SỞ GD&ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY
HỌC CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN
SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
– DẠY HỌC THEO DỰ ÁN”
(SÁCH GIÁO KHOA BAN CƠ BẢN , LỚP 10)
Người thực hiện : Lê Ngọc Luyến
Chức vụ: Tổ Phó CM - TKHĐ
Môn: Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2017
1
Mục lục
Phần
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
3
3.1
3.2
Nội dung chính
Mở đầu
Lý do chọn đề tài……………..
Mục đích nghiên cứu…………….
Đối tượng nghiên cứu……………
Phương pháp nghiên cứu……………
Những điểm mới…………………
Nội dung
Cơ sở lý luận: ……………
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Nội dung chính…….
Mục tiêu dạy học………
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.... ………
Kiểm tra, đánh giá. ………………
Các sản phẩm của học sinh. ……………
Hiệu quả.
Đối với học sinh…………
Hiệu quả kinh tế:……………
Hiệu quả xã hội: ………………
Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…
Kết luận
Kết luận. ………………………………
Kiến nghị. ……………………
2
Trang
2
2
2
2
3
3
3
3
5
5
5
6
14
14
15
15
15
15
16
16
16
17
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Xuất phát từ chủ trương đổi mới của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về đổi mới
trong thi cử, đặc biệt từ năm học 2016-2017, môn Lịch Sử chuyển sang hình thức thi
trắc nghiệm, đòi hỏi mỗi giáo viên và học sinh cũng phải đổi mới trong việc dạy và
học. Dạy học theo dự án đối với giáo viên và vận dụng kiến thức Liên môn đối với
học sinh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới đó. Mặt khác từ chủ trương dạy
học Bồi dưỡng cho học sinh lớp 10A7 của trường THPT Hậu Lộc I, tôi nhận thấy
phần kiến thức lớp 10 rất dài và nặng với nhiều nội dung quan trọng, trong khi đó
nhiều bài học trên lớp vì kiến thức quá dài , giáo viên không thể truyền tải hết kiến
thức trong một tiết. Nhiều bài kiến thức bị “xé nhỏ”, phải dạy ở nhiều tiết, làm cho
học sinh khó hệ thống kiến thức hơn.Vì vậy, cần gộp lại dạy thành một chủ đề xuyên
suốt, vận dụng dạy học tích hợp, dự án và vận dụng kiến thức liên môn trong các chủ
đềlà rất phù hợp điều này giúp học sinh nắm được kiến thức có hệ thống và dễ hiểu
hơn, tận dụng được thời lượng hơn. Mặt khác, dễ phát huy phương pháp dạy học lấy
học sinh làm trung tâm hơn để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Xuất phát từ tình hình trên,
nên trong quá trình dạy bồi dưỡng cho lớp 10A7, tôi thường chia ra thành các chủ đề
lớn, áp dụng phương pháp trên và tôi rất tâm đắc với chủ đề “Các nước tư bản
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa”. Do đó tôi làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “ Dạy theo dự án - Vận dụng kiến thức liên môn khi dạy học chuyên đề Các
nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa” . Tuy nhiên đề tài gặp khó
khăn, vì đây là phương pháp dạy mới, chưa có kinh nghiệm, lại áp dụng dạy
theo buổi, nếu không có lớp dạy bồi dưỡng thì khó thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn.
- 1.2.1.Giúp học sinh dễ hiểu, khắc sâu hơn kiến thức để các em vững vàng,
tự tin và đạt kết quả cao trong các kỳ thi (nhất là kỳ thi THPT Quốc gia).
- 1.2.2.Góp phần chia sẻ chút ít kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc dạy
học môn Lịch sử (nhất là dạy học theo dự án).
- 1.2.3.Tạo cho các em làm tốt với việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giờ học Lịch sử. Phát huy phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu những vấn đề.
1.3.1. Giáo viên làm quen với dạy học theo một chủ đề và dạy học theo dự
án. Tổ chức dạy theo buổi (Phù hợp với dạy Bồi dưỡng).
3
-1.3.2. Học sinh được đóng vai trò làm trung tâm với phương pháp học mới,
chuẩn bị một số kiến thức liên môn, liên quan đến nội dung bài học.
-1.3.3.Tạo thói quen cho học sinh trong việc chủ động, tìm hiểu kiến thức,
kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm…(nhất là đối với lớp 10A7).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- 1.4.1.Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết., tìm tòi nghiên
cứu về kiến thức liên môn, dạy học theo dự án, về nội dung chủ đề.
-1.4.2.Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10.
-1.4.3.Soạn giáo án và tiến hành giảng thực nghiệm theo cách thiết kế bài
giảng dạy học theo dự án.
- 1.4.4.Áp dụng theo dõi kết quả bài kiểm tra của học sinh.
1.5. Những điểm mới.
1.5.1. Dưới sự hướng dẫn có giám sát chặt chẽ, học sinh được cung cấp một cách có hệ
thống và đầy đủ toàn bộ phần kiến thức nền cơ bản cần có.
1.5.2 Giáo viên không độc thoại trên lớp trong quá trình giảng bài mới mà
phải dành thời gian nhất định cho việc đưa ra, hướng dẫn và tổ chức học
sinh tham gia giải quyết các vấn đề theo yêu cầu.
1.5.3 Dành khoảng thời gian phù hợp tại lớp để rèn kĩ năng học tập, kĩ năng giải
nhiều dạng bài tập khác nhau, có thời gian để rèn luyện phát triển tư duy của học
sinh để đáp ứng yêu cầu giải quyết những tình huống mới lạ trong các bài tập.
1.54. Giúp học sinh tích cực chủ động tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại
cũng như mở rộng tầm nhìn, sự giao lưu học hỏi đối với các đơn vị bạn. Bên cạnh hiệu
quả học tập còn rèn cho các em ý thức độc lập tự chủ và bản lĩnh học tập.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
- Lịch sử là một chuyên ngành khoa học xã hội, có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh. Đồng thời, góp
phần đáng kể trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc
cho thế hệ mai sau. Học tốt lịch sử sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về
quá khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, vai trò của môn Lịch sử (hay nói đúng hơn là việc dạy và học sử)
ở nước ta đang có những vấn đề nan giải, đáng báo động. Đây là một thực tế
rất đáng buồn. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm công tác
giảng dạy môn lịch sử mà còn với cả toàn xã hội.
4
Trên góc độ lý luận, lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra
trong quá khứ, học sinh không được trực tiếp chứng kiến, giáo viên cũng
không thể biểu diễn lại trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa, để hiểu lịch sử
buộc phải tuân thủ các lôgic sự kiện, sự thật khách quan chứ không tùy theo
trí tượng tượng của mỗi người. Vì vậy, khi học tập, HS không chỉ nắm các
kiến thức lịch sử của từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm
hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trong sự phát triển chung, thống nhất của
lịch sử. Điều này đòi hỏi HS phải biết và hiểu lịch sử trên cơ sở phát huy
tính tích cực, trí thông minh và sáng tạo. Vì vậy, khi giảng dạy môn lịch sử
người thầy phải làm thế nào để tác động đúng vào quy luật nhận thức giúp
học sinh lĩnh hội được kiến thức mà thầy truyền tải. Từ đó, hình thành tình
cảm, tư tưởng đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới và dân tộc.
- Dự án không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về những
thành tựu của khoa học kĩ thuật mà thông qua những việc làm cụ thể, giúp
các em biết trân trọng hơn những thành quả của các nhà bác học, của ông
cha. - Học sinh nhận thấy được vai trò quan trọng của khoa học kĩ thuật đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, muốn đất nước tiến lên
thì tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện, phải có ý
chí và hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo có chất
lượng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Dự án góp phần giảm bớt tính trừu tượng trong giảng dạy bài học, các em
học sinh khá giỏi càng yêu thích môn Lịch sử hơn, các em học yếu môn Lịch
sử sẽ thấy bớt “khô khan, rắc rối”, không còn “sợ học” và “ngại học” hay chỉ
học đối phó với môn Lịch sử nữa.
- Dự án trên phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực
thực hành giỏi nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục : “ học đi đôi với hành, lí
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với nhà trường và
xã hội”.
- Thông qua dạy học dự án, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề,
thuyết trình và bảo vệ sản phẩm trước tập thể, các em có cơ hội khẳng định
bản thân, tự tin, tự giác, có trách nhiệm cao đối với tập thể…góp phần đào
tạo những người lao động phát triển toàn diện, những công dân hữu ích cho
xã hội.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
*Đối với Giáo viên. Giải pháp cũ thường làm:
Phần “Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa” là một trong
những nội dung quan trọng của chương trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT
5
nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay,
một bộ phận giáo viên vẫn chưa coi trọng vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy để
giúp học sinh học tập nội dung này đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên chủ yếu dành thời gian nêu các
thành tựu khoa học-kĩ thuật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Nếu có phát huy
trí lực học sinh, gây sự chú ý các em, giáo viên cũng chỉ đưa ra các câu hỏi
đơn giản: “Trình bày các thành tựu khoa học-kĩ thuật cuối thế kỉ XIX-đầu
thế kỉ XX”… Cũng có giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin trong quá
trình giảng dạy, đã cung cấp cho học sinh những tư liệu, những hình ảnh
minh họa có liên quan để làm phong phú, sinh động hơn bài giảng…nhưng
vẫn không hiệu quả. Cuối giờ học, giáo viên căn dặn học sinh về nhà học bài
và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Cách dạy này có:Ưu điểm:
đảm bảo được tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên không mất nhiều
thời gian, công sức cho việc soạn bài và giảng dạy, nhưng nhược điểm: học
sinh thụ động trong việc tiếp cận tri thức, không gây được hứng thú, không
kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
*Đối với Học sinh.
+ Thuận lợi:Lớp 10A7 là một lớp có nề nếp tốt, các em đều chăm
ngoan và có tinh thần đoàn kết, tự giác, sôi nổi trong học tập. Cơ sở vật chất
của nhà trường tương đối tốt:có máy chiếu và máy tính hiện đại, có kết nối
Internet.
+ Khó khăn:Đây là lần đầu tiên HS được làm quen với phương pháp
học tập mới, học theo dự án nên HS ít nhiều còn bỡ ngỡ. HS ít làm việc theo
nhóm nên kĩ năng làm việc nhóm chưa có, chưa biết phân công công việc
hợp lí dể đạt hiệu quả.
Hầu như HS chưa biết đến powerpoint, chưa biết khai thác và xử lí
các thông tin trên Internet nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn
thành sản phẩm.
2.3. Nội dung chính.
“ Tên dự án dạy học: Tìm hiểu về những thành tựu khoa học kỹ thuật
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và tác động của nó tới sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản”
2.3.1 Mục tiêu dạy học.
a. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
*. Kiến thức :
6
- Nắm và hiểu một cách sâu sắc những thành tựu chủ yếu về KHKT cuối thế
kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nó đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng
sản xuất xã hội.
- Hiểu rõ được khoảng những năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản dần
chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mà
đặc trưng cơ bản nhất là sự ra đời của các tổ chức độc quyền và sự bóc lột
ngày càng tinh vi hơn đối với nhân dân lao động, làm cho mâu thuẫn trong
xã hội tư bản ngày càng gay gắt và sâu sắc.
- Học sinh được củng cố hoặc biết thêm những kiến thức về các lĩnh vực liên
quan như vật lí, hóa học, sinh học, kĩ thuật...
*. Thái độ:
- Biết trân trọng những công trình nghiên cứu những phát minh của các nhà
khoa học
- Thấy được mặc dù chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của chủ
nghĩa đế quốc, nhưng đi cùng với nó là những thủ đoạn bóc lột tinh vi của
chúng.
-Học sinh có ý thức độc lập, tự giác, chịu trách nhiệm trước tập thể, nhóm,
thấy yêu thích hơn môn Lịch sử, thấy được sự liên hệ mật thiết giữa môn
Lịch sử với các môn học khác.
*. Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, liên hệ, so sánh
- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng: Thu thập và xử lí thông tin ;
tìm kiếm thông tin trên Internet ; làm việc theo nhóm ; viết và trình bày báo
cáo trước đám đông; học tập tích cực, chủ động, sáng tạo ;biết liên hệ kiến
thức các môn học khác vào môn Lịch sử ;vận dụng lí thuyết vào thực
tiễn ;ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm
Microsoft Office và Powerpoint.
b. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án, học sinh cần một số kiến thức
về:
- Tin học: Sử dụng được các phần mềm mềm Microsoft Office và
Powerpoint…
- Biết tìm kiếm các thông tin trên Internet
- Vật lí: kiến thức về điện, phóng xạ, cấu trúc vật chất, tia X
- Hóa học: kiến thức về Định luật tuần hoàn Men-đê-lê-ép
- Sinh học, y học: kiến thức về thuyết tiến hóa-di truyền, vi trùng và vắcxin…
- Tiến bộ về kĩ thuật: kĩ thuật luyện kim, tuốc bin phát điện, điện tín, ô tô,
máy bay…
7
2.3.2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
a Mục tiêu
- Học sinh hiểu được những thành tựu khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
- Hiểu được khoảng những năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản dần
chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và
những mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt.
- HS thể hiện sản phẩm thu được bằng bài báo cáo Powerpoint, qua đó HS
phát triển được khả năng thuyết trình trước đám đông.
- HS say mê khoa học, yêu thích môn Lịch sử
- Có năng lực làm việc nhóm, ý thức tự giác và trách nhiệm cao.
b.Phương pháp dạy học
Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò
hướng dẫn trợ giúp.
c.Tiến trình dạy học
Thời
gian
Buổi 1
Kế hoạch chi tiết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu với học sinh
về dạy học theo dự án
(DHDA).
- Cung cấp tài liệu về
DHDA
- Hướng dẫn học sinh
chia thành 4 nhóm thực hiện 4
đề tài.
- Chuyển giao nhiệm vụ
học tập: Đưa ra 4 vấn đề định
hướng và một số bài tập, câu
hỏi tương ứng.
- Phát sổ theo dõi dự án
và hướng dẫn học sinh ghi
chép.
- Định hướng, giúp đỡ
các nhóm xác định được: nội
dung dự án, tên dự án, các
công việc cần thực hiện để
8
- Cá nhân tự nghiên cứu
các tài liệu được cung cấp.
- Chia nhóm theo hướng
dẫn của giáo viên, thảo luận bầu
nhóm trưởng, thư kí nhóm.
- Mỗi nhóm nhận một đề
tài, sổ theo dõi dự án và điền các
thông tin ban đầu.
- Các nhóm thảo luận về ý
tưởng dự án.
- Các nhóm xác định nội
dung dự án và hoàn thành việc
đặt tên cho dự án
- Các nhóm thảo luận, tiếp
nhận phản hồi của giáo viên để
đưa ra giải pháp thực hiện, phân
công nhiệm vụ cho từng thành
viên trong nhóm
- HS thực hiện các nhiệm
Buổi 2
Buổi 3
hoàn thành nhiệm vụ.
- Công bố mục tiêu
chung của các dự án. Cung
cấp tiêu chí đánh giá mỗi dự
án
- Yêu cầu học sinh
chuẩn bị các bài trình diễn
- Kiểm tra thông tin thu
thập của từng nhóm, cách giải
quyết vấn đề của mỗi nhóm
- Đưa ra góp ý, điều
chỉnh cần thiết khi các nhóm
báo cáo sơ bộ sản phẩm ( báo
cáo thử)
- Lên kế hoạch báo cáo
sản phẩm trước lớp
- Phát phiếu đánh giá
cho mỗi học sinh và mỗi nhóm
- Tổ chức cho các nhóm
báo cáo sản phẩm.
- Thu phiếu đánh giá, sổ
theo dõi dự án
- Công bố kết quả của
mỗi dự án, gợi ý hướng phát
triển tiếp theo của mỗi dự án.
Kết thúc dự án.
vụ được giao
- Mỗi nhóm cử đại diện để
báo cáo sơ bộ sản phẩm của nhóm
mình.
- Tiếp tục hoàn thành sản
phẩm dự án theo phản hồi của
giáo viên.
- Các nhóm lần lượt báo
cáo sản phẩm dự án và thảo luận
toàn lớp.
- Đánh giá theo tiêu chí và
theo phiếu đã được phát.
- Ghi nhận kết quả dự án
Diễn biến cụ thể của các buổi học
Buổi 1:
- Trước khi bắt đầu dự án, giáo viên thăm dò ý kiến các học sinh trong lớp. Tất
cả các em đều chưa nghe về “dạy học dự án”, rất ít em làm việc theo nhóm,
hầu hết đều chưa biết sử dụng powerpoint.
- Trên cơ sở đó, giáo viên tiến hành tập huấn về sử dụng powerpoint cho các
em, giới thiệu về dạy học dự án, vai trò của giáo viên và học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo mỗi nhóm có tỉ lệ nam
nữ đồng đều, có người giỏi về powerpoint, đều có các bạn năng động hoạt bát,
có khả năng tốt hơn về vấn đề được giao, có nhóm trưởng, thư kí. Sau khi thảo
luận nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.
9
- GV đặt vấn đề, gợi ý dự án cho HS (có câu hỏi và bài tập định hướng kèm
theo)
Có 4 đề tài:
1/ Tìm hiểu và trình bày về: Các nhà khoa học và các phát minh trong
lĩnh vực Vật lý
2/ Tìm hiểu và trình bày về: Các nhà khoa học và các phát minh trong
lĩnh vực Hóa học
3/ Tìm hiểu và trình bày về: Các nhà khoa học và các phát minh trong
lĩnh vực Sinh học
4/ Tìm hiểu và trình bày về: Những phát minh khoa học được áp dụng
vào sản xuất
- GV yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.
- GV kiểm tra danh sách các nhóm và việc bầu nhóm trưởng của mỗi nhóm.
Kết quả các em thống nhất 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm trưởng: Nguyễn Thuỳ Ngân
Thư kí: Hoàng Thuý Thuý
Các thành viên tham gia ( có danh sách kèm)
Nhóm 2: Nhóm trưởng: Trịnh Xuân Cường
Thư kí: Đỗ Thị Vân Anh
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 3: Nhóm trưởng: Đỗ Văn Xinh
Thư kí: Nguyễn Khánh Vy
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 4: Nhóm trưởng: Đào Nhật Lệ
Thư kí: Nguyễn Thị Tâm
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
- Học sinh mỗi nhóm nhận một đề tài, thảo luận ý tưởng dự án và quyết định
tên dự án mỗi nhóm:
Nhóm 1: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Vật lý
Nhóm 2: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Hóa học
Nhóm 3: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Sinh học
Nhóm 4: Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
- GV định hướng và trợ giúp HS thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch
dự án.
- GV hướng dẫn học sinh mỗi nhóm tìm hiểu nội dung thông qua chùm câu
hỏi và yêu cầu phải có hình ảnh minh họa.
Nhóm 1: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Vật lý
Hướng dẫn tìm hiểu qua các câu hỏi:
- Các phát minh về điện và tác dụng của điện.
10
- Phát hiện về phóng xạ và ứng dụng của phóng xạ
- Phát minh tia X và ứng dụng trong y học.
Nhóm 2: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Hóa học
Hướng dẫn qua hệ thống câu hỏi:
- Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép và ý nghĩa của định luật đối với
sự phát triển của khoa học.
Nhóm 3: Các nhà khoa học và các phát minh trong lĩnh vực Sinh học
Hướng dẫn qua hệ thống câu hỏi:
- Học thuyết về sự tiến hóa và di truyền của sinh giới.
- Phát minh ra vắc xin của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ (Pháp) và ý nghĩa của
vắc-xin đối với cuộc sống con người.
Nhóm 4: Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
- Dầu hoả được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới
cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời phục vụ thuốc nhuộm,
phân bón.
- Việc phát minh ra điện tín và ứng dụng trong liên lạc
- Phát minh về động cơ đốt trong và sự ra đời ô tô.
- Sự ra đời của máy bay và bước tiến mới trong giao thông vận tải.
* Các kế hoạch hỗ trợ:
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,.
- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, của GV để HS tiện
liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ
dàng truy cập.
- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ.
Buổi 2
- GV kiểm tra thông tin thu thập của từng nhóm, cách giải quyết vấn đề của
mỗi nhóm
- Mỗi nhóm trình bày sơ bộ dự án đã làm được, GV đưa ra góp ý, điều chỉnh
cần thiết cho mỗi nhóm. HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức.
- Các nhóm tiếp tục hoàn thành sản phẩm dự án theo góp ý, nhận xét của
giáo viên.
Buổi 3
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả ( GV lưu ý cho HS những yêu cầu cần
thực hiện: đúng thời gian quy định, phân công đồng đều, các thành viên lên
trình bày ngắn gọn, súc tích,…)
11
- GV giới thiệu trước cả lớp: Cuối thế kỉ XIX đầu TK XX, các nước tư bản
Âu - Mĩ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội,
bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn
này là sự ra đời các tổ chức độc quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn
đối với nhân dân lao động làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay
gắt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự ra
đời và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua sự trình bày của các nhóm thành
viên trong tập thể lớp 10 A7.
- GV phát phiếu đánh giá cho mỗi nhóm nêu yêu cầu cụ thể...
- GV mời các nhóm cử đại diện lên trình bày dự án của mình.
- Tổ chức thảo luận, các nhóm góp ý cho nhau.
- GV nhận xét, góp ý và chỉnh sửa (HS ghi chép để hoàn thiện sản phẩm và
nộp lại cho giáo viên)
- HS nộp lại các phiếu đánh giá.
- GV cho điểm từng nhóm và tính tính điểm cho từng cá nhân theo tiêu chí
(tuyên dương, khen thưởng nếu có).Công bố kết quả của mỗi dự án, gợi ý
hướng phát triển tiếp theo của mỗi dự án.
- GV yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại các sản phẩm trên( nếu có sai sót)
và nộp lại cho giáo viên và làm tài liệu tham khảo cho lớp và các khóa sau.
Kết thúc dự án
GV cho học sinh theo dõi bảng hệ thống kiến thức về những vấn đề
chủ yếu của “Bài 8: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa.
Những vấn đề chính
Nội dung kiến thức
Những thành tựu về 1. Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối TK
khoa học - kĩ thuật XIX - đầu TK XX.
cuối TK XIX - đầu * Trong lĩnh vực vật lý:
TK XX
+ Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm
người Đức, G. Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga
Trong lĩnh vực vật lý mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren
(Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm
kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
+ Rơ- dơ- pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc
tìm hiểu cấu trúc vật chất.
+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm
1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.
Trong lĩnh vực hóa *) Trong lĩnh vực hóa học:
12
Những vấn đề chính
Nội dung kiến thức
học
Định luật tuần hoàn của Men-đê lê ép đặt cơ sở cho
sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
Trong lĩnh vực sinh *) Trong lĩnh vực sinh học:
học
+ Học thuyết Đác -uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa
và di truyền...
+ Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ (Pháp)
giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin
chống bệnh chó dại.
+ Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần
kinh cao cấp của động vật và người.
Trong nông nghiệp
*) Trong nông nghiệp:
Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy
cày, máy giặt... phương pháp canh tác được cải tiến,
việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây
trồng.
Những phát minh * Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản
khoa học được áp xuất:
dụng vào sản xuất
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng
lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được
sử dụng để cung cấp điện năng...
+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp
nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công
nghiệp hóa học ra đời.
+ Việc phát minh ra điện tín.
+Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ
phát minh về động cơ đốt trong.
+Tháng 12/1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy
bay đầu tiên.
Ý nghĩa
* Ý nghĩa: Những tiến bộ về khoa học- kĩ thuật cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có ý nghĩa to lớn, làm
thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản
chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư
bản ở giai đoạn này.
Sự hình thành chủ 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
nghĩa tư bản độc - Nguyên nhân:
quyền
+ Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công
Nguyên nhân
nghiệp các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ
tư bản.
13
Những vấn đề chính
Nội dung kiến thức
+ Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang
tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten,
Xanh-đi-ca, Tơ-rớt.
Đặc điểm của chủ - Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc:
nghĩa đế quốc
+ Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung
vốn lớn thành lập những công ty độc quyền như ở
Pháp, Đức, Mĩ... lũng loạn đời sống kinh tế các nước
tư bản chủ nghĩa.
+ Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân
hàng lớn khống chế mọi họat động kinh doanh của
cả nước hình thành tư bản tài chính.
+ Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài
đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn
ra bên ngoài 2 tỷ li-vrơ xtéc-ling, đến 1913 lên gần 4
tỷ.
+ Các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh
chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến
các cuộc chiến tranh phân chia thuộc địa.
- Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng:
+ Mĩ là sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những
tập đoàn tài chính khổng lồ.
+ Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa
rộng lớn và đông dân.
+ Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi.
+ Đức là đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
- Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:
+ Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu
bước chuyển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, các mâu thuẫn
xã hội trở nên hết sức gay gắt đó là:
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh
chấp thuộc địa gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh
để phân chia thuộc địa.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc;
giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động các nước
tư bản.
→Tình hình đó dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giai
14
Những vấn đề chính
Nội dung kiến thức
cấp và cách mạng xã hội nhằm thủ tiêu ách áp bức,
bóc lột, giải phóng nhân dân lao động.
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá.
Bao gồm: Tiêu chí đánh giá dự án
Phiếu đánh giá thành viên theo nhóm (có mẫu kèm theo)
Phiếu tổng hợp kết quả dự án (có mẫu kèm theo)
2.3.4. Các sản phẩm của học sinh.
Có 4 sản phẩm của 4 nhóm học sinh là các bản thuyết trình Powerpoit
Sản phẩm 1 : Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng KH - CN.
Sản phẩm 2: Những thành tựu của khoa học cơ bản và ứng dụng.
Sản phẩm 3: Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng.
Sản phẩm 4: Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đối với cuộc sống con người. >>
2.4. Hiệu quả.
2.4.1. Đối với học sinh.
Chưa áp dụng sáng kiến trên. Dạy truyền thống ở lớp 10A6, năm học 2014-2015.
Lớp
10A6
Năm học
2014-2015
Giỏi
5%
Khá
20%
TB
65%
Yếu
10%
Kém
Sau khi áp dụng sáng kiến trên. Tại lớp 10A7, năm học 2016-2017
Lớp Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A7 2016-2017
10%
35%
55%
Học sinh lớp thực nghiệm trả lời câu hỏi kiểm tra tốt hơn lớp đối chứng và
độ chênh lệch giữa học sinh khá - giỏi với học sinh trung bình nhiều hơn
thời kỳ trước khi có sự tác động các biện pháp...
2.4.2. Hiệu quả kinh tế:
+ Giảng dạy kiến thức, tập huấn học sinh giỏi Quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi
mũi nhọn… là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị của trường THPT Hậu Lộc I,
vì vậy rất khó để có thể quy đổi ra tiền, rất khó đánh giá một cách định lượng về
hiệu quả kinh tế của phương pháp mà chúng tôi đưa ra. Tất nhiên nếu không được
khơi gợi hứng thú học tập, không được hướng dẫn để có kĩ năng học tập tốt, để mất ít
thời gian mà hiệu quả lại cao, thì một em học sinh mỗi năm sẽ phải mua khoảng 10
cuốn tài liệu, trung bình mỗi cuốn khoảng 30.000đ như vậy mỗi em một năm
15
sẽ mất khoảng: 10 x 30000đ= 300.000đ,mỗi lớp khoảng 35 học sinh - một
năm sẽ mất khoảng: 35 x 300.000= 10.500.000đ v.v..
+ Bên cạnh đó, đề tài còn mang lại một số hiệu quả khác, đó là:
- Học sinh hứng thú trong nghiên cứu, học tập và sáng tạo.
- Học sinh tiết kiệm được thời gian ở trên lớp để luyện nhiều dạng bài tập.
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian soạn giảng về lý thuyết (đây là việc gây tốn nhiều
thời gian nhất).
2.4.3. Hiệu quả xã hội:
+ Với khoảng thời gian như khi tiến hành phương pháp cũ, hiệu quả học tập được
nâng cao rõ rệt (Học sinh không chỉ nắm vững kiến thức nền cần có mà còn hiểu sâu
sắc các vấn đề, biết vận dụng các kiến thức linh hoạt, sáng tạo từ đó phát triển năng
lực tư duy).
+ Học sinh được rèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức,
đây chính là yếu tố quan trọng, là tiền đề phát triển năng lực của các em trong công
việc sau này.
+ Nhờ việc tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin, các em có thể bắt nhịp với thời
đại và mở ra một tư duy mới trong việc phát huy tiềm năng của mình trong quá trình
học tập nghiên cứu tiếp theo.
2.4.4. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Phương pháp đổi mới được đề cập đến trong đề tài không chỉ dùng cho phần
kiến thức về “Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa” mà có thể
sử dụng linh hoạt, hiệu quả cho các phần kiến thức khác hoặc học tập các chuyên đề
trong tập huấn học sinh giỏi Quốc gia, trong bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, luyện
thi Đại học… Vì vậy không chỉ áp dụng cho việc dạy học ở trường THPT hậu Lộc I
mà có thể áp dụng ngay với mọi trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp giảng dạy hiện nay trong giáo dục.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên . Trong các môn học ở trường THPT
học sinh xem Lịch sử là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ
là đối phó để có điểm.
16
Giáo viên giảng, học sinh nghe, giáo viên ghi bảng học sinh chép,
giáo viên hỏi học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời. Khi kiểm tra các em
đọc từ chữ đầu đến chữ cuối mà không hiểu mình đang đọc cái gì.
Để tạo được hứng thú học tập bộ môn, người giáo viên lịch sử phải
luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ
thể trong việc tìm kiếm tài liệu và thiết kế nội dung bài giảng phù hợp, “nhẹ
nhàng”, vui vẻ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Giáo viên
cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu
tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp
các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh
vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá
kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp
học trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao
cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được
bộc lộ và phát huy, Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen
nhìn nhận sự kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí
giải một hiện tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một
tình huống. Phải giáo dục cho học sinh không vội vã bằng lòng với giải pháp
đầu tiên được nêu ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học
trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong
các bài học, trong sách vở để ứng xử trước những tình huống mới.
Bài. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là bài
có vị trí quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 10 (Cơ bản), là cơ sở để
học các bài sau. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy cách dạy trên đã phần
nào giúp HS dễ tiếp cận bài học hơn, tạo cho HS nguồn hứng thú nhất định
trong học tập.
Từ những suy nghĩ của mình trong giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra
cách “xử lí” của mình để đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến.
3.2. Kiến nghị: Không.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 9 tháng 6 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
17
Lê Ngọc Luyến
18
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách bài tập và sách giáo viên Lịch sử 10 (cơ bản)
- Sách tham khảo:
- Lịch sử văn minh thế giới - GS Vũ Dương Ninh
(CB)
- Lịch sử thế giới hiện đại - GS. TS Nguyễn Anh
Thái (CB)
- Ama nach - những nền văn minh thế giới...
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Powerpoint, Word, tài liệu về một số dự án
mẫu
- Nguồn Internet: Baigiang.violet.vn
- Tailieutonghop.com, lichsu.edu.vn, google.com.vn
.
19
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD – ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Lê Ngọc Luyến
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn-Thư ký Hội đồng, trường THPT Hậu lộc I.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
Kết quả
Năm đánh
giá xếp loại
đánh giá
giá xếp
(Sở, Tỉnh)
xếp loại
loại
(A,B,C)
1
Thiết kế đồ dùng trực quan và Sở GD & C
2008-2009
câu hỏi trong dạy bài: Những ĐT Thanh
phát kiến lớn về địa lý
2
Hoá
Ứng dụng CNTT qua việc thiết Sở GD & C
kế 1 tiết dạy bằng GAĐT
2011-2012
ĐT Thanh
Hoá
3
Một số kinh nghiệm khi dạy Sở GD & B
bài 11: Các nước tư bản giữa ĐT Thanh
hai cuộc chiến tranh 1918- Hoá
1939 (Chương trình lịch sử 11
cơ bản)
20
2013-2014