Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm GIÁO DỤC NÉT ĐẸP VĂN HÓA NAM BỘ TRONG MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.79 KB, 17 trang )

GIÁO DỤC NÉT ĐẸP VĂN HÓA NAM BỘ TRONG
MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ chủ trương đổi mới, đổi mới chương trình, đổi mới phương
pháp dạy học bậc giáo dục - đào tạo. Trong đó, năm học 2014-2015, Bộ giáo
dục và đào tạo đặc biệt quan tâm đến vấn đề đổi mới đồng bộ phương pháp
kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học cơ sở theo định hướng tiếp cận
năng lực trên cơ sở của Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI, áp dụng
phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác.
Xuất phát từ thực tế trong giai đoạn hiện nay, sự du nhập của văn hóa
phương Tây kéo theo sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm đồi trụy làm cho
đạo đức của một số người Việt Nam bị ảnh hưởng, một bộ phận giới trẻ có lối
sống lệch lạc, quên đi những nét đẹp văn hóa truyền thống… Do vậy, giáo dục
và đào tạo phải tập trung vào trọng tâm, chú trọng giáo dục nhân cách để con
người thời đại mới phải biết chọn lọc và học hỏi những cái có ích và tốt cho xã
hội.
Trong xã hội hiện nay, công dân học sinh với đời sống, văn hóa, xã hội là
những vấn đề rất cần được quan tâm, cần được đưa vào nội dung giảng dạy
trong nhà trường nhằm giáo dục nét đẹp văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ
tiếp nối.
Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi có nhiều băn khoăn về điều
này khi mà xã hội ngày càng phát triển, có nhiều biến đổi phức tạp, không ít
học sinh có những biểu hiện sống lối sống lệch lạc, không cần biết đến các giá
trị văn hóa mà Nhà nước và nhân dân đang cố gắng bảo tồn, phát huy. Nguyên
nhân sâu xa là các em thiếu sự hiểu biết, hoặc sự nhận thức chưa đúng đắn. Vì
thế mà tôi đã đi sâu tìm hiểu về nội dung, chương trình trong bộ môn Ngữ văn
để lồng ghép giáo dục cho các em nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc,
trong đó có nét đẹp văn hóa Nam Bộ. Việc lồng ghép vấn đề này không những
gây được hứng thú học tập cho các em nhằm nâng cao chất lượng dạy học mà
còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương. Đây cũng
chính là lí do để tôi viết đề tài: “ Giáo dục nét đẹp văn hóa Nam Bộ trong


môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Ngay từ năm 1946, Hồ Chủ Tịch đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn
quốc lần thứ nhất: “Phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn
hóa xưa và nay để xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất:
dân tộc, khoa học và đại chúng”. Học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, tiếp
nối truyền thống văn hóa dân tộc, phát triển trí tuệ, rèn luyện đạo đức, trau dồi
các kỹ năng… là sự chuẩn bị tích cực để đón nhận nghĩa vụ công dân mà mỗi
học sinh phải thực hiện. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật, văn
1


hóa, xã hội, đạo đức cho học sinh được tất cả các môn học, tất cả các hình thức
giáo dục của nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, với môn Ngữ văn, một môn học
mang tính nhân văn có thể lồng ghép giáo dục trực tiếp cho học sinh những
vấn đề trên một cách chính xác, giúp học sinh nhận thức đúng đắn rằng: bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa Nam Bộ nói
riêng là trách nhiệm của công dân để góp phần xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ văn minh với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp :
a. Xác định sự cần thiết giáo dục cho học sinh nét đẹp văn hóa Nam Bộ.
Tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS là các em là thích vui chơi, thích tìm hiểu
khám phá những điều mới lạ, thích thể hiện mình, thích sự thay đổi… Giới trẻ
hiện nay dễ hòa nhập với cái mới song cũng dễ quên đi những gì trong quá khứ
mà thế hệ cha ông đã dày công xây dựng nếu như không có sự giáo dục về ý
thức giữ gìn, phát huy cho các em. Hiện nay, Nhà nước và nhân dân ta đang cố
gắng khôi phục những nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có vùng đất Nam
Bộ với nhiều nét văn hóa đặc sắc làm nên giá trị riêng mang đậm chất Nam Bộ.
Thế nhưng, một bộ phận giới trẻ hiện nay lại rất mơ hồ, thờ ơ, lạnh nhạt với

những điều ngay trên vùng đất quê hương mình mà lẽ ra các em phải tự hào và
luôn có ý thức bảo vệ các giá trị đó. Vì thế, giảng dạy môn Ngữ văn gắn với
việc giáo dục văn hóa Nam Bộ cho các em là một sự cần thiết nhằm nâng cao
lòng tự hào, ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
b. Tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ, chọn lọc những nội dung phù hợp để
đưa vào bài dạy.
Văn hóa Nam Bộ cùng với văn hóa dân tộc là một chủ đề rất rộng. Nam Bộ
có nhiều nét riêng so với các vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong diễn
trình lịch sử văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc
người ở đây. Vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ khiến nó trở thành
trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả bề mặt lẫn bề
sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những đặc thù riêng
và trở thành nét đặc sắc trong nền văn hóa ở nước ta. Để giáo dục vấn đề này
đạt hiệu quả mà không làm mất đi thời gian cũng như đảm bảo kiến thức của
một tiết dạy Ngữ văn, bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị trước, chắt lọc những
nét văn hóa đặc sắc của Nam Bộ để giới thiệu cho các em, khơi dậy sự say mê
tìm hiểu, lòng tự hào rằng mình là người con của vùng đất Nam Bộ giàu đẹp.
c. Xác định những bài dạy phù hợp để đưa nét đẹp văn hóa Nam Bộ đến
với học sinh.
Hệ thống môn Ngữ văn bậc THCS:
- Khối 6, khối 7, khối 8: gồm 140 tiết
- Khối 9 gồm 175 tiết
Bỏ các tiết kiểm tra và tiết trả bài, những bài còn lại bao gồm các phần văn
bản, tiếng Việt và tập làm văn. Trong đó rất ít bài có nội dung trực tiếp đề cập
đến lĩnh vực văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa văn hóa Nam Bộ nói riêng.
Nhưng trong quá trình giảng dạy, có những bài không trực tiếp đề cập đến vấn
2


đề văn hóa nhưng giáo viên vẫn có thể đưa văn hóa Nam Bộ vào giới thiệu qua

phần liên hệ thực tế địa phương, củng cố bài học, liên hệ trách nhiệm công dân
học sinh, việc tổ chức đóng vai cho tình huống, tiết học chương trình địa
phương, bài tập … Tuy nhiên, việc tìm hiểu để đưa văn hóa Nam Bộ vào nội
dung giảng dạy cần phù hợp với chủ đề giảng dạy, không gây “loãng” bài học
mà giúp học sinh khắc sâu kiến thức, mở rộng sự hiểu biết của mình.
c.1: Khăn rằn, nón lá, áo bà ba - nét đặc trưng trong trang phục của phụ
nữ Nam Bộ.
Nói đến trang phục đặc trưng của phụ nữ Nam Bộ, hầu như tất cả học sinh
đều biết đến. Tuy nhiên, không phải em nào cũng có ý thức được đó là nét đẹp
văn hóa Nam Bộ cần được lưu giữ. Bởi nhiều em cho rằng, trước đây, khi đất
nước còn nghèo, lạc hậu, thì việc may sắm quần áo đẹp là điều không thể, nên
sự có mặt của bộ quần áo bà ba giản dị, chiếc khăn rằn, nón lá là sự ăn mặc
phù hợp với phụ nữ ở vùng sông nước, nhiệt đới. Ngày nay, xã hội phát triển,
cần có sự thay đổi về kiểu cách ăn mặc cho đẹp hơn… Suy nghĩ của nhiều em
chỉ đơn giản là thế. Vì vậy, khi dạy tiết tập làm văn: Đề văn thuyết minh và
cách làm bài văn thuyết minh (Tiết PPCT: 51 – Ngữ văn 8 học kì I), trong phần
luyện tập, ngoài việc hướng dẫn cho các em lập ý và dàn ý cho một số đề bài ở
sách giáo khoa như: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”, “Giới thiệu về
chiếc áo dài Việt Nam”, tôi mở rộng hướng dẫn thêm cho các em lập ý và dàn
ý với đề bài: “ Giới thiệu về chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam Bộ”. Đồng thời
mang theo chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn làm đồ dùng trực quan giới thiệu với
học sinh và nhấn mạnh: bộ trang phục bao gồm khăn rằn, nón lá, bộ quần áo bà
ba là nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ gốc Nam Bộ... Điều đó vừa
mang đến không khí sinh động trong giờ học, vừa mang tính giáo dục, các em
thêm sự hiểu biết càng vui tươi, hứng thú hơn trong học tập.
c.2: Chợ nổi - Hình thức chợ mang giá trị văn hóa bản địa ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Khi dạy bài "Sông nước Cà mau"- Ngữ Văn 6, giáo viên có thể giới thiệu về
chợ nổi ở Cần Thơ và bài thơ Ai về chợ nổi Cái Răng của tác giả Lê Minh
Dung có đoạn:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong”
Một lần ghé đó lòng vương câu thề
Ninh Kiều gió thổi bùa mê
Đưa anh xuống bến, xuôi về Cái Răng
Tàu em cưỡi sóng băng băng
Đến thăm chợ Nổi vẫn hằng ước ao
Môi cười, sóng hát xôn xao
Câu mời, ai thả ngọt ngào trên sông…
- Hoặc khi dạy tiết: Chương trình địa phương (phần Văn) Ngữ Văn 8 ở nội
dung phần 2 yêu cầu học sinh sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn
viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống
lịch sử của quê hương mà em thấy hay. Học sinh đã được giáo viên hướng dẫn
3


ở phần dặn dò tiết trước nên các em chuẩn bị khá chu đáo. Một số em có quê ở
miền Tây đã nghe ông bà đọc những bài thơ về phong cảnh thiên nhiên, sinh
hoạt văn hóa, con người của quê em.
Sau khi nhận xét về việc sưu tầm cũng như nội dung của bài thơ mà học
sinh vừa đọc, giáo viên nắm bắt “cơ hội” để dành khoảng 2 phút giới thiệu
ngắn gọn về nét đẹp văn hóa bản địa bằng việc đặt câu hỏi cho các em: “Em
hiểu biết như thế nào về chợ Nổi?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên giới
thiệu: Đó là hình thức chợ hoạt động trên sông – một nét sinh hoạt văn hóa đặc
thù của vùng sông nước miền Tây. …( Ở nội dung này, giáo viên có sẵn tư liệu
chiếu lên màn hình một số hình ảnh của chợ Nổi Phong Điền – Cái Răng ở Cần
Thơ) và thuyết minh thêm: chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la
là hàng trăm ghe thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày nhưng nhộn nhịp
nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái
cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó
treo mẫu loại sản phẩm mà họ cần bán. Khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào

đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không…

GV giới thiệu về chợ Nổi – hình thức chợ mang giá trị văn hóa
bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long

c.3: “ Đua ghe Ngo” – Lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây sông
nước.
Trong những tiết dạy: Chương trình địa phương (phần Văn) ở các khối
lớp, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết về lễ hội văn hóa Ok Om Bok của
đồng bào dân tộc Khmer - ở Sóc Trăng, Kiên Giang…. Giáo viên chiếu lên
màn hình tư liệu một số hình ảnh và giải thích về lễ hội Ok Om Bok- hay còn
gọi là lễ Cúng Trăng cầu mưa thuận gió hòa. Đây là lễ hội truyền thống gắn
liền với tục đua ghe Ngo của đồng bào Khmer diễn ra vào ngày 14,15 tháng
Kă-đấth (tương ứng tháng 10 âm lịch) hàng năm ở hầu hết các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Lễ hội Đua ghe Ngo đã được Thủ tướng chính phủ cho phép “nâng
cấp” tầm quốc gia với việc tỉnh Sóc Trăng đứng ra tổ chức “Festival Đua ghe
Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất
năm 2013.” Sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng rộng lớn này là ngày hội vui
đoàn kết, sáng tạo các giá trị văn hóa – thể thao dân tộc của dân cư ở Nam Bộ.

4


GV giới thiệu về tục “Đua ghe Ngo” trong lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer
ở miền Tây Nam Bộ.

c.4: Nam Bộ - Vùng đất nhiều danh thắng, di tích, địa danh nổi tiếng.
- Để học sinh tìm hiểu về vấn đề này, khi dạy bài Sông nước Cà mau lớp 6,
giáo viên cho học sinh nghe đoạn bài hát: “ Nhắn ai đi về miền đất phương
Nam. Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang. Mênh mông rừng tràm,

bạt ngàn dừa xanh…”. Đó là lời ca trong bài hát Bài ca đất phương Nam của
tác giả Lư Nhất Vũ – Lê Giang. Chỉ nghe thôi ta cũng cảm nhận được đây là
miền đất nổi tiếng ở sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa
hiện tại và quá khứ.
- Khi dạy một số văn bản hoặc tiết tập làm văn có nội dung phù hợp để liên
hệ với các di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh, tôi thường chọn giới thiệu
các địa danh, di tích gần gũi với các em ở Nam Bộ. Chẳng hạn khi dạy văn bản
Đập đá ở Côn Lôn – ( Ngữ văn 8 tập 1), giáo viên không thể không nói tới
những di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu)

5


CÔN ĐẢO- NGÀY XƯA

CÔN ĐẢO- NGÀY NAY
HÒN NGỌC CỦA BIỂN ĐÔNG

Nhà tù cách mạng Phú Quốc (Kiên Giang) – Những nơi mà thực dân Pháp giam cầm, tra
tấn các chiến sĩ yêu nước của ta...

- Khi dạy văn bản “Tức cảnh Pác Bó”, trước khi phân tích nội dung bài, giáo
viên giới thiệu về địa danh Bến Nhà Rồng : đó là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước năm 1911. Sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài,
Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

Bến Nhà Rồng
6



Với tiết học tập làm văn: Ôn tập về văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8
tập 2), ở phần 2: Tập viết đoạn văn cho các đề bài: Giới thiệu một di tích lịch
sử hoặc danh lam thắng cảnh, một sản phẩm ở quê hương em, tôi gợi ý cho các
em viết về các di tích lịch sử hoặc danh lam, thắng cảnh gần gũi, thân thuộc mà
in dấu ấn quê hương Nam Bộ - những nơi nổi tiếng như: Bến Nhà Rồng, Dinh
Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành… ở thành phố Hồ
Chí Minh; Miễu Bà Chúa Xứ - núi Sam ở Châu Đốc, đồi Tức Dụp - An Giang,
sân chim Vàm Hồ, xứ dừa - Bến Tre, vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp;
chợ nổi Phong Điền, Cái Răng - Cần Thơ; Hà Tiên thập cảnh, đảo ngọc Phú
Quốc – Kiên Giang; du lịch Thác Mai, thác Giang Điền, khu di tích lịch sử
Chiến Khu D....ở ngay trên mảnh đất Đồng Nai thân yêu…

Chiến Khu D- Vĩnh Cửu- Đồng Nai

c.5: Lễ hội tưởng nhớ công lao của các vị thần, các anh hùng dân tộc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Giáo dục cho học sinh về sự ghi nhớ những công lao to lớn của các anh
hùng, liệt sĩ – những người đã hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc chính là
một trong những mục tiêu của môn học này. Vì vậy, khi dạy tiết tập làm văn:
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Ngữ văn 8 tập 2), giáo viên nêu ví dụ
việc chọn chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích
thắng cảnh (giáo viên mở rộng ở câu hỏi 3 – phần luyện tập). Chẳng hạn: Giới
thiệu về thành phố Rạch giá – Kiên Giang, chúng ta nhất định phải nói tới lễ
hội kỉ niệm ngày hi sinh của cụ Nguyễn Trung Trực tổ chức vào ngày 25/8 âm
lịch hàng năm; thuyết minh về Quê hương Đất Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu, ta
không thể quên đây là nơi sinh ra chị Võ Thị Sáu - người con gái anh hùng
trong kháng chiến chống thực dân Pháp…Quê hương Hòn Đất - Kiên Giang
với lễ hội kỉ niệm ngày hi sinh của nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Phan Thị Ràng...


7


Hình ảnh Lễ dâng hương kỉ niệm ngày hi sinh của anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch
Giá, Kiên Giang.

Khi dạy “Chương trình địa phương” Ngữ văn 9 - tập I, trước khi định hướng
cho các em tìm hiểu những nhà văn nhà thơ địa phương nơi mình sinh sống
(Đồng Nai), giáo viên giới thiệu cho các em biết Văn miếu Trấn Biên - Biên
Hòa Đồng Nai là văn miếu hình thành sớm nhất Nam bộ

Người được xem là bậc "Khai quốc công thần" ở vùng đất Đồng Nai - Gia
Định, người đặt nền tảng cho sự ra đời của vùng đất Đồng Nai là Nguyễn Hữu
Cảnh.
Đền thờ
Nguyễn
Hữu Cảnh
ở Đồng
Nai

Chân dung
Nguyễn
Hữu Cảnh
tại dinh
Ông, xã
Kiến An

Điều này, phần nào tác động đến các em ý thức về truyền thống văn hóa
dân tộc nói chung, bản sắc văn hóa Nam Bộ nói riêng luôn hướng về đạo lý
“uống nước, nhớ nguồn”.

8


c.6: Văn hóa ẩm thực Nam Bộ.
Văn hóa ẩm thực Nam Bộ nổi tiếng với nhiều món ăn truyền thống độc đáo
và hàng trăm loại bánh dân gian đã làm giàu thêm sắc thái văn hóa ẩm thực
Việt Nam. Để làm cho tiết học thêm phong phú, sinh động, khi dạy tiết tập làm
văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) (Ngữ Văn 8 - học kì II), đến
phần củng cố bài, tôi hỏi các em có biết hoặc đã bao giờ hay thường xuyên
được ăn một số món ăn như lẩu mắm, gỏi ngó sen… hoặc một số loại bánh như
bánh xèo, bánh bao…? Sau khi học sinh trả lời, đến đây giáo viên sẽ mở rộng
cho học sinh những nét đẹp văn hóa Nam Bộ mà không chỉ người dân ở trong
nước mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhớ đến các món ăn truyền
thống Việt Nam, trong đó mang văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Đó là các món ăn
dân dã như: lẩu mắm, canh chua, cá rô kho tộ, gỏi ngó sen… các loại bánh
như: bánh xèo, bánh lá dừa, bánh ú, bánh bao, bánh chuối chiên… Trong
những ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta ở nơi xứ người, họ vẫn không thể
thiếu các món thịt heo kho với nước dừa cùng trứng vịt ăn kèm dưa giá, bánh
tét và bánh ít nhân mặn hoặc nhân ngọt… Các món ăn này tuy đơn giản nhưng
là đại diện cho tinh hoa ẩm thực của người dân Nam Bộ, đồng thời tượng trưng
cho phong thái chân chất của con người nơi đây. Vì thế nó đã đi sâu vào tâm
hồn người Việt và được người Việt mang theo như một lẽ tự nhiên…Sau lời
giới thiệu nhằm gây sự chú ý của học sinh, giáo viên gợi ý để các em về nhà
xây dựng dàn bài và viết thành văn bản thuyết minh về một món ăn của người
dân Nam Bộ.
c.7: Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để lồng ghép tuyên truyền cho học sinh về một sự kiện văn hóa mang ý
nghĩa lịch sử của dân tộc, đó chính là lễ vinh danh “Đờn ca tài tử Nam Bộ” là
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức cách đay gần
một năm vào tối 11/02/2014 tại Hội trường Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí

Minh. Khi hướng dẫn học sinh học bài “Chương trình địa phương” - phần
Văn (Ngữ văn 7) tôi hướng dẫn cho các em tìm hiểu về một số loại hình nghệ
thuật:
- Ca dao - dân ca Nam bộ, phân tích ý nghĩa của các bài ca dao ấy.
- Đồng thời giới thiệu thêm các hình thức hò đối đáp, các điệu lý và một
loại hình nghệ thuật mang đậm chất Nam Bộ: Đờn ca tài tử. Giáo viên gợi ý
cho học sinh về nhà tìm hiểu và đồng thời dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng phát biểu tại buổi lễ vinh danh để khẳng định cho các em: Đờn ca tài tử
Nam Bộ là loại hình nghệ thuật đặc trưng cho miệt vùng sông nước Nam Bộ, là
sự kết hợp – hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh
hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc ta, vừa mang những nét đặc sắc
của người phương Nam – cần cù, bình dị, chân thành, phóng khoáng, nghĩa
hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn. Chính Đờn ca tài tử Nam Bộ đã góp
phần quan trọng vào việc làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của cả
dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên sự giao lưu cần thiết, đa dạng của văn hóa
dân tộc và văn hóa nhân loại. Việc Unesco vinh danh loại hình nghệ thuật
“Đờn ca tài tử Nam Bộ” thể hiện sự trân trọng của Quốc tế đối với loại hình
9


nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam, là niềm tự hào của người dân Nam Bộ
nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, minh chứng sống động về sức
sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
của văn hóa thế giới…”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ vinh danh
Đờn ca tài tử Nam Bộ

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh


c.8: Người dân Nam Bộ giàu tình cảm trong văn hóa ứng xử.
Tiếp xúc với người dân gốc Nam Bộ, ta thấy được lối ứng xử rất tự nhiên
nhưng lại rất ấm áp, tình cảm. Để giáo dục điều này, khi dạy tiết Tiếng Việt
(Ngữ văn 8) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, và Tổng kết từ vựng
(Ngữ văn 9) sau phần làm bài tập của học sinh về việc tìm một số từ ngữ địa
phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết, nêu từ ngữ toàn dân tương
ứng. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và không quên khắc sâu cho các
em về cách xưng hô thể hiện đúng bản chất của người dân Nam Bộ. Đó là lối
xưng hô với những người lớn tuổi không gọi tên khai sinh mà gọi theo thứ bậc:
Anh hai, chị hai … xưng em; chú ba, thím sáu, cô út… xưng con, hoặc gọi nhau
một cách thân mật "qua ơi, qua à" nghe sao thật tình cảm, thân thiết! Với chất
10


giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào, ứng xử tự nhiên - Người dân Nam Bộ dễ để lại ấn
tượng trong lòng người khi giao tiếp…
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tôi xin minh họa bằng số liệu kết quả học tập của học sinh hai lớp mà tôi
được phân công giảng dạy.
Kết quả khi chưa áp dụng đề tài này như sau:
Lớp được phân công .
Lớp 6.1 Sĩ số: 35
Lớp 6.2 Sĩ số : 37
Tổng số học sinh : 72
- Số HS tham gia xây dựng bài đạt 60% .
- Số HS hiểu biết và trình bày được sự hiểu biết của mình về văn hóa
Nam Bộ đạt 50%
Với kết quả như trên và qua quá trình giảng dạy tôi thấy các em học sinh còn
lúng túng trong việc tiếp cận với tác phẩm văn học tự sự. Giáo viên cần tìm vài
phương pháp thích hợp để thu hút các em, điều chỉnh cách dạy tạo tính tích cực

và tránh được đọc chép cho các em, để chất lượng được tốt hơn.
Sau một thời gian thực hiện các vấn đề trên tôi nhận thấy: Kết quả học
tập của học sinh tiến bộ hơn .
Kết quả học sinh tham gia học tập qua một số bài dạy có nội dung về
hiểu biết văn hóa Nam Bộ như sau:
- Số HS tham gia xây dựng bài đạt 85% (tăng 25% so với đầu năm học).
- Số HS hiểu biết và trình bày được sự hiểu biết của mình về văn hóa
Nam Bộ đạt 80% (tăng 30% so với đầu năm học).

Kết quả này, với tôi phần nào đã nói lên được sự hiểu biết cũng như yêu
thích, tôn trọng những nét đẹp văn hóa Nam Bộ ở các em.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để xây dựng được một bài dạy hay, lồng ghép nội dung muốn giáo dục
thì giáo viên cần phải có sự đầu tư công sức, phải tìm kiếm tư liệu, nắm kiến
thức vững vàng để truyền đạt một cách chính xác đạt được hiệu quả.
Giáo viên khi dạy cần biết phân bố thời gian hợp lí để đưa nội dung lồng
ghép vào dạy một cách phù hợp, không lạm dụng giờ học để biến thành một
11


tiết “tham quan, du lịch” miệt vườn Nam Bộ thông qua sự dẫn dắt của giáo
viên làm mất đi tính chất của một tiết dạy mà giáo viên cần truyền đạt những
kiến thức cho học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng
dẫn của giáo viên để thuận lợi cho việc dạy và học bài mới, đảm bảo cho việc
lồng ghép kiến thức mà giáo viên có ý định mở rộng trong tiết dạy.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã rất cố gắng
vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của mình, để giải quyết yêu cầu mà
sáng kiến đặt ra, tích cực học hỏi từ thầy cô đồng nghiệp .
Tuy nhiên do điều kiện thời gian có hạn mà vấn đề khoa học thì vô hạn,

tôi rất mong nhận được lời đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng
nghiệp, để sáng kiến được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đưa chất lượng
dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS đạt hiệu quả cao hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạp chí lý luận –khoa học giáo dục ( số 21896-ISSN0866-7470)
2.Giáo dục và thời đại –chủ nhật 42.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 8
4.Sách giáo viên Ngữ văn trung học cơ sở (Tập 1-2)
5.Sách phương pháp dạy học văn (tập 1-2)của Phạm Trọng Luận –Trương
Dĩnh.- NXB Đại học sư phạm )
6.Văn hóa Nam Bộ
7.Tạp chí thế giới quanh ta .
Vĩnh Tân ngày 10/10/2015
Người viết
Nguyễn Thị Hoài Sen

12


BM04-NXĐGSK
PHÒNG GD & ĐT VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Tân, ngày

tháng

10 năm 2015


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục nét đẹp văn hóa Nam Bộ trong môn Ngữ Văn bậc THCS
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoài Sen

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: .Trường THCS Vĩnh Tân
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-


Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có
hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong

13


phạm vi rộng:

Tốt 

Khá 

Đạt 

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm
quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

HIỆU TRƯỞNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ/SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( Phiếu này dành riêng cho giám khảo)
Họ và tên giáo viên (báo cáo SKKN):
Môn:...............
Thuộc trường : ………………………………………Huyện
(TX,TP): ..........................
Tên Đề tài, Chuyên đề/Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục nét đẹp văn hóa Nam Bộ trong
môn Ngữ Văn bậc THCS

ĐÁNH GIÁ:

Các mặt
Tính mới
( Tối đa 6
điểm)

Hiệu quả
( Tối đa 8
điểm)

Khả năng

Yêu cầu

Mức điểm
(giới hạn)

Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã

có.
Có cải tiến so với giải pháp đã có với mức độ trung
0<đ<4
bình.
Có cải tiến so với giải pháp đã có với mức độ khá.
4≤đ<5
Có cải tiến so với giải pháp đã có với mức độ tốt hoặc
5≤đ≤6
hoàn toàn mới.
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có
và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả; được
1<đ<5

thủ trưởng đơn vị đánh giá công nhận.
Có tính mới hoàn toàn và đã triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả cao; được thủ trưởng đơn vị đánh giá
5≤đ<7
công nhận.
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có
và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả
5≤đ<7
cao; được các tổ chức chuyên môn Phòng GD&ĐT
hoặc Sở GD&ĐT đánh giá công nhận.
Có tính hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao; được các tổ chức chuyên
7≤đ≤8
môn Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT đánh giá công
nhận.
Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch - Không quá

14


áp dụng
( Tối đa 6
điểm)

định đường lối, chính sách về giáo dục và đào tạo.
Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng
dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào hoạt động
GD&ĐT.
Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có
khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng.

( Làm tròn đến 0,25 điểm ở điểm thành phần và điểm tổng cộng)

1,5 đ/một
nội
dung
(có
khả
năng
áp
dụng riêng
cho đơn vị)
- Không quá

Tổng điểm :…………./20
Xếp loại:……………….
• Ưu điểm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.............................................................................................
• Nhược điểm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.............................................................................................

Ngày……..tháng……..năm…….
.
Giám khảo
( Chữ ký, họ tên)

Hướng dẫn xếp loại : Dựa vào điểm trung bình của giám khảo.
- Loại xuất sắc (A) : Tổng số điểm từ 17 điểm trở lên. Trong đó, Tính mới, Hiệu quả
và Khả năng áp dụng phải đạt từ 5 điểm trở lên.
- Loại Khá (B) : Tổng số điểm từ 13 đến dưới 17 điểm. Trong đó Tính mới, Hiệu quả
và Khả năng áp dụng phải đạt từ 4 điểm trở lên.
- Loại đạt (C ) : Tổng điểm từ 12 đến dưới 13 điểm. Trong đó Tính mới, Hiệu quả và
Khả năng áp dụng phải đạt từ 3 điểm trở lên.
- Không đạt ( D) : Tổng điểm dưới 12 điểm hoặc Tính mới, Hiệu quả và Khả năng áp
dụng đạt dưới 3 điểm.

15


16


17



×