Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC TÍCH HỢP LỒNG GHÉP, GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN VẬT LÝ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 53 trang )

SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC TÍCH HỢP LỒNG
GHÉP, GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN VẬT LÝ 7
I. Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế là những hiểm
hoạ suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Chính
vì vậy, bảo vệ môi trường ( BVMT) là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân
cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết và ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT
và phát triển bền vững đất nước.
Cũng chính do đó mà giáo dục môi trường được đưa vào nội dung giáo dục
phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn
học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý.
Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ
bản của bộ môn, vừa lồng ghép, tích hợp những nội dung giáo dục vào những đơn
vị kiến thức của bài học sao cho có hiệu quả. Làm sao để học sinh thật sự quan
tâm, hứng thú, hiểu sâu sắc những vấn đề về môi trường, đồng thời phải biết vận
dụng tổng hợp những kiến thức đã học để giải quyết chính những vấn đề cụ thể, đó
là điều làm tôi trăn trở.
Từ những vấn đề đã nêu ở trên nên tôi đã chọn viết chuyên đề “vận dụng
kiến thức liên môn trong việc tích hợp lồng ghép, giáo dục bảo vệ môi trường
vào bộ môn vật lí 7” với mong muốn đóng góp thêm một số phương pháp nhằm
giúp giáo viên dạy Vật lý cũng như giáo viên ở các bộ môn khác có thể thực hiện
tốt việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào bộ môn mình


giảng dạy.
II. Tổ chức thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính
toàn cầu. Ở nước ta BVMT cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Cụ thể
hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 31
tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho
giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và

GV: Ngô Thị Ngân

Page 1


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp cho các môn học và thông qua các
hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh- sạch- đẹp.
Môi trường và các vấn đề môi trường có tính chất đa dạng và phức tạp,
chúng liên quan đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, là đối tượng nghiên cứu của
nhiều lĩnh vực khoa học trong trường học.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng ở cách GDMT thông qua các môn học
được tiến hành một cách độc lập thì khó có thể phản ánh được “ bức tranh tổng
thể” , “tính bao quát” của môi trường và các vấn đề môi trường. Việc học tập như
vậy sẽ khó khăn không chỉ trong việc hình thành những hành động cụ thể mà thậm
chí cả trong nhận thức về môi trường và các vấn đề về môi trường.
Để thể hiện được tính bao quát đó cần phải dạy và học trên môi trường cụ thể

tốt nhất đó là môi trường và những vấn đề môi trường gần gũi xung quanh học sinh
tìm hiểu hết tính phức hợp của các nguyên nhân làm nảy sinh chúng đến có nhận
thức sâu sắc, sau đó là hình thành kĩ năng, giáo dục thái độ và những hành vi cụ
thể để giải quyết chính những vấn đề cụ thể đó.
Việc dạy và học như vậy cùng một lúc sẽ liên quan đến nhiều môn học ở trường
THCS, thậm chí cả các hoạt động phong trào. Khi đó, ranh giới giữa các môn học
trở nên mờ nhạt và đó chính là cách tiếp cận xuyên các môn học.
Có làm như vậy thì ta mới từng bước góp phần hình thành những hành vi cụ thể để
giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường. Giáo dục BVMT là một
lĩnh vực giáo dục liên ngành.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Mục tiêu dạy học của đề tài:
Qua các bài dạy trong chuyên đề này học sinh phải đạt được:
*Kiến thức:
- Yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu rõ, nắm vững các kiến thức cơ bản trong
chương trình, sách giáo khoa đó là nền tảng vững vàng để phát triển năng lực.
- Liên môn vật lý – sinh học để biết được những kiến thức có ảnh hưởng đến
sức khoẻ, những yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể (hệ
thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa...). Từ đó biết cách phòng
tránh, biết tự chăm sóc bản thân mình.
- Liên môn vật lý – hoá học giúp học sinh biết được các yếu tố hoá học, phản
ứng hoá học gây ô nhiễm môi trường
- Liên môn vật lý – mỹ thuật: giúp học sinh có cái nhìn hướng về cái đẹp, biết
trang trí, sắp xếp các sự vật, hiện tượng một cách hài hoà hợp lí.
- Biết được kiến thức lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu của lịch sử, sự
gian nan anh dũng của các anh hùng hi sinh bản thân vì độc lập.

GV: Ngô Thị Ngân

Page 2



SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

- Liên môn vật lý- văn học giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong không gian và
thời gian tạo nên cảm hứng thơ ca.
- Liên môn vật lý – y học giúp học sinh tạo niềm tin vào y học. Say mê nghiên
cứu tạo ra những thế hệ tương lai cho y học nước nhà.
- Liên môn vật lý – giáo dục công dân giúp các em có ý thức trong học tập, tự
giác, tích cực chủ động tham gia xây dựng bài. Xa hơn nữa là đào tạo ra những
con người vừa có đức vừa có tài cho đất nước.
- Liên môn giúp học sinh biết tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường,
tiết kiệm năng lượng, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Biết vận dụng kiến thức môn vật lý để giải quyết các tình huống, các sự vật
hiện tượng. Từ đó khắc sâu hơn kiến thức mình đang học.
* Kĩ năng:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi
trường nảy sinh
- Có hành động cụ thể BVMT
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ cho học sinh
ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
- Tạo cho học sinh kĩ năng trình bày trước đám đông, mạnh dạn, tự tin xây dựng
bài.
*Thái độ:
- Học sinh nhận thức được vai trò của môn vật lý và các môn học khác
- Quan tâm yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết
tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó thấy được niềm vui say mê trong
học tập và nghiên cứu.

- Linh hoạt chủ động thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề
môi trường nảy sinh
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ tài sản, di sản
văn hoá…
Để đạt được mục tiêu trên thì việc xác định các hoạt động dạy- học của
GV và HS là điều rất quan trọng, sao cho:
- Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu
- HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác
- Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học
- HS phải học cách tìm kiếm thông tin
- HS bộc lộ năng lực
- HS rèn luyện để hình thành kỹ năng
GV: Ngô Thị Ngân

Page 3


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được
phương pháp dạy học, phương tiện sử dụng và cách thức tổ chức giờ dạy phù hợp
cho từng bài dạy.
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng ta có thể sử dụng một số
phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp dạy học trò chơi

- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học tôi thường sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết
vấn đề, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ.
- Cách thức tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp:
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ
cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai
trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học
sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm
thui chột dần năng lực tư duy.
Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí
thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Đối với các bài trong chương trình Vật lý 7 có những nội dung giáo dục liên
môn như Sinh học, Lịch sử, GDCD...khi tiến hành giảng dạy giáo viên phải sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh. Người giáo viên phải lồng ghép tích hợp một cách khéo léo thông qua
các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, giúp các em vận dụng các kiến thức liên
môn đã được học để giải quyết những vấn đề đó.
2.2. Đối tượng dạy học của đề tài:
Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối lớp 7(39hs/2 lớp) trường THCS
Hiếu Liêm với đặc điểm đa số chăm ngoan, có ý thức học tập, chủ động tích cực
xây dựng bài.
Thống kê đầu năm học 2014- 2015 đối với học sinh khối lớp 7(39hs/2 lớp)
về chất lượng bộ môn vật lí:
Tổng số học
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ(%)

sinh
39
Giỏi
4
10,25
Khá
12
30,76
Tbình
19
48,71
Yếu
4
10,25
GV: Ngô Thị Ngân

Page 4


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

2.3. Ý nghĩa của đề tài:
* Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức môn vật lí đòi
hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa đối với các kiến
thức không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa, từ đó dần hoàn thiện bản thân
mình, tạo sự tin cậy cho người học, từ đó sẽ góp phần vào thành công của quá
trình giáo dục, bởi “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”
cho học sinh noi theo.

- Tích hợp liên môn sẽ giúp giáo viên nâng cao trình độ, không những người
giáo viên am hiểu môn Vật lí mà giáo viên còn hiểu sâu các lĩnh vực thuộc
môn học khác về vấn đề cần tích hợp, đặc biệt là các vấn đề về môi trường.
* Đối với học sinh: thông qua bài học vận dụng kiến thức liên môn giúp các
em không những nắm được các kiến thức môn học mà còn biết liên môn với
các môn học khác. Từ đó thấy được tầm quan trọng của các môn học đồng thời
giúp các em củng cố kiến thức các môn học, tạo cho các em thêm yêu thích
môn học, say mê học hỏi khám phá thế giới.
- Giáo dục BVMT nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những cảm
xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng
BVMT.
2.4. Thiết bị dạy học, học liệu
- Thiết bị: máy chiếu, laptop, hình ảnh tư liệu liên quan đến việc tích hợp bảo
vệ môi trường
- Tài liệu liên quan:
1. Trang web: http.www.google.com.vn
2. Sách giáo khoa vật lí 7- Vũ Quang (tổng chủ biên)- Nguyễn Đức Thâm
(chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo Dục – 2011
3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí THCS - Phan Thị LạcNguyễn Văn Nghiệp- Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp THCS
của Bộ Giáo dục & đào tạo (giảm tải)
5. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lí
- Ứng dụng công nghệ thông tin: soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin
2.5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: được tôi thực hiện cụ thể qua
một số bài dạy minh hoạ trong môn vật lý lớp 7:
Chương I Quang học: gồm 2 bài
+ Bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng
+ Bài 5: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Chương II Âm học: gồm 1 bài
GV: Ngô Thị Ngân


Page 5


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Chương III Điện học: gồm 3 bài
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện.
Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
Tiết

3

5

16

Tên
bài
Bài 3:
Ứng
dụng
của
định
luật
truyền

thẳng
ánh
sáng

Bài 5:
Ảnh
của một
vật tạo
bởi
gương
phẳng

Bài 15:
Chống
ô
nhiễm
tiếng
ồn

Nội dung lồng ghép tích hợp
- Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh
sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều
bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
- Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí
năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban
đêm (tại các đô thị lớn), tâm lý con người, hệ sinh thái
và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt, ...
- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần phải làm
gì?


Địa chỉ lồng ghép
tích hợp
- Bóng tối nằm phía
sau vật cản, không
nhận được ánh sáng
từ nguồn sáng chiếu
tới.

Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng điện
chiếu sáng nhà ở, trường học

- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các
dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông
nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong
việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp,
có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để
có cảm giác phòng rộng hơn.
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn
đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia
giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm.
Tác hại của tiếng ồn:
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu,
choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người
ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng bực bội, dễ cáu
gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu
chính xác.
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh

viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là
cách hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị
giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị
cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về
việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự

GV: Ngô Thị Ngân

Gương phẳng là một
phần của mặt phẳng,
phản xạ được ánh
sáng

Ô nhiễm tiếng ồn
xảy ra khi tiếng ồn
to, kéo dài, gây ảnh
hưởng xấu đến sức
khỏe và hoạt động
bình thường của con
người.
Để chống ô nhiễm
tiếng ồn cần làm
giảm độ to của tiếng
ồn phát ra, ngăn chặn
đường truyền âm,
làm cho âm truyền
Page 6



SKKN vật lí 7

20

26

Trường THCS Hiếu Liêm

cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những
tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết
bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của
các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần
các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản
lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại … Khi
cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị
bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn.
Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa
nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại
trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói
chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong
trường học, …
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát
vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa
các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét)
vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
Bài 17: + Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa

Sự
học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí
nhiễm
quyển,…
điện do + Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây
cọ xát
dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật,
tạo ra các khí độc hại (NO, NO2,…)
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người
và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột
thu lôi.
Bài 23: - Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các
Tác
đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường
dụng
mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao
từ, tác thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này.
dụng
Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt
hóa học trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm
và tác điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu
dụng
của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.
sinh lý - Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới
của
điện cao áp xa khu dân cư.
dòng
- Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân. Việt Nam
điện
là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự

nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch
(than đá, dầu mỏ, khí đốt…) và hoạt động sản xuất
công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO2, CO,
NO, NO2, SO2, H2S…). Các khí này hòa tan trong hơi
nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này
sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học).
- Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng
chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí độc
hại trên.

GV: Ngô Thị Ngân

theo hướng khác.

Có thể làm nhiễm
điện vật bằng cách
cọ xát.

Dòng điện có tác
dụng từ.

Dòng điện có tác
dụng hóa học.

Dòng điện có tác
dụng sinh lý.
Page 7


SKKN vật lí 7


34

Trường THCS Hiếu Liêm

- Dòng điện gây ra tác dụng sinh lý.
+ Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người
gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện
càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng
con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng
điện mạnh có thể gây tử vong.
+ Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa
bệnh (điện châm). Trong cách này, các điện cực được
nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được
kích thích hoạt động. Việt nam là nước có nền y học
châm cứu tiên tiến trên thế giới.
- Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách
sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ
thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.
- Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo Phải thực hiện các
các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt cũng có thể quy tắc an toàn khi
làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng sử dụng điện.
làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên
lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí
độc như: NO, NO2, CO2…). Vì vậy, cần đảm bảo sự
Bài 29: tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử
An toàn dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật
khi sử
liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn.

dụng
- Biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
điện
+ Đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần
thiết.
+ Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc với
dòng điện có điện áp cao.
+ Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử
dụng điện và có những kiến thức cơ bản nhất về sơ
cứu người bị điện giật.

• Sau đây là tiến trình dạy học cụ thể minh hoạ trong một số bài có tích hợp
môi trường:
Ví dụ 1
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
a. kiến thức bộ môn: Nhận biết được bóng tối, nữa bóng tối và giải thích. Giải
thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
b. kiến thức liên môn:
Liên hệ thực tế: hiểu được khái niệm ô nhiễm ánh sáng và tác hại của nó
GV: Ngô Thị Ngân

Page 8


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm


Liên môn sinh học: Biết được ô nhiễm ánh sáng không những tạo ra bất lợi đối
với mắt mà còn gây rối loạn cho thần kinh, khiến cho con người dễ xuất hiện các
triệu chứng choáng váng chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ, mất
tập trung, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt thường xuyên, buồn phiền...
Liên hệ vấn đề giao thông: Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là
kính gương. Hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây
nguy hiểm cho người lái xe. Các vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính
gương là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong thành phố.
Liên môn vật lý – địa lí: Hiểu được cân bằng sinh thái bị phá hủy vì ô nhiễm ánh
sáng
Liên môn hoá học: Năng lượng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một
lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào
hiệu ứng ấm lên của Trái Đất. Tất cả đều do nhu cầu lãng phí về năng lượng ánh
sáng của con người.
Liên môn vật lý- Mỹ thuật: hiểu được cách trang trí nhà ở, cách thiết kế chọn màu
sơn cho phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
Liên môn văn học: hiểu được ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến việc quan sát bầu
trời về đêm, ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng thơ ca.
Liên môn lịch sử: hiểu được ý nghĩa của chiến dịch “Giờ Trái Đất”.
Liên môn giáo dục công dân- Giáo dục tiết kiệm năng lượng: giáo dục học sinh
phải có ý thức tiết kiệm năng lượng, đồng thời là thông điệp gửi tới mọi người về
vấn đề bảo vệ môi trường xanh.
2.Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện
tượng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề về môi trường vào thực
tiễn
3.Thái độ: Giáo dục học sinh khỏi sự mê tín và yêu thích môn học. Giáo dục về
thế giới quan cho học sinh.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả
- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG PHÁP: phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ:
Gv: giáo án, hình ảnh, kiến thức liên quan về tích hợp bảo vệ môi trường, giáo dục
tiết kiệm năng lượng
- Chuẩn bị bài giảng bằng CNTT
HS: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. SGK, vở ghi.
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2 Ktbc:
GV: Ngô Thị Ngân

Page 9


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Câu 1. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Câu 2. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng?
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG
KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập
Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị trí bóng
nắng để biết giờ trong ngày.

Vậy bóng nắng đó do đâu? Nội dung bài học hôm nay
giúp các em giải quyết.
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa
tối[NB]
GV: Yêu cầu HS đọc SGK thí nghiệm 1
Chiếu thí nghiệm hình 3.1

I.Bóng tối –
Bóng nửa tối.
a.Thí nghiệm 1:
(SGK)

Hs: quan sát thí nghiệm
Gv: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối?
Hs: phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ
nguồn sáng tới là vùng tối. Phần màu trắng nhận được ánh
sáng từ nguồn sáng tới là vùng sáng.
GV: từ thí nghiệm vừa quan sát em rút ra được nhận xét
gì?
Hs: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng
không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng
tối.
GV: khi thay nguồn sáng rộng cho nguồn sáng nhỏ các em
GV: Ngô Thị Ngân

Nhận xét : Trên
màn chắn đặt
phía sau vật cản
có một vùng
Page 10



SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

quan sát trên màn chắn có mấy vùng sáng tối như thế nào,
chúng ta tìm hiểu sang thí nghiệm 2
Gv: chiếu thí nghiệm 2 hình 3.2
gv: Hiện tượng ở thí nghiệm 2 có gì khác với hiện tượng ở
thí nghiệm 1 các em thảo luận trả lời C2.
HS: Tiến hành theo nhóm, thảo luận theo nhóm trả lời
C2.
Trên màn chắn phía sau vật cản :
Vùng 1: vùng bóng tối
Vùng 3: được chiếu sáng đầy đủ
Vùng 2 sáng hơn vùng 1 và tối hơn vùng 3 vì chỉ nhận
được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
GV: Từ đó các em có nhận xét gì?
Hs: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ
nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là
vùng nửa tối
Liên hệ thực tế:
GV: Trong sinh hoạt và học tập hằng ngày cần đảm bảo
đủ ánh sáng không có bóng tối cần phải làm gì?
HS: Cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng
đèn lớn để tránh bóng tối và bóng nửa tối.
Gv: Tuy nhiên cách lắp đặt phải phụ thuộc vào không
gian và mục đích sủ dụng. Ở các thành phố thường có
quá nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác

nhau (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao
thông, các biển quảng cáo…) khiến cho môi trường bị ô
nhiễm ánh sáng.
GV: chiếu hình ảnh ô nhiễm ánh sáng ở đô thị?

GV: Ngô Thị Ngân

không nhận
được ánh sáng từ
nguồn sáng tới
gọi là bóng tối.
b.Thí nghiệm 2:
(SGK)

*Nhận xét: Trên
màn chắn đặt phía
sau vật cản có một
vùng chỉ nhận được
ánh sáng từ một
phần của nguồn sáng
tới gọi là vùng nửa
tối

Page 11


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm


Hình ảnh ô nhiễm ánh sáng ở các đô thị
Gv: Vậy ô nhiễm ánh sáng là gì?
Hs: Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh
sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu.
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này gây ra những tác hại gì
cho con người?
Hs: ánh sáng gây ra các tác hại cho con người:
Liên môn sinh học: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO,
ánh sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý được
coi là một dạng ô nhiễm. Trong một thế giới ngày càng
hiện đại hơn, dạng ô nhiễm này đang tác động đến chúng
ta một cách âm thầm. Nó chính là một "sát thủ thị lực"
đáng sợ đối với con người. Ở những thành phố lớn,
người ta thường xuyên không ngủ được, đồng hồ sinh
học bình thường trong cơ thể con người đã bị đảo lộn.
Dù chưa xác định được chính xác lượng ánh sáng tiếp
xúc về đêm bao nhiêu thì được xem là quá mức, nhưng
các nhà khoa học có thể đưa ra khẳng định về những căn
bệnh liên quan đến ánh sáng thường phổ biến ở những xã
hội công nghiệp hóa. Nghiên cứu của trường đại học
Haifa (Israel) kết luận, phụ nữ sống ở những vùng đô thị
nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung
thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận
dụng chiếu sáng tự nhiên. Hiện nay WHO đã thêm các
hoạt động liên quan đến rối loạn nhịp sinh học vào danh
sách các yếu tố gây ra bệnh ung thư. Trong khi đó, ô
nhiễm ánh sáng từ các bóng đèn màu sắc sặc sỡ (còn gọi
là ô nhiễm ánh sáng màu) không những tạo ra bất lợi đối
GV: Ngô Thị Ngân


Page 12


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

với mắt mà còn gây rối loạn cho thần kinh, khiến cho
con người dễ xuất hiện các triệu chứng choáng váng
chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ,
mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt thường xuyên,
buồn phiền... Theo nghiên cứu, nếu như bị các tia tử
ngoại sinh ra bởi các bóng đèn ánh sáng màu trong sân
khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu
chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể, thậm
chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh nguy hiểm
khác…
Liên hệ vấn đề giao thông: Nguyên nhân khác gây ra ô
nhiễm ánh sáng chính là kính gương. Kính gương được
sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng
lượng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại
kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy
nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự
phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người lái xe. Các
vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính gương
là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong
thành phố.

Liên môn vật lý – địa lí: Thế giới tự nhiên tuân theo một
vòng tuần hoàn ngày và đêm và các loài động vật cũng

đã quen với điều này trong hàng triệu năm nay. Vì ô
nhiễm môi trường làm cho ở một số nơi, ban đêm bầu
trời vẫn sáng, nhịp sinh hoạt của các loài động vật hoang
dã cũng bị ảnh hưởng.
Côn trùng và các loài chim di cư thường dựa vào ánh
trăng để xác định phương hướng. Do luồng ánh sáng quá
lớn của các thành phố, chúng có thể bị lạc hướng bay.
Nhiều côn trùng bay luẩn quẩn quanh các cột đèn đến khi
GV: Ngô Thị Ngân

Page 13


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

mệt rã rời hoặc đâm vào nguồn sáng và chết. Chim di cư
có thể bay đến kiệt sức rồi rơi xuống.
Khi rùa biển con nở ra vào ban đêm, chúng thường bò
xuống biển theo hướng ánh sáng ở đường chân trời. Do
những khách sạn lớn được xây dựng gần đó, các chú rùa
con bị thu hút bởi ánh sáng rực rỡ và bò về phía các
khách sạn, thay vì hướng ra biển khơi.
- Trong tự nhiên, ô nhiễm ánh sáng còn gây xáo trộn mối
quan hệ tự nhiên giữa động vật ăn thịt và con mồi cũng
như chu kỳ sinh sản của động vật hoang dã.
GV cung cấp thêm thông tin: Cân bằng sinh thái bị phá
hủy vì ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng nhân tạo hiện nay
đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giới tự nhiên. Các nhà

khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo nhỏ một
năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Nếu cứ tiếp tục
kéo dài tình trạng này, rất có thể tính đa dạng của thế
giới tự nhiên sẽ bị nguy hại nghiêm trọng. Ánh sáng của
những chiếc đèn nhân tạo có thể truyền xa tới hàng ngàn
kilomet, không ít động vật mặc dù ở rất xa nguồn sáng
cũng chịu ảnh hưởng của loại ánh sáng nguy hiểm này.
Khi chịu sự tác động của nguồn sáng, ngay cả buổi đêm
chúng cũng hoạt động hết năng suất, làm tiêu hao nhiều
khả năng tự vệ, tìm thức ăn và sinh đẻ. Theo thống kê
khoa học, một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã
biến mất dần vì ánh sáng nhân tạo. Một số loài rùa biển ở
bờ biển Đại Tây Dương cũng giảm dần bởi những chú
rùa nhỏ mới nở thường căn cứ vào bóng trăng phản chiếu
trên mặt nước để tìm ra đại dương, nhưng vì ánh sáng
trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng mặt trăng khiến cho
chúng tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất
liền rồi thiếu nước dẫn đến việc bị chết. Một trong những
loài dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất là loài
chim di cư. Chúng vốn định hướng bằng các vì sao
nhưng ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường
làm cho chúng mất phương hướng. Theo thống kê của
các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 400 vạn con
chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các
nhà cao tầng.
GV: Ngô Thị Ngân

Page 14



SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Liên môn hoá học: Năng lượng phát sinh từ việc chiếu
sáng ban đêm làm tăng một lượng lớn khí CO 2 và các
loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào
hiệu ứng ấm lên của Trái Đất. Tất cả đều do nhu cầu lãng
phí về năng lượng ánh sáng của con người.
Liên môn văn học: Ô nhiễm ánh sáng không những gây
lãng phí năng lượng mà còn ảnh hưởng đến việc quan sát
bầu trời về đêm. Mất đi nguồn cảm hứng thơ văn của các
nhà thơ về ánh trăng…
Gv: Với những tác hại trên thì loài người chúng ta đã
gồng mình chống chọi với những nguy cơ đó như thế
nào?
Hs:
Liên môn vật lý- Mĩ thuật: Để giải quyết vấn đề cấp bách
này, các nhà khoa học ở một số quốc gia đã chuyển sang
biện pháp sử dụng "màu sinh thái". "Màu sinh thái" là
những màu sắc đem lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt,
không gây phản quang hay ảnh hưởng đến sức tập trung
của thị giác. Chẳng hạn như khi trang trí kiến trúc trong
phòng, người ta sử dụng màu vàng lúa, xanh nhạt thay
cho màu trắng kích thích mắt, thậm chí trang phục cũng
cần theo màu sinh thái, không nên mặc quần áo màu
trắng tuyết gây ra cảm giác không dễ chịu cho thị giác
người xung quanh. Ngoài ra, các nhà khoa học còn
khuyến khích mọi người nên sử dụng đèn có lồng cách
nhiệt, giảm công suất chiếu sáng ngoài trời. Bóng đèn có

lồng cách nhiệt (thường là lồng kính) tốn ít công suất và
giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái.
Gv: cung cấp thêm thông tin
Kiến thức khoa học: Trong 5 năm qua, hãng Philips nổi
tiếng đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào"công
nghệ” ánh sáng xanh", không gây ô nhiễm. Theo ước
tính, nếu thay thế tất cả những bóng đèn "tiêu chuẩn"
đang sử dụng tại châu Âu bằng loại bóng đèn tiết kiệm
năng lượng mới, thì lượng khí thải nhà kính carbon
dioxide có thể giảm 28 triệu tấn một năm, tương đương
50 triệu thùng dầu hỏa.
GV: Ngô Thị Ngân

Page 15


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Tại Anh, dự án "ánh sáng đô thị" trị giá 100 triệu bảng
đang được tiến hành tại thành phố Leeds để thay thế 80%
ánh sáng đường phố trong 5 năm. Đây là dự án cải tạo,
chống ô nhiễm ánh sáng lớn nhất ở Anh, mà mục tiêu là
thay thế ánh đèn vàng vọt bằng ánh sáng trắng thân thiện
với môi sinh và tiết kiệm hơn 20% điện năng.
Liên môn lịch sử: chiến dịch “Giờ Trái Đất” diễn ra hàng
năm kêu gọi các quốc gia cùng tắt đèn trong 1 giờ vào tối
thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hằng năm sẽ giảm đáng kể

sự ô nhiễm ánh sáng, đồng thời cũng tiết kiệm đáng kể
lượng điện năng tiêu hao.
- Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện
Quốc gia, tối ngày 29/3/2014, trong 60 phút tắt đèn và
các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng chiến dịch
Giờ Trái đất 2014 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 29/3/2014)
Việt Nam đã tiết kiệm được sản lượng điện tới 431.000
KWh, tương đương khoảng 650 triệu đồng tiền tiêu thụ
điện.

Giáo dục tiết kiệm năng lượng:
GV: Ngô Thị Ngân

Page 16


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

GV: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải làm gì?
HS:- Sử dụng ánh sáng vừa đủ với yêu cầu
-Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ
- Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung
ánh sáng vào nơi cần thiết
- Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự
cảm nhận của mắt
HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực[VD]
GV: Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt
trăng, mặt trời và trái đất.


II.Nhật thực nguyệt thực
a.Nhật thực:
Nguồn sáng : Mặt
trời.
Vật cản: Mặt trăng.
Màn chắn : Trái đất.

GV: Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực?

Mặt trời - Mặt trăng
- Trái đất trên cùng
1 đường thẳng.

HS: Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất trên cùng 1 đường - Nhật thực toàn
thẳng. Mặt trăng nằm trong khỏang từ mặt trời đến trái phần: Đứng trong
đất.
vùng bóng tối
không nhìn thấy
mặt trời.
- Nhật thực một
phần: Đứng trong
vùng nửa tối nhìn
thấy một phần mặt
trời.
Gv: Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần?
Nhật thực một phần khi nào?
Gv: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3

b.Nguyệt thực: Mặt trời, mặt trăng,

trái đất nằm trên 1
đường thẳng.

C4: Vị trí 1: có
Hs: Đứng ở nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng nguyệt thực
bóng tối của mặt trăng, ánh sáng từ mặt trời bị mặt trăng
GV: Ngô Thị Ngân

Page 17


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

che khuất
Gv:Khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Vị trí 2 và 3 : trăng
sáng

Hs: Khi Mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên 1 đường
thẳng. Trái đất nằm khoảng giữa từ mặt trời đến mặt
trăng
Nguyệt thực có khi nào xảy ra trong cả đêm không ?Giải
thích.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời C4.
C4: Vị trí 1: có nguyệt thực
Vị trí 2 và 3 : trăng sáng
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng kiến thức đã học[VD]

GV: chiếu lại thí nghiệm hình 3.2, từ từ di chuyển miếng
bìa lại gần, ra xa màn chắn
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5, C 6

III.Vận dụng:
C5
C6

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, nhận xét bổ sung.
C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối,
bóng nữa tối đều thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát
màn chắn thì hầu như không còn bóng nữa tối, chỉ còn
bóng tối rõ nét.
C6: Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang
sáng, bàn nằm trong vùng tối sau quyển vở. Không nhận
được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc
được sách.
Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm
trong vùng nữa tối sau quyển vở, nhận được một phần
GV: Ngô Thị Ngân

Page 18


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.
4. Củng cố:


*Bài làm đánh giá hiệu quả tích hợp của học sinh:
? Để góp phần tiết kiệm điện năng là học sinh em phải làm gì? Nước ta và
thế giới đã và đang thực hiện chiến dịch gì để tránh ô nhiễm ánh sáng? Ý
nghĩa của chiến dịch này?
5. Dặn dò:
GV: Ngô Thị Ngân

Page 19


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

- Đọc thêm phần có thể em chưa biết
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
- Xem trước bài mới: định luật phản xạ ánh sáng
? Nội dung định luật phản xạ ánh sáng
? Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ví dụ 2:
Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
a. kiến thức bộ môn:
- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
b. kiến thức liên môn tích hợp:
- Biết được vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay từ đó có biện pháp khắc

phục
- Hiểu được cách bố trí các gương phẳng trong một số không gian để tiết kiệm
năng lượng
- Hiểu được tại sao phải dùng sơn phản quang ở một số biển báo giao thông để
tránh xảy ra tai nạn giao thông
2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm, tạo ra được ảnh của một vật qua gương phẳng và
xác định được ví trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của gương phẳng.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng khi tham gia giao thông
3.Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn
thấy mà không cầm được (hiện tượng trừu tượng)
- Ý thức tiết kiện điện năng
- Ý thức việc bảo vệ môi trường nước…
II. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
GV: Ngô Thị Ngân

Page 20


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

III. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính trong có giá đỡ, 2 cây nến, 1 tờ
giấy, 2 vật bất kì giống nhau.
GV: giáo án, bảng phụ, kiến thức liên quan đến tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. KTBC:

- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Vẽ tia tới và tia phản xạ xác định góc tới và góc phản xạ?
S
R
0
0
30
25
I
I
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN
THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Tổ chức tình huống học tập cho HS dự đoán.
HS: Dự đoán, vào bài học.
HOẠT ĐỘNG 2:Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng[NB]
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 5.2 (SGK)
và quan sát trong gương.
Làm thế nào để kiểm tra được dự đoán?

I.Tính chất của
ảnh tạo bởi
gương phẳng


Lấy màn chắn hứng ảnh.

Tính chất 1:

AS có truyền qua được G/ph đó không?

Ảnh của một vật tạo
bởi gương phẳng
không hứng được trên
màn chắn gọi là ảnh
ảo.

GV:Ycầu HS thay G/ph bằng tấm kính trong.
GV: Yêu cầu HS từ th/ng rút ra kết luận.
Ycầu HS nêu phương án so sánh, học sinh thảo luận cách
đo.
HS: Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ
vật đến gương.

GV: Ngô Thị Ngân

Tính chất 2:
Độ lớn ảnh của một
vật tạo bởi gương
phẳng bằng độ lớn
Page 21


SKKN vật lí 7


Trường THCS Hiếu Liêm

của vật.
Tính chất 3:
Điểm sáng và ảnh của
nó tạo bởi gương
phẳng cách gương
một khoảng bằng
nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng[VD]
GV: Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu C4

II.Giải thích sự tạo
thành ảnh bởi gương
phẳng.
- Vẽ ảnh S’ dựa vào
tính chất của ảnh qua
gương phẳng (ảnh đối
xứng vật qua gương)

S
N
M
I

- Vẽ hai tia phản xạ
IN và KM theo định
luật phản xạ ánh sáng.
- Kéo dài 2 tia phản
xạ gặp nhau tại S’


K

S/

- Mắt đặt trong khoảng
IN và KM sẽ thấy S’
- Điểm giao nhau của 2 tia phản xạ có gặp nhau trên
màn chắn không
- Thế nào là ảnh của một vật.?

Không hứng được trên
màn chắn là vì các tia
phản xạ lọt vào mắt có
đường kéo dài qua S’
- Ảnh của một vật là
tập hợp ảnh của tất cả
các điểm trên vật.

HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng[VD]
GV: Yêu cầu HS vẽ ảnh của đoạn thẳng AB ở hình 5.5
(SGK)

C5:
B

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu
hỏi C6:
GV: Ngô Thị Ngân


Page 22

A


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

HS: Mặt nước coi như một gương phẳng. bóng của tháp
chính là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. giải thích hình
cái tháp lộn ngược dựa vào phép vẽ ảnh: chân tháp ở sát
đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa
đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
GDMT: Liên hệ thực tế:
GV: Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các
dòng sông xanh ngát tác dụng đối với nông nghiệp và sản
xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều khiển khí
hậu tạo ra môi trường trong lành.
tuy vậy do sự thiếu ý thức của con người đã làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm
gv: chiếu hình ảnh môi trường nước bị ô nhiễm

B’

C6: Hình cái tháp lộn
ngược dựa vào phép
vẽ ảnh chân tháp ở sát
đất, đỉnh tháp ở xa đất
nên ảnh của đỉnh tháp

cũng ở xa đất và ở
phía bên kia gương
phẳng tức là ở dưới
mặt nước.

Những dòng sông nhuốm màu ô nhiễm

GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những
mặt nước trong xanh?
HS nhận thức: Dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở
tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không
được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không
được bơm các chất độc hại từ ruộng xuống sông, tuyên
truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi
trường
GV: Ngô Thị Ngân

A’

Page 23


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

Giáo dục tiết kiệm năng lượng:
GV: Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp,
có thể người ta bố trí thêm các gương phẳng lớn trên
tường làm gì?

HS:
- Để ta có cảm giác phòng lớn hơn.
- Để phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng tạo thêm ánh
sáng, tiết kiệm năng lượng điện trong việc chiếu sáng
Liên hệ an toàn giao thông:
GV: Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn
đường thường sơn phản quang để làm gì?
HS: Để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy vào
ban đêm tránh được tai nạn giao thông

4. Củng cố:- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Ảnh tạo bởi gương phẳng có những tính chất nào?
*Bài làm đánh giá hiệu quả tích hợp của học sinh:
Chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước
không bị ô nhiễm?
5. Dặn dò: - Về nhà các em học thuộc phần ghi nhớ.
- Xem trước bài thực hành hôm sau chúng ta cùng tìm hiểu.
- Làm bài tập ở SBTVL7.
- Chuẩn bị bài học mới. Bài 6 : “thực hành quan sát và vẽ ảnh
của một vật tạo bởi gương phẳng”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ví dụ 3:
Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
a. Kiến thức bộ môn
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
GV: Ngô Thị Ngân


Page 24


SKKN vật lí 7

Trường THCS Hiếu Liêm

b. Kiến thức liên môn
- Liên môn vật lý- sinh học:
Tiếng ồn không chỉ tác động về mặt cơ học lên cơ quan thính giác, mà còn tạo ra
các xung động hướng tâm đi từ các thụ cảm thể của cơ quan thính giác tác động
lên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng
của cơ thể (hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa...).
Liên môn địa lí:
Tiếng ồn còn làm ảnh hưởng đến tập tính và môi trường sống của một số loài động
vật.
Liên môn lịch sử: trong chiến tranh máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần
chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm > 130 dB
làm cho màng nhĩ bị thương.
Liên môn giáo dục công dân: là học sinh em cần phải thực hiện các nếp sống văn
minh tại trường học, bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện,không làm
việc riêng, không nô đùa, mất trật tự trong giờ học…cùng nhau ý thức xây dựng
bài.Tuyên truyền mọi người ý thức thực hiện các biện pháp phòng tránh ô nhiễm
tiếng ồn
Liên hệ- ứng dụng vào trong kĩ thuật cuộc sống:
+ Biết lắp đặt thiết bị giảm âm
+ Đề ra nguyên tắc chống ô nhiễm tiếng ồn
Liên môn vật lí – y học: Kiểm tra thính lực thường xuyên để phát hiện những
người có tính nhạy cảm cao với tiếng ồn, phát hiện sớm những trường hợp tổn
thương thính lực để bố trí công việc khác không tiếp xúc với tiếng ồn, tránh bệnh

nặng thêm.
2.Kĩ năng:
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp
cụ thể.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
3.Thái độ:
- Ý thức được tiến ồn ảnh hưởng đến mình và mọi người xung quanh.
- Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng
ồn
- Ý thức học tập tốt, thái độ thân thiện với môi trường
- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải
tạo môi trường, chống lại ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp hỏi đáp thông qua các hiện tượng trong thực
tế.
GV: Ngô Thị Ngân

Page 25


×