Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.2 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG OANH

CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2006

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG OANH

CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số

: 5.05.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

Hµ néi - 2006

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Oanh

3


MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS

BỘ LUẬT DÂN SỰ


BLHĐ

Bộ luật Hồng Đức

BLGL

BỘ LUẬT GIA LONG

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNTTLH

Công nhận thuận tình ly hôn

HN&GĐ

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

XHCN

Xã hội chủ nghĩa
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI

TANDTC

CAO

Tp. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TR

TRANG

4


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định cấp dưỡng

6

trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
1.1. Khái niệm chung về chế định cấp dưỡng

6

1.2. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam qua

15

các giai đoạn phát triển và sự cần thiết phải ban hành

Luật HN&GĐ năm 2000, yêu cầu sự điều chỉnh của
chế định cấp dưỡng
Chương 2: Nội dung của chế định cấp dưỡng theo Luật Hôn

32

nhân và Gia đình năm 2000
2.1. Các qui định chung về cấp dưỡng

34

2.2. Các trường hợp cấp dưỡng cụ thể

58

2.3. Chế tài của Chế định cấp dưỡng

75

Chương 3: Thực trạng thi hành và áp dụng pháp luật về cấp

79

dưỡng và một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp
dưỡng trong giai đoạn hiện nay
3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về cấp dưỡng và những

79

nguyên nhân của nó

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, ở nước ta trong những năm qua
với đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự phát triển toàn diện về mọi mặt:
Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Cùng với sự điều chỉnh của pháp luật đã tác
động đến sự thay đổi trong đời sống hôn nhân và gia đình, quyền tự do dân chủ
của nhân dân ta ngày càng được ghi nhận và đảm bảo, các thành viên sống trong
gia đình có trách nhiệm với nhau hơn: Ông bà, cháu chắt thì thương yêu và tôn
trọng lẫn nhau, cha mẹ thì chăm lo cho con cái, anh chị em thì quan tâm và giúp
đỡ lẫn nhau. Song cũng do tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường
ngoài những truyền thống văn hóa quí giá chúng ta cũng tiếp nhận các luồng văn
hoá của nhiều nước khác nhau, và nó đã để lại cho chúng ta những hạn chế: một
số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để sống vượt quá cái gọi là “tự do cá
nhân”, sống ích kỷ, vô trách nhiệm với những người thân trong gia đình. Vì vậy
số vụ ly hôn ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các vụ án ly hôn có yếu tố nước

ngoài. Như một sự phát triển theo tỷ lệ thuận nếu số vụ án ly hôn tăng thì số trẻ
em lang thang cơ nhỡ, số người độc thân, số người tàn tật không nơi nương tựa
cũng tăng lên nhanh chóng. Những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn rất cần sự
giúp đỡ về vật chất và tinh thần của xã hội nhưng đặc biệt và trước tiên là sự
giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Nhưng từ trước đến nay vấn đề cấp
dưỡng ở nước ta phần lớn được đặt ra dựa trên đạo đức truyền thống là chủ yếu.
Vì vậy mà hiệu quả của vấn đề cấp dưỡng không cao. Do đó mà những số phận
không may mắn vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ khi những thành viên trong gia
đình là người bạc bẽo hoặc không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
cho người khác, và những gánh nặng đó lại đè nặng lên vai xã hội. Chúng tôi
thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện

6


và đảm bảo cho nó được thực thi trong cuộc sống, nhằm điều chỉnh các quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là quan hệ cấp dưỡng phát triển theo
chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra, không ngừng thực hiện việc quản lý
xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cấn
thiết và cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta ngày càng
phải hoàn thiện mình hơn để có thể sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế
giới, xây dựng xã hội văn minh ở đó không có tình trạng người già và trẻ em
lang thang cơ nhỡ, mọi số phận hẩm hiu trong xã hội sẽ được gia đình và xã hội
cưu mang. Xuất pháp từ những lý do nêu trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Chế
định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Nhằm nghiên
cứu về lý luận và thực tiễn, chỉ rõ những bất cập và vướng mắc trong quá trình
thực hiện chế độ cấp dưỡng và nêu ra những phương hướng góp phần vào công
cuộc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói riêng và pháp luật hôn nhân gia đình
nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Luật hôn nhân và gia đình là một mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu luật học. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hôn nhân và gia đình,
nhưng đối với đề tài cấp dưỡng thì vẫn ít người quan tâm nghiên cứu nó một cách
sâu rộng và hoàn thiện. Đã có một số đề tài có đề cập đến vấn đề cấp dưỡng
nhưng trong phạm vi hẹp như trong luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Oanh “ Hậu quả pháp lý của ly hôn” Khoa luật Đại học quốc
gia Hà Nội, luận văn “ Chế độ tài sản của vợ chồng” của cử nhân Phí Thùy Linh,
Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 1998. Đặc biệt trong thời gian này có
luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Cừ, giảng viên đại học Luật Hà Nội với đề
tài “Chế độ tài sản của vợ chồng”. Luận án thạc sĩ “ Ly hôn có yếu tố nước ngoài
tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Quang thuộc viện nghiên cứu
nhà nước và pháp luật 1998.
7


Cho đến nay vấn đề cấp dưỡng mới chỉ qui định một cách tương
đối tập trung ở trong chương VI luật HN&GD năm 2000 và NĐ
70/2001/ NĐ CP có sửa đổi bổ sung 2004 - Luật bảo vệ và chăm sóc
trẻ em. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng chủ yếu phục vụ cho công tác
nghiên cứu chế độ cấp dưỡng, bên cạnh đó các giáo trình luật HNGĐ của các
trường đại học: ĐH luật Hà Nội, Khoa luật trường ĐHQGHN, Khoa luật ĐH
Huế, Trường ĐH luật TP HCM, cũng có đề cập đến những vấn đề này nhưng
ở mức độ vĩ mô và đại cương. Ngoài ra còn có một số bài viết phân tích đánh
giá về vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình trong một số tạp
chí. Trong đó phải kể đến bài: “Vấn đề cấp dưỡng trong HNGĐ năm 2002”
của tác giả Nguyễn Phương Lan - giảng viên tư pháp Trường Đại học luật Hà
Nội đăng trên tạp chí Luật học số 01/2001 trang 34-39.
Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề cấp dưỡng là một nội dung nghiên cứu
ở nhiều góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Song chưa có một công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện và chuyên sâu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu:
Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn, so sánh với các qui định cấp
dưỡng của các nước khác trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực
hiện chế độ cấp dưỡng ở nước ta hiện nay. Từ đó chỉ ra một số giải pháp cho
việc hoàn thiện các qui định pháp luật về cấp dưỡng nói riêng và hệ thống
pháp luật nước ta nói chung nhằm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta.
3.2. Nhiệm vụ:
- Cơ sở lý luận về chế định cấp dưỡng, nghiên cứu một cách toàn diện
lịch sử về vấn đề cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

8


- Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng của việc thực thi pháp luật
về cấp dưỡng.
- Phân tích nguyên nhân.
- Xác định yêu cầu mới đặt ra với việc xây dựng pháp luật về cấp
dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật
về cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài “Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000”
vì vậy trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu các qui định pháp luật về cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.
Cơ sỡ lý luận, thực tiễn đánh giá thực trạng để từ đó nhận thức rõ yêu cầu cơ
bản và đưa ra phương hướng giải quyết, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của việc cấp dưỡng đồng thời hoàn thiện hơn pháp luật về cấp dưỡng trong
giai đoạn hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp chính được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận
án là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy biện chứng, phép biện chứng của
chủ nghĩa Mác- Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng các biện pháp cụ thể: phân tích, so sánh,
thống kê, tổng hợp.
6. Ý nghĩa và điểm mới của luân án
- Luận án đã nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện về ý nghĩa, mục
đính, các điều kiện của quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.
- Luận án còn đánh giá thực trạng thi hành các qui định pháp luật về
cấp dưỡng, đưa ra một số kiên nghị sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật về

9


cấp dưỡng từ đó góp phần củng cố mối quan hệ hôn nhân gia đình theo xu
hướng bền vững trước sự tác động của cơ chế thị trường.
7. Cơ cấu của luân án
Luận văn này gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
Phần mở đầu giới thiệu về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài,
mục đích , ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định cấp dưỡng trong
luật hôn nhân gia đình năm 2000
Chương 2: Nội dung của chế định cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000
Chương 3: Thực trạng thi hành và áp dụng pháp luật về cấp dưỡng và
một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Phần kết luận: Tóm tắt lại quá trình nghiên cứu và đưa ra một số kiến
nghị cho việc hoàn thiện chế định cấp dưỡng


10


Tài liệu tham khảo
1. Ph. Ăngghen (1961). Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước, NXB Sự thật Hà Nội.
2. Bộ luật Gia Long.
3. Bộ luật Hồng Đức.
4. Bộ Luật Hình Sự năm 1995.
5. Bộ Luật Dân Sự năm 1995.
6. Bộ Luật Dân Sự năm 2005.
7. Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2004.
8. Bộ Dân Luật Sài Gòn năm 1972.
9. Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hoà Pháp (1998). NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
10.Bộ luật gia đình Bungari (1994). Tài liệu tham khảo của Ban soạn thảo
Luật HN&GĐ (sửa đổi) Hà Nội.
11.Bộ luật gia đình của Cộng hoà liên bang Đức (1994). Tài liệu tham
khảo của Ban soạn thảo Luật HN&GĐ (sửa đổi) Hà Nội.
12.Bộ luật gia đình của CuBa (1994). Tài liệu tham khảo của Ban soạn
thảo Luật HN&GĐ (sửa đổi) Hà Nội.
13.Bình luận khoa học Luật HN&GD Việt Nam năm 2000. Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
14.Bộ Tư pháp (2002). Báo cáo tổng kết 10 năm công tác thi hành án dân
sự 1993 – 2002, Bộ Tư pháp Hà Nội.
15.Các Mác, F.Ăng Ghen (1884). Nguồn gốc của chế độ tư hữu gia đình
Nhà nước, NXB sự thật hôn nhân gia đình, Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11



16.Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2001). Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành Luật HN&GĐ năm 2000.
17.Chu Thanh Hải (1993). Đề cương bài giảng Luật HN&GĐ Việt Nam,
đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh.
18.Dân luật Bắc kỳ năm 1931.
19.Dân luật Trung kỳ năm 1936.
20.Đại Việt Sử Ký toàn thư (2003). Tập 2 – NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.
21.Nguyễn Ngọc Điện (2002). Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt
Nam tập 1, NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
22.Giáo trình luật HN&GĐ Việt Nam (1999) NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
23.Giáo trình luật HN&GĐ (2002) Trường đại học Luật Hà Nội.
24.Hiến pháp năm 1992.
25.Hội đồng Quốc gia chi đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(2002), NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội.
26.Hội đồng Thẩm phán Toà án Tối cao (2000). Nghị quyết 02/2000/NQHĐTP-TANDTC, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
27.Luật HN&GĐ năm 1959.
28.Luật HN&GĐ năm 1986.
29.Luật HN&GĐ năm 2000.
30.Luật gia đình 1/1959, Sài Gòn.
31. Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
32.Nguyễn Lân (2002). Từ điển Từ và Ngữ Hàn Việt, NXB thành phố Hồ
Chí Minh.
33.Nguyễn Lân (2002). Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, NXB thành phố Hồ
Chí Minh.

12



34.Nguyễn Thanh Lành (2002). Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2002 Buộc bị cáo nộp tiền cấp dưỡng 1 lần hay nhiều lần.
35.Nguyễn Phương Lan (2001). Tạp chí Luật học 01/2001 - Vấn đề cấp
dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 2000.
36.Phan Trung Lý và Hà Thị Mai Hiên (2000). Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 3/2000 - Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng trong dự thảo Luật
HN&GĐ sửa đổi.
37.Thanh Lê (2001). Xã hội học gia đình, đại học Quốc gia TP.HCM.
38.Tưởng Huy Lượng (2001). Bình luận một số vụ án dân sự trong hôn
nhân gia đình, Chính trị Quốc gia Hà Nội.
39.Pháp lệnh về người tàn tật (1998).
40.Pháp lệnh về người cao tuổi (2000).
41.Pháp lệnh thi hành án dân sự (2004).
42.Quốc hội (2000). Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9/6/2000 về việc
thi hành Luật HN&GĐ.
43.Nguyễn Thị Oanh (1999). Gia đình Việt Nam thời mở cửa, NXB trẻ thành
phố Hồ Chí Minh.
44.Lê Thi (2002). Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới,
NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
45.Lê Thi (2004). Hỏi đáp về Luật HN&GĐ Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội Hà Nội.
46.Đinh Trung Tụng (2001). Khái quát một số điểm mới của Luật HN&GĐ
năm 2000.
47.Đinh Trung Tụng (2001). Những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật
HN&GĐ năm 2000, Tạp chí Dân chủ – Pháp luật (số chuyên đề về
Luật HN&GĐ năm 2000) (Tr 70-75).

13


48. Đinh Trung Tụng chủ biên (2000). Giới thiệu những nội dung cơ bản

của Luật HN&GĐ năm 2000 – NXB thành phố Hồ Chí Minh.
49.Trường đại học Luật (1994). Giáo trình Luật HN&GĐ, Hà Nội 1994.
50. Viện Nhà nước và Pháp luật (1980). Địa vị gia đình của trẻ em sinh
ngoài giá thú ở Cộng hoà Nhân dân Hungari, Bungari, Ba Lan,
CHXHCN Tiệp Khắc (tài liệu dịch) Praha.

14



×