Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Viêm tiểu phế quản y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.95 KB, 10 trang )

11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

 Ths.BS. Trần Thị Kim Vân  21/01/2014   19,448 Lượt xem

Nội dung chính [ẩn]
1 Viêm tiểu phế quản là gì?
2 Triệu chứng thường gặp của viêm tiểu phế quản
3 Nguyên nhân nào gây viêm tiểu phế quản?
4 Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản
5 Các biến chứng của viêm tiểu phế quản
6 Chẩn đoán viêm tiểu phế quản thế nào?
7 Các phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản
8 Cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Bài viết thứ 42 trong 53 bài thuộc ebook Các bệnh Nhi khoa

TỔNG QUAN
Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bệnh gây tắc
nghẽn các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) tại phổi. Viêm tiểu phế quản hầu như chỉ do virus (siêu vi, vi­
rút) gây ra và mùa đông là mùa cao điểm của bệnh.
Triệu chứng khởi đầu của viêm tiểu phế quản tương tự với các triệu chứng của cảm lạnh thông thường,
nhưng sau đó bệnh tiến triển đến ho, khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản có
thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.
Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản được chăm sóc hỗ trợ tại nhà. Một tỷ lệ nhỏ các trẻ phải nhập viện.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thường gặp của viêm tiểu phế quản


Trong vài ngày đầu, các triệu chứng của viêm tiểu phế quản cũng tương tự như  cảm lạnh thông thường:

/>
1/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

Chảy nước mũi
Nghẹt mũi



Ho
Có thể kèm sốt nhẹ
Sau đó trẻ bắt đầu khò khè (âm thanh như huýt sáo nghe được trong thì thở ra) hoặc khó thở. Triệu chứng
này có thể kéo dài một tuần hoặc hơn.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ nhũ nhi còn có biểu hiện của nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ
Nếu con bạn ăn hoặc bú khó khăn kèm thở nhanh hay thở gắng sức, hãy liên hệ với bác sĩ của trẻ. Điều này
đặc biệt cần thiết nếu con của bạn nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác của viêm tiểu phế
quản, bao gồm sinh non hoặc có bệnh nền tim hoặc  phổi đi kèm.
Những triệu chứng cần đi khám bác sĩ ngay:
Nôn ói
Thở rất nhanh – trên 60 lần/phút – và thở nông
Da tái xanh, đặc biệt là môi và móng tay (tím)
Ngủ li bì khó đánh thức
Uống kém, hoặc thở nhanh khi ăn hoặc uống

Tiếng khò khè lớn nghe  thấy được
Xương sườn dường như bị hút vào trong khi trẻ hít vào (co lõm ngực)

/>
2/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng



NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân nào gây viêm tiểu phế quản?

Tiểu phế quản là các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi. Nhiễm virus tại những đường dẫn khí này sẽ đưa
đến tình trạng  viêm  và phù nề, tạo điều kiện cho . chất nhầy tích tụ tại các tiểu phế quản làm cản trở khí lưu
thông tự do ra vào phổi.

 

Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). RSV là một virus phổ
biến gây bệnh cho hầu hết các trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Dịch nhiễm RSV xảy ra vào mùa đông. Viêm tiểu phế quản
cũng có thể gây ra bởi nhiều loại virus khác, bao gồm cả những tác nhân gây bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông
thường.

/>
3/10



11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

Viêm tiểu phế quản là một bệnh truyền nhiễm. Cũng giống như cúm hay cảm lạnh, bạn sẽ nhiễm virus khi hít
phải những giọt chất tiết bắn vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn cũng có thể bị
viêm tiểu phế quản khi chạm tay vào những đồ vật dùng chung – như đồ dùng, khăn hoặc đồ chơi – rồi sau



đó chạm tay lên mắt, mũi hay miệng.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản

Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của viêm tiểu phế quản là trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, vì phổi và hệ
thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản, hoặc làm viêm tiểu phế quản
nặng hơn, bao gồm:
Trẻ không được bú mẹ, do đó không được thừa hưởng các chất miễn dịch có trong sữa mẹ
Sinh non
Có bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính
Suy giảm miễn dịch
Có tiếp xúc với khói thuốc lá
Đi nhà trẻ
Sống trong môi trường đông đúc
Có anh chị em đang đi học hoặc đi nhà trẻ và mang virus về nhà
BIẾN CHỨNG
Các biến chứng của viêm tiểu phế quản


Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng có thể gồm:
Tím tái, tình trạng da có màu xanh hoặc tái mét, đặc biệt ở môi. Nguyên nhân là do thiếu oxy.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể có cơn ngưng thở kéo dài.
Mất nước.

/>
4/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

Mệt và suy hô hấp.
Con của bạn cần phải nhập viện nếu có một trong những triệu chứng ở trên. Suy hô hấp nặng có thể cần



được đặt nội khí quản (đặt một ống vào khí quản) để giúp trẻ thở cho đến khi nhiễm trùng được cải thiện.
Nếu trẻ sinh non, hoặc có bệnh tim hoặc bệnh phổi, hoặc suy giảm miễn dịch, cần theo dõi chặt chẽ khi trẻ
mới bắt đầu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản. Nhiễm trùng có thể nhanh chóng tiến triển nặng và các triệu
chứng của bệnh lý nền có thể tồi tệ hơn. Trong những trường hợp này, con của bạn thường cần nhập viện.
RSV cũng có thể gây viêm phổi. Đôi khi nhiễm trùng thứ phát, ví dụ như viêm phổi do vi khuẩn, có thể xảy ra
cùng một lúc, nhưng ít gặp. Tái nhiễm RSV sau lần nhiễm ban đầu có thể xảy ra nhưng thường không
nghiêm trọng.
CHUẨN BỊ CHO CUỘC HẸN CỦA BẠN
Bạn chuẩn bị cho trẻ đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số thông tin nhằm giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám
bệnh và những điều bạn có thể mong đợi từ bác sĩ.
Những điều bạn có thể làm
Viết ra bất kỳ triệu chứng mà con bạn đang trải qua, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên

quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và thời điểm xuất hiện của các triệu chứng.
Ghi lại các thông tin cá nhân quan trọng, ví dụ như con bạn được sinh non hoặc con bạn đang có vấn
đề ở tim hay phổi.
Viết sẵn các câu hỏi để hỏi bác sĩ .
Câu hỏi dành cho bác sĩ
Một số câu hỏi cơ bản mà bạn có thể đưa ra cho bác sĩ bao gồm:
Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của con tôi? Còn có nguyên nhân nào khác hay không?
Con tôi có cần làm xét nghiệm hay không?
Các triệu chứng thường kéo dài bao lâu?

/>
5/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

Bệnh này có lây không?
Phương cách điều trị tốt nhất là gì?



Còn phương pháp nào khác ngoài cách điều trị mà bác sĩ vừa đưa ra không?
Con tôi có cần dùng thuốc không? Nếu có, có loại thuốc generic nào  tương tự với thuốc bác sĩ kê toa
không?
Tôi có thể làm gì để con tôi cảm thấy dễ chịu hơn?
Có tài liệu gì tôi có thể mang về nhà không? Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một số trang web để tìm
hiểu thêm thông tin về bệnh không?
Ngoài  những  câu  hỏi  mà  bạn  đã  chuẩn  bị  sẵn  để  hỏi  bác  sĩ,  đừng  ngần  ngại  đặt  câu  hỏi  trong  buổi

khám bệnh bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy không hiểu điều gì đó.
Những gì bác sĩ cần biết:
Hãy sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bác sĩ:
Con bạn bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên lúc nào?
Các triệu chứng của con bạn liên tục hay gián đoạn?
Mức độ nặng của các triệu chứng?
Điều gì có vẻ làm cải thiện các triệu chứng của con bạn?
Điều gì có vẻ làm các triệu chứng của con bạn xấu hơn?
Những gì bạn có thể làm trong khi chờ đợi
Nếu con bạn bị sốt, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu trẻ trên 6 tháng tuổi). Cho
trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Giữ trẻ nằm đầu cao, làm ẩm không khí (bằng máy làm ẩm nếu có)
có thể giúp giảm tắc nghẽn đường thở.
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán viêm tiểu phế quản thế nào?

/>
6/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

Xét nghiệm và chụp X­quang thường không cần thiết trong chẩn đoán viêm tiểu phế quản. Bác sĩ thường có
thể xác định chẩn đoán bằng cách quan sát trẻ và nghe phổi với ống nghe. Đôi khi cần phải khám vài lần để
phân biệt với bệnh cúm hoặc cảm lạnh.



Nếu con của bạn có nguy cơ viêm tiểu phế quản nặng, nếu các triệu chứng xấu dần hoặc nếu nghi ngờ có

vấn đề khác, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm, bao gồm:
X­quang ngực . Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X­quang để tìm những dấu hiệu của viêm phổi.
Xét nghiệm đàm . Bác sĩ có thể lấy đàm để xét nghiệm tìm virus gây bệnh. Đàm được lấy bằng cách
phết họng hoặc bằng một ống hút đưa nhẹ nhàng vào mũi.
Xét nghiệm máu . Đôi khi có thể cần xét nghiệm máu để khảo sát số lượng bạch cầu. Sự gia tăng các
tế bào bạch cầu thường là dấu hiệu cơ thể đang bị nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định
mức độ giảm oxy trong máu của trẻ. Đo oxy máu ở đầu ngón tay là 1 biện pháp thay thế. Oxy cần cho
hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não.Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về dấu hiệu mất
nước,  đặc  biệt  khi  con  bạn  ăn  uống  kém  hoặc  nôn  ói.  Dấu  hiệu  của  mất  nước  bao  gồm  mắt  trũng,
miệng và da khô, lừ đừ, tiểu rất ít hoặc không tiểu.
ĐIỀU TRỊ
Các phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản

Phần lớn các trường hợp viêm tiểu phế quản có thể được chăm sóc hỗ trợ tại nhà. Cần đảm bảo cho trẻ
uống đủ nước. Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và hút sạch bằng dụng cụ để giảm nghẹt mũi.
Theo dõi sát các dấu hiệu khó thở.
Các thuốc giãn phế quản hầu như không có tác dụng. Nhưng đôi khi trong 1 số trường hợp bác sĩ có thể thử
điều trị albuterol phun khí dung và đánh giá đáp ứng.
Tác nhân gây viêm tiểu phế quản là virus nên thuốc kháng sinh (được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi
khuẩn) không có tác dụng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh khi con bạn có nhiễm khuẩn đi kèm, ví dụ
như viêm phổi.

/>
7/10


11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng


Các thuốc corticosteroid, thuốc kháng virus ribavirin và vật lý trị liệu hô hấp đã được chứng minh là không có
hiệu quả đối với viêm tiểu phế quản và không được khuyến cáo sử dụng .



CHĂM SÓC TẠI BỆNH VIỆN
Một số trẻ viêm tiểu phế quản cần phải nhập viện. Tại bệnh viện, trẻ được thở oxy ẩm để duy trì đủ oxy trong
máu và được truyền dịch để tránh mất nước. Trong trường hợp nặng, trẻ cần được đặt nội khí quản để hỗ
trợ hô hấp.
CHĂM SÓC HỖ TRỢ
Mặc dù không thể rút ngắn thời gian bị bệnh của trẻ, bạn có thể làm giảm nhẹ một số triệu chứng và giúp trẻ
thoải mái hơn. Dưới đây là một số lời khuyên:
Làm ẩm không khí . Nếu không khí trong phòng của con bạn khô, dùng máy làm ẩm hoặc bình phun
hơi nước để làm ẩm không khí, giúp giảm tắc nghẽn đường thở và giảm ho. Cần đảm bảo máy làm ẩm
sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Giữ cho căn phòng ấm áp nhưng đừng
quá nóng (quá nóng sẽ làm cho không khí khô hơn). Một cách khác để làm ẩm không khí là mở vòi sen
nước ấm trong nhà tắm để nước bốc hơi đầy trong phòng. Sau đó bạn cho trẻ ngồi trong phòng cùng
bạn khoảng 15 phút có thể giúp giảm bớt cơn ho.
Giữ trẻ nằm đầu cao với tư thế thẳng (tránh cổ gập) . Ở vị trí này hô hấp thường dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước . Có thể cho trẻ uống nước đun sôi, sữa hoặc nước
trái cây. Trẻ có thể uống chậm hơn so với bình thường do tắc nghẽn hô hấp.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giảm bớt tắc nghẽn , sau đó hút sạch bằng dụng cụ. Nếu con
bạn đủ lớn, bạn có thể dạy cho trẻ cách hỉ mũi. Lặp lại nhiều lần trong ngày để đảm bảo 2 mũi luôn
thông thoáng.

/>
8/10


11/11/2016


Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng


 

Sử dụng thuốc giảm đau . Thuốc giảm đau như acetaminophen có thể giúp giảm đau họng và do đó
giúp  trẻ  uống  nước  dễ  hơn.  Không  dùng  acetaminophen  cho  trẻ  dưới  3  tháng  tuổi.  Tuyệt  đối  không
được dùng aspirin vì aspirin liên quan đến hội chứng Reye, một hội chứng hiếm gặp nhưng có thể gây
ra tình trạng rất nghiêm trọng.
Duy trì một môi trường không khói thuốc . Khói thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng
của  bệnh  nhiễm  trùng  đường  hô  hấp.  Nếu  trong  gia  đình  có  người  hút  thuốc  lá,  hãy  yêu  cầu  họ  hút
thuốc ở bên ngoài ngôi nhà và bên ngoài xe.
PHÒNG NGỪA
Cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Vì viêm tiểu phế quản lây từ người sang người, một trong những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh là
rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào con bạn nếu bạn bị cảm lạnh. Hãy đeo khẩu trang. Nếu
con bạn bị viêm tiểu phế quản, cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi hết bệnh để tránh lây lan cho người khác.
Một số biện pháp khác cũng có hiệu quả giúp hạn chế sự lây lan, bao gồm:
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị sốt hoặc cảm lạnh . Nếu con của bạn là trẻ sơ sinh, đặc biệt
là trẻ sinh non, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu đời.
Chích  ngừa  cúm  .  Chủng  ngừa  cúm  hàng  năm  được  khuyến  khích  cho  tất  cả  những  người  trên  6
tháng tuổi. Mặc dù việc này không ngăn chặn được nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản
(virus hợp bào hô hấp), tiêm phòng cúm sẽ giúp con bạn không bị nhiễm cúm nặng.
Giữ các bề mặt ở phòng tắm và nhà bếp luôn sạch sẽ . Đặc biệt cẩn thận nếu trong gia đình có một
người  bị  cảm  lạnh.  Để  khử  trùng  khu  vực,  bạn  có  thể  dùng  dung  dịch  thuốc  tẩy  pha  loãng  gồm  một

/>
9/10



11/11/2016

Viêm tiểu phế quản ­ Y Học Cộng Đồng

muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi gallon nước lạnh (khoảng 15ml cho mỗi 3,8 lít nước). Không pha trộn
thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác, vì điều này có thể tạo ra phản ứng hóa học độc hại. Lưu trữ hỗn
hợp tự chế trong một thùng có dán nhãn và để xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ, hoặc tốt hơn hết là đổ bỏ



hỗn hợp thừa sau khi sử dụng.
Sử dụng loại khăn chỉ dùng một lần .  Loại bỏ  ngay  những  khăn đã  sử dụng,  sau đó  rửa tay sạch
hoặc dùng dung dịch cồn rửa tay.
Sử dụng ly riêng . Không uống chung ly với những người khác.
Chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà . Mang theo một chai cồn rửa tay nhanh mỗi khi bạn và con bạn ra
khỏi nhà.
Rửa tay . Thường xuyên rửa tay của bạn và của con bạn.
Cho bú mẹ . Trẻ bú sữa mẹ sẽ được nhận miễn dịch từ mẹ.
HIỆN CHƯA CÓ VACCINE
Không có thuốc chủng ngừa dành cho viêm tiểu phế quản. Nhưng thuốc palivizumab có thể giúp giảm khả
năng nhiễm RSV ở những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, cũng như giảm bớt nhu cầu nhập viện và giới
hạn mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường chỉ tiêm palivizumab một liều duy nhất vào cơ lớn, ví dụ
như cơ đùi, mỗi tháng một lần trong mùa cao điểm của RSV, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Palivizumab không tương tác với các thuốc chủng ngừa khác. Do giá thành đắt nên việc sử dụng thuốc chỉ
giới hạn ở trẻ có nguy cơ nhiễm RSV đặc biệt cao , ví dụ như trẻ sinh rất non, trẻ có bệnh tim – phổi hoặc
suy giảm miễn dịch.
Tài liệu tham khảo


/>
Góp ý ­ Báo lỗi

/>
10/10



×