Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của quần thể rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) tại tỉnh Phú Thọ và đánh giá tính kháng thuốc của chúng với một số nhóm hoạt chất BVTV, vụ Mùa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 57 trang )

MỤC LỤC

LSĐ: Lùn sọc đen
BVTV: Bảo vệ thực vật
LKC: Liều khuyến cáo

1

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.



Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay.
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong chiến tranh nhưng hiện nay nền
nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế
giới. Lúa là một trong năm cây lương thực chính của thế giới và có vai trò quan
trọng trong nhu cầu đời sống con người. Năng suất lúa mùa các địa phương
phía Bắc đạt 49,9 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt xấp xỉ 5,9 triệu tấn, tăng
269,3 nghìn tấn so với vụ mùa 2013. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, năng
suất lúa mùa đạt 55 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha; sản lượng đạt 3,1 triệu tấn, tăng 137,4
nghìn tấn. Ở phía Nam, lúa mùa đang phát triển tốt, ước tính năng suất tăng từ

0,5 đến 1 tạ/ha.(Tổng cục thống kê năm 2014)
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt là đối mặt
với các nhóm dịch hại trên lúa đang gây hại ngày một nguy hiểm và diện rộng.
Một trong các dịch hại được quan tâm nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng
lúa Việt Nam đó là rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath). Rầy lưng trắng
gây hại mạnh vào giai đoạn lúa trỗ bông sẽ làm cho số lượng bông và chiều dài
bông giảm, hạt lúa lép và làm chậm quá trình chín của hạt. Hơn thế chúng là môi
giới truyền bệnh và lây lan bệnh virus lùn sọc đen Phương Nam hại lúa (Ngô
Vĩnh Viễn, 2009).
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, khi các giống lúa lai xuất
hiện và phát triển rộng rãi thì rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã trở
thành đối tượng gây hại cực kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung

Việt Nam (Đinh Văn Thành và cs., 2008). Rầy lưng trắng chích hút nhựa cây
vào giai đoạn lúa trổ bông, làm cho cho số lượng bông và chiều dài bông giảm,
hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng còn là
2

2


môi giới truyền virus gây bệnh LSĐ phương Nam theo cơ chế truyền bền vững
tái sinh với khả năng truyền bệnh rất cao.
Theo báo cáo của Cục BVTV, năm 2008 – 2010 diện tích nhiễm rầy lưng
trắng tăng gấp 2 lần so với trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 4,7 đến 5,2 lần

so với năm có diện tích thấp nhất: đặc biệt các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm rầy
tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so với trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3
lần so với năm có diện tích thấp nhất (Cục BVTV, 2011).
Cũng theo thống kê nghiên cứu của Cục Bảo vệ thực vật năm 2013, rầy nâu
và rầy lưng trắng ở nước ta đã gây hại gần 34.000 ha lúa bị nhiễm rầy; trong đó,
vùng Bắc bộ đã có gần 25.000 ha lúa bị rầy, phân bố ở hầu hết các tỉnh như Vính
Phúc, Phú Thọ, Điện Biên, Sơn La, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng,…; vùng
Bắc Trung Bộ có 9.000 ha lúa bị rầy, các tỉnh có diện tích nhiễm nhiều như Thừa
Thiên - Huế trên 38.000 ha, Quảng Trị gần 2.800 ha, Quảng Bình trên 1.000 ha,
…; nhiều diện tích có mật độ rất cao và đã gây cháy cục bộ.
Hàng năm, để phòng trừ rầy, hàng nghìn hecta lúa đã phải sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học. Tuy có thể dập dịch nhanh, hiệu quả phòng trừ cao và dễ sử

dụng đối với người nông dân nhưng hậu quả do nó để lại cũng vô cùng lớn: đầu
tư chi phí tốn do việc mua nhiều thuốc trừ sâu hóa học, gây ô nhiễm môi trường,
giảm đa dạng trong hệ sinh thái, dư lượng thuốc trừ sâu để lại trong nông sản,
chất lượng sản phẩm giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Và đặc biệt
nghiêm trọng hơn đó là sự lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng quá nhiều, quá liều
lượng thuốc đã gây hiện tượng nhờn thuốc làm cho rầy mẫn cảm với thuốc làm
cho hiệu quả quản lý rầy lưng trắng ngày càng khó khăn. Theo báo cáo của cục
BVTV và các chi cục BVTV một số tỉnh phía Bắc, một số loại thuốc hóa học
đang được sử dụng phổ biến để trừ nhóm rầy nói chung và rầy lưng trắng nói
riêng đang dần kém hiệu lực do các quần thể rầy lưng trắng bắt đầu có dấu hiệu
suy giảm tính mẫn cảm đối với thuốc hóa học. Một vấn đề mà các nhà khoa học
hiện nay đang đặc biệt chú ý là sử dụng loại, nhóm thuốc nào, với liều lượng bao

3

3


nhiêu, hạn chế sử dụng liên tục một loại thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc
của rầy lưng trắng.
Nhằm hiểu biết thêm về đặc điểm và mức độ kháng thuốc của rầy lưng
trắng đối với một số loại thuốc hóa học đang được dùng thuốc phổ biến hiện nay
để đưa ra phương án phòng chống sâu bệnh hại tăng nhanh, chúng tôi đã thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của quần thể rầy
lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) tại tỉnh Phú Thọ và đánh giá tính

kháng thuốc của chúng với một số nhóm hoạt chất BVTV, vụ Mùa năm
2015”.
1.2. Mục đích, yêu cầu.
1.2.1 Mục đích:
Trên cơ sở nắm được một số đặc điểm sinh học, vòng đời, khả năng đẻ
trứng, thời gian các pha phát dục của rầy lưng trắng quần thể Phú Thọ và bước
đầu đánh giá được độ mẫn cảm và hiệu lực của các thuốc trừ sâu đối với chúng,
từ đó có thể đề xuất được biện pháp quản lý hiệu quả chúng.
1.2.2 Yêu cầu:
-

Theo dõi các đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng quần thể Phú Thọ trước và


-

sau khi thử thuốc.
Xác định độ mẫn cảm (giá trị LD50) của rầy lưng trắng với các hoạt chất BVTV
Xác định lượng thuốc dùng tối ưu trong phòng trừ rầy lưng trắng hiệu quả cao.

4

4



Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình nghiên cứu về rầy lưng trắng trên thế giới
2.1.1.Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ của rầy lưng trắng
a. Phân loại
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở thu thập mẫu tại Nhật Bản, sau đó được đổi là
Sogatella furcifera. Rầy lưng trắng thuộc lớp: Insecta, bộ: Homoptera, họ:
Delphacidae, loài: Sogatella furcifera. Ngoài ra, còn có 17 tên khác như:
Delphax furcifera Horvath (1899), Liburnica albolineosa Flower (1905), Sogata
distinctant Distant (1912), Megamelut furcifera Muir(1917), Delphacodes
albolineosa Osborn (1929),...Sogatella furcifera Horvath.
b.Phân bố và ký chủ

-Phân bố:
Theo Chia-hwa Tao and Ngo Dinh Ngoan (1968), rầy lưng trắng phân
bố ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan, phía Bắc Châu Phi, bán đảo Sumatra,...
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath phân bố ở các nước thuộc
Châu Á, Châu Úc và các nước khu vực Thái Bình Dương. Ở khu vực Đông Nam
Á, chúng được tìm thấy ở Bangladest, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kong, Ấn
Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mianma, Nepan, Pakistan,
Philippines, quần đảo Ryukyu, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, và
Liên Xô cũ (Catindig et al., 2009).
Theo Asche and Wilson (1990) cho biết rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở
vùng cận Đông, Đông và Tây Thái Bình Dương và Úc. Các nước được ghi nhận

có rầy phân bố là:

5

5


Châu Á: Rầy lưng trắng có mặt nhiều nước như Afganistan , Bangladesh ,
Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Nepal, New Guinea, Pakistan,
Philipines,Iran, Srilanca, Thailand, Việt Nam .
Châu Âu: có mặt ở các nước Liên Bang Nga và các nước vùng Liên
Xô cũ. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có mặt ở Siberi và các vùng nước Nga cách

xa về phía đông.
Tây bán cầu: các nước Cuba, Guana và Suriname .
Thái Bình Dương gồm có: Australia, Belaw, Đảo Caroline, Fiji, Đảo
Marshall, Micronesia, Solomon và Vanuatu.
-

Ký chủ:
Ký chủ chính của rầy lưng trắng chủ yếu là lúa. Ngoài ra còn ở trên mía
(Saccharum officinarum L.), lúa mạch ( Hordeum vulgare L.), kê (Setaria
italica Beauv.), ngô ( Zea mays.), cỏ thuộc họ hoà thảo ( Poa annua L.), loài
thực vật có hoa trong họ hòa thảo ( Phalaris arundinacea L.), thực vật có hoa
thuộc họ hòa thảo ( Alopecurus aequalis Schol.), các loại cỏ Digitaria

adscendens Henr, Sporobolus elongatus R, cỏ chỉ tía (Eleusine indica Gaertner)
…(Chi-hwa Tao and Ngo Dinh Ngoan(1968)
2.1.2. Triệu chứng gây hại và thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra
Trung Quốc đã ghi nhận rầy lưng trắng phát sinh và gây hại nặng từ những
năm giữa thế kỷ 20, trong đó từ những năm 1970 trở lại đây cùng với sự mở
rộng và phát triển của các giống lúa lai thì rầy lưng trắng đã trở thành đại dịch.
Trong đó vào các năm 1978-1979, 1982-1983 và 1987-1988 thiệt hại do rầy
lưng trắng lên tới 1 triệu tấn lúa/năm, đặc biệt vào năm 1991 diện tích bị rầy nâu
và rầy lưng trắng gây hại năng lên tới 25 triệu ha (J. A. Cheng, 2009).
Theo Catindig et al.,(2009), thiệt hại do rầy lưng trắng được thu thập
từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Ở Trung Quốc, trong 10 năm (1998
-2007) hàng triệu hecta lúa bị thiệt hại mỗi năm. Kết quả nghiên cứu ở 5 vùng

tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng thiệt hại ít nhất là 5,1 triệu hecta vào năm 2002 và
6

6


thiệt hại nặng nhất là 8,5 triệu hecta năm 2006. Trong năm 2007, 1,5 triệu hecta
thiệt hại được đền bù ở một tỉnh. Nhìn chung diện tích bị rầy lưng trắng hại ở
Trung Quốc có xu hướng tăng.Ở Malaysia, diện tích thiệt hại thấp nhất là 541 ha
vào năm 2001, diện tích bị thiệt hại lớn nhất vào năm 1999 với 1.256 ha và
không có dữ liệu về thiệt hại từ năm 2003 đến năm 2007. Thái Lan chỉ cung cấp
số liệu về thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra (14.905 ha vào năm 1999 và 1 ha

vào năm 2001). So sánh các thiệt hại gây ra bởi rầy nâu và rầy lưng trắng ở
Trung Quốc cho thấy rầy lưng trắng gây ra diện tích thiệt hại nhiều hơn rầy nâu
trong 10 năm 1998 – 2007.
2.1.3 Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng
Trứng
Rầy lưng trắng có thể đẻ ở phần mô bẹ lá, gân chính lá, trứng được đẻ
thành từng ổ; quả trứng có màu vàng nhạt, trong suốt. Mỗi trưởng thành cái có
thể đẻ từ 300 đến 500 trứng, thời gian đẻ tập trung trong 3 – 6 ngày. Kết quả
nghiên cứu tại IRRI cho thấy trưởng thành cái rầy lưng trắng đẻ từ 7 đến 19 ổ
trứng tương đương với 300-350 quả (Pathak and Khan, 1994).
Theo Tao and Ngoan (1968) thì trứng được đẻ bẹ lá gồm 5-20 trứng sắp xếp
lên nhau. Trứng mới đẻ có màu trắng đục và trước khi nở dần chuyển sang màu

vàng nhạt.Trứng được đẻ với số lượng lớn. Một phần của các mô xung quanh
những quả trứng bị tổn thương do sự đẻ trứng và biến màu thành nâu sẫm. Trứng
phát triển từ 5,2 – 10,5 ngày là pha đầu tiên, dài nhất và không khác biệt đáng kể.
Thời gian trứng nở tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Ở nhiệt độ 25,3 oC đến 32,7
o

C và ẩm độ 83 đến 85% thì trứng có thời gian phát dục từ 4,5 đến 6 ngày.
Thời gian phát dục của pha trứng trung bình là 7,1 ngày ở nhiệt độ 23 –

34oC; 9,3 ngày ở 17 – 28oC và khoảng 21 ngày ở nhiệt độ 13 – 22oC. Tỷ lệ nở
của trứng trung bình là 64,3 – 88,9% (Ammar et al., 1980).
Rầy non:


7

7


Khi mới nở chúng có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám sẫm
hoặc màu đen và trắng xen kẽ, kích thước của chúng từ 0,8 mm – 2,1mm tùy
tuổi .Ấu trùng mới nở ăn chấ t màu xám trên vỏ trứng của nó từ 3 đến 5 phút,
rầy non phá t triể n sớm và bắ t đầ u hút nhựa cây lúa ngay khi mới nở. Thời
gian của rầy non từ 9,6-15,4 ngày, trừ với thế hệ thứ 10 là ngắn nhất (Tao
and Ngoan, 1968).

Thời gian phát dục pha ấu trùng rầy lưng trắng khoảng 14- 16 ngày và
trải qua 5 tuổi, ở tuổi 1 chúng đã bắt đầu gây hại cây lúa bằng cách chích hút
nhựa cây, song từ tuổi 3 chúng có khả năng di chuyển và phát tán ra xung
quanh (Catindig, 2009)
Trưởng thành:
Trưởng thành rầy lưng trắng có hai dạng cánh ngắn và cánh dài, chiều dài cơ
thể của trưởng thành cánh ngắn từ 2,6 - 2,9mm, cánh dài từ 3,5 - 4mm (IRRI).
Trưởng thành rầy lưng trắng thường xuất hiện vào buổi sáng. Con đực xuất
hiện sớm hơn con cái 1 đến 2 ngày. Con cái đẻ trứng sau 3 hoặc 4 ngày giao phối.
Tỷ lệ con đực thường cao nhất trong mỗi thế hệ. Theo số liệu, tỷ lệ con cái dao
động 7,6 – 49,1% và con đực 40,1 – 63,6%. Rầy cái trưởng thành sống lâu hơn so
với rầy đực trưởng thành. Tuổi thọ tương đối của các con cái bị ảnh hưởng bởi

nhiệt độ và độ ẩm trong suốt quá trình quan sát. Trung bình tuổi thọ của con cái
trưởng thành dao động từ 2,3 đến 16,0 ngày và con đực trưởng thành từ 1,9 đến
10,7 ngày (Tao and Ngoan, 1968).
2.1.4 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng.
Sogatella furcifera Horvath cùng với Nallaparvata lugens Stal là một trong
hai loài gây hại nghiêm trọng trên toàn châu Á. Sự phát sinh gây hại của rầy
lưng trắng trong từng khu vực phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi các loại
giống đã được trồng.
Ở Myanmar,

khi nghiên cứu ở hai mùa cho thấy sự phát triển của rầy


lưng trắng có liên quan đến mật độ gieo trồng, nhiệt độ trung bình, lượng mưa
8

8


và độ ẩm tương đối. Mật độ rầy đạt cao nhất vào tháng 7, tháng 8. Đối với rầy
lưng trắng thì lượng mưa không có ảnh hưởng lớn tới biến động số lượng rầy
nhưng gây ảnh hưởng tới sinh lý của cây lúa. (Win et al., 2011)
Tại Đài Loan rầy lưng trắng có 7 đến 8 lứa/năm, trong đó vụ lúa thứ nhất,
trưởng thành bắt đầu xâm nhập vào ruộng lúa từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, trong
một vụ có từ 3 đến 4 lứa; mật độ quần thể giảm nhanh chóng ở lứa thứ 8 vào

cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 11. Kết quả theo dõi một số năm cho thấy rầy
lưng trắng qua đông ở dạng cánh dài trên lúa chét từ tháng 12 năm trước đến
tháng 1 năm sau (Cheng, 2009).
Số lượng rầy lưng trắng hại lúa tăng đều qua các mùa sinh trưởng, lúa vụ
xuân bị hại ít hơn vụ hè sớm và muộn. Tuy nhiên vụ xuân đóng vai trò quan
trọng là một nguồn bệnh cho vụ mùa. Ở các tỉnh ở phía Tây nam Trung Quốc
như Vân Nam và đảo Hải Nam rầy lưng trắng qua đông với số lượng lớn, sau đó
chúng di chuyển xuống các vùng phía Nam như tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
của Trung Quốc và xuất hiện ở miền bắc Việt Nam trong tháng Hai và tháng Ba.
Thông thường, rầy lưng trắng theo gió mùa đông bắc di chuyển đến lưu vực
sông Châu (Quảng Đông) và Hồng Hà (Vân Nam) vào tháng ba. Sau đó di
chuyển đến các tỉnh phía Bắc Quảng Đông và Quảng Tây, các tỉnh miền nam Hồ

Nam và Giang Tây, các tỉnh Quý Châu và Phúc Kiến vào tháng tư; trung và hạ
lưu sông Dương Tử vào tháng năm đến giữa hoặc cuối tháng sáu; các tỉnh phía
bắc và phía nam của tỉnh Đông Bắc, thậm chí vào Nhật Bản trong cuối tháng sáu
đến đầu tháng bảy. Cuối tháng tám khi gió mùa chuyển hướng chúng lại quay
trở về nơi qua đông. (Zhou et al., 2013)
2.1.5 Những nghiên cứu về thuốc trừ rầy lưng trắng và tính kháng thuốc của
rầy lưng trắng
Việc phòng chống nhóm rầy hại lúa, phụ thuộc nhiều vào sử dụng thuốc
hóa học. Hậu quả, rầy đã phát triển tính kháng với nhiều loại thuốc hóa học bao
gồm lân hữu cơ, carbamat, pyrethroid và neonicotinoid .Tính kháng thuốc của
9


9


rầy đã được xác định chủ yếu liên quan đến tính kháng trao đổi chất (Nagata et
al., 2002).
Endo et al.,(1988) khi nghiên cứu tính mẫn cảm của quần thể rầy nâu và rầy
lưng trắng được thu thập ở bờ biển Đông Trung Quốc, Chikugo, Usa và Isahaya
(Nhật Bản) vào năm 1980 và năm 1987 đã chỉ ra quần thể rầy lưng trắng thu
thập trên bờ biển Đông Trung quốc trong năm 1980 mẫn cảm với thuốc trừ sâu
nhất, ngoại trừ nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ. Sự mẫn cảm của hai quần thể rầy
lưng trắng thu thập ở Kyushu vào năm 1987 đối với các loại thuốc trừ sâu được
sử dụng không khác nhau đáng kể. Giá trị LD50 đối với hoạt chất carbofuran,

ethofenprox, và deltamethrin nhỏ và nhỏ nhất là lân hữu cơ trong khi giá trị này
ở propaphos và thuốc trừ sâu Clo hữu cơ lớn. Năm 1987, độ mẫn cảm của rầy
lưng trắng đối với hoạt chất malathion và fenitrothion chỉ khoảng 1/50 và 1/69
so với năm 1967. Độ mẫn cảm của rầy lưng trắng năm 1987 đối với carbamate
giảm 1/10- 1/6 và p,p’- DDT giảm khoảng 1/10 so với năm 1967 nhưng sự mẫn
cảm của lindane lại không thay đổi trong 1967- 1987. Giá trị LD50 của rầy nâu
và rầy lưng trắng đều ghi nhận được có sự thay đổi hàng năm. Giá trị LD50 của
nhóm lân hữu cơ năm 1967 là 3.5- 13, tăng mạnh ở những năm 1980 (13- 48) và
giảm xuống tới năm 1987 là thấp nhất (1.1- 1.3). Giá trị LD50 trong carbamates
là 2.6- 4.3 năm 1980 và giảm xuống tới 0.42- 1.9 vào năm 1987. Các kết quả
nghiên cứu đều ghi nhận sự kháng thuốc trừ sâu của rầy lưng trắng chậm hơn
rầy nâu.

Theo Yoshito Suzuki et al., (1996), thuốc hóa học có ảnh hưởng đến quần
thể và số lượng rầy lưng trắng. Rầy lưng trắng tuổi 3 chết khi lột xác nếu phun
Buprofezin nồng độ 0,075% hoặc số lượng quần thể rầy lưng trắng giảm khi cây
trồng có Buprofezin 0,075%. Ở Pakistan, các loại thuốc Chlopyriphos và
carbosulphal có hiệu lực cao và kéo dài trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng,
ngoài ra dầu xoan, dầu luyn cũng có tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có

10

10



Phosphamilon 0,05 % có khả năng diệt trứng, ngoài ra Phosphamilon 0,05 % và
Fenvalirate 0.045 % có tác dụng làm giảm sức sinh sản của rầy.
Theo Nagata (1999) quần thể rầy nâu và rầy lưng trắng đã có sự kháng
thuốc trừ sâu từ những năm 30 và biến động trên khắp khu vực Châu Á và có sự
biến động hàng năm.
Theo Ping Xaofei et al., (2001), tính kháng thuốc của rầy nâu và rầy lưng
trắng được xác định ở Nhật Bản và Trung Quốc vào năm 1997. Mức độ kháng
thuốc của rầy nâu không có sự khác biệt đáng kể giữa Nagasaki (Nhật Bản),
Hàng Châu (Trung Quốc), và Tỉnh Hồng (Trung Quốc). Giá trị LD 50 của rầy nâu
là 0.027 – 0.062 đối với hoạt chất Nitenpyram, 0.083 – 0.14 đối với hoạt chất
Imidacloprid, 0.58 – 0.83 đối với hoạt chất Silafuofen, và 0.78 – 1.2 µg/g đối
với hoạt chất Etofenprox, ngược lại 67 – 130 đối với hoạt chất Malathion, 51 –

93 đối với hoạt chất Fenitrothion và 57 – 94 µg/g đối với p,p’ – DDT. Giá trị
LD50 của hoạt chất Chlonicotinyl và Pyrethroits nhỏ hơn nhiều so với các loại
lân hữu cơ và clo hữu cơ. Tính kháng đối với hoạt chất lân hữu cơ và Carbamat
không khác nhau giữa quần thể rầy nâu vào năm 1992 và 1997. Tính kháng của
rầy lưng trắng không khác biệt nhiều so với kết quả ở Nagasaki, Hàng Châu và
Tỉnh Hồng. Giá trị LD50 của rầy lưng trắng là 0.047 – 0.062 mg/g đối với hoạt
chất Nitenpyram; 0.067 – 0.18 mg/g với hoạt chất Imidacloprid; 0.72 – 1.5 µg/g
đối với hoạt chất Silafluofen; và 0.89 – 1.6 µg/g đối với hoạt chất Etofenprox;
ngược lại là 96 – 130 µg/g đối với hoạt chất Malathion; 100 µg/g đối với hoạt
chất Fenitrithion, và 22 – 51 µg/g đối với DDT. Như vậy, LD 50 của
Chlornicotinyl và Pyrethroids nhỏ hơn nhiều so với lân hữu cơ và clo hữu cơ.
Giá trị LD50 của monocotophos là 1/17 – 1/3 lớn gần bằng của lân hữu cơ. Giá

trị LD50 của hoạt chất Isoprocarb và Propoxur của rầy lưng trắng năm 1997 gấp
5 lần và lớn như năm 1989 được công bố bởi Nagata et al., 2002.
Theo Endo and Tsurumachi (2001) khi nghiên cứu về tính kháng
thuốc của rầy nâu và rầy lưng trắng thu được tại Nam Á, cho biết giá trị LD 50
11

11


đối với thuốc malathion đối với quần thể rầy lưng trắng Malaysia cao gấp 4
đến 7 lần quần thể rầy lưng trắng ở Nhật Bản. Giá trị LD50 của quần thể rầy
lưng trắng tại Nhật Bản đối với nhóm lân hữu cơ và Carbamates trong năm 1989

là 17 – 28, gấp 7 -9 lần so với năm 1976. Rầy lưng trắng không có bất kỳ dấu
hiệu nào về sự phát triển tính kháng thuốc trong năm 1980.
Tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu và rầy lưng trắng đối với 10 loại
thuốc trừ sâu ở Nhật Bản được thực hiện năm 2000 bằng phương pháp nhỏ giọt
cho thấy giá trị LD50 của rầy nâu và rầy lưng trắng ở Nhật Bản giống với quần
thể ở Trung Quốc, riêng LD50 của Imidacloprid là khá lớn. Giá trị LD50 của
quần thể rầy lưng trắng ở Nhật Bản và Malaysia là giống nhau. Quần thể rầy nâu
và rầy lưng trắng ở các vùng nhiệt đới như Malaysia và Việt Nam có khả năng
kháng thuốc hơn các quần thể ở vùng ôn đới. (Nagata et al., 2002)
Khi nghiên cứu rầy lưng trắng, hầu hết tất cả quần thể thu từ Nhật
Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines có khoảng giá trị LD50
19.7 – 23.9 µg/g cho fipronil lớn hơn một vài quần thể từ Philippine (0.3 – 5.9

µg/g) và Trung Quốc (3.0µg/g. Đối với imidacloprid, tất cả các quần thể rầy
lưng trắng có giá trị LD50 nhỏ (0.11 – 0.34µg/g) trừ quần thể ở Nhật Bản
(Japan-KM-A) (1.06µg/g). Trong trường hợp của BPMC, LD50 của rầy lưng
trắng có ngưỡng từ 6.1 – 26.6µg/g. (Masumura et al., 2008).
Ở khu vực Đông Nam Á, rầy lưng trắng có giá trị LD50 cao đối với
Fipronil, và sự kháng lại Fipronil xảy ra rộng rãi. Theo số liệu báo cáo thì đã đã
xuất hiện tính kháng đối với Dinotefuran, Fipronil và Metconazole của rầy nâu
và rầy lưng trắng. Giá trị LD50 của rầy lưng trắng đối với Fipronil và quần thể
rầy nâu đối với Metconazole tăng gấp 10 lần trong năm 2005 đến 2007, cho thấy
rầy đã xuất hiện tính kháng thuốc. Thuốc trừ sâu Dinotefuran là nhóm
neonicotinoeid, giá trị LD 50 của rầy nâu năm 2005 đến 2007 thấp hơn so với
Imidacloprid. Giá trị LD50 của rầy nâu và rầy lưng trắng tại Nhật Bản trong

năm 2005 đến 2007 cho 7 loại thuốc trừ sâu (Malathion, Fenitrothion, MIPC,
12

12


BPMC, Carbaryl, Etofenprox và Imidacloprid) được so sánh với những nghiên
cứu trước năm 2001 của Nhật Bản. LD50 của Fipronil đối với quần thể rầy lưng
trắng được thu thập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và
Philippines có giá trị LD50 là 19,7-239 mg/g, ngoại trừ một số quần thể từ
Philippines (0,3-5. 9 mg/g) và Trung Quốc (3,0 mg/g). Rầy lưng trắng ở Châu Á
không biểu hiện tính kháng đối với Imidacloprid, giá trị LD50 của quần thể rầy

lưng trắng 0,11-0,34mg/g. Hầu như tất cả các quần thể rầy lưng trắng Châu Á
thu thập trong năm 2006 có giá trị LD50 cao kháng lại Fipronil sau 24 giờ tiếp
xúc với thuốc (Matsumura et al.,2009).
Để kiểm soát mật độ rầy, neonicotinoid và thuốc trừ sâu phenylpyrazole
như imidacloprid và Fipronil đã được sử dụng từ giữa những năm 1990 trong
các nước châu Á và Đông Dương. Phương pháp điều trị của các thuốc trừ sâu
khác nhau giữa các quốc gia. Ở Nhật Bản, imidacloprid và Fipronil được dùng
để sử lý hạt giống kiểm soát rầy hại lúa. Trong khi đó, tại Việt Nam và Trung
Quốc, thuốc trừ sâu thường được phun trên ruộng lúa. Trong trường hợp của
dinotefuran, một loại thuốc trừ sâu neonicotinoid, mật độ rầy nâu thu thập trong
2005-2007 tại Nhật Bản cho thấy không có sự kháng thuốc trừ sâu. Như vậy,
tính kháng thuốc imidacloprid có thể không xảy ra ở tất cả các thuốc trừ sâu

neonicotinoid. Năm 2006, mật độ rầy lưng trắng ở châu Á có giá trị LD 50 lớn khi
sử dụng Fipronil sau 24 giờ tiếp xúc. Kết quả cho thấy rầy lưng trắng chống lại
Fipronil xảy ra rộng rãi ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á (Matsumura et
al.,2009)
Theo Matsumura et al.,(2010) khi nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy
nâu và rầy lưng trắng đối với 4 loại thuốc trừ sâu bằng phương pháp nhỏ giọt
được thu thập ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippin vào năm
2006. Rầy nâu kháng Imidacloprid và rầy lưng trắng xuất hiện tính kháng đối
với Fipronil. Giá trị LD50 đối với Imidacloprid của các chủng rầy nâu từ Đông

13


13


Á (Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan) và Việt Nam cao hơn đáng kể so với
quần thể thu thập từ Philippin.
Theo Jianya su et al.,(2013) khi nghiên cứu tính kháng của rầy lưng trắng ở
Trung Quốc đối với các hoạt chất Buprofezin, Imidacloprid, Thiamethoxam,
Chlorpyrifos và Pymetrozine. Kết quả cho thấy hầu hết các quần thể rầy lưng
trắng ở miền Đông Trung Quốc đã thể hiện tính kháng với Buprofezine lên đến
25 lần. Khoảng 32% quần thể rầy lưng trắng đã biểu hiện tính kháng với
Imidacloprid, trong khi các quần thể ở khu vực khác chỉ có những thay đổi nhỏ
(7.6 lần) đối với Imidacloprid. Sự mẫn cảm đối với Thiamethoxam không có sự

kháng rõ ràng chỉ <6 lần. Sự biến đổi rõ ràng nhất đối với hoạt chất Chlorpyrifos
lên đến 10,2 lần, trong đó 8% kháng vừa và 32% biểu hiện kháng ở mức độ
thấp. Hầu hết quần thể nhạy cảm với pymetrozine (chiếm 72%). Việc sử dụng
thường xuyên và rộng rãi Buprofezine đã làm tăng tính kháng của rầy đối với
hoạt chất này. Để ngăn chặn sự phát triển tính kháng của rầy lưng trắng đối với
Buprofezine nên hạn chế sử dụng hoạt chất này và thay thế bằng các hoạt chất
khác với cơ chế tác động khác nhau
Nghiên cứu tính kháng của rầy lưng trắng ở Trung quốc cho thấy. Tỷ lệ
kháng của rầy lưng trắng đối với Imidacloprid lên đến 10.46 lần và Buprofeezin
là 15.1 lần. Kết qủa còn cho thấy sự kháng từ thấp đến cao đối với Chlorpyrifos
và nhạy cảm với Thiamethoxam. Ba trong số 14 quần thể rầy lưng trắng thí
nghiệm cho thấy rầy lưng trắng kháng thấp đến trung bình với hoạt chất

Imidacloprid. Ở các tỉnh Vân Nam, Giang Tô và Chiết Giang giá trị LC50 có xu
hướng tăng trong năm 2012- 2013. Hoạt chất Thiamethoxam không thể hiện xu
hướng rõ ràng. Tất cả các quần thể biểu hiện mức độ kháng đối với Buprofezin
với tỷ lệ kháng RR = 10.1- 90.6 và tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với năm 2012.
Ở Kim Hoa và Gaochun năm 2013 tỷ lệ kháng tương ứng là 90.6 và 32.9 lần
trong khi năm 2012 tương ứng là 23.9 và 10.3 lần. Mức độ kháng đối với

14

14



Chlorpyrifos là 9.2- 127.6 lần. Tỷ lệ kháng của Isoprocarb dao động từ 0.5- 1.5
cho thấy không có dấu hiện của tính kháng (Kai Zhang et al,.2014).
Khi nghiên cứu về khả năng hình thành tính kháng thuốc qua các thế hệ
của rầy nâu, theo Yan- jun Yang et al.,(2014) thì có sự thay đổi trong tính nhạy
cảm với thuốc trừ sâu qua các thế hệ. Qua 14 thế hệ thì tỷ lệ kháng của quần thể
rầy nâu đối với Imidacloprid giảm từ 359,94 ở F1 xuống còn 6.50 lần ở F14,
còn đối với Chlorpyrifos là từ 9.90 lần xuống còn 5.94 lần sau 14 thế hệ. Thời
gian trứng và trọng lượng của trưởng thành cái bị ảnh hưởng bởi giống lúa, các
thế hệ và thuốc trừ sâu. Thời gian trứng càng dài khi qua nhiều thế hệ. Ngoài ra,
trọng lượng rầy ở Taichung Native 1 (TN1) cao hơn so với quần thể rầy nuôi
trên giống lúa IR26 và IR36. Những phát hiện này cho thấy việc sử dụng hợp lý
và giảm lượng thuốc trừ sâu cùng với việc sử dụng các giống kháng sẽ có hiệu

quả trong việc quản lý rầy nâu. (Yan- jun YANG et al., 2014)
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.2.1.Phân bố và thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra.
Theo thống kê của cục BVTV thì trong 5 năm 1999- 2003, có 9 nhóm dịch
hại chủ yếu trên cây lúa, đứng đầu là sâu cuốn lá nhỏ, tiếp là bệnh khô vằn, rầy
nâu và rầy lưng trắng xếp thứ 3 với diện tích cả nước bị hại là 408908,4 ha trong
đó có 34287,7 là bị hại nặng còn lại là diện tích bị mất trắng.Xu thế gây hại của
rầy nâu và rầy lưng trắng có xu hướng giảm, 2 năm đầu diện tích gây hại mỗi
năm vào khoảng 600.000 ha rồi giảm dần đến năm thứ 5 diện tích gây hại đạt
khoảng 250.000 ha (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Từ những năm 1990 trở lại đây, mật độ quần thể rầy lưng trắng có xu
hướng tăng và lấn át rầy nâu trên đồng ruộng. Năm 1981, tỷ lệ rầy lưng trắng

cuối vụ chỉ chiếm 2- 3% tổng số rầy điều tra. Đến năm 1996, tỷ lệ này đã đạt
33,8 – 39,4% tổng số rầy điều tra và năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên 40,2 –
42,6% tổng số rầy điều tra. ( Đinh Văn Thành và cộng sự, 2008)

15

15


Tỉ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 đã giảm xuống còn 30% vào năm
2007. Ngược lại, rầy lưng trắng tăng từ 35% lên 70%. Rầy lưng trắng có khả
năng truyền virus lùn sọc đen rất cao đang “đổ bộ” ra miền Bắc khiến nguy cơ

bùng phát bệnh LSĐ trong thời gian tới là hết sức nguy hiểm (Chi cục BVTV
Phú Thọ, 2009).
Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa đã và đang bộc phát tại các nước trồng lúa ở
khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc từ năm 2006: sự bộc phát của rầy hại lúa
kéo theo dịch bệnh vi rút vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu truyền bệnh và bệnh
lùn sọc đen phương Nam do rầy lưng trắng truyền bệnh ngày phát sinh gây hại
nặng tại hầu hết các nước này (Cục BVTV, 2011).
Ở nước ta, bệnh này đã bắt đầu xuất hiện từ vụ mùa năm 2009 trên 20 tỉnh
thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, trong đó tại 16 tỉnh,
bệnh này đã xuất hiện và gây hại trên cả ngô (Viện BVTV, 2009). Vụ Xuân năm
2010, bệnh virus này đã nhanh chóng lan ra 28 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía
Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc và Trung Trung Bộ.(Đinh Văn Thành và cộng

sự, 2011 )
Trong những năm gần đây rầy lưng trắng phát triển có xu hướng gia tăng và
điển hình là chúng đã phát sinh thành dịch gây cháy rầy cục bộ vào 10 ngày đầu
của tháng 5/2000 tại một số tỉnh như Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam, Nam
Định , Thái Bình và Quảng Ninh. Rầy lưng trắng phát triển thành dịch năm 2000
liên quan đến 3 yếu tố là: sự tập trung cao độ thời vụ xuân muộn, sử dụng rộng
rãi các giống lúa lai và các giống lúa thuần có nguồn gốc Trung Quốc kết hợp
với điều kiện khí hậu (nhiệt độ ấm, ít mưa và ít nắng). Lúa bị phá hại nặng là do
thế hệ rầy non thứ 2 trùng với giai đoạn lúa làm đòng, 10 ngày cuối tháng
4/2000) và đây cũng là lần đầu tiên rầy lưng trắng gây hại ở vụ Đông Xuân
(Đinh Văn Thành và cộng sự, 2008)
2.2.2.Nghiên cứu về sinh học của rầy lưng trắng

Trứng
16

16


Ở trong khoảng điều kiện nhiệt độ 20,3 – 30,2 oC và ẩm độ 74,8 – 85,5%,
thời gian phát triển các pha của rầy lưng trắng sẽ kéo dài hơn khi ở nhiệt độ thấp
và rút ngắn hơn khi ở nhiệt độ cao; Thời gian trứng bình quân 5,46 – 8,6 ngày và
thời gian vòng đời là 21,2 đến 31,5 ngày (Đinh Văn Thành và cs., 2011 )
Khả năng sinh sản của rầy lưng trắng trên các giống lúa khác nhau là khác
nhau rõ rệt. Rầy lưng trắng nếu được nuôi trên các giống lúa nguồn gốc IRRI có

khả năng sinh sản thấp, mỗi con cái chỉ có khả năng đẻ được 49,6 – 57,4 trứng.
Các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc thích hợp nhất, khi sống trên các
giống lúa này thì trưởng thành cái có khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở cao
hơn: giống D-u 527 thì rầy lưng trắng trung bình đẻ 113 trứng với tỷ lệ nở đạt
91,1%. Giống Bắc Thơm trung bình một rầy cái đẻ 69,2 trứng với tỷ lệ nở
90,1%, giống khang dân thì rầy đẻ trung bình khoảng 78,0 trứng/cái với tỷ lệ nở
90,6%. Các giống có nguồn gốc IRRI, đặc biệt giống mang gen kháng như
IR5338 (giống này trung bình rầy cái chỉ đẻ 39,2 trứng với tỷ lệ nở 50,9%) thì
không thích hợp cho rầy lưng trắng sinh trưởng và phát triển (Đinh Văn Thành,
và cs., 2011 )
Khi nuôi rầy lưng trắng trên giống lúa thuần Bắc Thơm ở nhiệt độ trung
bình 24,7 oC và ẩm độ trung bình 64,8% , thời gian đẻ trứng của rầy lưng trắng

kéo dài 15 – 16 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng là 3 ngày, rầy lưng trắng đẻ tập
trung nhất vào thời gian 6 ngày sau vũ hóa. (Đinh Văn Thành và cs., 2011 )
Vị trí đẻ trứng của rầy lưng trắng phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa: Khi lúa ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh thì rầy lưng trắng chủ yếu
đẻ ở mô bẹ lá, khi cây lúa ở giai đoạn làm đòng trở đi thì rầy lưng trắng chủ yếu
đẻ trên gân chính của lá lúa. (Đinh Văn Thành và cs., 2011 )
Ở nhiệt độ trung bình 31,7 oC và ẩm độ trung bình là 65,8% thì số trứng đẻ
trung bình của một trưởng thành cánh dài cao hơn có ý nghĩa so với số trứng đẻ
trung bình của một trưởng thành cánh ngắn (tương ứng là 100,09 ± 57,23 và
88,78 ± 59,44 trứng/cái) nhưng trứng do cả hai dạng hình cánh dài và cánh ngắn
17


17


đẻ đều có tỷ lệ nở cao, khác nhau không có ý nghĩa, tương ứng là 95,4 và 96,11.
Như vậy trong quần thể rầy lưng trắng, vai trò của dạng hình cánh dài quan
trọng hơn dạng hình cánh ngắn. Điều này trái ngược so với rầy nâu (Đinh văn
Thành và cs., 2011 )
Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng giảm cùng với sự tăng nhiệt
độ trong khoảng 20 – 30 ±1 oC, ẩm độ dao động 73,4 – 86,7 %. Pha trứng kéo
dài từ 5,49 – 9,10 ngày. Pha rầy non dao động từ 12,48 – 15,08 ngày. Trưởng
thành bắt đầu đẻ trứng từ 3,29 – 5,5 ngày. Sức sinh sản của rầy lưng trắng đạt
cao nhất ở mức nhiệt độ 25oC là 174,2 quả/cái. Khi cây lúa 30 ngày tuổi thì sức

sinh sản của rầy lưng trắng đạt cao nhất (Hồ Thị Thu Giang và cs., 2011)
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) trong điều kiện nhiệt độ 23,8 – 29,8 và độ
ẩm 93 – 94% thời gian phát dục của trứng rầy lưng trắng là 6,4 – 6,7 ngày. Ở nhiệt
độ 24,9 – 26,4 oC và độ ẩm 93 – 93,4% tỷ lệ nở của trứng rầy lưng trắng là 47,8%.
Rầy non
Ở điều kiện nhiệt độ 27,3 – 29,3 oC và ẩm độ 80,7 – 89,0%, pha rầy non
của rầy lưng trắng có 5 tuổi. Thời gian tuổi 1 và tuổi 5 hơi dài hơn các tuổi 2, 3
và 4 một chút; thời gian cả pha rầy non kéo dài 12 – 13 ngày (Đinh Văn Thành,
và cs., 2011 )
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) ở nhiệt độ 26,1 – 29,8 oC và độ ẩm 93 –
93,9% thời gian phát dục của rầy non rầy lưng trắng là 12,5 – 12,9 ngày. Còn
theo Hồ Thị Thu Giang (2011) khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rầy

lưng trắng tại Gia Lâm – Hà Nội thì ở nhiệt độ từ 20 – 30 oC , ẩm độ từ 73,4 –
86,7% thì pha rầy non dao động từ 12,48 – 15,08 ngày.
Trưởng thành
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và cs. (2012), con trưởng thành của rầy lưng trắng
có kích thước cơ thể dài từ 3-4mm, thân màu nâu đen. Giữa ngực trước có một
vết vàng lợt. Cánh trong suốt và có một đốm đen to trên lưng. Trưởng thành cái

18

18



vừa có dạng cánh dài và dạng cánh ngắn, trong khi rầy đực chỉ có dạng cánh dài.
Tuổi thọ của rầy trưởng thành từ 15-20 ngày.
Rầy cái dùng máng đẻ trứng bén nhọn ở cuối bụng rạch bẹ lá hoặc gân lá đẻ
thành từng hàng trứng trong bẹ cây lúa, mỗi ổ từ 5-20 quả, một rầy có thể đẻ từ
200-300 trứng trong vòng 2 tuần.
Các giống lúa có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của rầy lưng trắng. Rầy
lưng trắng có khả năng sinh sản cao nhất là khi được sống trên các giống lúa có
nguồn gốc Trung Quốc. Các giống lúa có nguồn gốc IRRI (đặc biệt giống mang
gen kháng) không thích hợp cho rầy lưng trắng ( Đinh Văn Thành và cs., 2011).
Thời gian sống của trưởng thành rầy lưng trắng giảm khi nhiệt độ tăng từ
20-300C. Thời gian sống kéo dài 19,50 ngày ở nhiệt độ 20 0C và giảm xuống còn
15,29 ngày khi nhiệt độ 300C. Không có sự sai khác về thời gian sống của rầy

lưng trắng ở 2 mức nhiệt dộ 20 và 25 0C. Nhiệt độ cũng đã ảnh hưởng tới sức
sinh sản của rầy lung trắng, số trứng đẻ cao nhất và sai khác có ý nghĩa ở nhiệt
độ 250C là 174,20 quả ( Hồ Thị Thu Giang và cs., 2011).
2.2.3 Đặc điểm phát sinh gây hại
Theo Ngô Vĩnh Viễn và cs. (2009), triệu chứng do rầy lưng trắng gây ra
trên lúa là cây bị thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể
xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non
gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi cây lúa
có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt than và mọc nhiều rễ bất định.
Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng cây lúa
không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát.
Theo Đinh Văn Thành và cs. (2008), trên đồng ruộng, một năm rầy lưng

trắng phát sinh 6 -7 đợt rầy non, và các đợt phát sinh của rầy lưng trắng sớm hơn
so với rầy nâu, trong đó đợt rầy cuối tháng 4 đầu tháng 5 (Vụ Đông Xuân) và
cuối tháng 8 đầu tháng 9 (vụ mùa) là 2 đợt có mật độ cao khả năng gây hại lớn
đối với cây lúa. Mật độ và tỷ lệ rầy lưng trắng trên đồng ruộng có xu thế tăng
19

19


cao và trội hơn so với rầy nâu. Đặc biệt trên các giống lúa lai có nguồn gốc
Trung Quốc. Vụ đông xuân, ở chân ruộng thấp, đủ nước, rầy lưng trắng có mật
độ cao hơn so với chân ruộng cao, thiếu nước và ngược lại vụ mùa chúng lại có

mật độ cao hơn ở những ruộng cao, mức nước vừa phải so với những ruộng
thấp, mức nước cao.
2.2.4 Những nghiên cứu về hiệu lực của thuốc trừ rầy lưng trắng và tính
kháng thuốc của rầy lưng trắng trong nước
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (2007), khi đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng
trắng của 5 loại thuốc tại bản Nà Và (Yên Châu) năm 2007 ở giai đoạn lúa đẻ
nhánh rộ và rầy non chủ yếu đang ở tuổi 2. Kết quả ghi nhận mật độ rầy sau 3
ngày phun ở các công thức thí nghiệm đều giảm đáng kể và sau 7 ngày mật độ
rầy giảm rõ rệt. Trong 5 loại thuốc thí nghiệm, hiệu lực trừ rầy cao nhất là
Actara 25WG (89,6%), kế đến là thuốc Superista 25EC, Conphai 10WP, Bassa
50EC hiệu lực trừ rầy đều đạt ở mức khá cao (80,9- 81,8%). Hiệu lực trừ rầy
kém nhất là Regent 800WG chỉ đạt 68,7%.

Nguyễn Thị Me và cs. (2010), nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật phòng trừ rầy lưng trắng – môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương nam tại
Nghi Lộc – Nghệ An cho thấy thí nghiệm thuốc Enaldo 40FS xử lý hạt giống
(với liều lượng 40 – 60 ml/60kg hạt giống lúa gieo để cấy 1ha) đạt hiệu quả rất
cao. Rầy trưởng thành thả vào khay mạ 10 ngày tuổi có xử lý hạt giống bằng
Enaldo 40FS bị chết trên 80% sau 1 ngày thả và sau 3 ngày thả tỷ lệ này đạt
90%. Thí nghiệm với mạ 15 ngày tuổi có xử lý hạt giống bằng Enaldo cho thấy
rầy trưởng thành chết 80% sau 3 ngày thả thí nghiệm.
Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc đối với rầy lưng trắng trong giai
đoạn lúa đẻ nhánh – trỗ, thử nghiệm 16 loại thuốc kết quả cho thấy: các thuốc
Elsin 10EC, Oshin 20WP, Penalty gold 50EC và Dantotsu 16WSG có hiệu lực
hơn 90% sau 5 ngày đối với rầy lưng trắng. Các thuốc Confidor 100SL, Chess

50WG có hiệu lực trên 70% sau 5 ngày. Các thuốc có hiệu lực trên 60% sau 5
20

20


ngày gồm Sultin 5EC, Elincol 12ME, Oncol 25WP. Các thuốc Regent 800WG,
Metarhizium anisopliae, Butyl 10WP, Exin 4,5HP có hiệu lực thấp sau 5 ngày.
Nguyễn Thị Phương Lan (2011), đánh giá mức độ kháng thuốc của rầy lưng
trắng trong vụ xuân năm 2011 tại Hà Nội ghi nhận : tính kháng của các quần thể
rầy lưng trắng ở các điểm nghiên cứu tại Hà Nội đối với 3 hoạt chất
Thiamethoxam, Fenobucarb, Fipronil đã xuất hiện tính kháng. So sánh với kết

quả nghiên cứu của Matsumura và cộng sự (2006) tại Đông Nam Á về giá trị
LD50 của rầy lung trắng đối với các hoạt chất Fipronil, chúng tôi thấy rằng giá trị
LD50 của rầy lung trắng (đối với các hoạt chất Fipronil) tại Hà Nội vẫn thấp hơn
các giá trị LD50 do Matsumura công bố năm 2008.

21

21


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-Thời gian: tháng 7/2015 đến tháng 1/2016
-Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
3.2.Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Rầy lưng trắng quần thể Phú Thọ.
3.2.2. Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu.
- Giống lúa Bắc thơm 7.
- Dụng cụ thu thập mẫu: ống hút rầy, được thiết kế chuyên cho việc hút rầy
ngoài đồng ruộng cũng như trong phòng thí nghiệm, lồng lưới nuôi rầy bao gồm
cả khay gieo lúa để khi thu thập rầy có sẵn nguồn thức ăn.
- Dụng cụ nhân nuôi côn trùng: nhà lưới, lồng lưới các cỡ 60x60x120 cm,

40x40x60 cm, 30x30x30 cm, khay gieo mạ, giá thể, ống tuýp, điều hòa nhiệt độ,
các dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm,...
- Dụng cụ thử thuốc BVTV: Bộ micropipettes 10 µl, lọ thủy tinh, bình CO2
(SGA), đĩa petri, bút lông, hộp nhựa giữ rầy, kính lúp cầm tay, cân phân tích
Ohaus...
- Các hoạt chất thuốc thử nghiệm tính kháng của rầy lưng trắng: Profenofos,
Fenobucarb, Buprofezin, Pymethrozine, Emamectin benzoate, Thiosultap sodium.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa: Thời
gian phát dục các pha, khả năng đẻ trứng, tỷ lệ nở của trứng, vòng đời.
- Xác định độ mẫn cảm (giá trị LD50) của rầy lưng trắng với các hoạt chất:
Emamectin benzoat, Imidacloprid, Fenobucab và Pymetrozine


22

22


- Đánh giá hiệu lực của nhóm thuốc đang được phổ biến trừ rầy và các
nhóm thuốc chứa hoạt chất chuyên để phòng trừ rầy lưng trắng ở Phú Thọ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp thu nguồn rầy lưng trắng tại địa điểm nghiên cứu.
Rầy lưng trắng được thu bắt bằng ống hút, sau đó thả vào các hộp nhựa
có sẵn mạ non trồng trong đất, đem về các phòng thí nghiệm để nhân nuôi quần

thể. Đối với những địa điểm lấy mẫu xa, các hộp nhựa chứa rầy được chuyển về
phòng lưu trú, sau đó chuyển rầy vào các lồng côn trùng có sẵn mạ non để đảm
bảo sức sống cho rầy trong quá trình lưu trú và di chuyển tại địa điểm thu mẫu.

Hình 1: Thu nguồn rầy lưng trắng tại huyện Lâm Thao- Phú Thọ
Nguồn ảnh: Bùi Thị Quý
3.4.2. Phương pháp nhân nuôi Rầy lưng trắng
3.4.2.1 Phương pháp nhân nuôi quần thể:
-

Rầy lưng trắng sau khi được thu bắt từ Phú Thọ, đem về phòng thí


nghiệm, sau đó được chuyển ra nhân nuôi riêng rẽ trong các lồng nuôi rầy để
nhân số lượng lớn phục vụ thí nghiệm. Thức ăn được sử dụng cho rầy là mạ gieo
từ giống lúa Bắc Thơm số 7. Khi rầy vũ hóa rộ từ 5-7 ngày, dùng ống hút rầy cái
23

23


chuyển vào lồng nuôi rầy với nguồn mạ mới, cho trứng nở và phát triển. Thay
liên tục từ 3-5 ngày như vậy để có được những lứa rầy đồng đều. Việc nhân nuôi
nguồn rầy được tiến hành liên tục tại phòng thí nghiệm Bán tự nhiên và nhà lưới
BTN. Lúa được gieo liên tục trong các khay mạ, chậu trồng cây, ô chậu vại và ô

xi măng để nhân nuôi và lưu trữ nguồn rầy. Những cá thể rầy F1 trở đi mới bắt
đầu tiến hành làm thí nghiệm.

Hình 2: Lồng Mica nhân nuôi nguồn rầy
Nguồn ảnh: Bùi Thị Quý
3.4.2.1 Phương pháp nhân nuôi cá thể:
Sử dụng 3 gam hạt giống lúa Bắc Thơm số 7cho vào khay gieo mạ. Khi mạ
được 1 tuần tuổi cho vào ống nghiệm.
a.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của rầy nuôi trong ống
nghiệm

Chọn bắt rầy cái chửa thả vào ống nghiệm kích thước Ø3,0 x 20cm, bên
trong có sẵn dảnh lúa sạch 7-10 ngày tuổi, phía dưới gốc lúa được quấn bằng
bông ẩm, phía trên miệng ống nghiệm được bịt bằng vải màn buộc kín để rầy
không ra ngoài được. Sau 1 ngày hút toàn bộ lượng rầy ra khỏi ống nghiệm cho
24

24


trứng phát triển trên thân cây lúa. Hàng ngày chăm sóc và theo dõi lúa, khi thấy
rầy cám xuất hiện thì ghi lại ngày trứng nở. Theo dõi thời gian phát dục các pha
của rầy non theo phương pháp cá thể, tiến hành thu những cá thể rầy cám tuổi 1

nở cùng ngày đựng vào từng ống nghiệm có sẵn dảnh lúa sạch 7-10 ngày tuổi
(gốc quấn bông ẩm, đầu trên được bịt bằng vải màn). Hàng ngày theo dõi và ghi
chép lại thời gian lột xác ở từng tuổi, ghi chép số cá thể rầy chết từ đó tính được
thời gian phát dục từng tuổi. Số cá thể theo dõi n>= 30.

b.

Hình 3: Nhân nuôi sinh học rầy lưng trắng Phú Thọ trong ống nghiệm
Nguồn ảnh: Bùi Thị Quý
Sức sinh sản của rầy và nhịp điệu sinh sản
Thả một cặp rầy đực cái mới vũ hóa vào ống nghiệm có kích thước Ø2,0 x
20cm bên trong có sẵn dảnh lúa sạch 7-10 ngày tuổi, phía dưới gốc lúa được

quấn bằng bông ẩm, phía trên miệng ống nghiệm được nút bằng vải màn. Cho
rầy tiếp xúc trong 24 giờ. Sau 24 giờ thay bằng 1 dảnh lúa mới và thí nghiệm
tiến hành theo dõi liên tục đến khi rầy chết sinh lý. Các dảnh lúa đã được tiếp
xúc với rầy hàng ngày được quan sát và dùng kim tách để đếm ghi chép số trứng
đẻ ra. Số cặp theo dõi n>=20.

25

25



×