A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là
một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng
biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Nguyên nhân là
do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, chính vì vậy giáo dục cho học
sinh, thế hệ tương lai của đất nước, có hiểu biết, có ý thức, có hành vi BVMT là
nhiệm vụ quan trong và cấp bách của mỗi quốc gia.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, sự nóng nên của trái đất đã trở thành mối
quan tâm chung của thế giới. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn
Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi
trường (UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ
niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại
hơn 100 nước trên thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung
sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích
sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Sự kiện này làm cho các
vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành
tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng, nâng cao hiểu
biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các
vấn đề môi trường, ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và
các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.
Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường trên thực tế ngày càng nghiêm
trọng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người.
Trung Quốc một nước có nền công nghiệp phát triển lớn trên thế giới có tới 1,2
triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong năm 2010, chiếm tới 40% tổng số
ca tử vong vì nguyên nhân này trên toàn cầu
Thành phố Thượng Hải chìm trong màn không khí bị ô nhiễm. Ảnh: New York
Times.
1
Khí thải từ nhà máy hóa chất ở Đại Liên (Trung Quốc) gây quan ngại về môi
trường (Nguồn: AFP)
Không chỉ có Trung Quốc không khí bị ô nhiễm, trên thế giới có rất nhiều nơi
của các quốc gia tại những nơi có công nghiệp phát triển, vô hình chung người
dân ở đó phải chịu nguy hiểm khi sống trong không khí độc hại, như Ấn Độ,
Pakistan, Iran trong đó có cả Việt Nam.
New Delhi đang là một trong những đô thị có bầu không khí ô nhiễm nhất thế
giới (Ảnh: Flickr)
Tại Việt Nam chúng ta quá quen khi nhìn hình ảnh các phương tiện giao thông
gây ô nhiễm trên đường. Tuy nhiên các phương tiện này vẫn cứ ngang nhiên
hoạt động còn người dân phải hứng chịu hậu quả
2
Nguồn: VnExpress.net ghi lại hình ảnh tại Hà Nội.
Hiện tượng mất cân bằng sinh thái, thai đổi môi trường sống không chỉ diễn ra ở
các thành phố lớn mà nó còn diễn ra ở ngay các vùng cao hoặc vùng đồng bằng.
Đó là hiện tượng xói mòn đất, hiện tượng lũ quét Hậu quả để lại là vô cùng to
lớn và khắc phục nó không dễ dàng.
Đất đồi bị nước xói mòn.Nguồn: Người Viêt.Com
Hiện tượng xói mòn đất, đặc biệt đất ở vùng địa hình cao rất dễ bị xói mmòn do
nước. Khi nước tạo thành dòng chúng sẽ quấn đất, chất dinh dưỡng của đất đi
theo. Hậu là đất bị mất đi hoặc chất dinh dưỡng của đất bị giảm mạnh làm diện
tích canh tác nông, lâm nghiệp bị giảm mạnh cuối cùng người dân nghèo đói.
3
Một bé trai- công dân của đảo Ghoramara, thuộc phía tây Bengal ngồi trong
khung cảnh đất đai bị nước biển xói mòn nghiêm trọng - Nguồn: Những hình
ảnh đẹp của giải Sony World Photography Awards 2013
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ
phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW nước ta đã nhấn
mạnh: Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc
dân, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng
của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và
phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.Giáo dục môi trường trong nhà
trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp
hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người
có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà
trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những
người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những
nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho
đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động
nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu
quả.
Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và
hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh
những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến
thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn, kỹ năng sống. Hiện
nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể
cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như :
Hóa, Lý, Sinh, Địa, Giáo dục công dân,
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Vật lý còn mang nặng
tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc
4
lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài
giảng ? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy bộ môn Vật lý chúng tôi luôn
phải đặt ra. Và cũng xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề
tài: “TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO
DẠY HỌC VẬT LÝ Ở LỚP 10 THPT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ”.
II. Thực trạng vấn đề
Từ thực trạng MT ở địa phương và ý thức gìn giữ MT của người dân chưa
tốt, với tâm lý học sinh thì việc bảo vệ môi trường là của người lớn, hoặc của
công ty BVMT, làm thay đổi suy nghĩ của các em nay còn khó, tạo nhận thức và
thói quen còn khó khăn hơn nhiều.
Đối với môn Vật lý 10 việc tích hợp lồng ghép BVMT để giáo dục là vấn
đề không đơn giản
Từ thực tiện giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận
thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu
soạn giảng và các thầy cô đã biết áp dụng giáo dục BVMT trong một số tiết dạy.
Tuy vậy muốn áp dụng triệt để phải cần có những biện pháp cụ thể thì hiệu quả
giáo dục BVMT mới đạt kết quả tốt nhất, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là
biện pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều
lúc chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực,
sáng tạo của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó mới
làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN I: CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP BVMT Ở CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10
I. Cơ sở pháp lý.
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10
Điều 1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Điều 2. Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các
hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Điều 6. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.Tổ chức, cá nhân phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có
quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải
tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
5
Quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta, nhận thức được tầm quan
trong của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng
và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã
hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban
hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có giáo dục BVMT.
II. Cơ sở lý thuyết.
II.1. Một số kiến thức về môi trường.
II.1.1. Định ngĩa môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
II.1.2.Thành phần môi trường.
Bao gồm các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh,
ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu
dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
II.1.3. Phân loại môi trường.
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể có nhiều loại môi trường. Môi trường tự
nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí
hậu, nước, sinh vật…; Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con
người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất
định tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của mọi người khác với
các sinh vật khác; Môi trường xã hội thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế,
cam kết, quy định…
Ngoài ra có thể phân biệt thêm: Môi trường nhân tạo, môi trường nhà
trường (bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như lớp học,
phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy – trò, nội quy nhà trường, các
quy định hoạt động của các tổ chức trong nhà trường…), môi trường gia đình,
.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài.
I.1. Kiến thức.
Giúp cho học sinh có kiến thức, phương pháp về BVMT khi học xong
một số bài Vật lý 10. Có nhận thức cao tầm quan trọng của môi trường đối với
đời sống của con người.
I.2. Kỹ năng.
Có kỹ năng sống, có các hành động, phát hiện, cảnh báo, dự đoán, xử lý kịp thời
về vấn đề môi trường.
I.3. Thái độ.
Yêu thích môn học Vật lý, bảo vệ cải tạo và phát triển môi trường, có khả năng
vận động bạn bè người thân, làng xóm, có ý thức gìn giữ BVMT.
II. Các giải pháp thực hiện.
6
II.1. Trong các tiết dạy tôi lồng ghép các kiến thức BVMT một cách hợp lý, các
hình ảnh minh hoạ thực tiễn sinh động, các tình huống thực tế vào bài học, nêu
gương những người sáng tạo trong việc BVMT từ đó giúp cho học sinh không bị
chán nản trong bài học, hiểu bài có hứng thú trong học tập môn Vật lý, vẫn đảm
bảo kiến thức Vật lý của bài đó đạt kết quả cao, thông qua đó tôi có thể giáo dục,
truyên truyền cách BVMT tới học sinh.
II.2. Tôi khai thác triệt để có hiệu quả các thiết bị dạy học như: Máy chiếu, đồ
dùng thí nghiệm, xem các băng tư liệu, phần mềm thí nghiệm ảo để tăng thêm
tính sinh động của môn Vật lý, đồng thời tăng tính hiệu quả của việc GDBVMT.
III. Giới hạn của đề tài.
Trong SKKN này tôi xin đưa ra sáng kiến GDBVMT trong chương trình Vật lý
lớp 10 nâng cao cụ thể là các bài: Bài 35. Thế năng. Thế năng trọng trường, Bài
54.Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn, Bài 60.
Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lí II nhiệt động
lực học.
IV. Nội dung tích hợp GDBVMT ở một số bài trong chương trình vật lý 10
nâng cao.
BÀI 35. THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung GDMT Mức độ
tích hợp
Ghi chú
Phần I.
I.Thế
năng
trong
trường.
2.Thế
năng
trọng
trường
Nước chảy nơi đất dốc xuống có khả năng
sinh công, công này có lợi nhưng đôi khi
cũng có hại
- Có hại:
+ Bào mòn đất làm đất bị bạc màu, đất
mất chất dinh dưỡng, diện tích đất trồng bị
giảm.
+ Gây sạt lở, nếu lượng nước nhiều tạo
thành lũ và có thể tàn phá nhà cửa cây cối,
đường giao thông trên đường đi nó.
- Có lợi: Ở một số địa phương người ta
lợi dụng nước chảy thành lũ để
+ làm cối giã gạo ở các con suối, hoặc
máy phát điện mini công suất nhỏ rất thân
thiện với môi trường
+ Xây dựng hồ chứa rất lớn để xây dựng
nhà máy thuỷ điện thay thế cho các nhà
máy nhiệt điện, đem lại hiệu quả kinh tế
rất lớn.
Những biện pháp chống tác hại của nước
chảy từ nơi đất dốc.
Liên hệ
thực tế
Trong
phần
củng cố:
Giáo viên
đưa thêm
thông tin
cho học
sinh biết
một số
hình ảnh
lũ quét,
Tìm hiểu
vẻ đẹp
của ruộng
bậc thang
của các
nước trên
thế giới
(Tư liệu
tham
7
+ Ở các đồi núi cải tạo các sườn dốc
thành các ruộng bậc thang có tác dụng :
Tăng diện tích trồng trọt, làm chậm dòng
chảy, giữ được đất, chống sói mòn cho
đất.
+ Phủ đất trống: Phủ đất bằng cây xanh,
trồng các cây thích hợp có tác dụng giảm
bớt động năng của các hạt mưa xâm kích
trực tiếp xuống đất và trồng cây còn có tác
dụng giữ ẩm cho đất
+ Tuyên truyền cho người dân hiểu biết
tác hại của phá rừng và lợi ích của việc
trồng cây gây rừng, đậc biệt rừng đầu
nguồn.
+ Xây dựng các công trình ngăn lũ, phân
lũ
khảo).
PHIẾU HỌC TẬP.
Câu 1. Rừng không có tác dụng nào sau đây?
A. Giữ cho không khí trong lành.
B. Điều tiết nước.
C. Phòng chống lũ, chống xói mòn.
D. Giữ cho nước không bị chảy xuống nơi thấp.
Câu 2. Để chống sói mòn cho đất ở nơi dốc, người ta không dùng biện pháp nào
trong các biện pháp sau?
A. Cải tạo sườn dốc thành ruộng bậc thang.
B. Trồng cây thích hợp che phủ đất trống.
C. Xây dựng các công trình kênh mương dẫn nước, điều tiết nước quanh
sờn đồi giống như kênh mương tưới tiêu ở đồng bằng.
D. Dùng loại bột Polimer pha vào nước rồi phun lên mặt đất sau khi trồng
cây.
Câu 3. Năng lượng nước chảy dược dùng để
A. Quay tua pin của nhà máy điện, chuyên chở hàng hoá xuôi dòng, chạy
thuyền buồm.
B. Quay tua pin của nhà máy điện, chuyên chở hàng hoá xuôi dòng, giã
gạo, quay bánh xe nước đưa nước lên cao.
C. Quay tua pin của nhà máy điện, chuyên chở hàng hoá xuôi dòng, chạy
thuyền buồm.
D. Quay tua pin của nhà máy điện, chuyên chở hàng hoá xuôi dòng, giã
gạo, quay bánh xe nước đưa nước lên cao, chạy thuyền buồm.
8
TÌM HIỂU VỀ LŨ ỐNG - LŨ QUÉT Ở NƯỚC TA
Lũ quét là sự chảy dồn nước nhanh vào một vùng tương đối rộng (tới vài
chục km
2
) thường quét theo các triền sông, suối với cường độ mạnh xảy ra bất
ngờ, duy trì trong một thời gian ngắn và có sức tàn phá rất mạnh, quét sạch hoặc
phá huỷ hầu như mọi vật trên bề mặt mà dòng nước chảy qua.
Quốc lộ 7 đi qua Kỳ Sơn - Tương Dương Nghệ An trong đợt lũ
Nguồn: Tài liệu môi trường.
Lũ quét là một dạng tai biến nguy hiểm xếp hàng thứ ba sau động đất,
trượt đất. Lũ quét rất
thường xuyên xẩy ra
nhiều vị trí ở Tây Bắc
Bộ, gây nhiều thiệt hại về
người và tài sản của nhân
dân. Có nhiều vị trí lũ
quét xẩy ra liên tiếp
nhiều năm trên diện
rộng.
Lũ ống là sự chảy
dồn nước bộc phát đột
ngột từ cao xuống thấp
với tốc độ rất cao vào
một thung lũng suối nhỏ
hoặc một khe hẻm có quy mô nhỏ hơn (từ vài trăm mét đến vài km) theo sườn
rất dốc, tạo thành một khối nước hình ống, thời gian xẩy ra rất ngắn và sức tàn
phá cũng rất mạnh.
Nguồn mạng: Thư viện tài liệu
9
TÌM HIỂU VẺ ĐẸP RUỘNG BẬC THANG Ở TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC
NGOÀI
1. Pisac. Pisac là một trong số những ruộng bậc thang của người Inca cổ đại mà
đến nay vẫn còn được sử dụng. 16 thửa ruộng lớn “ bao vây” đỉnh núi này được
tạo tác theo hình chú chim đa đa khi nhìn từ trên xuống. Trong tiếng Peru, Pisac
cũng có nghĩa là “chim đa đa”.
2. Ruộng bậc thang ở Sapa. Những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng nhất ở miền
Bắc nước ta thuộc thung lũng Mường Hoa, giữa thị trấn Sapa và đỉnh Fansipan
huyền thoại. Các tộc người sống tại đây như Hmong, Dao, Tày… đã trồng lúa và
ngô trên ruộng bậc thang từ rất lâu đời và vẫn duy trì lối sống đó đến tận ngày
nay.
10
3. Thung lũng Douro. Nằm ở phía Bắc đất nước Bồ Đào Nha, cách thủ đô
Porto không xa là thung lũng Douro với những ruộng nho trải trên đồi, bên bờ
sông thơ mộng.
4. Ruộng bậc thang Bali. Có thể nói những ruộng bậc thang 2.000 năm tuổi ở
Bali là độc nhất vô nhị. Nhìn vào quy mô kỳ vĩ này, ít ai nghĩ rằng khu ruộng
được tạo tác thủ công hoặc bằng các phương tiện rất thô sơ.
Khu ruộng bậc thang nằm ở phía Bắc làng Tegallalang, quận Ubud, ở trung tâm
Bali, là điểm đến quen thuộc của các “phượt thủ” và nhiếp ảnh gia.
5. Ruộng Longji
11
Ru
ộng bậc thang Longji, còn gọi là ruộng “sống lưng rồng” được xây dựng cách
đây 500 năm từ thời nhà Minh. Ruộng trải dài trên địa phận tỉnh Quế Lâm,
Trung Quốc. Du khách có thể tham gia các tour khám phá khu ruộng này bằng ô
tô du lịch hoặc trên lưng ngựa.
( Nguồn: Theo Tri thức thời đại)
BÀI 54. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT
HIỆN TƯỢNG MAO DẪN
Địa chỉ tích
hợp
Nội dung GDBVMT Mức độ
tích hợp
Ghi chú
2.Hiện
tượng mao
dẫn
Các ống mao dẫn trong các rễ cây
và thân để hút nước và dưỡng
chất nuôi cây tươi tốt. Do đó
trồng cây bảo vệ rừng, chống sói
mòn cho đất, đặc biệt là rừng đầu
nguồn góp phần hạn chế lũ lụt.
Đất đồi có cây xanh sẽ ít bị kho
cằn vì cây xanh sẽ giữ được nước
ngầm, cây xanh góp phần làm
không khí trong lành, làm chậm
quá trình biến đổi khí hậu.
Liên hệ
thực tế
Trong phần
củng cố: Giáo
viên đưa thêm
thông tin cho
học sinh biết
một số thông tin,
hình ảnh về xói
mòn đất ở Tây
Nguyên
TÌM HIẺU VỀ XÓI MÒN ĐẤT
Mỗi năm, lớp phủ thổ nhưỡng ở Tây Nguyên bị xói mòn và trôi ra biển hàng
trăm triệu tấn. Phá rừng để lấy đất canh tác là vấn đề nóng bỏng nhất ở đây.
12
Bình quân từ năm 1990 đến nay, mỗi năm vùng mất tới 15.000 ha rừng. Tỷ lệ
che phủ trước năm 1985 khoảng 75%, nay chỉ còn 60%.
Ở Đak Lak, năm 1960 còn 1,8 triệu ha rừng, chiếm 92% diện tích đất tự
nhiên, nay chỉ còn 50% Đó mới chỉ là số liệu trên giấy tờ. Thực tế chắc còn bi
đát hơn.
Theo tài liệu của Sở KHCN&MT Đak Lak thì ở độ dốc 5-8 độ, với lượng
mưa hàng năm 1.905 mm, trên 1 ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên tới 95,1
tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê 2 tuổi là 69,2 tấn
gấp rất nhiều lần so với nơi có rừng (rừng tái sinh 12 tấn, rừng nguyên sinh dưới
6 tấn). Tổng kết nhiều điểm quan trắc trên các độ dốc và vùng đất khác nhau
cũng cho thấy lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất
bị cuốn trôi rất lớn: 171 kg N; 19 kg P2O5; 337,5 kg K2O; 1.125 kg chất hữu
cơ. Tính ra mỗi năm đất Tây Nguyên bị trôi xuống sông Mê Kông và sau đó bị
13
đẩy ra biển Đông tới hàng trăm triệu tấn và kèm theo đất là hàng vạn tấn N,
P2O5, K2O Đây là lý do khiến cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng.
(Theo Báo Lao Động)
BÀI 60. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ
NHIỆT VÀ MÁY LẠNH. NGUYÊN LÍ IINHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Địa chỉ tích
hợp
Nội dung GDBVMT Mức độ
tích hợp
Ghi chú
1.Động cơ
nhiệt.
2. Máy lạnh
Những tác động đến môi trường,
con người khi động cơ nhiệt hoạt
động
+ Tạo ra khí thải, bụi và tiếng ồn lớn.
+ Tác động đến đường hô hấp con
người.
+ Gây hiệu ứng nhà kính.
+ Bụi bám trên lá cây gây nhiễm
khuẩn thực phẩm, làm giảm khả năng
quang hợp của cây.
+ Gây ô nhiễm tiếng ồn.
Con người cần làm gì để vừa phát
triển kinh tế nhưng bảo vệ được
môi trường.
+ Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt
( chỉ sử dụng khi cần thiết ).
+ Không nên dùng các động cơ nhiệt
đã cũ, hiệu xuất của động cơ thấp.
+ Nghiên cứu để cải tiến sản xuất các
động cơ nhiệt thân thiện với môi
trường và có hiệu suất cao hơn.
+ Sử dụng các động cơ khác thay thế
cho động cơ nhiệt như động cơ điện,
hoặc phối hợp sức kéo của động cơ
với sức gió ( thuyền buồm ).
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới
thân thiện với môi trường: Năng
lượng mặt trời, nhiên liệu khí hoá
lỏng, nhiên liệu khí thiên nhiên, nhiên
liệu có, nguồn gốc sinh khối như dầu
thực vật.
Những tác hại của máy lạnh đến
Liên hệ
thực tế.
Ở phần
củng cố:
GV đưa ra
các câu
hỏi, nhằm
củng cố
kiến thức
vững chắc
cho HS và
một số
hình ảnh
về lỗ thủng
tầng Ôzôn
14
môi trường.
+ Các môi chất lạnh như: NH
3
, SO
2
,
CCl
4
đều độc hại và có khả năng gây
cháy nổ.
+ Các môi chất lạnh như CFC hoặc
HCFC, HFC đã ảnh hưởng đến sự suy
giảm của tầng ozone của trái đất và
biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Nguồn nóng của máy lạnh có nhiệt
độ cao ảnh hưởng môi trường xung
quanh.
Con người phải làm gì để giảm tác
hại của máy lạnh đối với môi
trường.
+ Các nhà sản xuất sử dụng các tác
nhân lạnh thân thiện với môi trường
như: R407C, R410A và ứng dụng các
công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả
cao.
+ Tuyên truyền vận động đến mọi
người xung quanh: Sử dụng điện nói
chung và sử dụng máy lạnh nói riêng
phải có hiệu quả cao như: Không nên
để chế độ quá lạnh dưới 16
0
C hao phí
năng lượng, nên để ở 25
0
C là hợp lí
nhất.
+ Cần bảo trì sửa chữa các thiết bị,
thay thế các thiết bị cũ, hư hỏng, hiệu
suất thấp.
+Không nên dùng máy khi không quá
cần thiết như: Nhiệt độ ngoài trời
không cao hoặc không thấp lắm thì
không nên dùng.
PHIẾU HỌC TẬP.
Câu 1. Những phương án sau, phương án nào không làm giảm ô nhiễm môi
trường đối với xe máy.
A. Khi đi xe máy gặp đèn đỏ 25 giây lên tắt máy.
B. Rú ga liên tục hoặc tăng giảm ga không đều.
C. Điều chỉnh chế độ tiêu thụ xăng của xe phù hợp với từng mùa.
D. Khi xe thải nhiều khói cần phải đưa đến cơ sở sửa chữa.
Câu 2. Chọn câu sai. Lượng xe tham gia giao thông trên đường, trong các thành
phố lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người như thế nào?
15
A. Tạo không khí ngột ngạt khó chịu trong thời gian ngắn.
B. Gây âm thanh ồn ào, ức chế thân kinh của con người.
C. Khí thải này ảnh hưởng đến suy giảm của tầng ozon.
B. Khí thải này làm trái đất nóng dần.
Câu 3. Mục đích trồng cây xanh hai bên đường không phải là để
A. tăng thu nhập từ việc lấy gỗ, hoa quả.
B. giảm tiếng ồn do các xe tham gia giao thông gây ra.
C. giảm lượng khí cabonic và tăng thêm khí oxi cho không khí.
D. tạo nhiều bóng mát, xây dựng những con đường xanh đẹp thân thiện
môi trường.
Câu 4. Sử dụng máy lạnh như thế nào để giảm ảnh hưởng tới môi trường và con
người.
A. Cục nóng của máy lạnh được lắp ở những nơi hay đi lại nhiều.
B. Sử dụng các máy lạnh có tác nhân lạnh thân thiện với môi trường.
C. Những hôm trời nắng nên bật điều hoà sử dụng tuỳ ý.
D. Khi sử dụng điều hoà phải đặt ở nhiệt độ thấp dưới 16
0
C.
KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CON
NGƯỜI
Lượng khí thải nhà kính đánh dấu cột mốc 400 phần triệu (ppm) lần đầu tiên kể
từ 5 triệu năm trở lại đây và là có tốc độ tăng nhanh nhất kể từ trước đến nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí
quyển đã vượt quá mốc 400 ppm (đơn vị đo mật độ khí hiếm trong không khí,
nghĩa là 1 phần 1 triệu và bằng 1mg/kg). Tình trạng báo động này làm dấy lên
các cuộc kêu gọi hành động mới nhằm làm giảm quy mô khí nhà kính trong
không khí.
Lượng CO2 tăng tới 2,74 ppm chỉ trong 17 tuần đầu tiên của năm 2013 so với
năm ngoái. Kể từ năm 1958, các trạm giám sát ở khu vực núi lửa Hawaii mới
ghi nhận lượng khí thải nhà kính tăng với tốc độ chóngmặt như hiện nay.
16
Các trạm giám sát đã đánh đấu cột mốc 400,03 lượng CO2 kể từ ngày thứ năm.
Các chuyên gia đổ lỗi cho sự gia tăng lượng khí thải nhà kính đến từ Trung
Quốc và Ấn độ, những nước dựa nhiều vào than để tạo ra năng lượng. Bên cạnh
đó, một trong số các yếu tố khác làm năng lượng khí thải nhà kính chính là sự
giảm sút lượng hấp thụ CO2 từ thực vật.
Trái Đất chưa bao giờ chứng kiến mức độ khí nhà kính cao đến như vậy
trong suốt 3 đến 5 triệu năm, rất lâu trước khi con người tồn tại, thời điểm nhiệt
độ Trái Đất nhiều hơn hiện nay khoảng 3-4 độ C và mực nước biển cũng cao
hơn 20-40m so với ngày này.
Nguồn: Theo The Independent
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết quả.
Năm học 2012 – 2013 tôi đã áp dụng đề tài này cho hai lớp 10A, 10G mặc dù
chất lượng đầu vào rất thấp nhưng đại đa số học sinh hiểu và có ý thức BVMT,
hiểu bài học ở trên lớp và yêu thích môn học Vật lý, đặc biệt các em học sinh cá
biệt đã có sự tiến bộ trong môn học. Kết quả đạt được trong năm học 2012 -2013
như sau.
Lớp Sĩ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A 49 12 24% 21 42% 16 34% 0 0 0 0
10G 50 2 4% 13 26% 30 60% 5 10% 0 0
17
II. Bài học kinh nghiệm.
- Đối với học sinh lớp 10 môn vật lý rất khó đối với các em, do đó việc lồng
ghép GDBVMT trong bài học thành công vô hình chung các em yêu thích môn
học hơn.
- Người dạy cần phải biết rõ kiến thức trọng tâm của bài học, không nên sa vào
vấn đề BVMT quá nhiều gây nhàm chán và không đảm bảo kiến thức trọng tâm
của bài học
- Để thực hiện tốt tích hợp GDBVMT vào trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên cần
phải miệt mài, chịu khó tích luỹ kiến thức nhất là kiến thức thực tế, phải có kiến
thức công nghệ thông tin, có khả năng tự tìm tư liệu qua nhiều kênh thông tin,
đặc biệt là trên internet, để phục vụ cho bài giảng có chất lượng và sự thu hút
cao.
- Trong các giờ dạy sự kết hợp lồng ghép phải nhẹ nhàng, phải gây được hứng
thú không nên gò ép học sinh phải ghi nhớ thông qua cách đọc chép, hoặc dùng
hình ảnh tư liệu GDBVMT quá nhiều…
III. Kiến nghị
- Môi trường là vấn đề cấp bách, trách nhiệm không của riêng ai nên ở trong các
nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi tìm hiểu môi trường dưới
nhiều hình thức như: Viết bài, làm báo tường hoặc sân khấu hoá.
- Bộ GD & ĐT cần xây dựng một chương trình cụ thể cho việc GDBVMT cho
chương trình Vật lý THPT.
- Sở GD & ĐT cần tổ chức thêm các chuyên đề về GDBVMT cho giáo viên,
cung cấp các thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học trong vấn đề này.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình trực tiếp giảng dạy. Mặc dù bản
thân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm tòi để viết sáng kiến, kinh nghiệm chưa nhiều
nên bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô
giáo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, Ngày 3 tháng5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết SKKN
Trần Văn Dũng
18
TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÔI CÓ SỬ DỤNG CÁC TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao.
2. Tài liệu: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông. (Biên sạon: Nguyễn Trọng Sửu).
3. Tài liệu:Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục NGLL ở trường trung học phổ thông. ( Biên
soạn: Nguyễn Sỹ Đức).
4. Bài báo TS Nguyễn Đinh Tuấn, giảng viên trường CĐ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG TPHCM và báo Đất Việt.
5. Websie: http:// www. buzztin.com.
6.Tài liệu: Luật bảo vệ môt trường Việt Nam năm 1993
7.Tài liệu: Giáo dục môi trường: Nguyễn Kim Hồng Biên soạn, NXBGD 2002.
8. Tổng cục môi trường - Bộ tài nguyên và môi trường.
Websie: http:// www. voer.edu.vn
19
PHỤ LỤC
A.MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1
I. Lý do chọn đề tài………………………………………………….…… … 1
II. Thực trạng vấn đề…………………………………… 5
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
PHẦN I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TÍCH HỢP BVMT Ở CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 5
I. Cơ sở pháp lý 5
II. Cơ sở lý thuyết 6
II.1. Một số kiến thức về môi trường 6
II.1.1. Định ngĩa mô trường 6
II.1.2.Thành phần môi trường……………………………… 6
II.1.3. Phân loại môi trường 6
PHẦN II. NỘI DUNG 6
I. Mục tiêu của đề tài 6
I.1. Kiến thức 6
I.2. Kỹ năng 6
I.3. Thái độ 6
II. Các giải pháp thực hiện 7
III. Giới hạn của đề tài 7
IV. Nội dung tích hợp GDBVMT ở một số bài trong chương trình vật lý 10 nâng
cao 7
BÀI 35. THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG 7
BÀI 54. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT
HIỆN TƯỢNG MAO DẪN 12
BÀI 60. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ 14
NHIỆT VÀ MÁY LẠNH. NGUYÊN LÍ IINHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
I. Kết quả 17
II. Bài học kinh nghiệm 18
III. Kiến nghị 18
20