Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm GIÚP HỌC LỚP 7 BỐ CỤC ĐẸP HƠN TRONG PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.03 KB, 12 trang )

Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm

GIÚP HỌC LỚP 7 BỐ CỤC ĐẸP HƠN
TRONG PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Mĩ thuật là nghệ thuật làm đẹp, là nghệ thuật của thị giác nên dạy học Mĩ thuật
là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo
dục thẩm mỹ, rèn luyện kỹ năng để ứng dụng vào cuộc sống.
- Để nâng cao hiệu quả dạy học các phân môn Mĩ thuật, ngoài những kiến thức
cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sư phạm, người giáo viên giảng
dạy Mĩ thuật cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạy
học của các phân môn Mĩ thuật.
- Vì đây là môn học liên quan đến năng khiếu mà không phải tất cả các em đều
có năng khiếu nên giáo viên phải tìm ra phương pháp thích hợp để những học sinh
không có năng khiếu vẫn có thể tiếp nhận và vận dụng vào bài thực hành cũng như
vận dụng vào cuộc sống.
- Vẽ theo mẫu là một phân môn tương đối khó với học sinh THCS, vì các em
phải quan sát tĩnh vật và vẽ lại như mẫu vật thật. Một số học sinh rất mơ hồ khi
làm bài vẽ theo mẫu, đa số học sinh vẽ theo cảm tính, ví dụ vẽ theo mẫu trong sách
giáo khoa, vẽ theo giáo viên trình bày trên bảng hoặc tưởng tượng ra một mẫu
tương tự và vẽ mặc dù có mẫu thật trình bày ở trước mặt các em.
- Vẽ theo mẫu rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và độ chính xác cao nhưng học
sinh thường trình bày một bài Vẽ theo mẫu theo tính ước lượng và tưởng tượng nên
bố cục bài Vẽ theo mẫu của học sinh chưa đẹp và chưa chính xác với vị trí mình
quan sát mẫu. Học sinh cũng chưa ý thức được việc lựa chọn vị trí quan sát mẫu
cho hợp lý. Chính vì vậy mà bài Vẽ theo mẫu của học sinh chưa thực sự vẽ theo sát
với mẫu.


- Chương trình Mĩ thuật 7 gồm có 9 bài Vẽ theo mẫu. Nội dung những bài này
tương đối khó so với học sinh lớp 7 nhất là những học sinh không có năng khiếu về
Mĩ thuật.
- Làm thế nào để học sinh lớp 7 có thể bố cục được một bài Vẽ theo mẫu cho
hợp lý, đúng tỉ lệ của mẫu? Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh
lớp 7 bố cục đẹp hơn trong phân môn Vẽ theo mẫu”.

-1-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
- Vẽ theo mẫu là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh nói chung và chương trình Mĩ thuật bậc THCS nói riêng. Đối với người
dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản mới phát huy và nâng cao
được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị
hiếu cho đúng hướng.
- Dạy học Mĩ thuật bậc THCS không nhằm mục đích đào tạo ra những người
họa sĩ cho tương lai mà nhằm mục đích giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp. Mục
đích của phân môn Vẽ theo mẫu ở lớp 7 là giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của
những đồ vật quen thuộc được sử dụng trong đời sống hàng ngày như: Cái cốc,
quả, lọ hoa, cái bát, cái ấm tích .... các em nhận biết được tác dụng của những đồ
vật đó đối với cuộc sống và biết yêu mến quý trọng chúng hơn. Từ đó học sinh sẽ
có hứng thú với những mẫu vật đó và vẽ cho giống mẫu.

- Vẽ theo mẫu là một trong bốn phân môn của môn Mĩ thuật ở bậc THCS. Phân
môn này giúp các em có khả năng quan sát tốt, biết cách phân tích cấu trúc của đồ
vật, biết bố cục sao cho cân đối nên có ảnh hưởng tốt đến những phân môn khác.
Tuy nhiên đây là phân môn rất khó vì nó vừa khô cứng lại mang tính chi tiết cao
nên không dễ dàng đối với học sinh, chính vì vậy người giáo viên trong quá trình
Dạy và Học cần phải tìm ra những phương pháp phù hợp giúp học sinh đạt được
hiệu quả trong phân môn Vẽ theo mẫu. Qua đó giúp các em hoàn thiện nhân cách
Đức – Trí – Thể - Mĩ mà ngành Giáo Dục muốn hướng đến.
- Để có được bài Vẽ theo mẫu đẹp thì phải có bố cục đẹp, cân đối, hợp lý. Hình
vẽ không quá lớn, cũng không quá nhỏ, không quá cao, không quá thấp, không
lệch một bên ..... Chính vì vậy mà giáo viên cần phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo
giúp các em biết cách bố cục đẹp, hợp lý. Khi học sinh biết bố cục một bài vẽ đẹp
sẽ tạo được hứng thú cho các em học tốt phân môn này hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
- Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Vẽ theo mẫu, ngoài những kiến thức
cần thiết về mặt lý thuyết và một số kỹ năng thực hành, người giáo viên giảng dạy
cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp
với phân môn này.
2.1 Chuẩn bị vật mẫu.
- Đây là khâu rất quan trọng trong phân môn Vẽ theo mẫu. Vì chỉ có mẫu vật
thật mới giúp học sinh quan sát, tìm hiểu cấu trúc thật của vật chuẩn bị vẽ, tạo
hứng thú giúp các em quan sát từng bộ phận của vật mẫu và cũng là biện pháp hạn
chế sự ước lượng, tưởng tượng về mẫu vật cần vẽ.
-2-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân


Sáng kiến kinh nghiệm

- Mỗi bài Vẽ theo mẫu nên chuẩn bị ít nhất hai mẫu vật để học sinh dễ quan sát
hơn. Nếu có thể được nên chuẩn bị mỗi nhóm một mẫu vật như vậy dù học sinh
ngồi ở vị trí nào cũng có thể quan sát mẫu được.
2.2 Hướng dẫn Học sinh đặt mẫu.
- Trước khi hướng dẫn đặt mẫu, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
cấu trúc của từng vật mẫu, tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của từng vật, của các vật
đối với nhau. Từ đó hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu cho hợp lý.
- Giáo viên có thể kiểm tra khả năng quan sát bố cục của vật mẫu bằng cách đặt
mẫu vật có những bố cục không hợp lý để Học sinh nhận xét. Sau đó mời Học sinh
lên đặt mẫu sao cho hợp lý, tránh những bố cục không hợp lý.
- Đa số học sinh có thói quen đặt vật lớn phía sau, vật nhỏ phía trước và vật
nhỏ che một góc nhỏ của vật lớn. Đây không phải là cách đặt mẫu sai nhưng quá
rập khuôn, nếu bài Vẽ theo mẫu nào cũng chỉ đặt mẫu như vậy sẽ tạo sự khô cứng
trong cách bố cục hình ảnh, và dễ tạo ra sự nhàm chán cho phân môn vốn khô khan
này.
- Giáo viên cần linh động cách đặt mẫu giúp học sinh qua việc đặt mẫu nhận ra
vẻ đẹp của vật mẫu và biết sắp xếp các vật mẫu cho hợp lý. Các nhóm có thể thảo
luận, trao đổi ý kiến và thống nhất ý kiến với nhau để tìm ra cách sắp vật mẫu phù
hợp với nhóm mình.
- Sau khi các nhóm thực hiện xong việc đặt mẫu, giáo viên cần phải đi từng
nhóm góp ý nhằm xây dựng cho từng nhóm có được cách đặt mẫu phù hợp và
đúng yêu cầu của từng bài.
Ví dụ 1: Tiết 9, Bài 8 Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả (Tiết 1)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát – nhận xét.
- Giáo viên đặt Lọ hoa và một vài quả lên bàn để học sinh tìm hiểu cấu trúc và
các bộ phận của vật mẫu. Sau đó nhận xét tỉ lệ của Lọ và quả về chiều cao và chiều
ngang.
- Giáo viên đặt mẫu có bố cục hợp lý và không hợp lý. GV đặt câu hỏi để học

sinh nhận xét từng bố cục.
- Học sinh thường có thói quen đặt Lọ hoa ở phía sau và đặt một quả ở trước lọ
hoa, quả che một phần lọ hoa. Cách đặt mẫu như vậy rất rập khuôn. Giáo viên cần
giúp học sinh biết cách sử dụng nhiều quả để bố cục bài vẽ sinh động hơn.

-3-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

Mẫu 1
Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từng mẫu vật và giải thích về khoảng
cách của lọ hoa và quả.
- Sau khi học sinh nhận xét và nhận biết thế nào là bố cục hợp lý (Mẫu 3) và
chưa hợp lý (Mẫu 1, mẫu 2 và mẫu 4) thì giáo viên mời các nhóm lên đặt mẫu cho
nhóm mình. Và giáo viên đi từng nhóm để nhận xét, góp ý giúp cho các nhóm đặt
mẫu để có bố cục hợp lý hơn.
-4-

Nguyễn Thị Mĩ



Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 2: Tiết 11, Bài 13 Vẽ theo mẫu: Ấm tích và cái bát (Tiết 1)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát – nhận xét.
- Giáo viên đặt ấm tích và cái bát lên để học sinh tìm hiểu cấu trúc và các bộ
phận của vật mẫu. Sau đó nhận xét tỉ lệ của Ấm tích so với cái bát về chiều cao và
chiều ngang.
- Giáo viên đặt mẫu có bố cục hợp lý và không hợp lý. GV đặt câu hỏi để học
sinh nhận xét từng bố cục.

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4
-5-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm


- Sau khi học sinh nhận xét và biết thế nào là bố cục hợp lý và chưa hợp lý thì
giáo viên mời các nhóm lên đặt mẫu cho nhóm mình. Và giáo viên đi từng nhóm
để nhận xét, góp ý cho bố cục hợp lý hơn.
2.3 Xác định đường tầm mắt.
- Đường tầm mắt là một đường nằm ngang tầm nhìn của người quan sát. Nó rất
quan trọng vì qua đường tầm mắt giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được sự thay đổi
về cấu trúc của đồ vật khi đường tầm mắt đặt ở những vị trí cao hoặc thấp khác
nhau.
Ví dụ 1: Tiết 8 - Bài 3 Vẽ theo mẫu. Cái cốc và quả
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Giáo viên cho học sinh quan sát đường tầm mắt ở những vị trí cao, thấp khác
nhau.

- Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh tìm ra đường tầm mắt phù hợp để bài vẽ có
bố cục hợp lý (Hình 3). Tránh đường tầm mắt quá cao hoặc quá thấp (Hình 1 và
hình 2).
Ví dụ 2: Tiết 9 - Bài 8. Vẽ theo mẫu. Lọ hoa và quả
* Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác đinh đường tầm mắt của lọ hoa và quả cho
hợp lý, tranh đường tầm mắt quá cao hoặc quá thấp.

-6-

Nguyễn Thị Mĩ

213


Trường THCS Vĩnh Tân


Mẫu 1

Sáng kiến kinh nghiệm

Mẫu 2

Mẫu 3

2.4 Bố cục vào bài thực hành.
- Đây là việc rất cần thiết trong phân môn Vẽ theo mẫu vì chỉ có làm bài thực
hành thì học sinh mới thể hiện được mẫu vật vào bài làm và từ đó mới cảm nhận
được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
- Giáo viên cần giới thiệu những bố cục đẹp và chưa đẹp trên giấy A 4 để học
sinh cảm nhận dễ dàng hơn. Từ đó, từng bước hướng dẫn các em bố cục bài vẽ vào
giấy A4 cho phù hợp.
Ví dụ: Bài 13 Vẽ theo mẫu. Ấm tích và cái bát (Tiết 1)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Giáo viên giới thiệu một số cách bố cục trên giấy và hướng dẫn Học sinh
nhận xét bố cục nào hợp lý và chưa hợp lý. Yêu cầu học sinh giải thích lý do để
giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.

-7-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Bố cục quá nhỏ (Rộng)


Sáng kiến kinh nghiệm

Bố cục quá lớn (Chật chội)

Bố cục lệch
Bố cục quá thấp

một bên và quá cao

-8-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

Bố cục cân đối, hợp lý
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước tiến hành bài Vẽ theo mẫu.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
- Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học
của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải
tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với
học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Như định hướng đổi mới
phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh.

- Qua việc thực hiện một số phương pháp dạy học trên tôi nhận thấy đa số các
em có tiến bộ hơn, làm bài Vẽ theo mẫu tốt hơn chứ không còn hoàn toàn rập
khuôn hoặc làm bài ước lượng theo trí tưởng tượng như trước. Điều đó thấy rõ ở
chất lượng bài vẽ của học sinh lớp 7 học phân môn: Vẽ theo mẫu.
- Những phương pháp trên cũng có thể áp dụng với tất cả những bài Vẽ theo
mẫu của cả bốn khối 6, 7, 8, 9.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh khối 7 và
kết quả thu được như sau:
-9-

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Tổng số HS

Sáng kiến kinh nghiệm

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

256

68

Tỉ lệ


79%

21%

324

Sau khi thực hiện xong đề tài tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh khối 7
và kết quả thu được như sau:
Tổng số HS

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

320

4

Tỉ lệ

98.7%

1.3%

324

- 10 -


Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào
giảng dạy ở phân môn Vẽ theo mẫu lớp 7 đã phát huy được tính tích cực học tập
của học sinh, đa số học sinh hứng thú hơn với phân môn này và đem lại hiệu quả
cao.
- Để giảng dạy môn Mĩ thuật có hiệu quả tốt nhất rất mong các cấp quản lý tạo
điều kiện cung cấp thiết bị dạy vẽ như: Bảng vẽ, giá vẽ, mỗi bài Vẽ theo mẫu cần
có ít nhất bốn mẫu vẽ để học sinh quan sát tốt hơn.
- Cần có những lớp tập huấn thường xuyên cho giáo viên để nâng cao kiến thức
chuyên môn giúp việc dạy học đạt kết quả cao hơn.

- 11 -

Nguyễn Thị Mĩ


Trường THCS Vĩnh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


STT

Tên tài liệu

Tên tác giả

NXB

1

Mĩ thuật và phương pháp dạy –
học

Trịnh Thiệp – Ung
thị Châu

NXB Giáo Dục

2

Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục Trung học cơ sở môn
Mĩ thuật

Nguyễn Hải Châu,
Nguyễn Quốc
Toản

NXB Giáo Dục –
2007


3

Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ
thuật lớp 7

Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo

NXB Giáo Dục 2003

- 12 -

(Tái bản 2001)

Nguyễn Thị Mĩ



×