Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Mai Thị Thanh Duyên
2. Ngày tháng năm sinh : 28/02/1972
3. Nam, Nữ : Nữ
4. Địa chỉ : Trường THCS Võ Trường Toản
5. Điện thoại : 0942 152 393
6. E-mail :
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THCS Võ Trường Toản
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Cử nhân Văn
- Năm nhận bằng : 2011
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy lớp
- Số năm có kinh nghiệm : 18
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà môn Ngữ văn
+ Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn
+ Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho học sinh trung học
cơ sở
+ Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm
GV: Mai Thị Thanh Duyên
1
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT BÀI
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 7
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong nhà trường đều cung cấp nguồn tri
thức một chuyên ngành nào đó. Riêng môn Ngữ văn có vị trí hết sức quan trọng
trong việc giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm nhân văn, phát triển năng lực,
hình thành nhân cách cho người học.
Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ
mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các
môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Văn.
Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với
hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống .
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống
xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan
niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác của các nhà tư tưởng, nhà lí luận,
nhà triết học, nhà chính trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói, không có
văn nghị luận thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc. Có năng lực
nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho
học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng,
tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” . . . (Dạy văn là một quá trình rèn
luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28/11/1973) .
Trong đời sống, người ta phải luôn luôn bày tỏ ý kiến của mình về các hiện
tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận tổ, một cuộc họp,
một vấn đề trong cuộc sống, một chính sách mới, một tác phẩm nghệ thuật,... đều
đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khi đó, ta đã làm văn nghị luận. Khác
với lối bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong văn nghị luận, việc bày tỏ ý kiến trong văn
nghị luận nhằm giải thích, chứng minh, thuyết phục người nghe, người đọc một tư
tưởng, một quan điểm nào đó
Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn :Văn bản,
Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ tổng
hợp, vận dụng vốn kiến thức của hai phân môn còn lại cùng với vốn kiến thức đời
sống của học sinh để diễn đạt một vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hoặc trong
lĩnh vực văn học.
GV: Mai Thị Thanh Duyên
2
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Học và làm văn nghị luận, các em sẽ được rèn luyện tư duy, kỹ năng phát biểu
ý kiến và tinh thần tự chủ trước cuộc sống
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 7. Tôi
nhận thấy học sinh học sinh ở độ tuổi này đã có bước phát triển vượt bậc về mặt
tâm sinh lí cũng như sự nhạy bén trong việc tiếp thu, ảnh hưởng các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, khi có sự đòi hỏi phải trình bày, nhận xét về những vấn đề ấy một cách
bài bản mà cụ thể là trong giờ học thực hành làm văn nghị luận thì các em lại lúng
túng, rụt rè, không mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình. Thực tế đó quả là đáng lo
ngại. Hơn nữa, văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 7 có tính cách đặt
nền móng để học sinh phát triển năng lực nghị luận ở các lớp sau.
Về cơ sở thực tiễn, văn nghị luận đã góp một phần đáng kề vào việc hình
thành nhân cách, hình thành con người xã hội của các em. Như vậy, một vấn đề đặt
ra đối với người dạy là phải làm thế nào thông qua mảng văn nghị luận để giúp học
sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp đồng thời trau dồi kiến thức về các vấn đề xã hội;
có sự phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, biết chắt lọc trong sự tiếp thu cái mới, qua đó
định hình được nhân cách của người công dân nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn
nhân lực chất lượng cao theo xu thế phát triển và hội nhập của đất nước ?
Chính kết quả học tập của học sinh được bản thân người viết thu thập ở các
năm học trước làm cho tôi trăn trở, thúc đẩy tôi nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng viết
bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
2. Nội dung, cách thức thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Về nguyên tắc
- Giáo viên cần xác lập chủ đề cho mảng văn nghị luận ở chương trình lớp 7
học kỳ II, việc làm này có mục đích giúp truyền đạt kiến thức của chủ đề môt cách
toàn diện và có hệ thống hơn là dạy các tiết rời rạc theo phân phối chương trình cũ.
(Do thời lượng bố trí cho phần văn nghị luận tương đối lớn (18 /25 tổng số tiết tập
làm văn), nên có thể không bố trí dạy liên tục các tiết trong một tuần, tuy nhiên,
khi soạn cần gom lại thành chủ đề thì dạy sẽ đạt hiệu quả hơn)
- Chú trọng hoạt động thực hành, bài nào đòi hỏi thực hành luyện tập thì phải
triệt để khai thác, hướng dẫn các em một cách thấu đáo, đạt hiệu quả
- Phát huy tối đa năng lực của học sinh trong quá trình dạy học như năng lực
tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin .....
GV: Mai Thị Thanh Duyên
3
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
2.2. Các biện pháp thực hiện
A. Giúp học sinh nắm rõ đặc điểm và yêu cầu của bài văn nghị luận
- Văn nghị luận là văn thuyết lí, được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,
người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận
điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận là luận điểm phải đúng đắn, đáp ứng
nhu cầu thực tế; luận cứ phải xác thực, tiêu biểu; lập luận phải chặt chẽ, , hợp lí
- Bài văn nghị luận được viết bằng văn phong chính luận, rõ ràng, trong sáng,
chuẩn xác
- Tóm lại : Vấn đề nghị luận là vấn đề mang ý nghĩa xã hội; ba yếu tố cơ bản
để hình thành bài văn nghị luận đó là : luận điểm, luận cứ và lập luận.
Quy trình làm bài văn nghị luận :
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài và sửa chữa
*Bố cục bài văn nghị luận và nhiệm vụ của từng phần : gồm có ba phần
+ Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội. Thông thường là dẫn
luận điểm tổng quát đã được nêu sẵn trong đề bài nghị luận
+ Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài bằng cách sử dụng lí lẽ và dẫn
chứng để làm rõ vấn đề đang bàn luận
+ Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định vấn đề đã bàn bạc. Liên hệ bản thân.
B. Hình thành các kỹ năng cơ bản thông qua hoạt động luyện tập, thực hành
1. Lập ý
Bản chất của văn nghị luận là luận điểm, luận cứ và lập luận. Vậy nên, lập ý
trong văn nghị luận chính là xác lập luận điểm, tìm luận cứ và xây dựng lập luận.
a/ Xác lập luận điểm
- Luận điểm tức là tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đánh giá của người viết
được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
Mỗi một luận đề phải được xác lập bằng một hệ thống luận điểm, trong đó có luận
điểm chính và các luận điểm phụ
- Đọc kỹ đề từng câu, từng chữ và vận dụng năng lực tƣ duy để xác định nội
dung của vấn đề cần bàn bạc
GV: Mai Thị Thanh Duyên
4
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
*Ví dụ 1 : Nghị luận về vấn đề Chớ nên tự phụ,
- Luận điểm chính : Tác hại của thói tự phụ trong cuộc sống con người
- Có thể xác lập một số luận điểm sau bằng cách đặt các câu hỏi xoay quanh vấn
đề:
- Tự phụ là gì ?
- Vì sao chớ nên tự phụ?
- Cần phải xây dựng thái độ sống đúng đắn như thế nào?
*Ví dụ 2 : Xác lập luận điểm cho đề văn : Sách là người bạn lớn của con người
- Xác lập luận điểm chính : Vai trò quan trọng của sách đối với cuộc sống con
người
Từ luận điểm chính ấy, bằng suy luận từ thực tế, có thể tìm đƣợc các luận
điểm phụ sau đây :
+ Sách là kho tàng tri thức vĩ đại của nhân loại
+ Sách giúp con người nhận thức thế giới, hướng tới chân lí và cái đẹp
+ Trong thời đại ngày nay, cần biết chọn sách để đọc và phải biết trân trọng, giữ
gìn sách
+ .........................
b/ Tìm luận cứ
Văn nghị luận được hình thành ở lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ phải sắc bén, đanh
thép, hùng hồn. Dẫn chứng phải xác thực, chọn lọc, giàu sức thuyết phục. Tìm luận
cư chính là tìm những lí lẽ và dãn chứng dể làm sáng rõ cho luận điểm một cách
thấu đáo, thuyết phục.
*Ví dụ 1 : Chỉ ra các luận cứ mà tác giả đã sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm
trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
Để làm sáng tỏ luận điểm mở rộng thứ nhất : Lịch sử đã có nhiều cuộc
kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác đã
dùng hai luận cứ :
- Luận cứ thứ nhất là dẫn chứng về các trang sử chống ngoia5 xâm của tổ tiên ta
thông qua đoạn : Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần
yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời
đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trấn Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung,...
GV: Mai Thị Thanh Duyên
5
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
- Luận cứ thứ hai là lời phân tích khẳng định cần ghi nhớ công lao của các vị anh
hùng dân tộc : Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các
vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng
Để làm sáng tỏ luận điểm mở rộng thứ hai Đồng bào ta ngày nay cũng rất
xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, Bác sử dụng đến bảy luận cứ, trong đó
sáu luận cứ là các dẫn chứng về những gương tích cực tham gia kháng chiến
của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, luận cứ thứ bảy là lí lẽ khái quát
đặc điểm chung của chín luận cứ trên :
- Luận cứ 1 : Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ
- Luận cứ 2 : Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm
chiếm
- Luận cứ 3 : Từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn
yêu nước, ghét giặc
- Luận cứ 4: Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy
giặc đặng tiêu diệt gặc đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ
đội
- Luận cứ 5 : Từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung
phong giúp việc vận tải cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như
con đẻ của mình
- Luận cứ 6 : Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất
không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào
điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ
- Luận cứ 7 : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều
giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước
Từ văn bản ngữ liệu kinh điển trên của Bác, sau khi hướng dẫn học sinh
phân tích, khám phá và nhận diện được cách triển tìm luận cứ, GV tổ
chức cho các em thực hành tìm luận cứ trên nhiều đề văn nghị luận khác
nhau
*Ví dụ 2 : Tìm luận cứ cho luận điểm: Tự phụ là gì?
- Đánh giá bản thân quá cao, không dựa trên những khả năng thực sự của mình và
luôn xem thường người khác.
- Tự phụ khác với tự tin – người tự tin là người đánh giá đúng năng lực của mình,
lấy đó làm điểm tựa để hành động quyết đoán.
- Biểu hiện cụ thể của sự tự phụ : Những người không mấy tài cán lại tỏ ra ta đây
là biết nhiều, biết rộng; không thèm lắng nghe bất cứ ý kiến của ai vì không thấy
GV: Mai Thị Thanh Duyên
6
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
họ có gì hơn mình; tìm mọi cách chứng tỏ sự vượt trội của mình thậm chí đến lố
bịch...
*Ví dụ 3 : Tìm luận cứ cho luận điểm Vì sao chớ nên tự phụ ?
- Bị mọi người xa lánh, tự cô lập bản thân
- Khả năng giao lưu học hỏi bị hạn chế
- Khi gặp thất bại, ít người chia sẻ
- Tự phụ chỉ mang lại tác hại cho bản thân....
c/ Xây dựng lập luận
Xây dựng lập luận là trình bày lí lẽ và dẫn chứng theo một trình tự lôgic, chặt
chẽ nhằm thể hiện vấn đề một cách khúc chiết, giàu sức thuyết phục. Lôgic của
trình tự lập luận đòi hỏi cho cả toàn bài và ngay trong từng đoạn nghị luận.
*Ví dụ 1 : Phân tích trình tự lập luận trong văn bản Chống nạn thất học ở bài
18, SGK/7 tập II :
- Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để
làm gì : Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng
hạn chế mở trường học, chúng không biết cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta
và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nướ là 95
phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao
được ?
- Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học bằng cách khẳng định vai trò của
việc nâng cao dân trí : Nay chúng ta đã dành được quyền độc lập. Một trong những
việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí. Mọi người Việt Nam
phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có
thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết
viết chữ Quốc ngữ
- Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Người ta sẽ hỏi : Vậy chống nạn thất
học bằng cách nào ? Phần tiếp theo của bài viết giải quyết việc đó bằng cách đưa ra
các biện pháp cụ thể chống nạn thất học : Những người đã biết chữ hãy dạy cho
những người chưa biết chữ, hãy giúp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em
trong sáu bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá Quốc ngữ giúp đồng bào thất
học.
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì
chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn
người làm không biết thì chủ nhà bảo, . . . .
GV: Mai Thị Thanh Duyên
7
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em
phải cố gắngđể kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có
quyền bầu cử và ứng cử
Lập luận như thế là rõ ràng, chặt chẽ, hợp lí, làm ta hiểu trọn vẹn luận điểm
*Ví dụ 2 : Chỉ ra phép lập luận trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta, bài 20 SGK/24
Để làm sáng tỏ luận điểm chính của bài là bổn phận của những người lãnh
đạo là phải làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực
hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến:
- Trước hết tác giả đặt vấn đề : Lòng yêu nước nồng nàn là một truyền thống quý
báu của dân tộc
- Tiếp theo là việc triển khai hai luận điểm phụ để chứng minh cho vấn đề đặt ra
theo tiến trình lịch sử bằng những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu
+ Lòng yêu trong quá khứ
+ Lòng yêu nước trong hiện tại
Từ các nhận định trên, rút ra kết luận về bổn phận của chúng ta là phải làm cho
tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu
nước, công việc kháng chiến
Cách đưa luận điểm, dẫn chứng để dẫn tới kết luận như vậy gọi là lập luận.
Phần thực hành xây dựng lập luận của học sinh
*Ví dụ 1 : Cho đề văn Chớ nên tự phụ, hãy trình bày trình tự lập luận của em đối
với đề bài này.
Về nội dung, đề bài yêu cầu em bàn luận để làm rõ lời khuyên chớ nên tự phụ (tự
cho mình cao hơn người khác). Bài viết của em cần làm rõ :
- Tự phụ là gì ?
- Tự phụ có những biểu hiện nào ?
- Tự phụ đem lại hậu quả gì ?
- làm thế nào để tránh được thói tự phụ ?
Qua đó khẳng định Chớ nên tự phụ là lời khuyên cần thiết và đúng đắn. Chất liệu
để viết bài văn này là lí lẽ kết hợp với dẫn chứng lấy từ thực tế hoặc trong sách vở
Ví dụ 2: Em hãy xây dựng lập luận cho đề : Viết về môi trƣờng.
- Xác lập luận điểm : Tầm quan trọng của môi trường sống (môi trường tự nhiên)
đối với cuộc sống con người
GV: Mai Thị Thanh Duyên
8
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
- Giải thích vắn tắt khái niệm môi trường là gì ?
- Đưa dẫn chứng nêu vai trò của môi trường đối với đời sống con người :
+ Vai trò điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái
+Môi trường trong sạch rất có lợi cho sức khoẻ con người, đảm bảo chất lượng
cuộc sống
+ Tác hại của tình trạng môi trường bị ô nhiễm do khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn,
nguồn nước, nạn chặt phá rừng bừa bãi . . .
+ Trách nhiệm của bản thân và cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường
- Liên hệ bản thân
2. Phƣơng pháp lập luận
Lập luận là cách thức triển khai các luận điếm , luận cứ sao cho chặt chẽ lô gic
bằng sự liên kết của các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận cũng
là một nghệ trong văn nghị luận. Trong thực tế, có nhiều cách lập luận, sau đây là
một số cách tiêu biểu thường sử dụng :
a/ Lập luận theo quan hệ diễn dịch
Đây là cách lập luận nêu luận điểm chính trước, các luận điểm mở rộng được nêu
tiếp sau nhằm chứng minh cho luận điểm chính.
*Ví dụ 1 : Âm nhạc với những đường nét, giai điệu trầm bổng, nhặt khoan đã có
lúc động tới nhiều mặt trong cuộc sống xung quanh của chúng ta.
Đời xưa, người ta đã giao cho nghệ thuật này một sức mạnh có tính chất
huyền bí tới vạn vật xung quanh, nhưng ngày nay, bằng những thí nghiệm khoa
học, người ta đã ghi nhận được những tác dụng khá cụ thể. Sử dụng một loại âm
nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử
dụng loại nhạc nào đó thì lượng sửa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có
loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực vườn
trồng.
Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng âm nhạc trong các xí nghiệp, công
trường để nâng cao năng suất lao động của công nhân. Tại nhà máy sản xuất đện
thoại Perm của Liên Xô, các nhà tâm lí học, sinh lí học và cán bộ âm nhạc đã phối
hợp đưa âm nhạc vào giờ làm việc của công nhân. Sau một thời gian ổn định, với
điều kiện sản xuất ổn định, có những ca năng suất lao động đã tăng tới 17%
Tuy nhiên, tác dụng lớn lao nhất của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận
được là bằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông
qua thính giác mà tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người.
GV: Mai Thị Thanh Duyên
9
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
(Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc, NXB Thanh niên 1992)
*Ví dụ 2 : Thiên nhiên là gì ? Thế nào là môi trường thiên nhiên ?
Thiên nhiên là toàn bộ thế giới tự nhiên bao gốm ánh sáng, không khí, nguồn
nước, đất đai, rừng núi, sông biển, tài nguyên dưới lòng đất,. . . Mỗi hiện tượng
thiên nhiên có sự sống riêng, vận động, phát triển và thay đổi dưới sự tác động của
tự nhiên và con người. Ví dụ, rừng gắn với núi đồi, cây cối, suối, thảm thực vật và
động vật hoang dã; rừng có thể thay đổi theo thời gian và những tác động của địa
chất, khí hậu và con người
Thiên nhiên bao quanh ta trong cuộc sống hàng ngày. Mặt trời ban ngày cho
ta ánh sáng để học tập, lao động và đi lại. Ánh trăng ban đêm cho ta ánh sáng
huyền diệu để ta vui chơi. Hoa lá cho ta sắc màu để nhìn ngắm. Nước cho ta đồ
uống, tắm giặt, tưới khắp ruộng đồng cho hoa màu cây cối, bội thu. Ánh đện nơi ta
làm việc, ăn nghỉ và học tập được thắp sáng từ các nhà máy thuỷ điện và nhiệt
điện. Bàn ghế ta ngồi học làm từ gỗ của rừng. Biển cho ta nghĩ dưỡng. Rừng núi,
hang động kì thú cho ta cảnh đẹp tham quan,... Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là
người bạn gần gũi và chia sẻ, ban tặng cho ta rất nhiều thứ quý giá để ta hưởng
thụ
(Bài làm của học sinh)
b/ Lập luận theo quan hệ qui nạp
Đây là cách lập luận ngược lại của lập luận theo quan hệ diễn dịch. Nghĩa là,
ta sẽ đi từ luận cứ đến luận điểm, từ luận điểm mở rộng đến luận điểm chính.
*Ví dụ 1: Văn bản Hai biển hồ (Bài 18, SGK/10 Tập 2) Từ các luận điểm
trình bày trong ba đoạn đầu, tác giả đi đến khẳng định luận điểm chính trong đoạn
thứ tư :
- Đoạn thứ nhất : Giới thiệu điểm khác biệt gần như đối lập của hai biển hồ ở Pale-xtin.
- Đoạn thứ hai : Mô tả hai biển hồ cùng đón nhận chung một nguồn nước và cách
vận hành khác nhau của mỗi nơi
- Đoạn thứ ba : Từ hiện tượng và kết quả khác biệt của hai sự vật ở đoạn trên mà
liên tưởng và rút ra kết luận có tính chân lí về sự sẻ chia
- Đoạn thứ tư : Trình bày quan điểm của người viết về lối sống cá nhân và hoà
nhập
*Ví dụ 2 : Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con
Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn
GV: Mai Thị Thanh Duyên
10
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà tán tận lương tâm; Khuyển Ưng cũng vì tiền
mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền
(Hoài Thanh)
*Ví dụ 3 : Cha mẹ tha thứ lỗi lầm cho con cái, thầy cô giáo rộng lượng đối với
những sai phạm của học sinh, vào các ngày lễ lớn, nhà nước ân xá cho các phạm
nhân cải tạo tốt. Các cuộc đàm phán hội nghị liên tục được tổ chức trên toàn thế
giới để giải quyết xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Trong chiến tranh, việc đối xử tử
tế và trao trả tù binh cũng là biểu hiện cụ thể của lòng khoan dung. Sự khoan dung
biểu hiện trong nhiều mối quan hệ như gia đình, nhà trường, trong phạm vi một
quốc gia và trong quan hệ quốc tế.
(Bài làm của học sinh)
c/ Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp
Đây là cách tổng hợp của hai cách lập luận diễn dịch và qui nạp. Theo cách
trình vày này, luận điểm trình bày trong phần mở phải mang tính khái quát cao và
có quan hệ chặt chẽ với luận điểm chính được trình bày trong phần kết. Nghĩa là,
luận điểm chính là sự phát triển của luận điểm xuất phát. Lập luận theo cách này
thường câu đầu và câu kết sẽ chứa luận điểm.
*Ví dụ 1 : Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài
đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi,
ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận
chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở
hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng co đi tòng
quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc
yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân
thi đua tăng gia sản xuát, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến,
cho đến những đồngnbào đền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ
cao quí đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn
yêu nước.
(Tinh thần yêu nước của nhân ta, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7 tập 2)
*Ví dụ 2 : Người lớn khuyên ta dùng thời gian một cách khôn ngoan, đó là hãy
biết quý thời gian. Mỗi giây phút chỉ đến một lần và những gì chỉ đến một lần đều
quý. Điều quan trọng là thời gian khi bạn còn trẻ thì quý giá hơn tới ba bốn lần
lúc bạn đã già. Khi còn trẻ, cách sử dụng thời gian của bạn sẽ quyết định chất
lượng và tiêu chuẩn cho phần đời còn lại. . Nếu sử dụng thời gian hữu hiệu thì
cuộc đời sẽ đủ dài để làm được điều gì đó vĩ đại. Cuộc sống con người không thể
nói là dài. Nếu lãng phí thời gian chính chúng ta đã làm cho nó thêm ngắn lại.
“Thời gian là tài sản quý báu nhất nhưng cũng dễ mất nhất”. (I. R. Rca-nô-kê)
GV: Mai Thị Thanh Duyên
11
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
(Tạp chí Văn học và tuổi trẻ)
d/ Các cách lập luận khác
Ngoài các nghệ thuật lập luận trên, ta còn có thể dùng đến các nghệ thuật lập luận
khác như móc xích, song hành, tam đoạn luận, nhân quả, tương đồng, tương phản,
nêu câu hỏi, loại suy, so sánh . . . Đây là những cách lập luận mà người trình bày
có thể linh hoạt vận dụng trong từng phần, từng đoạn của bài nghị luận.
Chẳng hạn, văn bản Hai biển hồ, lập luận chung của toàn bài là lập luận theo
quan hệ qui nạp, nhưng ở hai đoạn đầu thì người viết đã dùng phép lập luận tương
phản để chỉ ra sự đối lập nhau về bản chất của hai biển hồ đó nhằm rút ra luận
điểm chính.
Còn đây là một đoạn nghị luận đã sử dụng phép lập luận so sánh : Nói tới lí
tưởng và cuộc sống, người ta thường ví cuộc sống như con thuyền căng buồm ra
khơi và lí tưởng như là bánh lái bẻ hướng cho con thuyền. Hành trình vạn dặm
phải dựa vào bánh lái để giữ phương hướng. Có bánh lái thì thuyền mới cưỡi sóng
vượt gió thăng tiến tới bến bờ thuận lợi. Không có có bánh lái, con thuyền sẽ bị
trôi dạt vật vờ vô định trên sóng biển mênh nông. Thế mới biết, quan hệ giữa lí
tưởng và cuộc sống chặt chẽ biết bao
(Theo Internet)
Lập luận nhƣ thế này gọi là theo kiểu song hành : Các cụ ưa những màu đỏ
choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm
khuya, ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ
coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh
đồng xanh.
(Lưu Trọng Lư)
Và lập luận nhƣ đoạn văn sau thì đƣợc gọi là lập luận nhân quả : Đối với
cây cỏ, nếu càng được gió thổi, cây càng trở nên tươi xanh và rễ càng bám chặt.
Nói chung mưa gió, sấm chớp đều có ích đối với tát cả các loài thực vât cho nên
người ta nói rằng ở những miền đất nhiều gió bão là nơi sản sinh ra những cây cổ
thụ tầm cỡ
(j. Cô-men-xki – Thiên đường của trái tim)
Và đây cũng là một cách lập luận thú vị nữa, lập luận bằng cách nêu câu hỏi,
trả lời rồi phản bác : Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì ? Có người nói : Hoa đẹp
hiếm khi thấy. Tuổi xuân không dài mấy. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là truy
tìm hoan lạc. Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì ? Lại có người nói : Chén rượu và
đàn ca, đời người được mấy ta. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là chạy theo
hưởng thụ. Chúng ta nói : Không ! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn
GV: Mai Thị Thanh Duyên
12
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
trề nhựa sống. Bởi vậy tuổi xuân thực sự phải có nghĩa là : toả sáng nhiều hơn,
toa3nhie6t5 mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại
(Bài làm của học sinh)
Như vậy, văn nghị luận có nhiều cách lập luận như trên. Để tạo một bài văn
nghị luận có sức hấp dẫn thì nên phối hợp sử dụng nhiều cách lập luận khác nhau
trong từng phần của bài.
3. Phƣơng pháp hành văn trong văn nghị luận
Như ta đã biết, yêu cầu lời văn trong văn nghị luận phải sáng sủa, mạch lạc,
nhiều khi phải đanh thép, hùng hồn. Vậy nên, loại từ khẳng định, phủ định, câu có
mệnh đề chính, phụ (hô - ứng) thường xuyên được sử dụng để tạo nên nét đặc sắc
của lời văn nghị luận
Nhưng văn nghị luận không chỉ thuyết phục người đọc lí lẽ và lập luận chặt
chẽ, đúng đắn, sâu sắc hùng hồn mà còn phải lay động tình cảm, cảm xúc nữa. Viết
văn, sau khi đảm bảo được hai tính chất cơ bản là viết sâu và viết đúng thì còn phải
làm sao so bài viết của mình trở nên hay nữa. Vậy văn như thế nào thì có thể cảm
được người đọc ? Sau đây là những kĩ năng hành văn, diễn đạt cơ bản để giúp các
em có thể luyện viết một bài văn nghị luận có hình ảnh, có màu sắc, gợi được
những rung động và hấp dẫn
3.1. Sử dụng so sánh, ẩn dụ
So sánh bằng tỉ dụ : tìm một hình ảnh rõ nét để cụ thể hoá ý kiến của mình.
Chẳng hạn :
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm
(Hồ Chí Minh)
- Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn,
núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi
(Hồ Chí Minh)
So sánh bằng ẩn dụ :
- Tự phụ và tự ti tuy khác nhau, thậm chí đối nghịc nhau, nhưng đều xuất phát từ
việc nhìn nhận không đúng về mình. Giống như một cây thân mộc, khi mặt trời
ngang thân thì bóng rất dài, khi mặt trời đến đỉnh đầu thì bóng chỉ còn con con.
Người tự phụ thấy cái bóng dài cũng như người tự ti chỉ nhìn thấy cái bóng con.
Tất nhiên, nếu họ chỉ mãi sống với cái bóng ấy thì sẽ không bao giờ biết được
GV: Mai Thị Thanh Duyên
13
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
đúng chiều cao của cái cây, cũng như không bao giờ sống đúng với giá trị củ
mình.
(Bài làm của học sinh)
- Lúa không chỉ có màu xanh ở sắc lá thời con gái. Còn có hương thơm khi lúa lên
đòng và lúa trổ hoa. Và còn có vị ngọt, màu vàng tươi khi lúa chín trên cánh đồng
mênh ông bát ngát. Con người là hương hoa của đất trời. Một đời người phải như
một đời lúa. Lúa nhân hậu vì lúa không thoái hoá thành cỏ dại. Lúa phải được
chăm bón mới tốt tươi. Người cũng bva6y5, phải có nhân cách văn hoá. Muốn thế
phải tu dưỡng, phải học, học hết mình, học vì một mục đích cao đẹp mới có thể trở
nên tài giỏi, thành đạt
(Theo Tạ Đức Hiền, Nâng cao Ngữ văn 7, NXB Hà Nội, 2003)
3.2. Sử dụng từ ngữ biểu cảm, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao ...
Trong văn nghị luận, khi cần thiết, chúng ta cũng phải biết phát huy hiệu quả
của lớp từ có tính biêu cảm cao trong tiếng Việt. Tránh kiểu viết như nói. Ngôn
ngữ không chỉ chính xác, trong sáng mà còn phải giàu hình ảnh nữa thì mới dễ tác
động tới nhận thức và tình cảm của người đọc. Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ,
ca dao, ngôn ngữ thi ca ... hoà vào trong văn nghị luận cũng là một trong những
cách có hiệu quả cao để làm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm cho lời văn
*Ví dụ 1 : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
(Hồ Chí Minh)
*Ví dụ 2 : Thế rồi, khi đất nước thống nhất, nhân dân ta lại say sưa lao động để
hàn gắn vết thương chiến trnh. Ở nơi đâu có bàn tay con người, ở đó hố bom bị
lấp, mìn bị phá. Bàn tay lao động hăng say như một liều thuốc xoa dịu, xoá đi mọi
vết tích hoang tàn. Những cánh đồng ngập trắng nước ngày xưa bây giờ đã bát
ngát màu xanh. Còn đâu “chiêm khê mùa thối”, “đồng trắng nước trong”
(Bài làm của học sinh)
*Ví dụ 3 : Chúng ta ai cũng hiểu rằng : là người sống trong xã hội , không ai sống
lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình,
ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng sẻ chia những vui
buồn. “Anh em như thể tay chân”. Vì vậy, khi có ai gặp hoạn nạn, khó khăn, ta
nào nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi “máu chảy ruột mềm”, “một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ”. Xa hơn nữa là bạn bè, bà con lối xóm, những người đã cùng ta
GV: Mai Thị Thanh Duyên
14
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
“tắt lửa tối đèn” có nhau. Tuy không cùng là máu mủ nhưng họ lại là người có
tình có nghĩa sâu nặng với ta.
(Bài làm của học sinh)
3.3. Phải đảm bảo ngữ điệu, âm điệu cho bài
Văn hay thơ, dứt khoát phải đảm bảo âm điệu. Các nhà văn lớn trên thế giới
thường quan tâm, nhắc nhủ về điều này. Nhà văn Pháp Phlobe cho rằng Tư tưởng
của nhà văn càng sâu sắc bao nhiêu, các câu cũng phải âm vang bấy nhiêu. Vậy
để cho bài văn nghị luận thêm phần thu hút, các em cần chú ý đến điều này thông
qua dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu !
*Ví dụ 1 :
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên !
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, ngu7oi2 trẻ, không phân biệt tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để
cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dâp Pháp cứu nước
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
(Hồ Chí Minh)
*Ví dụ 2 : Nhưng tại sao ta vẫn nghe tiếng kêu cứu khẩn thiết từ đại ngàn vọng lại
? Vâng, lại bắt đầu từ chính những tham vọng của con người. Tất nhiên, không
phải là tất cả nhưng dù chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng gây nên bao đau đớn cho
người bạn của chúng ta. Chỉ vì lợi nhuận, một số kẻ không chiến thắng nổi lòng
tham đã tàn phá sức vóc cường tráng của rừng. Thiên nhiên cũng muốn yên bình.
Nhưng con người lại không để thiên nhiên yên ổn. Thiên nhiên nổi dậy, giận dữ,
điên cuồng chính là sự trừng phạt cho hành động phản bội, thiếu ý thức đựng xây
của chính con người đó thôi ! ....
(Bài làm của học sinh)
C. Các kiểu bài nghị luận
1. Phép lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng
chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng
minh) là đáng tin cậy.
a/ Phƣơng pháp sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong lập luận chứng minh
GV: Mai Thị Thanh Duyên
15
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Trong phép lập luận chứng minh, các lí lẽ, bằng chứng phải được lựa chọn,
thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. Muốn vậy, các em phải tuân thủ
những yêu cầu thao tác sau :
a.1. Xác định vấn đề chứng minh
Xác định vấn đề chứng ming nghĩa là nhận biết đề ra thuộc yêu cầu chứng minh
một vấn đề chính trị, xã hội hay chứng minh một vấn đề văn học. Bởi, điều này chi
phối đến việc tìm nguồn dẫn chứng
a.2. Yêu cầu của dẫn chứng
Dẫn chứng là bản chất, là linh hồn của bài văn chứng minh. Dẫn chứng trong lập
luận chứng minh phải đảm bảo những yêu cầu sau :
Dẫn chứng phải phong phú
Để làm sáng tỏ một luận điểm, người viết cần phải sử dụng nhiều dẫn chứng. Dẫn
chứng ít ỏi thì chứng minh sẽ sơ lược, không đủ dữ kiện để khẳng định vấn đề, để
thuyết phục người đọc. Vậy nên đòi hỏi dẫn chứng phải phong phú
Ví dụ, để chứng minh cho đời sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng nhiều
dẫn chứng, cụ thể là :
- Giản dị trong bữa cơm
- Đồ dùng
- Cái nhà
- Lối sống
Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện
Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện thì mới có thể làm sáng tỏ được các khía cạnh
của vấn đề. Dẫn chứng kém tiêu biểu thì kém chất lượng. Dẫn chứng phiến diện thì
chưa bao quát được toàn bộ vấn đề. Do vậy mà kém sức thuyết phục.
Ví dụ, để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong công cuộc
kháng chiến chống Pháp, Bác đã dẫn ra những việc làm khác nhau của nhiều đối
tượng, diễn ra ở nhiều nơi để thể hiện lòng yêu nước, ghét giặc của họ. Dẫn chứng
như vậy là tiêu biểu, điển hình, toàn diện
Dẫn chứng phải sát hợp vấn đề
Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng về luận đề hoặc luận điểm, hướng về khía
cạnh của luận đề. Tính chất quy tụ, đồng tâm, đồng hướng của mọi dẫn chứng là
một thao tác cần đặc biệt chú ý trong lập luận chứng minh. Mỗi dẫn chứng là một
mũi tên, tát cả đều phải bắn đúng mục tiêu, có thể mới làm sáng tỏ được luận đề
như các ví dụ đã nêu ở (a, b, 2.2)
GV: Mai Thị Thanh Duyên
16
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
a.3.Phân tích và trình bày dẫn chứng
Phân tích dẫn chứng
Có dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp vấn đề chưa đủ mà còn
phải biết phân tích dẫn chứng. Phân tích dẫn chứng là dùng ngôn từ, lí lẽ của mình
để cắt, chẻ các dẫn chứng, chỉ rọ các giá trị của dẫn chứng trong việc thể hiện luận
điểm. Biết phân tích dẫn chứng không chỉ góp phần làm sáng tỏ luận điểm một
cách thấu đáo, thuyết phục mà còn góp phần rất lớn trong việc tạo ra chất văn cho
bài nghị luận. Và cần nhớ là phân tích phải gắn với tổng hợp, nhận xét, đánh giá
khái quát
Tất nhiên, không cứ phải đưa ra dẫn chứng nào là phải phân tích dẫn chứng đó
mà đòi hỏi người viết cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong việc trích dẫn và phân
tích dẫn chứng để có thể đạt được hiệu quả cao nhát trong lập luận
Sắp xếp dẫn chứng
Dẫn chứng không thể đưa ra một cách tuỳ tiện. Trái lại, cần được sắp xếp theo
một trình tự nhất định. Có thể :
-Theo trình tự hệ thống luận điểm.
- Theo trình tự hệ thống sự việc.
- Theo trình tự hệ thống thời gian.
- Theo trình tự hệ hống không gian
b. Lập dàn ý trong lập luận chứng minh
Dàn ý chung gồm có ba phần
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ần chứng minh
- Trích dẫn câu chứa vấn đề (nếu có)
Thân bài
- Giải thích qua các khái niệm, từ ngữ khó (nếu có trong luận đề), giải thích qua để
làm rõ nội dung của luận đề
- Lần lượt chứng minh từng luận điểm (khía cạnh của vấn đề) bằng hệ thống lí lẽ
và dẫn chứng
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh
- Liên hệ, rút ra bài học
GV: Mai Thị Thanh Duyên
17
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
2. Phép lập luận giải thích
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng,
đạo lí, phẩm chất, quan hệ, .... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí
tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
a. Phƣơng pháp lập luận giải thích
Muốn giải thích được một vấn đề thì phải tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa
vấn đề đó. Muốn tìm được câu hỏi thì trước hết phải biết đặt câu hỏi. Tương ứng
với mỗi câu hỏi, ta sẽ tìm được những lí lẽ. Và mỗi một câu hỏi như thế sẽ qui định
một cách giải thích tương ứng
a.1. Câu hỏi Nghĩa là gì ?
Phương pháp nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các
biểu hiện khác
Câu hỏi “Nghĩa là gì ?” cũng có thể thay thế bằng câu hỏi “Thế nào là . . .?”.
Đây là loại câu hỏi được đặt ra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm thường nằm
trong cấu trúc của luận đề. Thông thường, ta có thể dùng những cách giải thích sau
cho loại câu hỏi này :
- Nêu định nghĩa :
*Ví dụ : Khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhúng
nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào khuôn thước của cuộc
đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến
mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân
mình trước người khác
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
- So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác :
*Ví dụ 1 :
Tự phụ là đánh giá bản thân quá cao, không dựa trên những khả năng thực
sự của mình và luôn xem thường người khác. Những người tự phụ thường lầm
tưởng mình là tự tin nhưng thực sự người tự tin phải là người đánh giá đúng năng
lực của mình trong cuộc sống, lấy đó làm điểm tựa để hành động quyết đoán
*Ví dụ 2 :
Trái ngược với tự phụ là tự ti. Tự ti là sự đánh giá không đúng về năng lực của
bản thân, từ đó dẫn đến sự thụ động trong việc làm của mình. Tự ti khác với
khiêm tốn, người khiêm tốn hiểu rõ về mình, nhưng trước mọi người, luôn khiêm
nhường, tự hạ mình
GV: Mai Thị Thanh Duyên
18
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
(Bài làm của học sinh)
a.2. Câu hỏi “Vì sao ?”
Phương pháp giải tích, phân tích, chứng ming các mặt lợi hại, nguyên nhân,
hậu quả ...
Đây là câu hỏi quan trọng nhằm tìm ra lí lẽ để giải thích được nguyên nhân, lí
do nảy sinh sự kiện, vấn đề. Có giải thích được lí do, nguyên nhân thì mới chỉ ra
được các mặt lợi, hại của vấn đề để thuyết phục người đọc, người nghe ; từ đó mới
có nhận thức đúng và hành động đúng.
Để trả lời câu hỏi này, người viết phải sử dụng các thao tác giải thích, phân
tích, chứng minh nhằm chỉ rõ các mặt lợi, hại của vấn đề ; chỉ rõ nguyên nhân, hậu
quả ... một cách thấu đáo
*Ví dụ :
Tại sao mọi người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc
đua tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ
là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân
không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống vối mình. Vì thế, dù tài
năng đến đâu cũng phải học hỏi thêm, học mãi mãi
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b. Dàn ý cho bài lập luận giải thich
Mở bài
- Dẫn dắt vào đề
- Nêu vấn đề cần giải thích, trích dẫn đề
Thân bài
- Giải thích các khái niệm (trả lời câu hỏi : nghĩa là gì, thế nào là ... ?)
- Lần lượt giải thích từng nội dung, từng khía cạnh của vấn đề bằng cách dùng
lí lẽ trả lời các câu hỏi : Tại sao ? Vì sao ? Để tìm ra lí do, nguyên nhân ; câu
hỏi : Có tác dụng gì ? Để rút ra bài học gì ?
Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.
- Nêu suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.
* So sánh hai kiểu lập luận trên:
+ Giống nhau:
GV: Mai Thị Thanh Duyên
19
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
- Đều là văn nghị luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người
đọc, người nghe.
+ Khác nhau:
Chứng minh
Giải thích
- Dùng những lí lẽ, dẫn - Bằng cách nêu khái niệm các từ khó, kể các
chứng chân thật để chứng tỏ
biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện
luận điểm mới.
tượng khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nêu
nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi
theo.
- Dẫn chứng là chủ yếu.
- Lí lẽ là chủ yếu.
Tóm lại, việc hình thành cho các em học sinh ở lớp 7 kỹ năng làm văn nghị luận
là một việc làm tuy khó so với độ tuổi của các em. Tuy nhiên nếu bước đầu người
đứng lớp có quyết tâm cao thì kết quả sẽ khả quan, tạo tiền đề cho những lớp sau
này, giúp các em sẽ đạt kết quả cao trong thi cử đồng thời sẽ là những con người có
chính kiến, có bản lĩnh trong cuộc sống.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua một năm áp dụng kiên trì, chặt chẽ những giải pháp nêu trên tôi nhận
thấy chất lượng dạy và học văn nghị luận ở môn văn khối 7 năm học 2014 – 2015
được nâng cao rõ rệt .
*Kết quả bài làm của học sinh qua số liệu thống kê :
Năm học
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu
2013 – 2014
30%
42%
16%
12%
32%
48%
14%
6%
(Trƣớc khi thực hiện đề tài)
2014 – 2015
(Trƣớc khi thực hiện đề tài)
GV: Mai Thị Thanh Duyên
20
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
*So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài :
Kết quả khả quan nhất về học tập và vận dụng văn biểu cảm của học sinh thể
hiện rõ rệt hơn ở các phương diện :
1. Bài làm văn nghị luận
Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn nghị luận tốt khá nhiều Dấu ấn đặc trưng
để nhận ra sự tiến bộ trong bài làm của các em là thể hiện được cách viết súc tích,
rõ ràng với giọng văn sôi nổi hùng hồn. Nội dung bước đầu thể hiện được những
nhận định của riêng bản than về các vấn đề có liên quan đến thực tế cuộc sống
2. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
- Học sinh bước đầu có sự chuyển biến về nhận thức được thể hiện qua các hành
động cụ thể trong sinh hoạt và học tập như ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, sự
nỗ lực học tập. Đó là kết quả của cả quá trình khổ luyện của thầy trò trong một thời
gian dài
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Khả năng áp dụng của đề tài
- Đối với giáo viên : Đề tài này có khả năng áp dụng đối với tất cả các giáo viên
phụ trách bộ môn Ngữ văn trong trường THCS
- Đối với học sinh : Tất cả học sinh khối 7 trong trường THCS, đặc biệt có thể sử
dụng đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Về phạm vi áp dụng : áp dụng cho kiểu bài tập làm văn nghị luận – học kì II
chương trình Ngữ văn 7
GV: Mai Thị Thanh Duyên
21
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
2. Một số đề xuất, khuyến nghị
Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số
kinh nghiệm sau :
2.1. Đối với giáo viên :
- Giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của văn nghị luận trong chương trình
Ngữ văn 7 cũng như mối liên quan của nó tới các phương thức biểu đạt khác mà
học sinh được học trong toàn cấp
- Không ngừng trau dồi vốn sống thông qua cuộc sống thực tiễn hằng ngày
- Là hình tượng đẹp trong mắt học sinh về nhân cách và đạo đức, lối sống
- Thường xuyên sưu tầm thêm thể loại văn nghị luận làm tư liệu để giới thiệu nhằm
giúp các em thêm yêu thích thể loại này cũng như môn học Ngữ văn
- Có kế hoạch cụ thể phụ đạo các đối tượng học sinh sa sút, yếu kém.
2.2. Đối với phụ huynh
- Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho
con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình
- Hướng dẫn và tạo cho con em thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng, bồi
dưõng cho con kỹ năng sống để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc quan
niệm, suy nghĩ của mình cuộc sống
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm để
tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình
Kết luận
Dạy văn là dạy người. Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có
thể thay thế được môn Văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình
thành tâm hồn.Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn
Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người
tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu,
tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái
nhìn mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy và học văn nghị luận. Từ đó, rất hi
vọng kết quả học Văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, đam mê môn
Văn hơn nữa.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 2
2. Tài liệu Chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục
GV: Mai Thị Thanh Duyên
22
Một vài biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 7
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007)
môn Ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực –
Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
4. Dạy học Tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
5. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở - Nguyễn Trí,
Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục
6. Giúp em viết tốt các dạng bài tập làm văn lớp, Huỳnh Thị Thu Ba, NXB Giáo
dục
7. Học cách viết văn ở THCS, Nguyễn Xuân Lạc, NXB Giáo dục
8. Kinh nghiệm dạy văn từ các đồng nghiệp
9. Một số tư liệu về phương pháp dạy học bộ môn từ Internet
Bình Hoà ngày 7/ 10/2015
Người viết
Mai Thị Thanh Duyên
GV: Mai Thị Thanh Duyên
23