MỘT VÀI BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÝ LỚP 8
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa với mục
tiêu Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng
quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi ngành Giáo Dục cần có những thay đổi
mạnh mẽ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát
triển.
Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thư 4 - khóa VII đã được thể chế trong bộ luật
Giáo Dục năm 2005 xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những
phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề”.
Việc dạy học vật lý có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện học sinh, khả
năng tư duy lô-gic và tư duy biện chứng, hình thành ở các em niềm tin về bản chất
khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người về
thế giới xung quanh, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học để đẩy mạnh sản
xuất, cải thiện đời sống.
Trong mục tiêu của môn Vật lý cũng đã xác định rõ: Ngoài việc phải cung cấp cho
học sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản phổ thông, còn phải hình thành cho các
em những kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, truyền đạt thông tin, đặc biệt là kỹ năng
vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và phục vụ cuộc sống. Rèn luyện cho các em
thói quen làm việc khoa học là góp phần tạo ra các năng lực hành động, năng lực tư
duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề. Đây là chìa khóa của sự thành công trong
cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện tượng học sinh yếu kém bộ môn Vật lý trong trường THCS, ở bất
cứ địa phương nào, năm học nào, khối học nào cũng có. Nguyên nhân thì rất nhiều, có
em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng
1
kiến thức, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng giải toán, có em do không đủ kiến thức, kỹ
năng… và còn rất nhiều nguyên nhân khác.
Cụ thể, đối với học sinh lớp 8, phần lớn là do các em bắt đầu chuyển từ giải bài tập
ở dạng định tính sang dạng bài tập định lượng nên còn nhiều bỡ ngỡ, một số em chưa
theo kịp. Vì vậy, chất lượng ở bộ môn Vật lý khối 8 sẽ sụt giảm hơn so với khối 7.
Vậy “làm như thế nào” để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản nhất ở lớp dưới,
vừa hình thành những kỹ năng làm làm bài tập vật lý 8 và cao hơn là hạn chế được tỉ
lệ học sinh yếu kém trong bộ môn. Đây thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người
giáo viên! Và đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ GD & ĐT phát động,
trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ
trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm đánh giá thực
chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả
giảng dạy của giáo viên.
Những học sinh lên lớp là những học sinh có kiến thức thực sự, xứng đáng đựơc lên
lớp. Những học sinh không đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp. Xuất phát
từ vấn đề này, chúng ta không thể hiểu theo hướng là vô tư để học sinh yếu kém “ở lại
lớp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó.
Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số
lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh
hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của
riêng mỗi nhà trường.
Tuy cùng được học một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học
sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống
và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác
nhau, môi trường giáo dục khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức
2
của mỗi học sinh cũng phải khác nhau…Chất lượng bộ môn Vật lý trong trường
THCS Vĩnh An nói riêng và tình trạng chung với hầu hết các trường trong huyện
tương đối thấp. Cụ thể, chất lượng bộ môn Vật lý (tỷ lệ %) trong năm học 2013 –
2014 của trường THCS Vĩnh An như sau:
KHỐI
6
7
8
9
TOÀN
TRƯỜNG
GIỎI
KHÁ
TRUNG
BÌNH
TRÊN
TRUNG
YẾU
KÉM
14.5
7.0
6.8
1.9
4.2
8.2
1.4
22.3
38.6
25.6
21.4
24.1
32.3
41.4
47.6
34.9
22.2
25.6
29.1
BÌNH
81.3
93
92.5
98.1
27.5
34.8
28
90
0.8
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém gồm có chủ quan và khách quan
mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yếu kém tiến
bộ và thoát khỏi tình trạng yếu kém.
Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”.
Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình yêu
thương đối với mọi học trò, tính kiên nhẫn , có niềm tin và không ngại khó. Là giáo
viên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí của lứa tuổi học
trò, luôn tạo cho các em niềm tin: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Khi các
em đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu kém là không
khó.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
2.1. Xác định, phân loại học sinh và tìm hiểu nguyên nhân:
Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm cần:
3
So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả xếp loại học lực cuối
năm qua; các chỉ số về tỷ lệ tăng hay giảm?
Bước tiếp theo có thể khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu kém vì
các nguyên nhân như:
Do học sinh:
- Tiếp thu chậm; hỏng kiến thức; khả năng tính toán còn yếu;
- Chưa xác định mục đích, động cơ học tập, chưa tập trung trong giờ học;
- Làm bài không cẩn thận trong quá trình làm bài;
- Chưa có phương pháp học tập đúng đắn, chưa biết cách vận dụng công thức vào giải
bài tập.
Do giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu,
kém. Chưa theo dõi sát xao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém
không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ”
các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu
kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng
thú cho học sinh thích học môn mình...
Về phía phụ huynh:
Còn một số phụ huynh HS:
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho nhà
trường.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ
không chú tâm vào học tập.
- Học sinh ở với ông bà già yếu không quản lý được việc học của cháu.
- Bố mẹ trình độ văn hóa thấp, nên khó chỉ dạy, theo sát được việc học của con mình.
4
Sau khi phân tích nguyên nhân yếu kém của học sinh, giáo viên lập kế hoạch bồi
dưỡng phù hợp với từng đối tượng học sinh .
2.2. Tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho
học sinh.
- Cho học sinh thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn, tạo cho học sinh có nhu
cầu nâng cao tri thức môn học. Nắm vững tâm lí lứa tuổi của các em học sinh tạo
động cơ quyết tâm phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình. “ Động cơ học tập
không có sẵn, không thể áp đặt, phải hình thành dần dần trong quá trình học sinh
chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của thầy ”.
- Để thực hiện được vấn đề này, điều quan trọng là giáo viên phải luôn gần gũi, là
điểm tựa đáng tin cậy của các em học sinh. Để học sinh có thể thấy rằng muốn đạt
được mục tiêu trong học tập, ngoài môi trường, các tác nhân thuận lợi còn phải có sự
cố gắng quyết tâm của thầy và trò trong quá trình học tập. Sẽ có kết quả tốt hơn nếu
giáo viên tổ chức được các buổi ngoại khóa tìm hiểu về vai trò của Vật lý trong đời
sống, sản xuất; các buổi nói chuyện về các nhà bác học, những nghành nghề liên quan
đến Vật lý; tổ chức những buổi sinh hoạt giới thiệu những tấm gương học tốt, gương
chăm học,... từ xưa đến nay, trong nước và nước ngoài nhằm kích thích sự yêu thích
môn học của học sinh.
- Cần giúp học sinh xác định đúng động cơ, thái độ học tập: Học là để có kiến thức,
để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức
của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Và
đơn giản nhất là học để vận dụng các kiến thức đó giúp ta xử lý các tình huống, công
việc của chính mình trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học và hiệu quả. Có
như vậy học sinh mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên.
- Vậy phải làm gì để gây lòng tin, tạo hứng thú, sự say mê, yêu thích bộ môn Vật lý
cho học sinh. Đó chính là do người thầy, người cô chỉ dẫn, dìu dắt học sinh, kích thích
học sinh qua các thí nghiệm dễ, gần gũi với đời sống để khơi dậy sự yêu thích môn
học của các em.
5
Ví dụ: Bài 9: Áp suất khí quyển
Để giới thiệu bài mới, thay vì giới thiệu như trong sách giáo khoa, cho Hs quan
sát tranh ảnh hoặc cho học sinh quan sát một đoạn phim về “úp ngược một ly nước
đầy được đậy kín bằng 1 tấm bìa không thấm nước”. Rồi đặt câu hỏi vào bài mới: tại
sao nước trong ly không chảy ra ngoài?
Thay vào đó: giáo viên có thể cho cả lớp quan sát một màn trình diễn ảo thuật (chính
là thí nghiệm trên) do chính một bạn trong lớp thực hiện (dưới sự hướng dẫn trước
của giáo viên). Cách làm trên, chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn, thu hút được sự chú ý của
các em. Đó chính là thành công lớn ngay từ ban đầu, kích thích các em tìm hiểu các
nội dung tiếp trong bài học.
- Tạo cho học sinh hứng thú bằng sự thay đổi phương pháp, hình thức dạy học: Linh
hoạt đa dạng trong mỗi giờ, mỗi phần, chú ý hoạt động đặc trưng bộ môn ( thí nghiệm
biểu diễn, thí nghiệm thực hành), sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học. Học sinh rất
hào hứng khi được tham gia thí nghiệm trong giờ hay trong phòng thực hành, bài học
sẽ có kết quả tốt hơn khi sử dụng các phương tiện như máy vi tính, máy chiếu đa
năng, các phần mềm,...
Ví dụ: Bài 22. Dẫn nhiệt
Trong phần II. Tính dẫn nhiệt của các chất; câu C6 thay vì cho học sinh đọc và
quan sát Hình 22.3 rồi trả lời thì: Giáo viên có thể thực hiện thí nghiệm này và thay
cục sáp bằng con cá nhỏ. Qua thí nghiệm, giáo viên đặt câu hỏi: tại sao khi đun, nước
phía trên miệng ống sôi mà con cá vẫn còn sống?
Khi thấy hiện tượng thực tế này, học sinh rất thích thú nên sẽ cố gắng tìm hiểu
cũng như ghi nhớ kiến thức.
- Tạo hứng thú từ phong cách làm việc của thầy qua từng bài giảng trong quá trình
nghiên cứu bộ môn; từ sự gần gũi, sự nhìn nhận của thầy trong sự cố gắng, nỗ lực của
học sinh. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong mỗi giờ học (yêu cầu nghiêm túc
nhưng nhẹ nhàng , không căng thẳng ), đây chính là nghệ thuật sư phạm của người
thầy nhờ sự nắm vững kiến thức khoa học của bộ môn, hiểu và nắm vững quy luật
6
nhận thức, tâm lý học lứa tuổi, tâm lí sư phạm..., hiểu rõ và đồng cảm với đối tượng
học sinh mà mình dạy.
- Tạo hứng thú, yêu thích bộ môn từ việc lựa chọn bài tập có ý nghĩa ( đặc biệt các bài
tập có liên quan đến thực tiễn, bài tập có nhiều cách giải hay, sáng tạo), bài tập có yêu
cầu phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự cố gắng
cũng hoàn thành được yêu cầu thầy giao. Bài tập được nâng dần theo chất lượng và
mức độ yêu cầu.
Ví dụ: Bài 23. Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Học xong bài này, để củng cố kiến thức cả ba hình thức truyền nhiệt, ta có thể liên hệ
một số câu hỏi như sau:
• Vào mùa hè, ta nên chọn, mặc quần áo có màu sắc như thế nào?
• Vào mùa đông, ta nên mặc một lớp áo dày hay nhiều lớp áo mỏng? Vì sao?
Nên chọn lựa màu sắc của áo như thế nào?
• Đèn kéo quân có cấu tạo chính gồm những gì? Đèn quay được là do đâu?
2.3. Đổi mới phương pháp dạy và học.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động
học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục
trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ
năng.
- Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình lên lớp,
đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện trong
giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho giờ
dạy.Ở mỗi bài dạy cần:
+ Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học theo đặc điểm từng dạng bài.
+ Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh.
+ Hệ thống kiến thức phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn
kiến thức, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài
7
+ Mỗi bài học cần xây dựng một số câu hỏi then chốt nhằm khai thác những kiến thức
trọng tâm của bài.
+ Tăng cường sử dụng dồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả tiết
dạy.
+ Đối với các tiết thực hành cần chuẩn bị đồ dùng và thực hiện các thí nghiệm trước
khi lên lớp để bảo đảm các thí nghiêm thành công. Đồng thời dự kiến trước các tình
huống thí nghiệm thất bại xảy ra đối với học sinh để hướng dẫn cho các em làm tốt.
- Trong giờ, học sinh phải được làm việc tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực
hiện tốt vấn đề này giáo viên cần quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt với
học sinh yếu kém. Dạy học sinh cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu
bắt buộc luôn phải đặt ra trong mỗi giờ lên lớp.
- Lồng ghép dạy kiến thức với bù lấp kiến thức hổng cho học sinh và dùng kiến thức
mới để soi sáng, củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó.
- Xây dựng hệ thống bài tập trong giờ phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
Có câu hỏi phát hiện dấu hiệu bên ngoài, có câu hỏi về bản chất, cần có tư duy, so
sánh, khái quát tổng hợp cao...
* Dạy học sinh trong đó có tự học: Học Hỏi Hiểu Hành
- Biết cách học từng phần, từng nội dung, từng bài. Biết cách ghi nhớ, ghi nhớ có
chọn lọc, nhớ để hiểu và hiểu giúp ghi nhớ dễ hơn, sâu hơn lâu hơn.
- Hiểu mấu chốt, vì vậy học sinh phải biết cách xây dựng câu hỏi để tự trả lời và nhờ
người khác trả lời, luôn đặt ra câu hỏi “tại sao ?” để tự trả lời, trước một vấn đề mới,
vấn đề nghiên cứu, trước một lời giải hay cách giải quyết của bản thân và người khác.
- Nâng cao năng lực khái quát hóa, tổng hợp trong học và tự học, biết sử dụng phương
pháp xây dựng “ Cây kiến thức ” để củng cố, hoàn thiện kiến thức kĩ năng.
- Cho học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức, bài tập rèn
luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng. “Hiểu” để
“Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. Học trước hết để hiểu, hiểu trên cơ
sở đó mà hành. Hiểu là điểm tựa, hành để phát triển.
8
2.4. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém
Giáo viên nên chấp nhận mọi trình độ của học sinh kể cả “không có chữ nào”.
Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hòa nhập với lớp.
Cần kết hợp nhiều phương pháp:
a. Phụ đạo ngay trong tiết học chính khóa
- Trong phương pháp dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, giáo viên tăng cường
hướng dẫn thêm để các em được làm 1 số bài tập có thể ít hơn số HS khá giỏi nhưng
phải bảo đảm thành thạo về kiến thức và kỹ năng giải đúng các bài tập đó.
- GV tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu
cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần lên. Không nôn
nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến bộ
của
học
sinh.
- Khi giảng dạy các kiến thức mới, giáo viên cần thường xuyên theo dõi sự chú ý, khả
năng tiếp thu của học sinh yếu kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng.
Thường xuyên gọi các em trả lời những câu hỏi ở mức độ vừa phải nhằm tăng tính
tích cực của học sinh và giúp các em hiểu rõ bài học hơn.
- Phần dặn dò: ngoài việc hướng dẫn các em câu hỏi tìm hiểu bài mới, giáo viên
không nên chỉ dặn “các em về nhà nhớ làm bài tập trong sách bài tập” mà phải dặn rõ
lượng bài tập đối với từng đối tượng HS khá – giỏi và HS Trung bình – Yếu.
Trong các tiết sau, giáo viên cần kiểm tra việc học bài cũ cũng như làm bài tập đã
giao của các em, đặc biệt là các em còn yếu.
b. Tổ chức nhóm học tập
Bên cạnh việp giúp đỡ các em trong giờ học chính khóa cần phân loại để tổ chức giúp
đỡ riêng ngoài giờ theo nhóm học sinh. Những lớp có những học sinh tích cực, có
phương pháp học và tự học tốt có thể xây dựng nhóm bạn giúp đỡ. Để tổ chức có hiệu
9
quả, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm, của mỗi thành
viên trong nhóm, phải thường xuyên theo dõi uấn nắn, điều chỉnh kịp thời.
Cụ thể: Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn trung bình, yếu,
kém về:
+ Kiểm tra đồ dùng học tập, việc ghi chép của bạn
+ Hướng dẫn cách học tập, cách làm bài tập, và phương pháp vận dụng kiến thức.
c. Tiến hành tiết phụ đạo đối với những học sinh có học lực trung bình, yếu:
Trường THCS Vĩnh An của tôi, được sự quan tâm tận tình của Ban giám hiệu, đã
tổ chức phân loại và mở lớp phụ đạo cho các học sinh trung bình, yếu, kém. Mỗi đơn
vị lớp có số lượng học sinh khoảng 20 em, lực học tương đối đều nhau nên giáo viên
có thời gian theo dõi và giúp đỡ các em được tốt hơn.
Trong các buổi này, chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên
lớp, nếu thấy các em chưa nắm chắc phần nào, thì tiến hành ôn tập củng cố kiến thức
để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chổ các em chưa
hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học
bài, làm bài, việc tự học ở nhà.
Trước khi muốn làm bất kỳ một dạng bài tập nào, giáo viên cần phải:
Bước 1: Ôn lại kiến thức
Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền ( những kiến thức cơ bản, có nắm
được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh, (cho học sinh nhắc lại) và chốt lên góc
bảng.
Vật lý 8 có rất nhiều công thức và theo kinh nghiệm dạy học, đa số các em yếu
kém thường lười học bài, không nhớ được công thức và không xác định được tên các
đại lượng, các dữ kiện có trong bài. Do đó, các em không giải được bài tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc công thức, học thuộc tên từng đại lượng, đơn
vị. (Nếu về nhà không học thì phải học thuộc ngay trên lớp).
10
Bước 2: Tìm hiểu đề bài :
Hướng dẫn chung cho học sinh cách đọc và phân tích đề bài. Yêu cầu đặt ra đối
với các bài tập định lượng ở lớp 8 là phải tóm tắt được thì mới làm bài tập tốt được.
- Cho học sinh đọc đề bài ít nhất 2 lần để xem : bài tập nói gì ? Cái gì là dữ
kiện ? Cái gì phải tìm ? Các dữ kiện đã đủ để xác định cái phải tìm hay chưa ?
- Cho học sinh tóm tắt đề bằng cách dùng các kí hiệu đã quy ước.
-
Một vấn đề mà đa số các học sinh trung bình – yếu hay mắc phải đó là đổi sai
đơn vị. Do kiến thức toán học của các em còn yếu, mất kiến thức từ lớp dưới. Nhưng
với môn vật lý, phần đổi đơn vị rất quan trọng, nếu các em đổi đơn vị sai thì kết quả
của cả bài sẽ sai hết. Giáo viên nên dành nhiều thời gian hướng dẫn, củng cố lại phần
đổi đơn vị (có liên quan tới bài học) cho phù hợp theo các đơn vị đo lường thống nhất.
Có như vậy, các em làm bài sẽ tốt hơn.
- Vẽ hình, nếu bài tập có liên quan đến hình vẽ.
- Gợi mở cho học sinh tìm công thức phù hợp dựa vào các dữ kiện đã có. Hướng
dẫn học sinh cách suy công thức từ một công thức ban đầu.
Ví dụ:
TÓM TẮT KIẾN THỨC PHẦN CÔNG - VẬT LÝ 8
Công cơ học dùng được với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật
chuyển dời theo hướng không vuông góc với phương của lực.
Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật
dịch chuyển.
Công thức tính công cơ học: A=F.s
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quãng đường dịch chuyển của vật(m)
A là công của lực F
Đơn vị hợp pháp của công cơ học là Jun ( kí hiệu J)
1N.1m= 1Nm=1J
11
Các kiến thức cần thiết cho việc giải bài tập, nên giáo viên phải tìm cách khắc
sâu, nhấn mạnh cho học sinh dễ nhớ. Tôi xin đơn cử 1 số cách mà tôi có dịp tham
khảo, áp dụng:
• Dùng “Vòng tròn công thức” do thầy Lý Thái Thuận đưa ra.
Với học sinh lớp 8, việc suy ra công thức dẫn xuất từ công thức chính là việc
tương đối khó, dễ nhầm lẫn. Với các công thức dạng: A = F.S , P=A/t ,…ta có thể
đưa vào vòng tròn công thức như sau:
A
F.s
A
P.t
Sau đó, muốn tìm đại lượng nào ta lấy tay che đại lượng đó và suy ra cách tìm. Ví
dụ: Muốn tìm công suất ta che P lại, suy ra P=A/t
Muốn tìm công ta che A lại, suy ra A = F.S hay A = P.t
Lưu ý: Công thức này không chỉ áp dụng cho mỗi phần công cơ học mà có thể áp
dụng được ở rất nhiều các nội dung kiến thức khác, ví dụ:
m
D.
V
P
d.
V
Hay :
p
d.h
F
p.S
FA
d. V
• Với công thức tìm khối lượng riêng, ta có thể đưa vào công thức bằng câu ca
dao :
« m nhẹ thì nổi lên cao
D, V to tướng hỏi sao không chìm »
12
m
D.
V
• Hoặc để ghi nhớ công thức áp suất chất lỏng p = d.h, ta có thể biến nó thành
câu « pê-đê hát » và giải thích thêm : đa số pê-đê là những người thích làm nổi, nên
thường thích lên hát trong các tụ điểm lô tô, đám cưới,…
• Với bài tập giải thích hiện tượng có liên quan đến áp suất, ta có thể hình dung
cho học sinh như sau :
o
S
p
« khả năng đâm xuyên » giảm
o
S
p
« khả năng đâm xuyên » tăng.
- Mọi nhiệm vụ được giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc
phải luôn được phân tích và sửa chữa. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em
đạt kết quả (dù khiêm tốn), đồng thời cũng phải phân tích, phê phán đúng mức thái độ
vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng vẫn cố gắng
tránh thái độ lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh.
Bước 3: Trình bày bài giải :
• Với bài tập định tính :
Với bài tập định tính, ở mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày của
dạng đó một cách lí luận logic, dễ hiểu.
Ví dụ 1 :
a. Một người cầm trên tay một hòn đá. Tay người đã tác dụng lên hòn đá một lực
giữ cho hòn đá đứng yên, không rơi xuống. Lực đó có sinh công không?
b. Sau đó, người đó buông hòn đá ra, hòn đá rơi xuống đất. Bây giờ người đó có
sinh công không? Lực nào sinh công làm vận tốc hòn đá tăng lên?
Hướng dẫn:
a. Có lực tác dụng nhưng không có chuyển động. Vậy lực đó không sinh công.
b. Buông hòn đá ra, hòn đá rơi xuống đất. Lúc này người không tác dụng lực vào
hòn đá. Người không sinh công. Hòn đá rơi do trọng lực. Vậy trọng lực là lực sinh
công.
• Với bài tập định lượng :
Khi tiến hành giải cần bảo đảm :
13
- Lời giải ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
- Ghi rõ công thức sử dụng.
- Thay số vào công thức (các giá trị đã đổi ra cùng 1 hệ đơn vị) và tính.
- Ghi đơn vị vào kết quả cuối cùng.
Bước 4: Soạn thảo nội dung bài tập phù hợp
Ra các dạng bài tập từ thấp đến cao, sao cho ở mức độ cơ bản nhất để học sinh dễ
tiếp thu, củng cố kiến thức.
Ví dụ: Trong một tiết học phụ đạo, chỉ cần hướng dẫn học sinh làm được khoảng 2
- 4 bài tùy thuộc vào độ khó của bài. Cụ thể, trong phần công cơ học:
Câu 1: Nước ở trên đập cao chảy xuống. Trường hợp này có công cơ học không? Lực
nào sinh công trong trường hợp này?
Hướng dẫn:
Nước ở trên đập cao chảy xuống là do lực gì tác động? Trong trường hợp này có lực
tác dụng vào vật (nước) làm vật chuyển dời. Vậy, có sinh công hay không?
Trường hợp này có công cơ học. Trọng lực là lực sinh công.
Câu 2: Đầu tàu hỏa kéo xe với lực 5 000N làm tàu di chuyển được 100m. Tính công
của lực kéo của đầu tàu?
• Hướng dẫn:
F=5 000N
s=100m
A=? J
Áp dụng công thức : A=F.s = 5 000.100=500 000J
Câu 3: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F= 6 000N. Tính công của lực
kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường s=4 km?
• Hướng dẫn:
Vì 1 J = 1N.m nên cần đổi đơn vị quãng đường từ km thành m. Biết 1 km =
1000m
Áp dụng công thức?
A=F.s
14
Công của lực kéo :A = F.s = 6 000 . 4 000 = 24 000 000J
Câu 4: Một đầu tàu hỏa kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo 5 000N. Trong 5
phút đã thực hiện một công là 1200kJ. Tính
a. Quãng đường đoàn tàu đi?
b. Vận tốc của đoàn tàu?
• Hướng dẫn:
F=5 000N
A=1 200kJ = 1 200 000J
t = 5 ph = 300s
v = ? m/s
Chú ý: đổi đơn vị.
Quãng đường đoàn tàu đi được do lực kéo của đầu tàu là:
A=F.s s = A/F = 1200000 / 5000 = 240 m
Vận tốc chuyển động của đoàn tàu là:
v = s/t = 240 / 300 = 0,8 m/s
2.5. Động viên khích lệ
a. Thường xuyên khích lệ các em
Không nên tiếc lời khen ngợi học trò, nhất là học trò yếu kém. Phải tìm ra ưu điểm để
khen thành thật, kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen
trình bày rõ ràng, khen tính cẩn thận, nắm được công thức, nhớ kí hiệu đại lượng,...
Đừng để học sinh làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Các em viết được một chút thì
khen ngay “Đúng rồi đấy! Con làm tiếp đi”. Nếu thấy học trò bắt đầu sai thì phải
nhắc ngay “Xem lại đề bài nào? Người ta cho nghững dữ kiện gì nhỉ?” Và đặt câu
hỏi gợi ý... Đấy là vừa dạy vừa dỗ học sinh.
Luôn yêu cầu học sinh học thuộc lý thuyết, không học ở nhà thì đến lớp học và
hứa “Ai thuộc lý thuyết mà không làm được bài tập sách giáo khoa, cô xin chịu trách
nhiệm”. Yêu cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, chỉ ra cái biết và cái chưa biết, phân
15
tích đề xong là gần như giải quyết xong bài. Qua đó, học sinh tin ai cũng giải được bài
tập nếu đọc kỹ đề và thuộc lý thuyết. Sự khích lệ của thầy cô làm học sinh tự hào về
mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự.
b. Lời phê quan trọng hơn điểm số:
Giáo dục hiện đại đang đánh giá cao và cần thiết những lời phê của thầy cô giáo dành
cho học sinh trong những bài kiểm tra. Chính vì vậy trên tờ giấy kiểm tra của học sinh
bao giờ bên cạnh ô điểm số cũng là ô dành cho lời phê của thầy cô giáo to và rộng
hơn rất nhiều.
Một học sinh sẽ không thể tiến bộ nếu bên cạnh điểm số lạnh lùng 3,4,5... là ô lời phê
bỏ trống hoặc những lời phê cộc lốc “ẩu, làm lại”; “chưa hay”, “cẩu thả” ...cho đến
“khá”, “còn yếu”,… Từ đó dẫn tới chán nản môn học và không loại trừ cả trường hợp
học sinh bi quan với năng lực bản thân. Các em cần được biết mình làm sai ở đâu,
thiếu câu từ gì, làm lại như thế nào, cùng những gợi ý cụ thể của giáo viên.
Lời phê ra sao để với học sinh chưa giỏi biết nhận ra lỗi sai và biết sửa sai, từ đó cẩn
thận cho những lần làm bài sau còn với học sinh khá giỏi phải khơi dậy được ở các
em sự ham mê tìm tòi... mới là điều quan trọng. Lời phê mà giáo viên dành cho học
sinh quý giá hơn điểm số rất nhiều”
Chỉ có những lời phê, những góp ý chân thành từ những thầy cô giáo tâm huyết có
kinh nghiệm mới có thể giúp học sinh tìm ra chân trời kiến thức. Và quan trọng hơn
thế, những lời phê sẽ mang lại cho các em niềm tin vào bản thân cũng như sự ham mê
với học tập.
2.6. Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh.
Một điều nhận thấy rõ ràng là: Khi giáo viên thường xuyên kiểm tra, học sinh sẽ
tích cực học bài và làm bài hơn.
Trong kiểm tra đánh giá cần:
- Ra đề theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế học
vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng phải phù hợp với đối tượng
16
- Thực hiện nghiêm túc qui trình kiểm tra, trả bài kiểm tra và thời hạn trả bài kiểm tra
cho học sinh
- Kiểm tra là thước đo sự chuyển biến vừa là sự nhắc nhở, động viên trong quá trình
học tập.
- Kiểm tra thường xuyên với nhiều dạng bài, nhiều hình thức khác nhau: Bài tập trắc
nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra việc ghi chép,
kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà, kiểm tra trong giờ dạy lí thuyết, kiểm tra trong giờ thực
hành...Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra theo tinh thần của Bộ GD & ĐT: “
Kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối
học vẹt, ghi nhớ máy móc ”.
Thay vì kiểm tra miệng vấn đáp 1, 2 học sinh, giáo viên có thể tiến hành kiểm tra viết
các nội dung trọng tâm của bài cũ dưới hình thức viết từ 5 – 7 phút đầu giờ; rồi lấy
xác suất bất kỳ bài nào để chấm điểm. Theo kinh nghiệm của bản thân, ý thức học bài
cũ của học sinh tăng lên rất nhiều.
- Thường xuyên gọi các em có lực học TB - yếu lên bảng làm bài tập, và hướng dẫn
các em làm bài theo từng bước, chậm và cụ thể.Có như vậy, các em sẽ dễ hiểu bài
hơn, tự tin hơn; đồng thời cũng là hướng dẫn cho tất cả các học sinh còn lại.
- Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, lấy sự chuyển biến của học sinh để
động viên khích lệ học sinh nỗ nực phấn đấu vươn lên trong học tập. Quan trọng hơn
là kiểm tra những sai xót, những lỗi mắc phải của học sinh để tìm ra nguyên nhân dẫn
đến sai xót và biện pháp khắc phục, bài học kinh nghiệm rút ra từ sai lầm đó.
Ví dụ 1: Một học sinh có lực học Yếu kiểm tra miệng đáng ra được 7 điểm,
nhưng chúng ta sẽ động viên các em “có tinh thần cố gắng, chăm chỉ học bài hơn nên
khuyến khích cộng cho bạn 1 điểm”. Qua đó, làm gương được cho tất cả các em khác
chăm chỉ, cố gắng hơn trong học tập.
Ví dụ 2: Các học sinh TB, yếu trả lời được 1 câu C (có nội dung tương đối)
trong Sách giáo khoa thì giáo viên cũng có thể khuyến khích cho điểm. từ đó, học
sinh sẽ chăm chú, tích cực hơn trong việc xây dựng bài mới trên lớp.
17
2.7. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
- Thường xuyên liên hệ việc học, làm bài, soạn bài của học sinh với PHHS (nếu cần
thiết) thông qua hệ thống Thư liên lạc điện tử Vn.edu để phối kết hợp nhằm đạt hiệu
quả tốt nhất trong việc giáo dục các em.
- Giúp các bậc phụ huynh xác định rõ mục đích cho con đi học: Tạo cho con một nền
móng vững chắc để bước vào đời, để lập nghiệp, để con em mình hoà nhập được với
xu thế phát triển của xã hội và hơn thế là để con em mình có đủ khả năng để tự tách ra
khỏi vòng tay của bố mẹ để tạo dựng một sự nghiệp vững chắc và có một gia đình độc
lập.
- Ngoài ra các bậc phụ huynh còn phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của
con em mình, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm
hiểu việc học tập của con em mình.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên, qua
một học kì thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh
yếu kém:
- Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học
sinh .
- Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán.
- Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với giáo viên
những chổ mình chưa hiểu.
- Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua việc học sinh có ý thức học bài ở
lớp cũng như ở nhà, qua điểm số.
- Sau đây là biểu đồ thống kê tỉ lệ (%) học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu của các lớp
được khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài (HKI và HKII) năm học 2014 - 2015:
18
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình vượt
qua được tình trạng yếu kém môn vật lí.Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình
một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu
quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh yếu
kém (ngoài giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt. Lý do là vì trong các lớp đồng
loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc
19
truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp
chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu, kém thì các em khá giỏi
trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.
- Đề tài này không chỉ áp dụng được ở khối 8 mà có thể áp dụng rộng rãi hơn
trong tất cả các khối lớp bậc THCS.
- Chất lượng giáo dục được bảo đảm vững chắc, số lượng HS khá giỏi tăng lên
cùng đồng thời số lượng HS yếu, kém ngày càng giảm đi là điều mong muốn của mỗi
nhà trường.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học
sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động
viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của
người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo
dục các em trở thành những con người có ích cho xã hội.
Trên đây là 1 số ý kiến của tôi về đề tài này, mong quý thầy cô tham khảo và
đóng góp thêm cho đề tài này được hòan thiện hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
(Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
2. Vật lý lớp 8 (Nhà xuất bản giáo dục)
3. Vật lý lớp 8 – Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
4. Luật Giáo Dục
Vĩnh An, ngày 14 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện
Lê Thuỳ Dung
20