Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trƯờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.05 KB, 30 trang )

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1/ Họ và tên

: ĐÀO THỊ HUỆ

2/ Ngày, tháng, năm sinh: 24/ 08/ 1979
3/ Nam, Nữ

: Nữ

4/ Địa chỉ

: Ấp I - Bạch Đằng - Tân Uyên - Bình Dương

5/ Điện thoại

: CQ (061) 3 865 074

6/ Fax / Email

:

7/ Chức vụ

: Giáo viên

8/ Đơn vị công tác


- ĐTDĐ: 0964314877

: Trường THCS Võ Trường Toản

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị cao nhất

: Đại Học - Sư Phạm TP HỒ CHÍ MINH

- Năm nhận bằng

: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy Vật lí
- Số năm dạy

: 14 năm.

- Sáng kiến kinh nghiệm đã có:
1/ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy vật lí 7.
2/ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý 7

GV: Đào Thị Huệ

1


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9


GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC
TÍCH HỢP TRONG MÔN VẬT LÝ 9
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta đã biết sức khỏe con người và mọi sinh vật trên trái đất điều
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường. Nhưng hiện nay môi trường sống
ngày càng bị biến đổi và xuất hiện nhiều hiện tượng xấu như hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ,
sóng thần, động đất,…Đồng thời đất, nước, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng
và đã làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Với thực trạng đó việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan
tâm của mọi người, việc làm này là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra trong họ có
những suy nghĩ và hành động vì sự toàn vẹn của môi trường.
- Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh, mỗi người
cần tích cực phòng chống để phòng bệnh và mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi
phục môi trường bảo vệ thiên nhiên và có biện pháp ứng phó với những BĐKH.
- Để hình thành cho những học sinh có những kiến thức về bảo vệ môi
trường, có thái độ, có ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, đất, nước, tôn trọng những vẽ đẹp của thiên nhiên, di sản văn hóa, có thái độ
thân thiện với môi trường và trong những năm gần đây việc dạy học theo phương
pháp tích hợp kiến thức liên môn để giúp cho học sinh có được những kiến thức
rộng hơn về nội dung bài học. Đặt biệt môn vật lý cũng là một trong những môn
học làm nền tảng cho các môn khoa học khác. Nên việc dạy học kiến thức liên
môn vào bài học sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và có sự đam mê
trong việc học vật lý. Vì thế để phát huy năng lực tự học và khả năng tư duy cho
học sinh qua việc day học theo hướng tích hợp kiến thức liên quan đến các môn
học khác để xử lí các bài tập, giải thích được các hiện tượng trong vật lý có liên
quan và giải quyết các tình huống thực tiễn có hiệu quả. Là một người làm công
tác giáo dục, tôi muốn góp một phần nhỏ của mình vào nhiệm vụ bảo vệ môi
trường qua việc “Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp trong

môn vật lý 9”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng về kinh tế-văn hóa- xã hội nhưng
chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Do con người đã khai thác quá mức
và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi
trường sống bị ô nhiễm, làm cho khí hậu bị biến đổi nghiêm trọng và đang đe dọa đến
cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô

GV: Đào Thị Huệ

2


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn hán…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung,
để tích hợp trong giảng dạy Vật lí 9 là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho
học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, ứng
phó BĐKH phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH là việc làm cần thiết.
Chính vì vậy BVMT và ứng phó với BĐKK là vấn đề sống còn của nhân loại và của
mỗi Quốc gia. Việc tích hợp liên môn để giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật
lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, các biến đổi khí hậu và vai trò của con người trong đó. Từ đó
sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản
văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường, BĐKH nảy sinh có biện
pháp phòng tránh.
*Đối tƣợng nghiên cứu: Học sinh lớp 9-5 trường THCS Võ Trường Toản


2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Khái niệm: Dạy học tích hợp là kết hợp những nội dung vật lí với nội
dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn để học sinh biết tổng
hợp kiến thức, kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và
hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn, bao gồm các môn tự nhiên
và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều
môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,…
2.2. Nội dung chƣơng trình vật lý 9 gồm 4 chƣơng:
- Chương I: Điện học.
- Chương II: Điện từ học.
- Chương III: Trường học.
- Chương IV: Sự bảo vệ và chuyển hóa năng lượng.
a) Xác định các bài dạy và một số địa chỉ tích hợp để lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường.
Chƣơng

Chƣơng I:
Điện học

Bài

Tên bài

Địa chỉ tích hợp

Bài 19 Sử dụng an toàn - Cần phải thực hiện các biện pháp
và tiết kiệm điện đảm bảo an toàn về điện.Vì mạng
điện này có hiệu điện thế 220V nên

có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Cần lựa chọn, sử dụng các dụng cụ
và thiết bị điện có công suất phù hợp

GV: Đào Thị Huệ

3


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

và chỉ sử dụng chúng trong thời gian
cần thiết.

Chƣơng II:
Điện từ
học

Bài 22 Tác dụng từ của
dòng điện- Từ
trường

Không gian xung quanh nam châm,
xung quanh dòng điện có từ trường.
Nam châm hoặc dòng điện có khả
năng tác dụng lực từ lên nam châm
đặt gần nó.

Bài 25 Sự nhiễm từ của
sắt, thép- Nam

châm điện

Sắt, thép, niken, coban và các vật liệu
từ khác đặt trong từ trường đều bị
nhiễm từ

Bài 40 Hiện tượng khúc Hiện tượng tia sáng truyền từ môi
xạ ánh sáng
trường trong suốt này sang môi
trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại
mặt phân cách giữa hai môi trường
được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh
sáng.

Chƣơng
III: Quang
học

Bài 49 Mắt cận và mắt
lão

Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần
không nhìn rõ những vật ở xa, kính
cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải
đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ
những vật ở xa.

Bài 52

- Ánh sáng do mặt trời và các đèn dây

tóc nóng sáng phát ra là ánh sáng
trắng.

Ánh sáng trắng,
ánh sáng màu

Bài 56

- Có một số nguồn phát sáng phát ra
trực tiếp ánh sáng màu. Có thể tạo ra
ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm
sáng trắng qua tấm lọc màu

Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng
sinh học và tác dụng quang điện.
Các tác dụng của Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng
ánh sáng
lượng.

b) Biên soạn một giáo án tích hợp theo các bƣớc nhƣ sau:
Xác định mục tiêu bài học, xác định nội dung bài học, xác định hoạt động dạy và
học, xác định phương tiện dạy học sử dụng trong bài, rút kinh nghiệm qua bài dạy.

GV: Đào Thị Huệ

4


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9


- Để xác định mục tiêu của giáo án gồm:
+Xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+Xác định mục tiêu lồng ghép.
- Xác định nội dung bài học đảm bảo kiến thức
+ Đảm bảo kiến thức nội dung của bài.
+Việc tích hợp dựa vào mục tiêu chọn lọc nội dung phù hợp ngắn gọn, súc tích,
mạch lac, dễ hiểu như phải làm rõ trọng tâm bài học.
- Xác định các hoạt động của giáo viên và học sinh
+Hoạt động dạy và họ theo mục tiêu.
+HS phải trình bày và phát huy năng lực hợp tác có trách nhiệm trong việc học.
+HS phải học cách tìm kiếm thông tin
+HS bọc lộ khả năng tìm kiếm thông tin
+ HS rèn luyện để hình thành kĩ năng.
-Từ đó giáo viên lựa chọ các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bào dạy. Để
nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp, tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
+Dạy học theo dự án
+Phương pháp nhóm
+Phương pháp trực quan
+phương pháp thuyết trình
+Phương pháp đặc và giải quyết vấn đề
+phương pháp bàn tay nặn bột
2.3 Biện pháp thực hiện:
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy
được triển khai theo phương pháp thích hợp. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường thông qua các chương, bài cụ thể.
- Việc tích hợp thể hiện ba mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và
mức độ liên hệ.
- Do kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp và lồng ghép vào
nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy giáo viên chỉ có thể tích hợp ở mức độ bộ
phận và mức độ liên hệ tùy từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp

như: thí nghiệm, thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, tranh ảnh, trò chơi,…

GV: Đào Thị Huệ

5


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

VÍ DỤ MINH HỌA:
BÀI 52: ÁNH SÁNG TRẮNG - ÁNH SÁNG MÀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
- Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn
phát ra ánh sáng màu.
- Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
3. Thái độ
- Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.
Kiến thức liên môn: Lợi ích và tác hại của ánh sáng trong thực tế.
* Liên môn sinh:
Cho trẻ tắm nắng tạo tiền vitamin D thành vtamin D. Cơ thể tự tổng hợp
được nên trẻ em không được tắm nắng sẽ bị bệnh còi xương.
* Liên môn hóa học: Tinh bột và xenlulôzơ được tạo thành trong cây xanh
nhờ quá trình quá hợp.
Ánh sáng là chất xúc tác giúp cho quá trình quang hợp xảy ra:
Phản ứng quang hợp: 6nCO2 + 5nH2O (clorophin, ánh sáng) (C6H10O5)n+ 6nO2
Trong đời sống là lượng thực quan trọng của con người, tinh bột còn là

nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu Etylen.
* Giáo dục kỹ năng:
- Dân số phải đảm bảo.
- Tránh gây ô nhiễm môi trường, giúp các cây lương thực tươi tốt.
- Khi phun thuốc không phun quá lâu sẽ làm ảnh hưởng cây trồng, con
người, cân bằng hệ sinh thái hạn chế chặt phá cây rừng nhiều sẽ phá hủy cân bằng
sinh thái của môi trường.
* Liên môn y học: Tăng cường hệ miễn dịch
- Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể
miễn dịch và đặt biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển oxy của hồng cầu giúp
cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn.

GV: Đào Thị Huệ

6


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

- Tắm nắng để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương và các vết thương bị nhiễm
trùng. Những mùa thiếu ánh sáng mặt trời các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và
lao dễ xuất hiện.
- Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều chúng ta có thể dễ bị cảm nắng,
hỏng mắt, bỏng da,..tăng khả năng bị ung thư da.
Nói chung nên tiếp xúc với ánh nắng theo chu kì vào mỗi buổi sáng sớm là tốt
nhất. Nên cho ánh sáng mặt trời chiếu vào nơi ở, nơi làm việc, bệnh viện, trường
học,… làm thế vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa làm ta sống khỏe và ít bệnh tật
* Liên môn giáo dục công dân: Tuyên truyền vận động mọi người cùng
chung tay bảo vệ môi trường. Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời → tiết kiệm
điện năng,… hạn chế sử dụng ánh sáng màu có hại cho mắt. Qua đó góp phần xây

dựng nếp sống văn hóa ở cộng động dân cư.
Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng
và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.
2. Kĩ năng: Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh
sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.
3. Thái độ: Ham thích môn học
Kiến thức liên môn: Biết sử dụng năng lượng ánh sáng một cách hợp lí.
GDMT:
* Liên hệ thực tế: Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng
quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.
+Tác dụng nhiệt: Ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng do
mặt trời cung cấp cho trái đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được con
người sử dụng trong năm đó, năng lượng mặt trời được xem là vô tận và sạch (vì
không chứa các chất độc hại).
- Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
+ Tác dụng sinh học:
- Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường
sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay do tầng ozon thủng nên các tia tử ngoại có
thể lọt xuống bề mặt trái đất, việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể
gây bỏng da, ung thư da.

GV: Đào Thị Huệ

7


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9


* Tích hợp môn địa: Do không khí bị ô nhiễm tăng hiệu ứng nhà kín gây thủng
tầng ô zôn làm nguy hại đến sức khỏe con người. Nếu con người đi dưới ánh nắng
mặt trời thì các tia bức xạ tiếp xúc với da gây ung thư da, tiếp xúc với mắt sẽ làm
hư võng mạc, ảnh hưởng đến mắt.
- Biện pháp GDBVMT:
+Khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết phải che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời.
+Khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng.
+Cần đấu tranh chống các tác nhân gây hại tầng ozon như: thử tên lửa, phóng tàu
vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các chất khí thải…
+Tác dụng quang điện:
- Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng
- Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng sa mạc,
những nơi chưa có điều kiện sử dụng lưới điện quốc gia.
Một số hình ảnh sử dụng năng lượng mặt trời có lợi:

Thiết bị dùng năng lượng
Máy bay sử dụng năng lượng
mặt trời biến đổi để đun
mặt trời.
nóng nước.

Làm Pin mặt trời

Làm muối

Đèn đường dùng năng
lượng mặt trời.

Cho trẻ tắm nắng


GV: Đào Thị Huệ

8


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Nêu và thực hiện được các quy tắt an toàn khi sử dụng
điện, thực hiện được các biện pháp tiết kiệm điện năng.
2. Kỹ năng: Giải thích và thực hiện các biện pháp an toàn điện.
3. Thái độ: Nghiêm túc sử dụng điện năng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Kiến thức liên môn: Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi
sử dụng điện.
* Xác định nội dung bài học:
- Đảm bảo kiến thức nội dung bài học.
- Việc tích hợp phải dựa vào mục tiêu sẽ lựa chọn được các nội dung trình
bày ngắn gọn, súc tích, tránh đưa vào bài nhiều kiến thức mà không phân biệt được
kiến thức trọng tâm của bài. Bên cạnh đó dựa vào mục tiêu để xắp xếp, trình bày
nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ giúp học sinh hiểu
bài và ghi bài dễ dàng.
- Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn: Vấnđáp, thảo luận nhóm, trực quan, trò chơi,. …
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƢỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng
điện có tác dụng từ.
2. Kỹ năng: Diết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

3. Thái độ: 3. Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu kiến thức mới
Kiến thức liên môn: Biết nhận biết từ trường. Biết được lợi ích và tác hại
của sóng điện từ và có biện pháp GD BVMT.
* Liên môn lịch sử:
Từ 2000 năm trước công nguyên người ta đã biết đến những loại đá nam
châm trong tự nhiên chúng có thể tự hút được sắt, thép, làm nhiễm từ các vật bằng
sắt, thép tiếp xúc với chúng và từ đó người ta cũng chế tạo ra la bàn, ban đầu la bàn
được sử dụng để định phướng hướng khi di chuyển trên bộ. Nhưng sau đó, la bàn
được sử rộng rãi trong ngành hàng hải trên thế giới,… Hiện nay, người ta cũng có

GV: Đào Thị Huệ

9


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

thể dùng chương trình phần mềm để tạo ra la bàn trên một số điện thoại di động
nhằm xác định phương hướng khi di chuyển.
* Liên môn địa lý: Sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
* Liên môn sinh học:
- Tia X, tia gamma khi xuyên qua các mô gây đột biến gen.
- Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến gen ở thực vật.
- Dùng tia X, tia gamma để gây đột biến nhân tạo mong muốn khi chọn
giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng.
* Liên môn y học:
- Sử dụng tia X để chụp X quang, tia X của nha sĩ dùng để chụp hình răng.
- Tia gamma dùng để chữa bệnh ung thư.
* Liên môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh khi tiếp xúc với các
sóng điện từ như sóng radio, sóng vô tuyến có thể gây hại cho sức khỏe làm cho cơ

thể mệt mỏi, gây choáng dẫn đến rối loạn hệ hô hấp.
Biện pháp GDBVMT: Cần xây dựng các sóng điện từ xa khu dân cư.
* Liên môn hóa học:
Vận dụng kiến thức từ trường để giải một số bài tập hóa học như:
Bài tập tách chất
Ví dụ: Có hỗn hợp gồm bột sắt, bột nhôm, bột gỗ có thể dùng nam châm hút
bột sắt ra khỏi hổn hợp
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể cần: Sử dụng điện
thoại một cách hợp lý, đúng cách, không sử dụng điện thoại để đàm thoại quá lâu
hàng giờ, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
- Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng một cách hợp lý. Tăng cường sử
dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoai khi thật cần thiết.
Bài 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
+Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt thép.
+Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm.

GV: Đào Thị Huệ

10


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

+Nêu được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
2. Kĩ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch, sử
dụng các dụng cụ đo điện.

3. Thái độ: Thực hiện an toàn về điện, yêu thích môn học.
Kiến thức liên môn:
Ảnh hưởng sự nhiễm từ của sắt, thép đến môi trường và biện pháp khắc phục.
* Liên môn hóa học:
- Những khí thải CO2, SO2,trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh như thế nào?
- Ảnh hưởng của quá trình luyện gang thép đế môi trường như thế nào? Cần
có biện pháp nào để bảo vệ môi trường?
Đáp án:
- Khí thải trong quá trình luyện gang thép thường gây ra các khí CO, CO 2,
SO2, H2S, gây bụi làm ô nhiễm môi trường.
- Chất thải rắn không được quy hoạch hợp lý sẽ là suy thoái môi trường
nước,.
- Chất thải lỏng khi thải trực tiếp vào nguồn nước sẽ làm tăng nồng độ kim
loại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Biện pháp BVMT: Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều vụn sắt, bụi,
việc sử dụng các nam châm để thu gom bụi, các vụn sắt làm sạch môi trường là
giải pháp hiệu quả nhất.
* Liên môn sinh học:
Sự phát triển não bộ của chim bồ câu so với loài bò sát như thế nào?
Đáp án: Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi
hoạt động rộng. Trong não bộ thì não trước (đại não), não giữa (hai thùy thị giác)
và não sau (tiểu não) phát triển hơn loài bò sát.
* GD BVMT: Loài bồ câu có một khả năng đặt biệt, đó là có thể xác định
được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì trong não bộ
của chim bồ câu có hệ thống giống như một la bàn, chúng được định hướng theo từ
trường của trái đất, sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có
nhiều nguồn phát sóng điện từ, vì vậy bảo vệ môi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực
của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên.
* Liên môn y học: Sử dụng nam châm để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt.


GV: Đào Thị Huệ

11


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

* Liên môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ thiên nhiên và góp phần xây dựng đất nước văn minh, hiện đại.
Bài 40: HIỆN TƢỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
+Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Mô tả được thí nghiệm quan sát được đường truyền của tia sáng từ không
khí sang nước và ngược lại.
+ Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh
sáng.
2. Kỹ năng: Thu thập thông tin từ kết qủa nghiệm để xây dựng kiến thức
mới.
3. Thái độ: ham học hỏi, thái độ học tập đúng đắn, ý thức tích cực hợp tác
nhóm.
Kiến thức liên môn: Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và có
biện pháp khắc phục.
* Liên môn sinh học:
- Khi các nhà máy, xí nghiệp hoạt động sẽ thải ra môi trường các chất khí
như: NO, NO2, CO, CO2, khi được tạo ra sẽ bao bọc trái đất, các chất khí này ngăn
cản sự khúc xạ ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất do đó làm
trái đất nóng lên gây hiệu ứng nhà kính. Đặt biệt là khí CO2 sinh ra qua quá trình

đốt cháy nhiên liệu. Bên cạnh đó, quá trình hô hấp ở người và động vật sinh ra khí
CO2 . Hô hấp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: Oxy, nước, nhiệt độ,
CO2,… , nồng độ CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp làm thay đổi môi trường
sống, gây biến đổi khí hậu.
- Biện pháp GDBVMT: Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu tỉ lệ O2 và
CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp). Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi bằng cách
đeo khẩu trang,.. thường xuyên dọn vệ sinh đảm bảo nơi làm việc có đủ nắng, gió,
tránh ẩm ước,..
- Hiện nay, dân số tăng quá nhanh tạo áp lực về nơi ở, môi trường sống, môi
trường sinh thái, tăng việc sử dụng điện, nước, chặt phá rừng làm giảm khí O, tăng
khí CO2 gây biến đổi khí hậu.

GV: Đào Thị Huệ

12


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

- Hậu quả của nghiện thuốc lá, nghiện ma túy không chỉ gây rối loạn quá
trình sinh trứng hoặc sinh tinh làm giảm khả năng sinh sản, thụ tinh. Không những
thế khối thuốc lá còn thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí ra ngoài môi
trường làm tăng hàm lượng CO2 gây biến đổi khí hậu.
- Ngoài ra Sản phẩm tiêu hóa của động vật là phân, phân chính là nguồn chất
thải, nếu nguồn chất thải này không xử lí chúng sẽ thải vào môi trường một lượng
khí CO2, CH4 là những khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Để hạn chế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính con người cần có ý thức bảo
vệ môi trường sống, bảo vệ tầng ô zôn. Hạn chế hút thuốc để hạn chế khối thuốc
thải vào môi trường sống.
* Liên môn hóa học: Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố

nhân sinh là việc tăng lượng khí CO2 do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi
măng, việc chặt phá rừng, tạo thành các khí tồn tại trong khí quyển dẫn đến sự suy
giảm tầng ô zôn làm ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường.
* Liên môn địa lý: Việc dân số tăng nhanh làm tăng lượng khí thải sinh
hoạt, giao thông (gây tiếng ồn, khối bụi,…), chất thải từ dịch vụ y tế gây ô nhiễm
môi trường. Biện pháp BVMT: Thực hiện sanh đẻ có kế hoạch, giảm tỉ lệ dân số,
giảm sức ép dân số lên môi rường và tài nguyên thiên nhiên. Tránh ô nhiễm tiếng
ồn, khối bụi gây căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh
trứng.
* Giáo dục kĩ năng sống: Ngày nay, làm giảm khí CO2 bằng cách nào?
Đáp án: Trồng cây tạo ra quang hợp hút khí CO2. Vậy trồng và chăm sóc
cây là hình thức bảo vệ môi trường.
Bài 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sữa.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sữa.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức liên quan môn học để hiểu được
cách khắc phục tật về mắt.
3. Thái độ: Trung thực , hợp tác nhóm và yêu thích môn học
Kiến thức liên môn: Nguyên nhân gây cận thị và biện pháp khắ phục.

GV: Đào Thị Huệ

13


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9


* Liên môn hóa học, sinh học:
Các chất khí NO, NO2, CO, CO2 khi được tạo ra:
- NOx do khí thải ôtô, xe máy tạo ra gây viêm sưng lớp niêm mạc, cản trở
trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
Khí CO, CO2, SOx tạo ra do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khói thuốc lá,
làm giảm hiệu quả hô hấp. Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả
lọc sạch không khí → bệnh ung thư phổi → gây chết người.
→Vì vậy chúng ta phải bảo vệ cơ thể, tránh hít phải các khí độc bụi trên
bằng các biện pháp:
- Trồng nhiều cây xanh quanh hai bên đường phố, công sở, trường học, bệnh
viện để diều hòa lượng khí oxi, CO2 có lợi cho hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi vệ sinh ở những nơi có bụi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải rác, các chất khí độc hại.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.
- Các khu công nghiệp cây xanh, các nhà máy, lò nung vôi, nung gạch, mỏ
than khi khai thác và sản xuất cần phải có hệ thống xử lí chất thải được nhà nước
cho phép.
* Mắt cận, mắt lão
Cần đeo kính hai mặt lõm (kính phân kỳ), do cầu mắt dài, thủy tinh thể bị
phồng.
- Nguyên nhân: (rất nhiều).
Riêng thể thủy tinh bị lão hóa, cầu mắt ngắn, đeo kính hai mặt lồi (kính hội
tụ) kính lão. Nguyên nhân: do người già, thể thủy tinh bị lão hóa.
- Loạn thị: Thiếu vitamin A (thường có trong thức ăn hằng ngày) nhìn
không rõ lúc hoàng hôn gọi là bệnh quáng gà có khả năng thu nhận ánh sáng bị
giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên
rôđôspin có trong tế bào que, phụ trách việc thu nhận ánh sáng. Vitamin A có
nhiều trong dầu, gan ca, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và trong các loại
rau quả như cà chua, gấc, ớt, cà rốt, bí đỏ…
- Cận thị do: Đọc sách qúa gần (mắt cách sách 25-30 cm là vừa), đọc trong

bóng tối, ánh sáng lóe qua, ngồi tàu xe đọc sách, xem tivi, ngồi làm vi tính qua gần
nhiều giờ, phải đeo kính cận, cận độ cao phải mỗ.
Biện pháp khắc phục: Phải làm việc khoa học, sử dụng ánh sáng hợp lý, ăn
uống đủ vitamin A, phải biết điều tiết khoảng cách giữa mắt và vật hợp lý. Nếu

GV: Đào Thị Huệ

14


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

điều tiết không hợp lý (để vật xa quá, gần qúa) thể thủy tinh phồng lên khi vật quá
gần ta phải căng mắt ra để ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới ta mới nhìn rõ vật
→ cận thị
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Vệ sinh mắt bị đau mắt hột: Rữa bằng nước muối pha loãng, uống thuốc,
nhỏ thuốc rữa mắt, không lấy tay dụi mắt, không dùng chung khăn, chậu rữa mắt,
đeo kính (khám bác sĩ). Nếu dụi tay mắt hột vỡ làm thành sẹo co kéo lớp mi mắt
làm lông mi quặp vào trong cọ xát đục màng giác khiến cho mù lòa.
- Khi ánh sáng mạnh như gọi đèn như đèn pin gọi vào mắt hoặc đọc sách nơi
ánh sáng chói quá phải căng mắt ra mà nhìn, thể thủy tinh quá phồng → cận thị.
* Liên môn thể dục
Sáng sớm tập thể dục, hít thở không khí trong lành, kết hợp tắm nắng để
tổng hợp vitamin D từ chất egôstêrin cần cho sự hấp thụ canxi, photpho để chống
còi xương và hấp thụ một số chất khác có trong thức ăn.
Câu hỏi tình huống: để phát triển năng lực.
1. Bạn A nói người hút thuốc do trong khói thuốc lá có chất nicotin, CO,
NOx nếu hút nhiều phổi trắng thì bồ hóng bám vào ống khối gây ung thư phổi .
Bạn B nói bạn ngồi ngửi khói thuốc lá chứ không hút thì không ảnh hưởng gì tới

phổi cả. Bạn cũng không bị khiển trách là vì phạm tội hút thuốc lá trong nhà
trường? Đúng hay sai?
Đáp án: Sai vì ngửi khói thuốc lá cũng bằng 1 ngày hút 10 điếu thuốc lá, bạn cũng
bị khiển trách vì bạn không khuyên bảo bạn mình không nên hút thuốc lá.
2. Bạn A nói khi đọc sách cứ để sách xa ra ở mặt bàn hoặc ở trên giường
chẳng hạn. Cứ ngồi làm vi tính hoặc xem tivi gần miễn sao nhìn rõ vật, rõ chữ là
được. Vì cận thị là do bẩm sinh. Đúng hay sai.
Đ/a: Sai vì chủ yếu là do không biết giữ vệ sinh mắt.
* Liên môn môn hóa: Sử dụng muối ăn NaCl (natri clorua) pha loãng để
rữa mặt.
GIÁO ÁN MINH HỌA
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Nêu và thực hiện được các quy tắt an toàn khi sử dụng
điện, thực hiện được các biện pháp tiết kiệm điện năng.

GV: Đào Thị Huệ

15


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

2. Kĩ năng: Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử
dụng an toàn điện.
3. Thái độ: Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm tại lớp học, tại gia đình, biết
tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện theo.
4. Phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán,..

Kiến thức liên môn: Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi
sử dụng điện.
* Liên hệ thực tế: Trong thực tế nếu cơ thể ẩm ước hay mệt mỏi, việc tiếp
xúc với các hiệu điện thế thấp cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể
* Liên môn Sinh, công nghệ:
- Điện giật gây tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp như thế nào?
Khi dòng điện đi qua cơ thể (điện giật) làm cơ bị co giật, rối loạn nhịp tim, rối loạn
hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn, hoạt động hô hấp.
- Sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện có dán nhãn năng lượng để tiết kiệm
điện năng.
- Ngưng nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng đèn sợi đốt có công suất cao trên
60W.
* Liên môn toán học:
Tính toán được điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ của các dụng cụ, các
thiết bi điện trong mạng điện gia đình, nhà trường, …
* Liên môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng và tiết
kiệm điện để bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng xã hội, đất nước lịch sự,
văn minh, giàu đẹp.
Tình huống: Nếu được yêu cầu viết một câu cổ động cụ thể cho việc tiết
kiệm điện năng trong lớp học, nhà trường, trong giáo dục, hoặc ngoài xã hội, em sẽ
đề nghị câu cổ động có nội dung gì?
* Liên môn hóa học:
Quá trình đóng - cắt mạch điện cao áp kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc
điện không tốt có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm
nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc, hoặc gây ra các phản ứng hóa
học (tạo ra các khí độc như: NO, NO2, CO2,…) vì vậy cần đảm bảo sự tiếp xúc
điện thật tốt, trong quá trình vận hành, và sử dụng các thiết bị điện. Bên cạnh đó,

GV: Đào Thị Huệ


16


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

việc sử dụng đồ dùng điện, thiết bị điện gây sự cố chập điện, rò điện, đứt đường
dây, cháy nổ trạm biến áp, … cũng sinh ra tia lửa điện dẫn đến gây hỏa hoạn.
Biện pháp an toàn:
- Đề ra các biện pháp an toàn khi sử dụng điện tại những nơi cần thiết.
- Cần tránh bị điện giật khi tiếp xúc với dòng điện cao áp.
- Tuân thủ các quy tắt an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ
bản về sơ cứu người bị điện giật.
* Liên môn địa lý:
Thực hiện sự kiện “giờ trái đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện
* Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục cho học sinh biết tiết kiệm điện mọi lúc
mọi nơi cho gia đình, nhà trường và xã hội nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
* Liên môn mỹ thuật:
Khuyết khích học sinh vẽ tranh về đề tài “sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
năng”
II. CHUẨN BỊ
Đối với giáo viên và mỗi nhóm học sinh:
- Tài liệu liên quan đến lồng ghép bảo vệ môi trường,
- Soạn bài giảng bằng công nghệ thông tin.
- Phiếu học tập nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở vật lí 7 theo
nhóm.
C1: Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu diện thế dưới …….. vôn.
C2: Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc ………
C3: Cần mắc thiết bị ………… cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi
đoản mạch.
C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình thì cần lưu ý ………..…..Vì ……………..

III. PHƢƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn - đáp, thảo luận nhóm, trực quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Phát biểu định Luật jun- Len xơ? Viết hệ thức của định luật nêu đơn vị của các đại
lượng có trong hệ thức đó.
3. Bài mới

GV: Đào Thị Huệ

17


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

Giới thiệu bài:
- Ngày nay, điện năng được sử dụng rất rộng rãi trong sản suất và đời sống.
Nhờ có điện năng, quá trình sản suất được tự động hóa và cuộc sống của con người
có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử
dụng điện năng ngày càng tăng, thì các nhà máy điện cũng liên tục hoạt động để
tạo ra nguồn điện to lớn cho đất nước như cũng làm gia tăng nhiều hệ quả xấu cho
môi trường. Vậy làm thế nào để sử dụng tiết kiệm nguồn điện năng quý giá do con
người tạo ra trong cuộc sống?
- Hàng năm các vụ tai nạn do điện khiến cho hàng trăm người thiệt mạng,
hàng trăm người khác bị thương. Trong đó khoảng 70% vụ tai nạn do vi phạm các
quy định an toàn trong quá trình sử dụng điện tại gia đình. Làm thế nào để giữ
được an toàn khi sử dụng điện? Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài “SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ


NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN I. AN TOÀN KHI SỬ
CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG ĐIỆN
ĐIỆN [B]
1. Nhớ lại các quy tắc an
toàn khi sử dụng điện đã học
ở lớp 7
- GV: Phát phiếu giao việc cho HS:
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi

- Chỉ làm TN với nguồn điện
có hiệu điện thế dưới 40V.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học
- Sử dụng các dây có vỏ bọc
tập.
đúng tiêu chuẩn.
HS: Thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học
- Cần mắc cầu chì cho mỗi
tập
dụng cụ điện.
- GV: Thu phiếu học tập, gọi đại diện các nhóm
- Dùng các thiết bị điện đảm
nhận xét nhóm bạn.
bảo cách điện
- GV: Nhận xét, bổ sung phần hoàn thành phiếu học
tập của các nhóm (sữa sai nếu có).
GD BVMT:
- Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm,

người sống gần các đường điện cao thế thường bị
suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc
dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố
lưới điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: chập

GV: Đào Thị Huệ

18


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm
biến áp… Để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an
toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân
dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên
có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
* Liên môn công nghệ, sinh học:
Điện giật gây tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp
như thế nào?
HS: Trình bày: Dòng điện tác động vào hệ thần
kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô
hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ sẽ thở
hỗn hển, tim đập nhanh. Trường hơp điện giật
mạnh, trước hết là phổi, sau đó đến tim ngừng hoạt
động, nạn nhân chết trong tình trạng ngột, nạn nhân
có thể được cứu sống nếu ta kịp thời làm hô hấp
nhân tạo và cấp cứu cần thiết.
* Liên môn hóa học:

GV: Khi sử dụng điện thường xảy ra sự cố gì?
HS: Có thể gây hỏa hoạn, hay bị điện giật.
GV: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn
kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không
tốt cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia
lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh
hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản
ứng hóa học (tạo ra các khí độc như: NO, NO2,
CO2,…). Vì vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật
tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị
điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ
cháy có thể gây ra hỏa hoạn.
GV: Theo em phải làm thế nào để khắc phục sự cố
trên?
HS:- Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc
với dòng điện có điện áp cao.
- Đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi
cần thiết cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật.

GV: Đào Thị Huệ

19


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

Biện pháp an toàn:
- Đề ra các biện pháp an toàn khi sử dụng điện tại
những nơi cần thiết.
- Cần tránh bị điện giật khi tiếp xúc với dòng điện

cao áp.
- Tuân thủ các quy tắt an toàn khi sử dụng điện và
có những kiến thức cơ bản về sơ cứu người bị điện
giật.
Tình huống: Trong cuộc sống ta thường phải thế
thế các bóng đèn bị hỏng của mạng điện gia đình?
Làm sao để giữ được an toàn điện khi làm việc
này?
* Cho HS thảo luận trước lớp câu C5, C6
C5: Bóng đèn treo bị đứt dây tóc, cần phải thay
bóng đèn khác. Hãy cho biết vì sao những việc làm
sao đây đảm bảo an toàn điện:
+ Nếu đèn treo dùng phích cắm thì phải rút phích
cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng đèn hỏng
và lắp bóng đèn khác.
+ Nếu đèn treo không dùng phích cắm thì phải ngắt
công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn
hỏng và lắp bóng đèn khác.
+ Tại sao phải thực hiện nối đất các bị điện?

2. Một số quy tắc an toàn
- Các nhóm HS thảo luận câu C5, C6 và trình bày khác khi sử dụng điện
trước lớp.
HS trình bày đƣợc C5:
+ Sau khi đã rút phích cắm điện thì không thể có
dòng điện chạy qua cơ thể người và do đó loại bỏ
mọi sự nguy hiểm mà dòng điện có thể gây ra.
+ Để đảm bảo an toàn điện, công tắc và cầu chì
trong mạng điện gia đình luôn luôn được nối với
dây “nóng”. Chỉ khi chạm vào dây “nóng” thì mới

có dòng điện chạy qua cơ thể người và là nguy
hiểm, còn dây nguội luôn luôn được nối với đất nên
giữa dây nguội và cơ thể người không có dòng điện

GV: Đào Thị Huệ

20


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

chạy qua. Vì thế việc ngắt công tắc hoặc tháo cầu - Rút phích trước khi thay các
chì trước khi thay bóng đèn hỏng đã làm hở dây dụng cụ điện.
“nóng”, do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy
- Ngắt công tắc hoặc tháo cầu
qua cơ thể người và đảm bảo an toàn.
chì khi sữa chữa.
+ Khi đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà, do
điện trở của vật cách điện (chẳng hạn như ghế - Nối đất với các thiết bị điện
nhựa, bàn gỗ khô…) là rất lớn nên dòng điện nếu bằng kim loại.
chạy qua cơ thể người và vật cách điện sẽ có cường
độ rất nhỏ nên không gây nguy hiểm đến tính
mạng.
-Dây tiếp đất có tác dụng gì?

GV hoàn chỉnh, thống nhất các câu trả lời.
HS: ghi vở
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÁC
BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG [H]
-Yêu cầu HS thu thập thông tin SGK về lợi ích của

việc tiết kiệm điện năng
- Thảo luận nhóm trả lời C7
Nêu những lợi ích khác của việc sử dụng tiết kiệm
II. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM
điện năng?
ĐIỆN NĂNG
HS: trình bày đƣợc câu C7:
1. Cần phải sử dụng tiết
+ Các dụng cụ và thiết bị điện có công suất hợp lí kiệm điện năng.
có giá rẽ hơn các dụng cụ và thiết bị điện có công
suất lớn hơn mức cần thiết, do đó sử dụng những
dụng cụ điện có công suất hợp lí không những tiết

GV: Đào Thị Huệ

21


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

kiệm điện năng mà còn góp phần giảm bớt chi tiêu
gia đình.
+ Ngắt điện khi không sử dụng hoặc khi đi ra khỏi
nhà sẽ tránh sự cố gây tai nạn và thiệt hại do dòng
điện gây ra. Chẳng hạn tắt bếp điện, ấm điện hay
bàn là … khi không dùng nữa hoặc khi đi khỏi nhà
không những tránh lãng phí điện năng mà đặc biệt
là còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn làm tổn thất
nghiêm trọng cho gia đình và cho cả các gia đình
xung quanh.


- Giảm chi tiêu cho gia đình.
- Các dụng cụ, thiết bị điện sử
dụng lâu bền hơn.

- Giảm bớt các sự cố gây tổn
+ Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu hại chung do hệ thống điện bị
quá tải, đặc biệt trong những
điện, góp phần tăng thu nhập cho đất nước.
giờ cao điểm.
+ Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện, do đó
- Dành phần điện năng tiết
góp phần giảm ô nhiểm môi trường.
kiệm cho sản xuất.
GV hoàn chỉnh, thống nhất các câu trả lời.
GV: Yêu cầu hoạt động cá nhân thực hiện C8, C9
để tìm hiểu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện
năng.
C8: Hãy viết công thức tính điện năng sử dụng.
HS: A = P. t
C9: Từ đó cho biết, để sử dụng tiết kiệm điện năng
thì:
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết
bị điện có công suất như thế nào?
+ Có nên sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện
2. Các biện pháp sử dụng
những lúc không cần thiết hay không? Vì sao?
tiết kiệm điện năng.
HS trình bày đƣợc C9: Để sử dụng tiết kiệm điện
Cần lựa chọn sử dụng các

năng thì:
dụng cụ và thiết bị điện có
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ thiết bị công suất phù hợp và chỉ sử
điện có công suất hợp lí, đủ mức cần thiết (P dụng chúng trong thời gian
không quá lớn và không quá nhỏ).
cần thiết.
+ Không sử dụng những dụng cụ hay thiết bị điện
trong những lúc không cần thiết, vì sử dụng như thế
là lãng phí điện năng (có thời gian sử dụng t thì có
tiêu thụ điện năng A).

GV: Đào Thị Huệ

22


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

* Liên môn Sinh, công nghệ:
Nên sử dụng các đồ dùng điện như thế nào để tiết
kiệm điện năng?
- Sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện có dán nhãn
năng lượng để tiết kiệm điện năng.
- Ngưng nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng đèn sợi
đốt có công suất cao trên 60W.
* Liên môn địa lý:
Để góp phần tiết kiệm điện năng là học sinh em
phải làm gì? Nước ta và thế giới đã và đang thực
hiện chiến dịch gì để tiết kiệm điện năng? Ý nghĩa
của chiến dịch này?

HS trình bày:
- Việc xây dựng các nhà máy sản xuất điện
hiện nay chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện, thủy
điện, …làm ảnh hưởng đến sói mòn đất, cạn kiệt tài
nguyên, khoáng sản, thiếu nguồn nước, ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, động vật, thực vật,…
chúng làm tác động đến môi trường sống và khiến
khí hậu toàn cầu biến đổi khắc nghiệt hơn, gây ô
nhiễm môi trường nhiều hơn.
Thực hiện sự kiện “giờ trái đất” nhằm đề cao
việc tiết kiệm điện và vì vậy giảm lượng khí thải
đioxitcacbon gây hiệu ứng nhà kính, khiến trái đát
nóng lên và làm biến đổi khí hậu toàn cầu. mục
đích sâu hơn của sự kiện là kêu gọi, nhắc nhở mọi
người có ý thức và hành động thường xuyên hơn
trong việc bảo vệ môi trường hành tinh xanh của
chúng ta.
Nhân thức được mục đích của sự kiện “giờ trái đất”
nếu chúng ta tránh được nững việc làm hình thức đi
ngược lại tinh thần của sự kiện này. Ví dụ: nếu tắt
đèn điện nhưng lại thắp sáng bằng đèn cầy, đèn dầu
sẽ càng khiến môi trường ô nhiễm nhiều hơn hoặc
việc tổ chức những lễ hội trong dịp này khiến xe cộ
lưu thông trên đường nhiều hơn, rác thải nhiều hơn

GV: Đào Thị Huệ

23



Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

và môi trường chịu ô nhiễm nặng nề hơn.
Vì xem giờ trái đất là sự liện nhắc nhở chúng
ta tìm tòi, thực hiện thường xuyên hơn những việc
làm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong
mỗi 60 phút của mọi giờ, mọi ngày trong năm. Tắt
các thiết bị điện khi không cần thiết, không bỏ thừa
mứa thức ăn, tắt xe máy khi dừng đợi lâu trước đèn
đỏ, sử dujngtieest kiệm giấy trong học tập và làm
việc,…
* Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục cho học
sinh biết tiết kiệm điện mọi lúc mọi nơi cho gia
đình, nhà trường và xã hội nhằm góp phần bảo vệ
môi trường.
* Liên môn mỹ thuật:
III. VẬN DỤNG
Khuyết khích học sinh vẽ tranh về đề tài “sử
C10: Có thể dùng một trong
dụng an toàn và tiết kiệm điện năng”
các cách sau đây:
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG[VD]
+ Viết lên một tờ giấy dòng
-Y/c HS thực hiện C10, C11, C12.
chữ đủ to:” tắt hết điện trước
- Gọi HS trả lời trước lớp, GV hướng dẫn thảo luận khi rời khỏ nhà” và dán tờ
chung, hoàn chỉnh câu trả lời cần có.
giấy này ở cửa ra vào, chỗ dễ
nhìn thấy nhất.
GV: Hướng dẫn, cho HS thực hiện câu C12

HS: Giải bài tập C12
- HS khác làm vào tập

+ Treo một tấm bìa có dán
dòng chữ” nhớ tắt điện “ lên
phía trên cửa ra vào, sao cho
khi đóng chặt cửa thì tấm bìa
tự động hạ xuống ngay trước
mặt.
+ Lắp một chuông điện, sao
cho khi đóng chặt cửa ra vào
thì chuông kêu để nhắc nhở
bạn.
+ Lắp một công tắc tự động
(còn gọi là rơle), sao cho khi
đóng chặt cửa ra vào hoặc khi
khoá cửa thì công tắc tự động
ngắt mạch điện của nhà bạn

GV: Đào Thị Huệ

24


Giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua dạy học tích hợp trong môn Vật lý 9

C11: Câu D
C12:
- Điện năng sử dụng của mỗi
loại bóng đèn trong 8 000 h:

+ Bóng đèn dây tóc:
A1 =P 1 t = 0,075.8 000 =
600kW.h = 2160.106 J
+ Bóng đèn compắc:
A2 = P 2t = 0,015.8 000 =
120kW.h = 432.106J
- Tổng chi phí phải trả cho
bóng đèn dây tóc trong 8 000h
T1 = 8.3 500 + 600.700 =
448 000 đ
- Tổng chi phí phải trả cho
bóng đèn compắc trong 8000h
T2 = 60 000 + 120.700
144 000 đ

=

* Liên môn toán học:

Vậy sử dụng bóng đèn
Tính toán được điện năng tiêu thụ, công suất compắc có lợi hơn.
tiêu thụ của các dụng cụ, các thiết bi điện trong
mạng điện gia đình, nhà trường, …
Tình huống: Nếu mổi gia đình trong thành phố Hồ
Chí Minh giảm bớt thời gian thắp sáng của một
bóng đèn 60W một giờ mổi ngày thì số tiền tiết
kiệm được của thành phố trong tháng là bao nhiêu?
Cho rằng thành phố có khoảng 1,7 triệu hộ gia đình
và giá tiền điện là 1600đ/1KWh.
4. Củng cố: GV tóm tắt nội dung bài học.. Đọc có thể em chưa biết.

GV cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu HS chỉ ra trường hợp nào nên và
trường hợp nào không nên làm. Chia làm 2 đội lên ghép hình.

GV: Đào Thị Huệ

25


×