từ vựng thì cùng với cấu trúc các em mới có thể vận
dụng để phát biểu được một câu hoàn chỉnh. Tập trung dạy từ vựng tốt cho các
em tôi luôn sử dụng các phương tiện như đài (giúp các em đọc đúng từ), tranh
(giúp các em hiểu nghĩa của từ), sử dụng thẻ và tranh, một số trò chơi có thể
kiểm tra kiến thức các em nhớ ngay ở lớp, sau đây là một số phương pháp tôi đã
áp dụng:
* Using pictures: (Sử dụng tranh ảnh)
Ex: - Showing the picture and aking Ss:
What is this?
It’s a telephone.
 Giáo viên có thể dạy từ “telephone” và dạy cấu trúc câu để học sinh biết hỏi
đáp một vật ở gần. Sử dụng tranh minh họa phong phú sẽ giúp phát triển kỹ
năng quan sát của học sinh, những hình ảnh gần gũi với các em, các em có thể
phát biểu dễ dàng. Mỗi chủ đề nên có những hình ảnh riêng như:
+ Trạng thái:


+ Các loại lễ hội: Easter’s day, birthday, wedding, Tet holiday, Christmas,
Independence Day, Mid-autumn:


+ Các trang phục của một số nước:


+ Các loại trái cây, rau củ quả:

* Using real objects: (Sử dụng vật thật)
- Khi dạy từ ở phần C của Unit 2(English 6), giáo viên có thể dùng những vật
thật có sẵn trên lớp, ví dụ như: window, door, student, teacher, desk, table, chair,
bench, …. Qua việc dạy từ vựng và cấu trúc câu, học sinh có thể sử dụng để
luyện tập các dạng câu:
+ What is that/ this?


+ What are these/ those?
+ Who is this/ Who is that?
hay được sử dụng để giới thiệu.
- Sử dụng vật thật giúp học sinh phản ứng nhanh từ và luyện tập câu dễ dàng.
b7. Pairwork helps students speak English fluently: (Luyện theo cặp để
giúp nói tiếng Anh trôi chảy)
- Để các em nói tiếng Anh trôi chảy giáo viên cần thiết lập các hoạt động
pairwork khác nhau giúp học sinh luyện tập theo cấu trúc trọng tâm của bài,
trong quá trình thực hành học sinh có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp với bạn
bè. Làm việc theo cặp sẽ giúp những bạn yếu được nói với bạn mình, giáo viên
có thời gian để sửa lỗi phát âm trước khi các cặp được phát biểu trước lớp.
Muốn học sinh luyện tập câu hỏi đáp ở thì hiện tại tiếp
diễn, giáo viên cần dạy cấu trúc câu trước sau đó cho các

em làm cặp.
Ex: What are they doing?
They are playing table tennis.
+ Giáo viên gọi một số cặp trình bày
+ Giáo nhận xét khích lệ từng cặp tạo hứng thú.
+ Để học sinh thường xuyên xung phong luyện tập, bước dạy cấu trúc câu rất
quan trọng.
b8. Using cards to practice the form: (Sử dụng thẻ để luyện cấu trúc)
Ex :
Nguyen Du Street
- Showing the card and asking Ss:
+ Where do you live?
+ I live on Nguyen Du Street.
- Explaining the usage of preposition of place.
- Having some pairs practice.
HCM city

Hung Vuong Street
a house

Ha noi

Dong Nai
Tran Phu Street

- Showing each picture, asking one pair to present.
- Giving comment.
b9. Groupwork: (Làm nhóm)
- Khi hoạt động nhóm các thành viên có quyền tham gia ý kiến của mình vào
vấn đề bàn luận của tổ, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, học hỏi nhiều ý



kiến hay của bạn mình. Từ đó rút ra ý hay nhất đúng nhất cho cả nhóm. Khi các
em hoàn thành xong sẽ thấy tự tin khi đưa ra ý của mình trước lớp.

Ex1: Yêu cầu học sinh nhìn tranh và mô tả người trong tranh đang mang và
mặc gì … Học sinh có thể ôn từ vựng, thì tiếp diễn.
Ex2: Yêu cầu học sinh nêu cách chiên trứng. Giúp học sinh ôn từ vựng, và biết
cách hướng dẫn nấu món ăn bằng tiếng Anh.
b10. Some other techniques help students feel self-connfident to learn
English: (Một số thủ thuật khác giúp các em tự tin hơn để học tiếng Anh)
- Trước khi nói, giáo viên hỏi học sinh xung quanh chủ đề.
- Khêu gợi học sinh cấu trúc hoặc mẫu câu sẽ sử dụng trong phần luyện tập nói.
- Một trong những cách mà giúp học sinh tự tin hơn là yêu cầu học sinh chuẩn bị
từ vựng, bài học trước khi đến lớp.
- Sử dụng trình chiếu power point để giúp các em học tập dễ dàng, nhanh; tiết
kiệm thời gian và bài học sôi nổi, thú vị hơn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
- Qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng những lớp mà tôi dạy thực sự đã mang
lại cho những tiết dạy của tôi trở nên sôi nổi hơn, giúp các em tự tin và có hứng
thú hơn trong môn học của tôi.
- Các biện pháp này được thực hiện trong phương pháp mới và đây là một bước
ngoặt đáng kể góp phần nâng cao và phát triển chất lượng giáo dục.
- Theo phương pháp cũ thì học sinh học rất trầm, các em ít khi phát biểu bài, các
em cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp. Sau khi thực hiện những biện pháp này
thì các em đã có sự tiến bộ hơn nhiều so với trước, các em đam mê với môn học
hơn, tích cực phát biểu bài hơn. Các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn đồng nghĩa
các em tích cực trong các tiết học. Kết quả cho thấy số lượng xung phong phát
biểu và hứng thú trong từng tiết học tăng lên, đó là một kết quả đáng vui mừng.
ôi đã thực hiện theo những cải tiến này đến giữa học kì 1 năm học 2015-2016

như sau:
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, ÁP DỤNG:
1) Kiến nghị:


- Đề nghị cung cấp thêm một số máy chiếu, cassette có âm thanh tốt đảm bảo
tiết dạy có hiệu quả, học sinh tự tin, hứng thú, và tích cực hơn.
2) Áp dụng:
Thông qua các bài học sử dụng sáng kiến của mình mà tôi rút ra được:
- Những biện pháp tôi thực hiện nó đi đúng với chính sách và đường lối của
pháp luật và nhà nước vì nó góp phần cho công cuộc phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục, vì chúng giúp các em tiếp thu bài học dễ dàng.
- Theo tôi các biện pháp tôi đưa ra dễ áp dụng và phù hợp cho phương pháp mới
là phát huy được tính tích cực của học sinh trong hoạt động giao tiếp nhất là
môn Tiếng Anh. Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên bộ môn Tiếng Anh nên thực hiện
các giải pháp mà tôi nêu ở trên vì thực sự nó có hiệu quả cao. Phát huy được
tính tích cực của học sinh trong giao tiếp là nhiệm vụ của những người trong
ngành giáo dục. Tôi thiết nghĩ từ những gì tôi đạt được đó cũng là một phần
đóng góp to lớn của phương pháp học mới, mong rằng sẽ có nhiều sáng kiến
hơn nữa trong việc tạo ra các hoạt động phù hợp với từng môn học và góp phần
vào việc giúp các em nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng hơn.
- Các biện pháp này đã được áp dụng trong thực tế các lớp mà tôi dạy đó là các
lớp ở khối 6,8 thật sự có hiệu quả cao, chúng cũng đang được áp dụng ở các
khối lớp khác và cũng có hiệu quả.
-Từ những biện pháp tôi đưa ra thực sự là rất hay rất phù hợp với môn Tiếng
Anh, đó cũng là những biện pháp mà tôi tâm đắc nhất và chúng có thể áp dụng
rất nhiều bài và cho nhiều khối. Tôi mong có những ý kiến đóng góp cho đề tài
của mình, tôi xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Techniques of language skills of English 1(Nguyễn Thị Xuân Đào, Hoàng

Tăng Đức)
- Techniques of language skills of English 2(Nguyễn Thị Xuân Đào, Hoàng
Tăng Đức)
- Text English book 6 của Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Thân Trọng
Liên Nhân, Nguyễn Quốc Tuấn (Nhà xuất bản giáo dục).
- Text English book 9 của Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Trần Huy
Phương, Đặng Văn Hùng, Thân Trọng Liên Nhân, Đào Ngọc Lộc (Nhà xuất bản
giáo dục)
- Text English book 8 của Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Trần Huy
Phương, Đặng Văn Hùng, Thân Trọng Liên Nhân, Đào Ngọc Lộc (Nhà xuất bản
giáo dục)
- Text English book 7 của Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Đặng Văn
Hùng, Thân Trọng Liên Nhân (Nhà xuất bản giáo dục)
- Tư liệu tranh ảnh từ trang violet.
- Oxford Advanced Learner's Dictionary (viết tắt: OALD). (Nhà xuất bản
Oxford)
,5.




×