Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN SINH HỌC 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 13 trang )

“TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC
MÔN SINH HỌC 7”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thực tế giảng dạy hiện nay cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn rất
thụ động chỉ có một chiều truyền đạt từ giáo viên mà không có sự tìm tòi, khám phá của
HS, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Một số học sinh có biểu hiện ỷ lại
vào các bạn trong nhóm, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân…
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học.
Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ
thể nhận thức là người học, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: năng lực nhận thức,
động cơ học tập, sự quyết tâm và các yếu tố khách quan như: môi trường học tập, người tổ
chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Sinh học 7 là bộ môn tính chất khoa học tự nhiên mang đến cho các em chìa khóa để mở
cánh cửa bước vào thế giới động vật, đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh
THCS đây là lứa tuổi học sinh đang ở giai đoạn phát triển thể chất và tâm lí chưa có sự
tập trung cao trong học tập nhưng lại có hứng thú với việc vui chơi, giải trí…Nhưng bên
cạnh đó khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ
rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể
hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ
thuộc trực tiếp vào việc tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ
chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cách gây hứng thú cho học sinh, theo tôi
người giáo viên cần phải đổi mới nhận thức của người thầy và học sinh, đổi mới phương
pháp dạy học, tăng cường phương pháp tích cực, tổ chức nhiều hình thức dạy học, tăng
cường hiệu quả của hoạt động trong nhóm, phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học,
tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện ,hứng thú…..
Vậy làm sao để học sinh yêu thích bộ môn sinh học 7 ? Đó là điều làm tôi băn khoăn,
trăn trở, có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống
nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy, dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học
tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền
đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú
học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức


một cách tự nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ để “Tạo hứng thú
học tập cho học sinh khi học môn sinh học 7” và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để
nghiên cứu.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành
động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người.


Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri
thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học
sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập làm việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn.
Khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập,
nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực.
Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “Tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với
công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu
cầu nhất thiết đối với việc dạy học trong giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Các biện pháp cụ thể nhằm
tạo hứng thú học tập cho học sinh
2.1.Chuẩn bị của GV và học sinh trước khi lên lớp
* Sự chuẩn bị của giáo viên
- GV phải xác định và nhấn mạnh rõ được mục tiêu của nội dung bài học cho học sinh
trước khi vào bài mới, khi học xong bài học sinh cần nắm được những kiến thức, kĩ năng
gì? Thái độ của học sinh ra sao?
+ Đối với giáo viên: Mục tiêu bài học được xác định rõ ràng sẽ giúp giáo viên luôn bám
sát những điều mà họ phải dạy, luôn nhắc nhở họ phải dạy chính xác những điều học sinh
cần phải đạt chứ không dạy miên man tùy tiện. Đồng thời đó sẽ là chuẩn kiến thức để học
sinh có thể tự đánh giá được sự tiếp thu của mình và giáo viên cũng đánh giá kết quả học
tập của học sinh được dễ dàng và chính xác hơn.
+ Đối với học sinh: Mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp cho học sinh có khái niệm rõ

ràng về những điều mà học sinh phải đạt được để cố gắng nỗ lực, phấn đấu đạt tới.
- Xác định các hoạt động dạy học: Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải chia nội dung
bài học thành mấy hoạt động? Mỗi hoạt động được thiết kế như thế nào ? Ước lượng thời
gian là bao nhiêu? Nên cho học sinh hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm ?
- Thiết kế hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp với các đối tượng học sinh. GV cần
chuẩn bị các câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, tạo hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi,
gợi cách suy nghĩ cho HS… và hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá sau tiết học.
Các câu trả lời cần cô đọng, súc tích không dài dòng, lang mang.
- Chuẩn bị bài giảng bằng PowerPoint: Sưu tầm, thu thập những thông tin, số liệu qua
nghiên cứu, qua thực nghiệm..những hình ảnh, đoạn phim hay thông tin có tính thời sự
phù hợp với nội dung bài học để thu hút sự chú ý của HS.
- Cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học trước khi lên lớp như: Máy vi tính, máy chiếu,
bảng phụ, tranh, mô hình,...
* Sự chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ: Nắm chắc kiến thức cũ làm cơ sở cho sự tiếp thu kiến thức mới.
- Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước: Mẫu vật thật, bảng phụ, phiếu
học tập, những thông tin liên quan đến bài học…
Ví dụ 1: Bài 41: CHIM BỒ CÂU


* Sự chuẩn bị của giáo viên: Giáo án với đầy đủ các bước lên lớp
- Mục tiêu bài học
+ Mức độ kiến thức: Đạt chuẩn, trên chuẩn
. Đạt chuẩn Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài (hình dạng thân, lông, chi) thích nghi
với đời sống bay lượn. Đặc điểm di chuyển của chim bồ câu. Tập tính: Kiếm ăn, xây tổ,
ấp trứng, chăm sóc con và di cư,..
. Trên chuẩn 1: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với
đời sống bay lượn
. Trên chuẩn 2: So sánh với bò sát các đặc điểm tiến hóa hơn.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin sgk

- Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học
- Phương tiện dạy học
+ Tranh phóng to H.41.1, H.41.2, H.41.3, H.41.4/135, 136 sgk
+ Đoạn phim so sánh kiểu bay lươn và bay vỗ cách

+ Bảng đáp án phiếu học tập.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Thân: Hình thoi
Chi trước: Cánh chim

Y nghĩa thích nghi
Giảm sức cản của không khí khi bay
Xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió
(động lực của sự bay), cản ko khí khi hạ cnh
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ
cánh.
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện
tích rộng.

Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau có
vuốt
Lông ống: Có các sợi lông làm thành
phiến mỏng
Lông tơ: Có các sợi lông làm thành
Giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ
chùm lông xốp
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có
Làm đầu chim nhẹ
răng
Cổ: Dài, khớp đầu với thân

Phát huy các giác quan bắt mồi và rỉa lông
* Sự chuẩn bị của học sinh:
- Nghiêu cứu nội dung kiến thức bài mới
- Kẻ phiếu học tập bảng 1/T135 sgk
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Y nghĩa thích nghi
Thân: Hình thoi
Chi trước: Cánh chim


Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Lông tơ: Có các sợi lông làm thành chùm lông xốp
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Cổ: Dài, khớp đầu với thân
Ví dụ 2
Bài 35: ẾCH ĐỒNG
Ngoài sự chuẩn bị các bước như ở ví dụ 1thì GV và HS cần chuẩn bị mẫu vật thật là con
ếch đồng, đoạn phim về cách di chuyển của ếch.

Với sự chuẩn bị đầy đủ cho tiết dạy của GV sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức dễ dàng và
nhanh chóng hơn, đặc biệt là luôn tạo ra được sự hứng thú theo dõi của HS.
2.2. Tích cực sử dụng kênh hình và các câu hỏi vận dụng trong khâu kiểm tra bài cũ
Thường thì trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức bài
trước đã học. Ở khâu này GV cần nhẹ nhàng không gây áp lực ngay từ đầu tiết học, nên
sử dụng những câu hỏi vận dụng nhiều hơn là tái hiện kiến thức. Để tạo hứng thú cho học
sinh giáo viên nên khen ngợi đối với học sinh trả lời tốt, còn đối với học sinh không trả
lời được câu hỏi Giáo viên nên động viên, khuyến khích các em cần phải học bài tốt hơn,
tránh chì chiết, mắng nhiếc, quát nạt các em.
Ví dụ 1 : Giáo viên cho HS quan sát các hình ảnh sau và hỏi : Vai trò của bò sát ?



HS: Dựa vào hình ảnh mà Gv cung cấp để trả lời
Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cần rõ ràng không quá rộng hay quá vụn vặt ( câu hỏi
đặt ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá , trung bình…) . Cũng có thể
giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức liên hệ với thực tế hoặc câu hỏi có nội dung
liên quan đến bài mới, từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề của bài mới.
Ví dụ: 2 Hãy kể tên một số giun dẹp mà em biết ? Chúng thường kí sinh ở những bộ phận
nào trong cơ thể người và động vật ? vì sao chúng lại kí sinh ở những bộ phận đó và gây
ra tác hại gì ? Biện pháp phòng chống giun dẹp?
HS: + Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan, máu
của cơ thể người và động vật vì nơi đó giàu chất dinh
dưỡng
+ Sán kí sinh lấy hết chất dinh dưỡng của vật chủ,
làm cho vật chủ còi cọc, gầy yếu và không phát triển.
+ Để phòng chống giun kí sinh, phải ăn uống vệ sinh:
thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội. Ngay cả
tắm rửa cũng cần chọn chỗ nước sạch....
GV: Cho HS quan sát hình giun đũa và vào bài
Các em đã biết giun dẹp sống kí sinh ở đâu, gây ra tác hại gì.....Vậy giun đũa sống kí sinh
ở đâu, cấu tạo, di chuyển như thế nào, gây ra tác hại gì...Chúng ta đi tìm hiểu bài mới:
NGÀNH GIUN TRÒN với đại diện là GIUN ĐŨA
2.3. Mở đầu bài học mới bằng cách đặt vấn đề thật hấp dẫn để kích thích sự tò mò,
chú ý theo dõi của HS để giải đáp được vấn đề đặt ra
Trong một bài giảng, điều gây ấn tượng nhất là mở đầu bài giảng. Trong vài phút ngắn
ngủi, nếu ta mở bài tốt sẽ thực sự gây chú ý, hứng thú cho HS. Muốn thực hiện có hiệu
quả là tạo hứng thú ở khâu “Đặt vấn đề" phần này giáo viên nên đưa ra các tình huống có
vấn đề đòi hỏi học sinh phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận trên kênh hình – kênh chữ,
giữa những ý kiến trái ngược nhau đó chính là nội dung mà học sinh sẽ biết được qua bài
học mới.

Mặt khác Giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học để xác định vấn đề đặt ra là
trọng tâm là nút thắt cần đi tìm hiểu để tháo gỡ và nên mở bài một cách ngắn gọn nhưng
trong đó phải thiết lập được mối quan hệ giữa những điều các em đã biết (qua bài học cũ,


qua thực tế) với bài mới nhằm kích thích trí tò mò, khao khát tìm hiểu những điều mới lạ
đang sắp mở ra trước mắt.
Ví dụ 1: Bài 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT
Để vào bài gây được sự chú ý, tăng cao hứng thú của học sinh, Gv cho HS xem đoạn
phim về thế giới khủng long trong thời gian khoảng 2 phút rồi đặt vấn đề:
? Khủng long có còn tồn tại cho đến ngày nay không
HS: Không
? Vì sao khủng long không còn tồn tại cho đến ngày nay
HS: Bị diệt vong
? Các loài khủng long đã bị diệt vong không tồn tại cho đến ngày nay, nhưng tại sao thằn
lằn, rắn, cá sấu, rùa…đều là động vật thuộc lớp bò sát có cấu tạo cơ thể giống với khủng
long nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển rất đa dạng, phong phú.
Ví dụ 2:
Bài 41: CHIM BỒ CÂU
GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời
sống hoàn toàn trên cạn
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc.
+ Có cổ dài.
+ Mắt có mí cử động, có tuyến lệ.
+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
+ Thân dài, đuôi rất dài.
+ Bàn chân có 5 ngón có vuốt sắc.
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Thằn lằn
có cấu tạo như vậy để thích nghi với đời sống
hoàn toàn trên cạn

? Lớp chim thích nghi với đời sống gì → HS: Bay lượn
? Vậy lớp chim có cấu tạo ngoài như thế nào để thích nghi với
đời sống bay lượn → HS: có cánh, lông…
GV: Vậy muốn biết lớp chim có cấu tạo ngoài như thế nào để
thích nghi với đời sống bay lượn và câu trả lời của các em có
chính xác không, ta đi vào tìm hiểu bài mới Bài 41: Chim bồ
câu
2.4. Áp dụng công nghệ thông tin thường xuyên vào giảng dạy
Môn Sinh học 7 tìm hiểu về thế giới động vật xung quanh nên phương pháp đặc thù để
học tập là phương pháp quan sát và thực hành thí nghiệm. Việc sử dụng công nghệ thông
tin có tác dụng hỗ trợ hai phương pháp này mang lại hiệu quả tiếp thu kiến thức rất cao rất
cao trong việc tạo ra chú ý học tập gây hứng thú cho
học sinh tự lực tìm tòi, phát hiện kiến thức.
Công nghệ thông tin có thể làm động hóa các sơ đồ,
tranh vẽ vì vậy giúp học sinh dễ dàng quan sát và tìm
kiến thức một cách nhanh chóng. Đặc biệt là có thể sử


dụng những đoạn phim về hoạt động của các cơ quan, đời sống và tập tính của động
vật…
Ví dụ 1: Ở phần dinh dưỡng của trùng biến hình, để giúp HS diễn đạt được hoạt động bắt
mồi của trùng biến hình GV cho HS xem đoạn phim vừa gây hứng thú cho HS vừa giúp
HS dễ dàng nắm bắt kiến thức, khắc sâu hơn và phát huy được tính tích cực.
Ví dụ 2: Ở phần vòng đời sán lá gan dựa vào tranh quan sát GV cho HS lên bảng tương
tác cụ thể hóa vòng đời dưới dạng sơ đồ → GV tạo điều kiện cho HS sử dụng công nghệ
thông tin ngay trong tiết học góp một phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú học tập đến
các em.

Vòng đời sán lá gan


Gặp nước
Sán lá gan
(gan trâu bò)

Trứng ( Phân)

ấu trùng có lông
Kí sinh
trong ốc

Cây thủy sinh
Kết kén

ấu trùng có đuôi

Trâu bò ăn
2.5. Thảo luận nhóm
Trong quá trình tiếp thu kiến thức, mỗi cá nhân học sinh chưa đủ để giải quyết được
vấn đề đặt ra mà cần có sự tham gia của một nhóm học sinh, do đó cần phải tổ chức cho
học sinh hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ.


+ Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
+ Phân chia nhóm, nêu nhiệm vụ nhận thức.
+ Hướng dẫn làm việc, quy định thời gian.
+ Nhóm trưởng phân công, điều khiển hoạt động, cử thư ký ghi chép, trình bày ý kiến của
nhóm.
+ Thảo luận tổng kết trước lớp.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
+ Giáo viên tổng kết, giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo.

Dạy học theo nhóm được áp dụng thường xuyên ở mỗi tiết học sẽ có tác dụng phát
huy tính tích cực của người học, tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia, mỗi cá nhân
có cơ hội học hỏi được kiến thức từ các bạn. Hình thành cho học sinh các kỹ năng cá nhân
và kỹ năng xã hội (như nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh
giá), về bạn bè, thông qua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Biết lắng nghe, làm
theo quy định và sự phân công của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể thích
ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của xã hội hiện tại khi các em trưởng thành và
đi làm.
Ví dụ 1:

Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

GV: Sau khi tìm hiểu xong về trùng giày và trùng biến hình Gv yêu cầu HS dựa vào kiến
thức mới nghiên cứu thảo luận nhóm phân biệt trùng biến hình và trùng giày về: cách di
chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã.

Các nhóm thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Giáo viên đưa ra bảng kiến thức chuẩn và thang điểm
HS trao đổi phiếu học tập và chấm cheo giữa các nhóm
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm
Học sinh tự rút ra kết luận theo bảng chuẩn.
Ví dụ 2 : Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và tập tính
của nhện trong Bài 25: Nhện và sự đa dạng của
lớp hình nhện.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh phóng
to hình cấu tạo ngoài của nhện và yêu cầu HS đọc
mục ▼SGK/T82,83quan sát tranh phóng to.


Học sinh sẽ thảo luận nhóm tìm hiểu cấu tạo ngồi của nhện, quan sát và tìm ra các bộ

phận, nêu chức năng của các bộ phận đó (hoạt động thảo luận trong thời gian 4 phút để
hồn thành bảng )
Các phần
cơ thể
Phần

Số chú
thích

1
đầu- 2
ngực
3
Phần
4
bụng
5

Tên bộ phận
quan sát thấy

Chức năng

Đôi kìm có tuyến độc
Đôi chân xúc giác
4 đôi chân bò
Phía trước là đôi khe thở

giữ là lỗ sinh dục
6

Phía sau là các núm tuyến tơ
Giáo viên đưa ra bảng kiến thức chuẩn và thang điểm
HS trao đổi phiếu học tập và chấm cheo giữa các nhóm
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm
Học sinh tự rút ra kết luận theo bảng chuẩn
→ Thơng qua hoạt động thảo luận nhóm, nhận xét và chấm điểm của nhóm khác…tạo
hứng thú học tập cho các em.
2.6. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm
Người giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm từ học sinh qua cách ăn mặc, đi
đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức. Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu khơng
khí tươi vui, thoải mái bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ . Giáo viên khơng
nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, nhất là vào lớp gắt gỏng hoặc vào lớp với
khn mặt nặng nề.
Giáo viên phải cần tơn trọng ý kiến trả lời của học sinh, khơng nên gò ép học sinh vào
khn phép cứng nhắc, tránh thái độ u cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của
mình. Khuyến khích cho điểm động viên học sinh,
cần tế nhị hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi
hoặc học sinh khơng trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ
tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng
của bản thân.
Ví dụ 1: Trong giờ học Gv phát hiện một HS
khơng sách, vở và khơng chép bài. Gv khơng nên
vội trách mắng em mà xuống hỏi ngun nhân cụ
thể, hãy lắng nghe em trình bày (soạn nhầm thời
khóa biểu) nhẹ nhàng nhắc nhở em sau này nên
chú ý cẩn thận khơng nên lập lại nữa, bảo em lấy
giấy nháp chép bài để về nhà chép lại vào vở và
xem sách chung với bạn để theo dõi bài học.



Ví dụ 2: Một HS rất nhanh nhẹn, linh hoạt giờ học hay phát biểu xây dựng bài rất tốt,
nhưng em có một nhược điểm là hay nói: sau khi nghe Gv giảng giải về một vấn đề nào
đó là em quay ngang, quay dọc bàn tán với các bạn về vấn đề mà cô giáo vừa đưa ra. GV
không nên nhẹ nhàng phê bình, nhắc nhở em nếu có thắc mắc gì hỏi cô sẽ giải đáp, không
nên bàn tán gây mất trật tự ảnh hưởng đến lớp.
2.7. Kiểm tra đánh giá cần sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc kênh hình
Trong phần “ kiểm tra, đánh giá” để tạo hứng thú cho các em, giáo viên cần đưa ra một
số câu hỏi trắc nghiệm nhẹ nhàng, dễ nhớ. Yêu cầu học sinh làm trên phiếu học tập hoặc
trình chiếu, giáo viên nhận xét và nêu đáp án, biểu điểm, học sinh có thể chấm bài chéo
nhau. Khi chấm bài của bạn giúp các em lần nữa khắc sâu kiến thức cho bản thân mình,
nếu cá nhân hoặc nhóm hoạt động tốt, nhanh có kết quả đúng thì giáo viên ghi nhận cho
điểm hoặc động viên bằng những câu khen ngợi hoặc tràng pháo tay…
Đánh giá là một khâu quan trọng trong giảng dạy vì nó giúp cho giáo viên có thông tin
phản hồi về mức độ mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu đề ra, mặt khác qua đánh giá
giáo viên có thể có được thông tin về phương pháp dạy học của mình có hợp lý hay không
để kịp thời điều chỉnh.
Có nhiều phương pháp để đánh giá học sinh nhưng phương pháp trắc nghiệm ngày
càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian và đảm bảo tính
khách quan, công bằng trong đánh giá.
Ví dụ 1: Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp
Cột A (Kiểu bay)

Cột B (Động tác)

1. Kiểu bay vỗ cánh

a. Cánh đập liên tục

2. Kiểu bay lượn


b. Cánh đập chậm rãi, không liên tục.
c. Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh.
d. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và
hướng thay đổi của các luồng gió.

Ví dụ 2: Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chổ trống………
Thỏ là động vật (1)……………………………… , ăn cỏ, lá cây bằng cách (2)
…………………………………, hoạt động về đêm. Đẻ con ( thai sinh ), nuôi con bằng
(3) …................................... Cơ thể phủ (4)………………………………
Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức di chuyển của thỏ thích nghi với đời
sống và tập tính (5)…………………………………………
2.8. Khâu dặn dò - hướng dẫn về nhà
- Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên giao các công việc cụ thể cho các
em. Cũng có thể cho học sinh làm lại thí nghiệm và yêu cầu học sinh tìm hiểu một số vấn
đề có liên quan đến bài học sau, tên mẫu vật và mẫu ngâm… từ các công việc đó giúp các
em khám phá, thích tìm hiểu khoa học.


Ví dụ 1: Để chuẩn bị kiến thức cho bài mới GV yêu cầu HS tìm những hình ảnh về Động
vật quý hiếm, sự suy giảm số lượng.

Câu 1: Nêu thực trạng việc săn bắt, buôn bán động vật hiện nay ?
Câu 2: Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay của săn bắt, buôn bán
động vật ?
Câu 3: Chỉ ra một số việc làm đang diễn ra tại địa phương làm giảm số lượng động vật
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học. Gv có thể cho
bài tập về nhà như sau: Ở địa phương các em đang sinh sống đa số là làm nông
nghiệp, vậy:
Em hãy dành thời gian quan sát những hoạt động tiêu diệt những động vật gây hại trong
đời sống của gia đình và người dân địa phương em, cho biết:

Câu 1: Người dân đã sử dụng biện pháp gì để tiêu diệt động vật gây hại ?
Câu 2: Bản thân em sẽ sử dụng biện pháp nào để tiêu diệt động vật gây hại ? Tại sao ?
→ Từ đây tạo sự hứng thụ học tập cho HS khi tự bản thân đi tìm hiểu thực trạng những
điều đang học trong thực tế đời sống
III - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua năm học 2014 – 2015 đảm nhiệm hai lớp 7 1,72,,73, 74 tôi thấy khi sử dụng các biện
pháp nêu trên có ý nghĩa giúp HS thu được những kết quả tích cực như: giờ học bộ môn
sinh trở nên sôi nổi, hiệu quả hơn, học sinh hứng thú, tự tin hơn trong học tập. Các em đã
được tham gia tích cực trong cả quá trình học tập, từ việc tham gia xây dựng tìm kiến thức
mới đến việc vận dụng giải thích vào thực tế, vì thế học sinh nhớ lâu, nhớ chính xác, có hệ
thống...và yêu thích học môn Sinh học hơn, các em có sự tiến bộ hơn rất nhiều, kết quả
học tập của học sinh được nâng lên rất rõ thể hiện qua kết quả kiểm tra đầu năm học khi
chưa thực hiện đề tài và cuối năm sau khi đã áp dụng đề tài như sau:


Tăng tỉ lệ học sinh khá - giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu – kém.
IV - ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với người thầy phải nhận thức được việc “dạy thật” có nghĩa là dạy học không phải
chạy theo thành tích, dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất, phải dạy
theo phân hóa đối tượng học sinh. Muốn truyền đạt tốt kiến thức sinh học và thu hút học
sinh tìm hiểu khoa học người giáo viên phải làm tốt những điều sau đây :
+ Giáo viên phải nắm mục tiêu chung, có kiến thức cơ bản và phong phú của chương trình
sinh học lớp 7.
+ Phải nắm vững đối tượng dạy học, ngôn ngữ của thầy phải trong sáng, giàu hình ảnh,
diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
+ Có kỹ năng thực hành vững vàng, soạn bài đầy đủ, chi tiết trước khi lên lớp, xác định
kiến thức cơ bản, trọng tâm cần truyền đạt, chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi phù hợp với học
sinh.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học: trực quan, thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu của

tiết
dạy, gây hứng thú, say mê bộ môn cho học sinh. Tìm những bài tập trắc nghiệm, câu hỏi
tự luận, bài tập thực hành, bài tập vận dụng để đánh giá học sinh tại lớp.
- Đối với học sinh : Phải nhận thức được việc “ học thật “ nghĩa là phải nhận ra tầm quan
trọng ở mỗi môn học là như nhau ,không nghĩ rằng có môn chính , môn phụ . Phải có sự
chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp ,biết sưu tầm những hình ảnh ,tư liệu có liên quan đến
bài học do giáo viên yêu cầu. Trong nghiên cứu, tìm tòi và khám phá kiến thức sinh học
phải đảm bảo những điểm tối thiểu sau :
+ Có đầy đủ sach giao khoa, có tinh thần say mê, hứng thú với bộ môn.
+ Phải tập trung phát huy năng lực học tập, chủ động sáng tạo, tích cực xây dựng bai.


+ Về nhà phải tự học và tự nghiên cứu. Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm thí
nghiệm, thực hành và vận dụng vào cuộc sống. Biết tự kiểm tra đánh gía và so sánh.
+ Tập trung cao độ vào quan sát thực hành, thí nghiệm mô hình tranh ảnh để hiểu bài
ngay tại lớp. Có kỹ năng phân tích, so sánh, kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng đồ dùng…
- Trong thời gian lên lớp giảng bài, giáo viên phải khen ngợi, cho điểm kịp thời, chính
xác, đúng lúc. Khi học sinh trả lời đúng phải khen tốt, nếu trả lời chưa đúng thì yêu cầu
học sinh ngồi xuống và suy nghĩ thêm. Với cách ứng xử này sẽ kích thích được hứng thú
học tập ở các em, nếu học sinh trả lời các câu hỏi mang tính sáng tạo giáo viên có thể ghi
điểm kịp thời.
- GV cần liên hệ thực tế giải thích một số vấn đề thông qua bài dạy, lồng ghép, tích hợp
giáo dục Hs bảo vệ môi trường, động vật….xung quanh cuộc sống hoặc từ bài học giải
thích được một số câu nói thông thường trong thực tế như nước mắt cá sấu… liên hệ để
học sinh nắm được một số kiến thức bài học giúp học sinh nhớ lâu hơn, tăng thêm tính
hấp dẫn của bộ môn, thu hút sự chú ý, say mê học tập nghiên cứu của học sinh.
- Cần tạo không khí lớp học vui vẽ làm cho học sinh thích thú được đến lớp, mong đến
giờ học. Muốn vậy phải tạo ra sự giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, cùng tranh luận ,
trao đổi nhằm dẫn dắt học sinh đi tới kết luận đúng đắn.
2. Phạm vi áp dụng: Đề tài hầu như áp dụng xuyên suốt toàn bộ chương trình sinh học

cấp Trung học cơ sở (6,7,8,9)
V - TÀI LiỆU THAM KHẢO:
1.SGK sinh học 7 - Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo-NXBGD-Năm 2004
2.SGV sinh học 7 - Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo-NXBGD-Năm 2004
3.STK sinh học - Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo-NXBGD-Năm 2004
4.Tài liệu từ các trang web,intrenet…



×