Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.8 KB, 13 trang )

Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. Thông tin về cá nhân:
1. Họ và tên: Nguyễn Xuân Vinh
2. Năm sinh: 1983
3. Địa chỉ: ấp 3,Thạnh Phú-Vĩnh Cửu-Đồng Nai
4. Điện thoại:0613966549
5. Đơn vị công tác: THCS Võ trƣờng Toản
II. Trình độ đào tạo:
Học vị cao nhất:Cao Đẳng
Năm nhận bằng :2004
Chuyên ngành đào tạo: Thể dục
III. Kinh nghiệm khoa học:
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm :9
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có:
- Dạy và học bài TD tay không
- Nâng cao tính tự giác tích cực của học sinh trong tiết học thể dục

GV: Nguyễn Xuân Vinh

1


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

Tích hợp một số kiến thức liên môn
trong dạy học thể dục
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Giáo dục thể chất cho trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng mà cả xã hội đều
quan tâm. Có câu nói rằng: “ Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có
gì”, sức khỏe là vốn quý nhất của con người .Con người sẽ chẳng làm việc gì cả
nếu không có sức khỏe. Như lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của bác Hồ trong bài
“Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày 27/03/1946) Người
viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ”. Vậy nên luyện tập thể
dục ,bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước.Việc đó không tốn kém
khó khăn gì,gái trai ,ai ai cũng nên làm và ai ai cũng làm được.Mỗi ngày lúc ngủ
dậy tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông , tinh thần đầy
đủ”.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng,
thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo
điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, thể dục thể thao giúp học
sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở
nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được toàn
diện hơn về; Thể dục - Trí dục - Mĩ dục –Đức dục để các em trở thành những con
người toàn diện, có ích cho xã hội.
Hiện nay, để hòa mình với xu thế phát triển của xã hội, ngành giáo dục cần
phải có sự đổi mới. Có rất nhiều vấn đề cần phải đổi mới ở đây từ cách quản lý, tổ
chức, chương trình đào tạo, giáo trình, sách giáo khoa... Và một trong những vấn
đề chủ chốt là thay đổi phương pháp giảng dạy thì chất lượng giáo dục mới tăng
lên được. Vấn đề đặt ra ở đây là để làm được một bài giảng chất lượng đòi hỏi
người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều và học sinh cũng phải có sự chuẩn bị các nội
dung giáo viên yêu cầu cho bài học mới.
Để thực hiện được một bài giảng hay là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi
người giáo viên có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết cho sự nghiệp giáo
dục.Giáo viên phải là người nắm chắc và vận dụng sáng tạo các quy luật dạy học,
có hiểu biết sâu sắc về phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học, ham

mê hiểu biết, khám phá cái mới; dạy cho học sinh phương pháp học, phương pháp

GV: Nguyễn Xuân Vinh

2


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

nghiên cứu. Phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh
tích cực học tập, tham gia giải quyết các vấn đề. Dạy học tích hợp sẽ mang lại
nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức
tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và
rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh.Vì vậy tôi chọn đề tài
“Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học thể dục”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay là một yêu cầu
bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay của nước ta.trong đó phương pháp dạy
học là một yếu tố quan trọng bậc nhất để mục tiêu, chất lượng, hiệu quả giáo dục
phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, kỳ vọng của xã hội, đất nước
trong bối cảnh hội nhập.
Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối
hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng phương pháp của môn
học khác nhau, nhằm đáp ững mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung
bao hàm cao hơn, sâu hơn.
Giáo dục thể chất mang trong nó những vai trò hết sức quan trọng góp phần
vào việc rèn luyện và đào tạo một con người có sức khỏe, đạo đức và tri thức.giáo
dục thể chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Những tác động
của giáo dục thể chất tới con người về các mặt trí lực, đây là điều đặc biệt vì tập

thể thao thường xuyên tăng cường trí thông minh. Hoạt động thể chất giúp tạo ra
các tế bào não mới trong khu vực liên quan đến trí nhớ. Khi chơi thể thao sẽ cảm
thấy đầu óc thoải mái hơn và có những giây phút sảng khoái, giảm căng thằng và
từ đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp. Không chỉ dừng lại ở việc rèn
luyện thể lực, giáo dục thể chết còn rèn luyện cho học sinh về đạo đức. Kiên trì
trao dồi trong quá trình tập luyện sẽ giúp học sinh rất nhiều trong cuộc sống. Khi
đối mặt với khó khăn sẽ không chùn bước mà kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua.
Việc vận dụng kiến thức liên môn làm cho hiệu quả của bài học được nâng
cao. Giúp cho học sinh học luyện tập thể dục với niềm say mê, hứng thú.
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học
khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể
hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất
nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn
những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ
bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các

GV: Nguyễn Xuân Vinh

3


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần
liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là
tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ,
không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một
vấn đề, tình huống. .Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một
cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc

các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong
các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Đó là sự phối hợp các tri thức gần
gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào
nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững
chắc.
2.Nội dung và biện pháp thực hiện:
* Việc vận dụng phương pháp tích hợp liên môn vào dạy học Thể dục ở trường
THCS không những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn trong các
môn học cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá
nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục đi dần đến
xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới
cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho
nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà
sẽ gặp trong thực tiễn và cuộc sống.Hay nói cách khác đi, đó là lối dạy học khép
kín trong một môn học, biệt lập các bộ môn khác vốn có quan hệ gần gũi về bản
chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm
tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả
tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc
những vấn đề thuộc từng môn học. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học
Thể dục là một cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao
hiệu quả tiếp thu kiến thức, năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học
sinh được lĩnh hội bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng tổng hợp, huy động có hiệu
quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống trong học
tập cũng như trong thực tiễn, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một
tình huống chưa từng gặp. Mặt khác còn tránh được những nội dung,những kiến
thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực
mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
Qua nghiên cứu cho thấy dạy học Thể dục theo định hướng tích hợp liên môn vẫn
giữ quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hoá hoạt động học tập của học

sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng
lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. Do đó, việc lựa chọn và sử dụng các

GV: Nguyễn Xuân Vinh

4


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các một số nguyên tắc của dạy học tích
hợp liên môn như:
+ Tích hợp liên môn ngụ ý là đề cập đến tích hợp các khái niệm, các kiến thức
và phương pháp của các môn học khác nhau. Tất cả các chủ đề liên môn điều cần
phải có sự có mặt ít nhất hai môn học nội dung kiến thức bổ sung cho nhau để giải
quyết một vấn đề phức hợp mà nó không thể giải quyết bởi duy nhất một môn học.
Để việc tích hợp các kiến thức liên môn có thể diển ra, cần thiết sự hợp tác các đại
diện các môn học. Sự tương tác giữa các môn học khác nhau xác định qui chiếu
của các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau trong tiến trình giải quyết
vấn đề.
+ Kết quả đạt được của sự tích hợp và sự hợp tác của các môn học phải được
thể hiện ở dạng tổng hợp kiến thức liên môn với nhau. Đó là sự hội tụ của những
kiến thức và phương pháp các môn học với nhau.
Bên cạnh đó cần đảm bảo một số yêu cầu:
+ Thiết kế và tổ chức các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng, phối
hợp những kiến thức và kĩ năng đã nắm trong các phân môn. Trong quá trình dạy
học phải đặt học sinh làm trung tâm để các em trực tiếp tham gia vào giải quyết
các vấn đề, tình huống tích hợp, biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình
học sinh tự ý thức, tự giác tích cực chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tự
học, tự tìm tòi kiến thức của các em.

+ Giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng, tích hợp các kiến
thức và kĩ năng đã được tiếp thu thuộc môn Thể dục với các môn khác bằng cách
thiết kế, tổ chức các nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp
các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua
đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường
yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
+ Cần quan tâm, chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và sách giáo khoa, phát
huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, giúp các em tự làm việc độc
lập theo sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý giáo viên không nên quá lạm dụng tích hợp liên môn
các môn học khác sẽ làm loảng kiến thức bài học Thể dục.
a. Thiết kế bài dạy vận dụng kiến thức liên môn:
Nội dung dạy học của bài dạy vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những
tri thức và kĩ năng cần hình thành, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức
bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.

GV: Nguyễn Xuân Vinh

5


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

Về việc thiết kế bài dạy học Thể dục theo hướng tích hợp đòi hỏi giáo viên phải
chú trọng nội dung kiến thức tích hợp và phải xây dựng một hệ thống công việc,
thao tác nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh kiến
thức, kỹ năng của nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực,
kĩ năng tích hợp, giải quyết tình huống. Giờ học Thể dục theo hướng tích hợp phải
là một giờ học gồm nhiều hoạt động trong đó đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng
lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt

động, kĩ năng riêng rẽ.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn là một bản đề cương kiến thức kết
hợp một bản thiết kế các hoạt động, thao tác để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền
thụ cho học sinh, tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri
thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục của bộ môn. Đó là
hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy,
phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh và một hệ thống các hoạt
động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp
lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích
cực và sáng tạo.
Khi thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào
những kiến thức các bộ môn có liên quan, phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc
thù bộ môn ,cần tạo ra những sự gợi mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong lĩnh hội tri
thức của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học
chứ không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc. Bên cạnh đó phải chú trọng thiết
kế các tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng
của các môn học vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội
được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng môn mà còn chiếm lĩnh tri thức
và phát triển năng lực tích hợp.
* Ta có thể tích hợp với môn sinh học ở nội dung bài thể dục phát triển chung,
môn chạy...
Ví dụ: Khi học bài thể dục phát triển chung ta có thể tích hợp về sự hô hấp. Bên
cạnh việc thực hiện động tác chính xác, thể hiện được sự khỏe mạnh, nhịp nhàng,
uyển chuyển của động tác, ta còn phải biết phối hợp hít thở để đạt được hiệu quả
động tác. Từ xa xưa, con người đã hiểu rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. Cơ
thể còn thở nghĩa là còn sống và ngược lại. Khí ô-xi được mũi hít vào đi qua khí
quản, đến phổi. Ở phổi, các phế nan hoạt động lọc máu đỏ sẫm giàu cacbonic ở
động mạch phổi, khí ô-xi tác dụng với máu, được hồng cầu vẫn chuyển => máu
chuyển thành đỏ tươi. Máu đỏ tươi qua động mạch, len lỏi vào các mạch nhỏ. Khí
ô-xi từ mạch nhỏ thấm qua nước mô rồi thấm vào tế bào. Tế bào trao đổi khí rồi

thải ra ngoài nước mô, theo đường tĩnh mạch trở về tim, sau đó theo động mạch

GV: Nguyễn Xuân Vinh

6


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

phổi trở về phổi. Các phế nan trong phổi lọc máu, khí cacbonic được tống ra ngoài
theo đường khí quản qua mũi rồi ra môi trường ngoài.
+ Tích hợp sự trao đổi chất và năng lượng : cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu
cơ tích lũy năng lượng. Người và động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ thực vật
hoặc từ động vật ăn thực vật để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng
cho hoạt động sống đồng thời thải chất thải ra ngoài môi trường. Qua đây cũng
kết hợp giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh để học sinh có thái độ tốt về bảo
vệ môi trường.
* Tích hợp môn vật lý :
Lầy ví dụ khi dạy môn bơi ta có thể tích hợp Lực đẩy Ác-si-mét. Một vật nhúng
chìm vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng
trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác–si–
mét.
Công thức tính lực đẩy Ác–si–mét: F = dV
Trong đó:
F : lực đẩy Ác–si–mét (N).
d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V : thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
* Tích hợp môn lịch sử:
Ví dụ : Khi dạy nội dung đá cầu, giáo viên có thể liên hệ môn lịch sử khi giới
thiệu về môn đá cầu trải qua một số thời kỳ: Theo sử sách đã ghi chép và miêu tả

thì Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) lãnh tụ cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược
nhà Đường (Trung Quốc) – năm 722; Năm 1085, sau khi đánh tan quân xâm lược
nhà Tống, nhà Lý đã tổ chức linh đình hội thi đá cầu mừng chiến thắng; Đời Vua
Lý Nhân Tông (1072-1127); Đời Vua Trần Anh Tông trị vì (1293-1314); Đến thời
nhà Lê, Đến thời nhà Nguyễn, Thời kỳ hoà bình lập lại (10/1954 – 4/1975) …cho
đến nay.
* Tích hợp với công nghệ thông tin để trình chiếu cho các em học sinh xem
thêm một số bức tranh , video về kỹ thuật động tác. Nội dung này có thể áp dụng
đối với một số giáo viên lớn tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe nên khó thực hiện động
tác mẫu hoặc giáo viên cần phân tích động tác rõ hơn thì có thể tích hợp công
nghệ thông tin trình chiếu cho các em quan sát.
* Tích hợp với môn giáo dục công dân: giáo dục thể chất mang trong nó những
vai trò hết sức quan trọng góp phần vào việc rèn luyện và đào tạo một con người
có sức khỏe, đạo đức và tri thức, giáo dục thể chất có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của cơ thể. Hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu
vực liên quan đến trí nhớ. Khi chơi thể thao sẽ cảm thấy đầu óc thoải mái hơn và

GV: Nguyễn Xuân Vinh

7


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

có những giây phút sảng khoái, giảm căng thằng và từ đó tăng khả năng tiếp thu
kiến thức trên lớp. Không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện thể lực, giáo dục thể chết
còn rèn luyện cho học sinh về đạo đức. Kiên trì trao dồi trong quá trình tập luyện
sẽ giúp học sinh rất nhiều trong cuộc sống. Khi đối mặt với khó khăn sẽ không
chùn bước mà kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua.
Ngoài ra giáo viên còn có thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

Dạy trẻ đối xử tốt với những người khác; Dạy trẻ giải quyết bất đồng một cách hòa
bình trong quá trình tập luyện, học tập vui chơi không tránh khỏi va chạm (trong
tập luyện đá bóng khi tranh bóng các em va chạm nhau, …). Ngoài ra còn một sồ
kỹ năng: Dạy trẻ cách nói lên tiếng nói của chính mình, nhưng phải đúng cách;
Dạy trẻ biết nói xin lỗi khi chúng sai và tha thứ khi chúng làm điều sai trái; Dạy trẻ
biết thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác khi có thể; Dạy trẻ suy nghĩ một cách
tích cực và nhìn về “mặt tích cực” của cuộc sống; Dạy trẻ em bảo vệ môi trường và
chăm sóc động vật…
Ví dụ bài dạy: Lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập
Gv đưa ra tình huống

Các em quan sát hai cơ thể nào
trên trên đây khỏe hơn, có khã năng
làm việc, học hành tốt hơn?
Gv dẫn dắt vào bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tác dụng của TDTT đến cơ thể
 Lợi ích, tác dụng của TDTT:
 Câu hỏi trao đổi với HS:
1. Ngoài giờ học của môn Thể
dục em có tham gia tập luyện TDTT

* Tác dụng của TDTT đến cơ thể.
- Tập luyện TDTT thường xuyên
làm cho máu tiếp thu được đầy đủ


GV: Nguyễn Xuân Vinh

8


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

không ?
2. Tập luyện TDTT có tác dụng
như thế nào đến cơ, xương?
3. Tập luyện TDTT có tác dụng
như thế nào đến tim và hệ mạch?
4. Tập luyện TDTT có tác dụng
như thế nào đến cơ quan hô hấp?
* Gv yêu cầu các nhóm trình bày
Liên môn sinh học:
Sự hô hấp và hệ hô hấp

+ Hô hấp là sự trao đổi khí liên tục
giữa cơ thể sống với môi trường
xung quanh. Trong cơ thể luôn có sự
oxy hóa chất dinh dưỡng để sản xuất
nhiệt, công, các sản phẩm mới..., nhờ
O2 lấy trong môi trường. Sản phẩm
cuối cùng của trao đổi chất là CO2
và H2O cùng một số hợp chất khác,
về sau sẽ bị thải ra ngoài cơ thể. Việc
lấy O2 và thải CO2, H2O là một nhu
cầu thiết yếu của sự sống. Sinh vật
càng cao, càng khó chịu đựng sự đói

O2 và sự ứ đọng CO2, H2O . Các
động vật cao, nhất là người, nếu hô
hấp gián đoạn chỉ vài phút sau là
chết.
+ Hệ vận động Cơ và xương:
Xương to ra về chiều ngang là nhờ

hơn các tế bào xương phát triên
nhanh và trẻ lâu, xương dày lên,
cứng và dài hơn khả năng chống đỡ
tăng lên.
- Tập luyện TDTT làm cho cơ,
xương phát triển tạo vẻ đẹp và hình
dáng khoẻ mạnh của con người.
- Tập luyện TDTT làm cho tim
khoẻ lên sự vận chuyển máu của hệ
mạch đi nuôi cơ thể và thái các chất
căn bã ra ngoài được thực hiện
nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết đựoc
lưu thông, người tập ăn ngon ngủ
tốt có nghĩa là sức khỏe được tăng
lên.
- Nhờ tập luyện TDTT thường
xuyên lồng ngực và phối nở ra các
cơ được làm chức năng hô hấp
được khoẻ độ đàn hồi tăng khả
năng của cơ và xương tham gia hô
hấp cũng linh hoạt nhờ vậy lượng
trao đổi khí ở phổi tăng làm cho
máu giàu ô xi hơn sức khoẻ được

tăng lên.

GV: Nguyễn Xuân Vinh

9


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

các tế bào màng xương phân chia tạo
ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ
vào trong rồi hóa xương. Xương dài
ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn
tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương
phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở
nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam
xương phát triển chậm lại.
- Cơ, còn được gọi là bắp thịt, là
một phần của hệ vận động. Mô cơ là
một loại mô liên kết trong cơ thể
động vật. Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ
vân, mô cơ tim, mô cơ trơn.
- Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có
chức năng tuần hoàn máu trong cơ
thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần
hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng,
ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào
máu ra và vào các tế bào trong cơ thể
để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại
bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và

độ pH, và để duy trì cân bằng nội
mô.
Liên môn GDCD:
TDTT góp phần hình thành nhân
cách học sinh. Khi tham gia các hoạt
động TDTT đòi hỏi học sinh phải có
tính kỷ luật cao, tinh thần và trách
nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh
nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung
thực.... Chính vì vậy, TDTT góp
phần giáo dục đạo đức và hình thành
nhân cách học sinh. Tập luyện TDTT
thường xuyên có kế hoạch giúp các
em có một nếp sống lành mạnh vui
tươi, học tập và làm việc khoa học.

GV: Nguyễn Xuân Vinh

10


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh:
Dạy trẻ đối xử tốt với những người
khác; Dạy trẻ giải quyết bất đồng
một cách hòa bình trong quá trình tập
luyện, học tập vui chơi khi va
chạm…

b. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn:
Cách tổ chức trong tiết dạy của môn thể dục cũng khác so với các môn khác vì
là dạy ngoài trời nên người thầy phải khéo léo sắp xếp đội hình sao cho hợp lí. Khi
dạy ngoài trời, tôi phải chọn địa hình bằng phẳng, sạch, tránh hướng chiếu của mặt
trời, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tiết dạy như: còi, đồng hồ, các vạch kẻ, hố cát,
nệm…
Việc tổ chức đội hình trong giờ dạy cũng phải được phân chia hợp lí. Vị trí của
người thầy cũng thích hợp sao cho các em dễ quan sát và giáo viên quan sát học
sinh được thuận lợi. Muốn cho đội hình được điều hành linh động, tôi phải huấn
luyện đội ngũ cán sự nhanh nhẹn, tôi thường chọn các em học khá, giỏi của môn và
là cán sự của tổ, lớp để các em điều hành thay mình. Tôi chỉ việc hô khẩu lệnh là
có đội hình ngay không mất thời gian.
Tổ chức giờ học tích hợp liên môn trên lớp là một tiến trình thực thi bản kế
hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư
phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng là người tổ chức,
hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của
quá trình tiếp thu kiến thức, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực
tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ
thuật động tác của môn học.
Giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải
coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Giáo viên
không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức,giáo trở thành
người thiết kế tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để
học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập , chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ
năng , thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là
chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên
phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có
thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở ,xúc tác, động viên,cố vấn,
dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, ranh luận sôi nổi của học


GV: Nguyễn Xuân Vinh

11


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

sinh. Nhằm phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí
thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy các em học sinh ham
thích khi tham gia học bộ môn thể dục và đạt được một số kết quả khả quan:
Qua kiểm tra, thống kê động tác của 358 học sinh các lớp từ 7/1-7/5, 8/3 - 8/6
trước khi thực hiện đề tài này tôi có số liệu sau:
Mức độ thực hiện động tác

Số lƣợng

Tỉ lệ %

Thực hiện đúng

134

37,43 %

Thực hiện cơ bản đúng

192


53,63 %

Thực hiện chưa tốt

32

8,94%

Qua thực hiện đề tài tôi thấy có kết quả khả quan hơn, số học sinh thực hiện
tốt động tác tăng lên cụ thể:
Mức độ thực hiện động tác

Số lƣợng

Tỉ lệ %

Thực hiện đúng

164

45,81 %

Thực hiện cơ bản đúng

186

51,96 %

Thực hiện chưa tốt


8

2,23 %

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Bên cạnh đó, trong thực tế khi soạn bài,
giáo viên thường quan tâm nhiều đến các nội dung và phương pháp chuyển tải nội
kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm đến việc học của học sinh. Việc học là để
thích ứng với môi trường sống, mà để thích ứng, con người cần phải vận dụng các
kiến thức tổng hợp, bởi thế, bài học đương nhiên cần phải tích hợp liên môn.
Sự thành công của tích hợp liên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết,
các kiến thức trong mỗi nội dung hoặc mỗi chủ đề liên môn, tích hợp cần có tính
thực tiễn, sinh động, hấp dẫn với học sinh, từ đó hình thành động cơ, hứng thú và
sự đam mê khi học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình
huống thực tiễn. Cũng qua đó, việc ghi nhớ kiến thức không còn máy móc mà là
một sự đương nhiên của quy trình tư duy

GV: Nguyễn Xuân Vinh

12


Tích hợp một số kiến thức liên môn trong dạy học Thể dục.

Một giáo viên không đơn thuần chỉ hiểu bộ môn mình giảng dạy mà phải
tham khảo, học thêm các môn liên quan, càng sâu rộng càng tốt.giáo viên không
chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, kiểm tra, định hướng
hoạt động của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.

Tuy nhiên không phải nội dung nào củng tích hợp liên môn, cũng cần lưu ý
giáo viên không nên quá lạm dụng tích hợp liên môn các môn học khác sẽ làm
loãng kiến thức bài học.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao - GS- PTS Trịnh Trung Hiếu NXB
TDTT 1993
[2] Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT ở trường phổ thông cấp 2 NXB Giáo Dục
1977.
[3] Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT - NXB TDTT 1993
[4] Sách giáo viên thể dục 8 NXB GD
[5] Sách giáo viên thể dục 6 NXB GD
[6] Sách giáo viên thể dục 7 NXB GD
[7] Sách giáo viên thể dục 9 NXB GD
[8] Sách giáo khoa sinh hoc 6,7,8, 9 NXB GD
[9] Sách giáo khoa lịch sử 6,7,8,9 NXB GD
[10] Sách giáo khoa GDCD NXB GD
[11] Tham khảo tài liệu trên internet
Ngƣời viết

Nguyễn Xuân Vinh

GV: Nguyễn Xuân Vinh

13



×