Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TIN HỌC 8 BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 17 trang )

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/NQ-QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001
CTTTg của Thủ Tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đến nay việc đổi mới giáo dục phổ thông đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi
mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,
phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học.
Ở nước ta, một quốc gia đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, vì thế vấn đề được đặt ra lúc này là làm sao chúng ta có
được một đội ngũ công nhân, lao động lành nghề, bắt kịp được trình độ của các
quốc gia phát triển. Nhận thức được tính cấp thiết đó nên tin học đã được đưa
vào giảng dạy chính thức trong nhà trường THCS trong cả nước.
Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy
học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và ban lãnh đạo nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là bộ môn Tin học nói chung và bộ
môn tin học lớp 8 nói riêng.
Đến nay thì tin học cũng được giảng dạy trong các trường phổ thông bậc
THCS cho tất cả các khối lớp. Do đó các em học sinh cũng đã dần tiếp cận với
các phương tiện hỗ trợ học tập và công việc rất hữu ích này đồng thời cũng đã
phần nào tạo cho mình được những kỹ năng cơ bản trong việc ứng dụng tin học
vào cuộc sống, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng gặp không ít
khó khăn. Một trong những khó khăn đó chính là truyền đạt được hết những
kiến thức cơ bản cho học sinh khối lớp 8, tức là "Tin học dành cho THCS quyển
3", trong chương trình tin học quyển 3 này các em bước đầu sẽ làm quen với bộ
môn lập trình để có thể nâng cao khả năng tư duy, logic, hệ thống lại kiến thức,
lãnh hội các tri thức mới,... Chính vì vậy khi giảng dạy bộ môn tin học 8 giáo

Trang 1



viên cần xây dựng những phương pháp làm sao để khơi dậy được tính tích cực,
tự giác, chủ động và sáng tạo của người học.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã lựa chọn đề tài: "MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TIN HỌC 8
BẬC THCS".
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Cơ sở lý luận
- Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học
sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin
học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để
các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến.
- Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại
thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng
đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng
những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin
học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các
nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng
dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
- Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng. Đối với học sinh lớp 8 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái
với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối
với nước ta chưa hẳn là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của
môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có
tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy
tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy
luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một
cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để
cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỹ năng thực
hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện
nay.


Trang 2


- Theo nghị quyết TW2 khóa 8 khẳng định phải đổi mới phương pháp giáo dục,
nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện nếp tự sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến, phương pháp hiện đại để nâng cao chất lượng trong qua trình dạy
học.
- Hiện nay, chương trình tin học quyển 3 được đưa vào giảng dạy trong
trường THCS dành cho khối lớp 8.
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần:
Cho học sinh luyện tập những hoạt động và hoạt động thành phần tương
thích với nội dung và mục tiêu bài học, cụ thể như sau:
a. Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung:
Một hoạt động được gọi là tương thích với nội dung dạy học nếu nó có tác
động góp phần củng cố hoặc kiến tạo, ứng dụng những tri thức được bao hàm
trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kỹ năng, hình thành thái độ có liên
quan. Với mỗi nội dung bài học ta cần phát hiện ra các hoạt động tương thích
với nội dung này.
Ví dụ: Trong bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU, phần 2.
Các phép toán với dữ liệu kiểu số, ta có thể phát hiện những hoạt động
tương thích như:
- Cho học sinh nhắc lại các phép toán mà em đã học từ trước tới giờ. từ các
phép toán đó ta giới thiệu về các phép toán trên kiểu số (Pascal).

Trang 3



- Cho học sinh nhận xét sự giống và khác nhau của ký hiệu phép toán trong
lập trình và phép toán trong toán học.
+ Giống nhau: phép cộng và phép trừ
a+b=a+b
a–b=a-b
+ Khác nhau: phép nhân, chia
axb=a*b
=a/b
- Cho học sinh tiến hành chia hai số đơn giản có lẻ, nhằm giải thích hai
lệnh chia lấy phần nguyên (DIV), chia lấy phần dư (MOD).

5 DIV 2
5 MOD 2

=1

7 DIV 2

=3

4 MOD 2

=0

=2

b. Phân tách hoạt động thành những thành phần:
Trang 4



Trong quá trình hoạt động, nhiều khi hoạt động này có thể xuất hiện như
một thành phần của hoạt động khác. Phân tách được một hoạt động thành những
hoạt động thành phần là biết được cách tiến hành toàn bộ hoạt động, nhờ đó vừa
tiến hành luyện tập hoạt động toàn bộ và chú ý thực hiện riêng những hoạt động
thành phần khó hoặc cần chú ý.
Ví dụ 1: Trong bài 7: CÂU LỆNH LẶP, phần 3. Ví dụ về câu lệnh lặp: Khi
học câu lệnh
FOR biến_điều_khiển : = giá_trị_đầu TO giá_tri_cuối DO câu_lệnh;
Giáo viên yêu cầu học sinh tách câu lệnh này thành những câu lệnh thành phần
theo thứ tự như sau:
B1: Kiểm tra điều kiện nếu giá_trị_đầu > giá_tri_cuối thì kết thúc lệnh.
B2: Gán biến_điều_khiển := giá_trị_đầu.
B3: Thực hiện câu_lệnh.
B4: Kiểm tra điều kiện thoát nếu biến_điều_khiển = giá_tri_cuối thì kết thúc
lệnh.
- B5: Tăng giá trị của biến điều khiển lên 1. Quay lên bước 3.
Minh hoạ bằng câu lệnh :
S:=0;
For i:=1 to 3 do S:= S + 1;
B1: : Kiểm tra điều kiện: giá_trị_đầu < giá_tri_cuối (1<3)
B2: Gán biến_điều_khiển := giá_trị_đầu = 1
B3: Thực hiện câu_lệnh: S:=S+1= 0+1=1
B4: Kiểm tra điều kiện thoát nếu biến_điều_khiển = giá_tri_cuối thì kết
thúc lệnh. i=1<3
B5: Tăng giá trị của biến điều khiển lên 1. Quay lên bước 3. i=1+1 =2
B3: Thực hiện câu_lệnh: S:=S+1= 1+1=2
B4: Kiểm tra điều kiện thoát nếu biến_điều_khiển = giá_tri_cuối thì kết thúc
lệnh. i=2<3
B5: Tăng giá trị của biến điều khiển lên 1. Quay lên bước 3. i=2+1 =3
B3: Thực hiện câu_lệnh: S:=S+1= 2+1=3

Trang 5


B4: Kiểm tra điều kiện thoát nếu biến_điều_khiển = giá_tri_cuối thì kết thúc
lệnh. i=3=3 => kết thúc lệnh.
Ví dụ 2: Trong bài 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN, phần 5. Câu lệnh điều kiện,
giáo viên có thể hướng dẫn về cách dùng câu lệnh điều kiện như sau:
• Đối với câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
IF điều_kiện THEN câu_lệnh;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, nếu điều
kiện không thỏa mãn thì thực hiện bước 3.
B2: Thực hiện câu lệnh.
B3: Bỏ qua câu lệnh
Minh hoạ bằng câu lệnh1:
i:=1; S:=5;
IF i<3 THEN S:=S+1;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, nếu điều
kiện không thỏa mãn thì thực hiện bước 3. i=1<3 => điều kiện thỏa
B2: Thực hiện câu lệnh. S:=S+1=5+1=6
Minh hoạ bằng câu lệnh2:
i:=4; S:=5;
IF i<3 THEN S:=S+1;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, nếu điều
kiện không thỏa mãn thì thực hiện bước 3. i=4>3 => điều kiện không thỏa
B3: Bỏ qua câu lệnh S=5
• Đối với câu lệnh điều kiện dạng đủ:
IF điều_kiện THEN câu_lệnh1 ELSE câu_lệnh2;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, ngược lại
thì thực hiện bước 3.
B2: Thực hiện câu lệnh 1.

B3: Thực hiện câu lệnh 2.
Trang 6


Minh hoạ bằng câu lệnh1:
i:=1; S:=5;
if i<3 then S:=S+1 else S:=S-1;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, ngược lại
thì thực hiện bước 3. điều kiện thỏa i=1<3
B2: Thực hiện câu lệnh 1. S:=S+1=5+1=6
Minh hoạ bằng câu lệnh2:
i:=4; S:=5;
if i<3 then S:=S+1 else S:=S-1;
B1: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa thì thực hiện bước 2, ngược lại
thì thực hiện bước 3. điều kiện không thỏa i=4>3
B3: Thực hiện câu lệnh 2. S:=S-1=5-1=4
Sau khi phân tích được như trên học sinh sẽ nắm rõ hơn về quá trình thực hiện
câu lệnh. Tránh sai sót khi viết chương trình.
2.2. Gợi động cơ hoạt động cho học sinh
Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dòi hỏi học sinh phải ý
thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ
hoạt động để đạt mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học không phải
đơn giản bằng việc nêu mục tiêu mà quan trong hơn còn do gợi động cơ.
Ví dụ: Gợi động cơ theo các cách:
- Lật ngược vấn đề: (Trong bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH:)
Mô tả thuật toán tìm số lớn nhất trong 4 số: a,b,c,d.
B1: Nhập a,b,c,d gán giá trị max cho a
B2: Nếu b > max thì b là max
B3: Nếu c > max thì c là max
B4: Nếu d > max thì d là max

B5: Vậy giá trị lớn nhất là : max
Minh hoạ bằng câu lệnh:

Trang 7


B1: Nhập a,b,c,d gán giá trị max cho a

a=5, b=4, c=7, d=2

max = a =5

B2: Nếu b > max thì b là max b=4 < max => max =5
B3: Nếu c > max thì c là max c=7> max => max =c=7
B4: Nếu d > max thì d là max d=2 < max => max =7
B5: Vậy giá trị lớn nhất là : max =7
Sau khi đưa ra thuật toán, yêu cầu học sinh mô tả thuật toán tìm số nhỏ
nhất trong 4 số đó
B1: Nhập a,b,c,d gán giá trị min cho a
B2: Nếu b < min thì b là min
B3: Nếu c < min thì c là min
B4: Nếu d < min thì d là min
B5: Vậy giá trị nhỏ nhất là : min
Minh hoạ bằng câu lệnh:
B1: Nhập a,b,c,d gán giá trị min cho a a=5, b=4, c=7, d=2

min = a =5

B2: Nếu b < min thì b là min b=4<min => min = b = 4
B3: Nếu c < min thì c là min c=7>min => min =4

B4: Nếu d < min thì d là min d=2 <min => min =d =2
B5: Vậy giá trị nhỏ nhất là : min =2
- Xét tương tự:
Hướng dẫn học sinh giải bài: Viết chương trình tính tổng của 10 số tự nhiên
đầu tiên (Trong bài 7: CÂU LỆNH LẶP)

Trang 8


Sau đó cho học sinh giải bài tương tự: Viết chương trình tính tổng của 100 số
tự nhiên đầu tiên (Trong bài 7: CÂU LỆNH LẶP)

2.3. Tri thức trong hoạt động
Tri thức vừa là điều kiện, vừa là kết quả của hoạt động. Vì vậy trong dạy học
chúng ta cần quan tâm cả tri thức cần thiết lần tri thức đạt được trong quá trình
hoạt động.
Ví dụ: (Trong bài 7: CÂU LỆNH LẶP) Giải bài toán sau bằng nhiều
phương pháp:
Viết chương trình tính S= 1+2+3+...+n
- Sử dụng lệnh lặp for ..to..do

- Sử dụng lệnh lặp while..do

Trang 9


2.4. Phân bậc hoạt động: là một căn cứ cho việc điều khiển quá trình dạy học
a. Những căn cứ để phân bậc hoạt động:
- Sự phức tạp của đối tượng: Đối tượng càng phức tạp thì hoạt động càng khó
thực hiện. Vì vậy ta có thể dựa vào đó để phân bậc hoạt động.

Ví dụ: (Trong bài 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN ) Khi học câu lệnh rẽ nhánh
IF..THEN có thể phân bậc bằng sự phức tạp của biến như:
+ HĐ1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a,b và xuất ra số lớn hơn.

+ HĐ2: Viết chương trình nhập ba số nguyên a,b,c và xuất số lớn nhất.

Trang 10


b. Sự trừu tượng khái quát của đối tương: Hoạt động càng trừu tượng, khái
quát có nghĩa là yêu cầu hoạt động càng cao. Vì vậy ta có thể dựa vào đó để phân
bậc hoạt động.
Ví dụ: (Trong bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN) Viết chương trình nhập vào ba
số nguyên a,b,c kiểm tra xem chúng có là ba cạnh của một tam giác hay không?
Sau đó sắp theo thứ tự tăng dần.
+ HĐ1: Nhập ba số a,b,c.

+HĐ2: Kiểm tra điều kiện để có thể là 3 cạnh của một tam giác.

+
HĐ3: Sắp xếp tăng dần.

c. Nội dung của hoạt động: Nội dung của hoạt động càng gia tăng thì hoạt
động càng khó hơn, nên nội dung cũng là một căn cứ phân bậc hoạt động.
Trang 11


Ví dụ: (Trong bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ) Sau khi cho học sinh thực
hiện viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên từ bàn phím.


+
Tìm vị trí xuất hiện của 1 số trong dãy?

+ Tìm max, min trong dãy số đó?

Trang 12


d. Sự phức hợp của hoạt động: mỗi hoạt động phức hợp gồm nhiều hoạt động
thành phần, gia tăng những thành phần này cũng là nâng cao yêu cầu đối vói hoạt
động.
Ví dụ: (Trong bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ) Cho một dãy số nguyên, theo
nội dung của hoạt động phân làm hai mức độ như sau:
+ Nhập vào 1 dãy số nguyên.

+ Đếm xem trong dãy có bao nhiêu số nguyên tố.

Trang 13


e. Chất lượng của hoạt động: Thường là tính độc lập, độ thành thạo, cũng có thể
lấy làm căn cứ để phân bậc hoạt động.
Ví dụ: (Trong bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU) Khi tiến
hành dạy một khái niệm (số nguyên), phân bậc hoạt động theo ba mức độ như sau:
+ Cho ví dụ để học sinh hiểu khái niệm (số nguyên).
Sĩ số lớp mình hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay các em học tổng cộng bao nhiêu môn học?
Tr ường mình hiện giờ có bao nhiêu lớp?

+ Giáo viên giảng, gợi ý học sinh trình bày lại khái niệm (số nguyên).

Vậy những con số ở trên ngư ời ta gọi là số nguyên.
Vì sĩ số thì không thể nào có 45,5 ngư ời được, môn học cũng không có 13 môn
rưỡi được
Tất cả các số 1, 5, 6, ,111 đều là số nguyên

+ Học sinh độc lập xây dựng khái niệm (số nguyên).
V ậy từ các ví dụ trên, bạn nào có thể cho thầy biết số nguyên là số như thế nào?
Số nguyên là số không có phần thập phân.

Trên đây, là một số tư tưởng chủ đạo hình thành nội dung của đề tài nhằm
mục đích nâng cao phương pháp giảng dạy tin 8 trong trường THCS. Kèm theo là
những ví dụ minh họa chi tiết cho các cách thức tôi đã dùng để áp dụng vào bài
dạy. Ngoài ra sau mỗi tiết bài tập, hay giờ thực hành chúng ta nên kết hợp trực
quan và thực hành trực tiếp với máy tính thì kết quả giáo dục sẽ thành công hơn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng phương pháp này tôi đã rút ra
được một số nhận xét sau:
- Khả năng tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ngày càng phát huy
tốt hơn.
- Học sinh có hứng thú học tâp nên nhớ bài lâu hơn. Nhờ cách gợi động cơ cho học
sinh giúp các em tự giác hơn trong học tập.
- Quá trình phân bậc hoạt động giúp cho các em từng bước tiếp nhận được tri thức,
hiểu bài sâu và kỹ.
Trang 14


- Các em đã biết vận dụng phương pháp này để giải quyết được những bài tập của
những bộ môn khác và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
- Bên cạnh đó vần còn những học sinh lơ là học tập, đến lớp con chưa tập trung
nghe giảng nên vẫn chưa tiến bộ được.

- Chất lượng giáo dục tăng cao hơn trước
* Khi vận dụng đề tài này với toàn bộ học sinh của khối 8 (151 em) tôi nhận được
kết quả như sau:

Trang 15


TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

IV. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình được 3 năm, kết quả đạt
được rất tốt. Tôi cũng đã chia sẻ SKKN này với một số đồng nghiệp giảng dạy ở
các trường khác. Tôi nhận được sự thích thú và đồng tình và cùng nhau thử
nghiệm, học sinh yêu thích học môn Tin học và biết vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn.
Trên cơ sở đó tôi có một số đề xuất sau:
- Nhà trường nên xây dựng một chuyên đề cho môn tin học

Trang 16


- Tổ chức thêm các tổ, nhóm học sinh yêu thích tin học, phát huy hết khả năng
sáng tạo của các em.
- Thư viện trường cung cấp thêm nhiều đầu sách tham khảo về bộ môn Tin học
- Phòng giáo dục nên tổ chức thêm chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về đề tài ứng
dụng

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Sách nghiên cứu khoa học giáo dục – nhà xuất bản giáo dục 1999.
- Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3.
- Sách tin học dành cho giáo viên.
- Sách bài tập dành cho THCS quyển 3.

Trang 17



×