Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

“Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 34 tuổi”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.27 KB, 32 trang )

A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ở độ tuổi mầm non là giai đoạn khởi điểm của việc hình
thành và phát triển nhân cách của con người, các mặt phát triển hoà quyện vào
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn
toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ
phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về
cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay
từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được
nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được yêu mến, cảm giác được an
toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Bên cạnh đó, quan hệ
của cô giáo đối với trẻ phải giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con, là người thay mẹ dạy trẻ.
Trường mầm non không những là nơi để trẻ phát triển tri thức mà còn giúp trẻ
hiểu, rèn luyện những kỹ năng cơ bản về việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Giai
đoạn này thể lực trẻ rất non nớt dễ mắc bệnh, bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được sự
nguy hiểm của việc mất vệ sinh, do vậy nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Sự phát
triển cơ thể trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: học tập, vui chơi, chăm sóc nuôi
dưỡng, vê sinh dinh dưỡng... Trong đó phải nói đến vệ sinh là yếu tố góp phần ảnh
hưởng đến sức khỏe cho trẻ, thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong
các mặt giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhưng không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói
quen vệ sinh tốt, muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết
sức quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với
nhiều hình thức. Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm
tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ
năng vệ simh cá nhân đến trẻ. Phải có những kế hoạch hướng dẫn cho trẻ thói quen
vệ sinh một cách nhẹ nhàng và khéo léo.
Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công
tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp
nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc
bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường




ruột… Các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu thốn.
Cơ sở vật chất ở các trường đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi còn quá chật hẹp,
chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt và học tập. Vì vậy, giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện,
cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển
một cách khỏe mạnh.
Là một giáo viên mầm non tương lai, sau này hằng ngày sẽ luôn tiếp xúc với
trẻ, tôi luôn suy nghĩ và tìm mọi cách để có thể hình thành cho trẻ những thói quen,
kỹ năng vệ sinh cần thiết, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để giúp cho thế
hệ mầm non tương lai được phát triển một cách khỏe mạnh và tốt hơn. Do đó tôi đã
chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4
tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục để hình thành một số nề nếp, thói
quen và kỹ năng vệ sinh đơn giản ban đầu góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát
triển một cách khỏe mạnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo trong
trường mầm non.
b. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ mẫu giáo.
4. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ 3-4 tuổi trường
mầm non Hoa Anh Đào thuộc địa bàn xã Tam Xuân 1 – Núi Thành – Quảng Nam.
b. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ.



5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu 37 trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non Hoa Anh Đào thuộc địa bàn
xã Tam Xuân 1 – Núi Thành – Quảng Nam về hoạt động vệ sinh cá nhân.

6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý luận:
Đọc, thu nhập, tổng hợp và khái quát các tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
b. Phương pháp thực tiễn:
Phương pháp điều tra, phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát.
7. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Chương 2: Thực trạng về việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại trường mầm non
Hoa Anh Đào thuộc địa bàn xã Tam Xuân 1 – Huyện Núi Thành – Tỉnh Quảng
Nam.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ 34 tuổi tại trường mẫu giáo Hoa Anh Đào thuộc địa bàn xã Tam xuân 1 – Huyện
Núi Thành – Tỉnh Quảng Nam.


B: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO TRẺ.
1.1. Khái niệm:
Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người giáo dục
dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến
các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.
Giáo dục còn có thể hiểu theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó
kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo

dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể
thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà
người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính
giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi
ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục đại học.
Vệ sinh cá nhân là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân nhằm
phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Vệ sinh cá nhân chăm sóc cơ
thể chẳng hạn như việc tắm gội, răng rửa mặt cho bản thân, quần áo, tóc tai
sạch sẽ, cắt móng tay... Về cơ bản, chăm sóc về bản thân.
Giáo dục vệ sinh cá nhân là quá trình hình thành cho trẻ những kỹ năng,
những thói quen giữ gìn vệ sinh cho bản thân nhằm phòng tránh được các
bệnh tật thường gặp.
1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý từ 3-4 tuổi
Như chúng ta đã biết, cuối tuổi ấu nhi (tuổi lên 3) ở trẻ xuất hiện một số
mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang được phát triển
mạnh, muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người lớn và một bên là khả
năng còn quá non yếu của trẻ, không thể làm nổi những việc đó. Trong
trường hợp này, người lớn không nên cấm đoán trẻ vì như vậy là ngăn chặn
bước đường pháp triển của trẻ. Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi “để con làm
lấy” đã dẫn đến hiện tượng khủng hoảng. Trẻ đã ý thức về bản thân, trẻ đã


biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết
mình có một sức mạnh và một thảm quyền nào đó trong cuộc sống…
Độ tuổi từ 3-4 trẻ đã xuất hiện những động cơ hành vi nhằm làm cho
người lớn vui lòng và yêu mến, cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực, trẻ rất
thích được bố mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh khen ngợi mình,
thương yêu mình. Nhiều khi các em cố gắng làm những việc tốt để được
khen, được yêu mến. Trẻ thường nói: “Cháu rửa tay sạch để cô khen” hoặc “

Con ngủ không khóc nhè để mẹ yêu”… Tuy nhiên việc thích được người lớn
yêu mến lại thường đi đôi với nhu cầu cụ thể. Trẻ thường quan niệm rằng
nếu được yêu mến thì sẽ được quà hay được đi chơi. Ở đây có một vấn đề
giáo dục hết sức tế nhị. Người lớn có thể dựa vào đặc điểm đó để xử sự với
trẻ, mỗi khi trẻ làm được một việc tốt thì khen thưởng kịp thời nhằm củng cố
những hành vi đó. Vấn đề đặt ra là nên thưởng thế nào để hướng sự phát
triển động cơ của trẻ được lành mạnh. Tốt hơn hết là nên dùng lời khen ngợi
để khích lệ tinh thần của trẻ.
Từ những vấn đề được trình bày trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng,
lứa tuổi từ 3-4 tuổi là điểm khởi đầu của giai đoạn đầu tiên của quá trình
hình thành nhân cách con người. Đồng thời ở đây diễn ra một bước ngoặc
quan trọng trong đời sống tâm lý của trẻ, đó là việc chuyển từ tuổi ấu nhi
sang lứa tuổi mẫu giáo.
Vì là điểm khởi đầu của giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân
cách nên việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này mang tính chất phức tạp riêng của
nó. Hơn nữa đây lại là lứa tuổi chuyển tiếp, trong khi dấu ấn của khủng
hoảng ở trẻ lên ba vẫn còn nặng nề ở một số cháu. Tuy nhiên ở cái tuổi bắt
đầu nên mọi cái chưa hình thành sẽ được hình thành từ đây, do đó cô giáo,
cha mẹ và những người lớn khác có thể chủ động trong việc hướng sự phát
triển của trẻ theo mục đích giáo dục của mình.


1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Việc giáo dục vệ sinh cho trẻ có tầm quan trọng trong việc nuôi
dưỡng và uốn nắn những đứa trẻ phát triển một cách khỏe mạnh. Giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực
nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật.
Trẻ con hiếu động ngịch ngợm nên dễ bị bẩn và ra mồ hôi vì vậy trẻ
cần phải tắm, thay quần áo và vệ sinh cá nhân thường xuyên. Các bậc cha
mẹ hay cô giáo không thể lúc nào cũng ở bên trẻ được nên cần dạy cho

trẻ cách tự vệ sinh cá nhân từ khi còn nhỏ để tạo thói quen giữ gìn vệ sinh
giúp trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả khi bố mẹ không có ở bên cạnh. Việc
tắm rửa và dùng mỹ phẩm khử mùi cơ thể hoặc chống tiết mồ hôi nhiều
sẽ giúp làm giảm những mùi hôi khó chịu. Tắm và gội đầu thường xuyên
cũng có thể giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh da liễu.Trẻ em rất thích uống
những đồ ngọt như: Bánh, kẹo, các loại nước uống ngọt… Tập cho trẻ
những thói quen biết tự đánh răng thường xuyên sẽ giúp trẻ ngăn ngừa
sâu răng và giúp răng được chắc khỏe.
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một bộ phận quan trọng của giáo
dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức,
thẫm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non
càng có tầm quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, cơ
thể trẻ còn non yếu dễ bị nhiễm và mắc các bệnh thông thường nếu
không được chăm sóc và giáo dục một cách đúng đắn thì có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng.
Các nhà khoa học qua nghiên cứu cho thấy 80% các loại bệnh của trẻ
nhỏ liên quan tới chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Trường lớp mầm non lại là nơi tập trung đông trẻ nên các loại bệnh dễ
phát sinh và lây lan thành dịch làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều trẻ,
cho nên công tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ là góp phần phòng bệnh cho
trẻ, là việc làm có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức đối với
người chăm sóc trẻ. Vì đối với trẻ chăm sóc giáo dục vệ sinh tốt hình
thành cho trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và
những kỹ năng sống đơn giản ban đầu góp phần tạo điều kiện cho trẻ
phát triển toàn diện và sống mạnh khỏe.


1.4. Hậu quả của việc thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ không tốt
Trẻ em thường tiếp xúc với nhiều bệnh tật, chẳng hạn như cúm thông
thường, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác,

hoặc do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hay chạm
vào các bề mặt bị ô nhiễm.
Trẻ em sau đó có thể bị lây nhiễm hoặc lây lan các mầm bệnh khi đưa
tay vào miệng, mũi của chúng, chạm vào người khác và các bề mặt vật
dụng.Nếu không biết vệ sinh như: rửa tay kỹ với xà phòng thì những
bệnh đó có thể lây truyên qua trẻ.Trẻ em vệ sinh kém có thể phải chịu
hậu quả cả về thể chất và tinh thần. Những thói quen vệ sinh chưa tốt có
thể làm tăng nguy cơ trẻ bị phát ban và nhiễm trùng như nhiễm trùng
đường tiểu, nhiễm nấm… Trẻ em có thói quen vệ sinh kém cũng có thể bị
bạn bè trêu chọc, xa lánh hoặc bắt nạt, những hành vi dễ gây tổn hại đến
lòng tự trọng của trẻ. Vì vậy, vệ sinh cá nhân là một trong những cách tốt
nhất để ngăn chặn sự lây lan của những căn bệnh này.
1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ từ 3-4 tuổi.
Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài
yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần
lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh
môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức
vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành
vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng
đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ
một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn
giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ
mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá
nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này.
Đối với độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì những thói quen cần thiết về vệ sinh
và kĩ năng thực hành dần dần được hình thành, trẻ dễ nhớ nhưng lại mau
quên. Dựa vào đặc điểm đó mà việc đưa giáo dục vệ sinh cá nhân một
cách phù hợp để giáo dục cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo là rất cần thiết,
hầu hết với trẻ mọi thứ thật bỡ ngỡ, thật mới mẻ, những kiến thức cơ bản

về vệ sinh cá nhân trẻ đều chưa nắm được, trẻ chưa có kĩ năng rửa tay
bằng xà phòng, chưa đánh răng đúng cách ,chưa biết rửa mặt như thế nào


cho sạch…Hơn nữa các bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh thường xuyên
xảy ra nhất là bệnh “Tay, chân, miệng” Căn bệnh mà cho đến nay không
có thuốc để chữa mà chỉ phòng bệnh là chính. Do đó vệ sinh cá nhân sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự pháp triển toàn diện của trẻ, việc
giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên là rất quan trọng và cần thiết.
Để trẻ có được những thói quen vệ sinh tốt thì đòi hỏi cô giáo phải luôn
tìm tòi, học hỏi, tìm ra những phương pháp mới để trẻ dễ tiếp thu.
1.6. Tiểu kết chương 1
Qua chương này tôi đã làm rõ được những khái niệm có liên quan đến
đề tài, đã tìm hiểu được một số đặc điểm tâm lý trẻ từ 3-4 tuổi, hiểu được
ý nghĩa, một số tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
và hậu quả của việc vệ sinh cá nhân không tốt cho trẻ sẽ dẫn đến những
ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào. Những vấn đề lí luận nêu trên có
vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ có một sức khỏe tốt thông qua
việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ 3-4 tuổi.


Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO
TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA ANH ĐÀO THUỘC ĐỊA BÀN XÃ
TAM XUÂN 1 – HUYỆN NÚI THÀNH – TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Vài nét về trường mầm non đang nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về trường
Mầm non Hoa Anh Đào được thành lập mới vào ngày 1/8/2013 trường với đội
ngũ giáo viên năng nổ, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề.
Trường nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, trong một vùng quê.
Trường được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, nhà bếp đạt tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh thực phẩm, đồ dùng học tập cao cấp, nhằm tạo ra một môi trường giúp cho các
bé phát triển toàn diện.


2.1.2. Cơ sở vật chất của trường
Trường mầm non Hoa Anh Đào được trang bị đầy đủ những thiết bị phục vụ
cho việc dạy học và chăm sóc cho trẻ tốt nhất.Trường gồm có:
- Trường có 6 phòng học được thiết kế thoáng mát và trang bị đầy đủ
các thiết bị dạy học.
- Ngoài ra, trường còn có phòng năng khiếu học nhạc và múa, giúp cho trẻ
phát triển đầy đủ những kỹ năng về âm nhạc và khơi nguồn tiềm năng sẵn có
của mỗi trẻ.
- Sân chơi ngoài trời dành cho trẻ vừa thoáng mát vừa đảm bảo an toàn với
nhiều trò chơi phong phú.
- Bếp ăn nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ bán trú cho trẻ, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng thức ăn dành cho trẻ.


2.1.3. Đội ngũ giáo viên
Nhà Trường có 18 giáo viên trẻ trong đó có:
Trình độ đại học: 5 giáo viên.
Trình độ cao đẳng: 7 giáo viên.
Trình độ trung cấp: 6 giáo viên.
Các cô có bằng cấp chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong công việc,
luôn mang đến cho trẻ sự chăm sóc tốt nhất, luôn yêu thương gần gũi và
dành những kiến thức bổ ích cho trẻ.
Bên cạnh đó trường còn có giáo viên dạy bộ môn âm nhạc dành riêng
cho trẻ, giúp trẻ phát huy hết các năng khiếu của bản thân.
2.1.4. Mục tiêu đào tạo của trường
Mục tiêu của nhà trường là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chăm

sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non đảm bảo chất lượng cao, tạo môi
trường giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, phát
hiện, bồi dưỡng năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao cho trẻ; phấn
đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi con tại trường.
- Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ:
+ Phát triển thể chất


+ Phát triển nhận thức
+ Phát triển ngôn ngữ
+Phát triển tình cảm xã hội
- Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo:
+Phát triển thể chất
+Phát triển nhận thức
+Phát triển ngôn ngữ
+Phát triển tình cảm – xã hội
+Phát triển thẩm mĩ
2.1.5. Về số lượng trẻ các độ tuổi
Có 231 trẻ
Độ tuổi mẫu giáo bé: 54 trẻ (2 lớp).
Độ tuổi mẫu giáo nhỡ: 81 trẻ (2 lớp).
Độ tuổi mẫu giáo lớn: 96 trẻ (2 lớp).
2.2. Thực trạng về việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ từ 3-4 tuổi tại
trường mẫu giáo Hoa Anh Đào
2.2.1. Đánh giá giờ vệ sinh cá nhân của trẻ
Theo thực tế quan sát, tôi thấy hầu hết tất cả các trẻ đã hình thành được
một số kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cơ bản như: rửa tay trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh, ăn xong biết súc miệng, biết đi vệ sinh đúng nơi quy
định, chơi xong biết tự cất đồ chơi, không vứt rác bừa bãi ra lớp học, không
nghịch bẩn đất cát…

Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói
quen vệ sinh cho trẻ vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do
số lượng trẻ còn đông, một lớp khoảng từ 35-45 trẻ, trẻ hiếu động thích nô
đùa chạy nhảy nên nhiều lúc giáo viên không thể hướng dẫn được toàn bộ
các trẻ. Bên cạnh đó, nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa ý thức được hết
được tầm quan trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh ấy nên
hầu hết ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ việc vệ sinh cho trẻ đều phải có cô giáo
hướng dẫn. Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen tốt cho trẻ thì đòi
hỏi một quá trình lâu dài cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, sự ân cần chỉ
bảo của giáo viên thì mới đạt được kết quả cao.


Trẻ rửa tay trước khi ăn

Trẻ đánh răng sau khi ăn xong và rửa mặt sau khi ngủ dậy


2.2.2. Tinh thần và trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ
Có khoảng 70% các giáo viên đã tổ chức thực hiện hướng dẫn trẻ hình
thành các kỹ năng, thói quen vệ sinh một cách thường xuyên, liên tục.
Có khoảng 30% số giáo viên còn lại thực hiện việc giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ còn chưa thường xuyên. Số giáo viên này hầu hết là dạy lớp
mẫu giáo bé vì các cô cho rằng khả năng nhận thức, vận động của trẻ còn
non yếu nên nhiều khi giáo viên chưa tổ chức, hướng dẫn trẻ thường xuyên.
Vì vậy, những kỹ năng, thói quen vệ sinh của trẻ còn hạn chế.
Ví dụ:
Một số trẻ còn xé vụn giấy ra sàn nhà.
Vứt đồ chơi quanh lớp học.
Ăn uống còn rơi vãi nhiều.

Rửa tay xong, không dùng khăn lau tay mà lau tay trên quần áo.
Khi rửa tay, rửa mặt xong thường làm ướt quần áo.
Các giáo viên cần quan tâm tổ chức, hướng dẫn trẻ hơn nữa để hình thành
những thói quen tốt cho trẻ.
2.2.3. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường về công tác
giáo dục mầm non
Theo tôi tìm hiểu cho thấy khoảng 80% ý kiến cho rằng việc phối hợp
giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục mầm non đã thực hiện tốt.
Khoảng 20% ý kiến còn lại cho rằng sự phối hợp giữa các lực lượng đó về
công tác giáo dục mầm non vẫn chưa tốt lắm.
Nhà trường cần thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe, học tập của
trẻ đồng thời nhà trường cùng với xã và địa phương phải tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ
và cộng đồng. Nhà trường cũng đã huy động sự tham gia của các bậc phụ
huynh, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ khai thác học liệu, phương tiện
giáo giáo văn hóa truyền thống… góp phần xây dựng trường lớp xanh- sạch-


đẹp. Tuy vậy, sự phối hợp với xã, địa phương còn chưa thực sự hiểu quả.
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn, chất lượng cuộc sống chưa
cao nên nhận thức của các bậc phụ huynh về vài trò của giáo dục mầm non
đối với sự phát triển của trẻ chưa đúng đắn. Ngoài ra, Những kiến thức về
chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh cũng còn nhiều hạn chế, chất
lượng cuộc sống chưa cao nên hon chưa có đủ điều kiện để chăm sóc con
mình.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc vệ sinh cá nhân cho trẻ tại
trường mầm non Hoa Anh Đào
2.3.1. Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ

phải có một khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt
sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được
trụng nước sôi hai lần. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ,
thoáng mát.
Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ
huynh có nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện
thói quen cho trẻ.
2.3.2. Khó khăn:
Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách
nhiệm cao, song bên cạnh giáo viên cũng vướng mắc vào sự chủ quan của
mình, chưa hiểu hết ý nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen giữ
gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Dẫn đến việc giáo dục cho trẻ có thói quen giữ
gìn vệ sinh cá nhân chưa được chú trọng. Cho nên nhiều năm qua việc rèn
luyện thói quen vệ sinh cá nhân còn chủ quan, xem thường dẫn đến trẻ chỉ
biết rửa tay với nước, không biết rửa tay bằng xà phòng, sau khi đi vệ sinh
xong trẻ cũng không rửa tay. Rửa mặt không đúng qui trình, trẻ chưa có thói
quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở. Dẫn đến trẻ mắc các
bệnh về truyền nhiễm như đau mắt hột, hô hấp, các bệnh về da…


Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp,thói
quen cho trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc
rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
2.4. Tiểu kết chương 2
Qua chương 2, tôi đã làm rõ thực trạng về việc giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ từ 3-4 tuổi nói riêng tại trường mầm non
Hoa Anh Đào trên địa bàn xã Tam Xuân 1 – Núi Thành – Quảng Nam và
tôi thấy rằng tuy giáo viên mầm non đã có những biện pháp để giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ nhưng vẫn chưa hiệu quả. Còn mang tính khái quát và

không đi sâu. Chưa sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả.
Vì vậy, tôi cảm thấy cần có những biện pháp nâng cao hơn, sáng tạo, phù
hợp với trẻ hơn, để trẻ dễ dàng nắm bắt và tiếp thu. Bởi vì, trường mầm non
là môi trường thuận lợi để cho trẻ phát triển toàn diện trong đó có giáo dục
vệ sinh cá nhân. Giúp trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ
sinh cá nhân để trẻ có một thể chất tốt. Do vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra một
số biện pháp để nâng cao giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhằm giúp trẻ
khỏe mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ…


Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIÁO DỤC VỆ
SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA
ANH ĐÀO THUỘC ĐỊA BÀN XÃ TAM XUÂN 1 – HUYỆN NÚI THÀNH –
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh cá nhân
3.1.1. Hướng dẫn một số kỹ năng chăm sóc vệ sinh da cho trẻ
3.1.1.1. Đặc điểm da của trẻ
Da có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, bảo vệ cơ thể, tránh những tác động của bên ngoài.
Mặt khác, da còn giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, bài tiết mồ hôi. Da trẻ mỏng,
mịn, hồng và dễ bị xay xước, viêm nhiễm, cho nên cần phải chăm sóc da của trẻ
một cách cẩn thận và lau rửa luôn làm cho da sạch. Đó là biện pháp khử bụi và các
chất tiết bẩn trên da. Khi lau rửa cho trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, tránh để trẻ nhiễm
lạnh, tránh lây lan bệnh.
3.1.1.2. Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách
Yêu cầu:
-Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi chơi có tiếp xúc với đất, cát,
sau giờ nặn, sau khi đi vệ sinh.
-Phải cho trẻ rửa tay dưới vòi nước chảy hoặc có gáo dội. Mùa đông cho trẻ rửa tay
bằng nước ấm.
-Giữ vệ sinh đôi tay sạch sẽ có tác dụng phòng các bệnh đường tiêu hóa, bệnh

ngoài da và bệnh đau mắt cho trẻ.
Chuẩn bị:
-Thùng có vòi đựng nước sạch kê ở trên giá cao 50-55 cm. Nếu có điều kiện mắc
chậu rửa trực tiếp dưới vòi nước.
-Xô đựng nước bẩn.
-Khăn lâu khô treo gần chỗ rửa.
-Trải khô dưới chân trẻ.


Quy trình rửa tay bằng xà phòng có 7 bước:
+Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch ,xoa xà phòng vào.
+ Bước 2: Cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay.
+ Bước 3: Chà xát cổ tay và mu bàn tay.
+ Bước 4: Miết vào kẻ giữa các ngón tay.
+ Bước 5: Chụm và cọ sạch các đầu ngón tay.
+Bước 6: Xả sạch xà phòng bằng nước sạch.
+ Bước 7: Lấy khăn lau khô.
Cách rửa:
Cô hướng dẫn trẻ tự rửa tay. Trẻ xắn cao tay áo lên, để xuôi dưới vòi nước chảy,
xát hai lòng bàn tay vào nhau, rồi rửa cổ tay từng bên.Dùng lòng bàn tay và ngón
tay của bàn tay phải úp lên mu tay, ngón tay, kẽ tay, của bàn tay trái và ngược lại.
Cuối cùng rửa lại hai lòng bàn tay và ngón tay.
Chú ý:
-Nếu tay trẻ dây mỡ hoặc quá bẩn phải cho trẻ rửa bằng xà phòng.
-Rửa đến đâu cho nước chảy tới đó.
-Rửa xong cô giáo phải hướng dẫn cho trẻ lau khô tay.
3.1.1.3. Hướng dẫn trẻ rửa mặt
Trẻ phải được rửa mặt hàng ngày, rửa mặt chủ yếu vào buổi sáng khi ngủ dậy, rửa
sau khi đón trẻ, rửa trước và sau khi ăn và trước khi về nhà.
Yêu cầu:

-Mỗi trẻ cần phải có một khăn mặt riêng, phải luôn được giặt sạch sẽ, phơi nắng,
nếu có điều kiện giặt nước sôi 2-3 lần trên một tuần và tối thiểu thì một lần trên
một tuần.


-Lau theo một trình tự, từng phần của mặt được lau băng những chỗ khăn sạch
khác nhau.
-Mùa đông lau bằng khăn ẩm, ấm (ngâm vào nước nóng rồi vắt khô).
Chuẩn bị:
-Khăn mặt ẩm sạch (số khăn nhiều hơn số trẻ vài chiếc).
-Hai chậu (một chậu đựng khăn sạch, một chậu đựng khăn bẩn).
-Khăn sạch, ẩm vắt trên giá cho trẻ (kí hiệu mỗi chiếc khăn riêng cho mỗi trẻ).
-Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt thì tay cô phải được rửa thật sạch.
Cách lau:
Để trẻ trải khăn lên cả hai bàn tay, tay phải lau mắt phải, tay trái lau mắt trái. Rồi
dịch chuyển khăn lau mũi, sau đó lau miệng. Gấp đôi khăn, cho phần bẩn vào
trong. Góc khăn bên phải lau trán má bên trái. Gập khăn làm tư lau cằm và cổ.
Chú ý:
-Phải hướng dẫn trẻ lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn (lau hai mắt trước).
-Phải dịch khăn để phần nào của mặt cũng được lau bằng chỗ khăn sạch.
-Cô giáo phải hướng dẫn cho trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo.
3.1.2. Hướng dẫn trẻ đánh răng, cách súc miệng bằng nước muối
3.1.2.1. Tác dụng của răng miệng
Giữ gìn răng, miệng là điều quan trọng, trẻ cần có răng lợi tốt, cần có răng chắc
để nhai kỹ thức ăn và giúp tiêu hóa dễ dàng. Giữ gìn răng miệng tốt sẽ ngăn được
tình trạng sâu răng và đau, loét lợi. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa.
Trong miệng có rất nhiều vi sinh vật cho nên vệ sinh răng miệng là rất cần thiết để
giảm bớt số lượng vi sinh vật ở trong miệng.
Nếu răng sâu, do không giữ được vệ sinh, có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy
hiểm. Trẻ bị sâu răng thường đau nhức, buốt, kém ăn hay sốt vặt làm sức khỏe



giảm sút. Răng miệng còn giúp cho sự phát âm và tăng thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Vì vậy, vệ sinh răng miệng là rất quan trọng.
3.1.2.2. Các biện pháp giữ vệ sinh răng miệng
Răng của trẻ lứa tuổi này là răng sữa, men răng sữa dễ bị rạn nứt, dễ vỡ nên dễ
bị sún và sâu răng. Nếu răng sữa bị hỏng quá sớm từ 3-4 tuổi thì ổ nhiễm trùng sẽ
tồn tại trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và việc hình
thành răng vĩnh viễn sau này, dễ bị mọc lệch. Muốn cho răng mọc đúng chỗ, trắng,
đẹp thì ngay từ nhỏ trẻ cần được vệ sinh răng miệng thật tốt.
Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng. Sau khi ăn phải cho trẻ uống
nước tráng miệng. Buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy cần súc
miệng bằng nước muối. Tập trẻ đánh răng, đánh đều các mặt từ mặt ngoài đến mặt
trong và mặt nhai.
Chú ý phải chọn kích cỡ bàn chải vừa miệng với trẻ, lông bàn chải mềm. Không
nên cho trẻ ăn quà vặt, nhất là bánh kẹo ngọt ăn vào buổi tối, vì chất đường đọng
lại sẽ bị lên men chua, phá hủy ngà răng. Tránh để trẻ ăn nhiều chất ngọt.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm rạn nứt men răng,
dễ gây sâu răng.
Không nên cho trẻ cắn những vật quá cứng.
Cần tập cho trẻ thói quen thở bằng mũi. Không thở bằng miệng, làm răng không
ngấm được nước bọt dễ bị sâu răng.
Nhà trường và gia đình cùng tạo điều kiện chăm sóc hàm răng của trẻ giúp trẻ
có đầy đủ bàn chải, thuốc đánh răng trẻ em, nước muối. Nhắc trẻ thường xuyên và
tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Những trẻ bị sâu răng nên sớm chữa
ngay tránh để khi sưng đau mới chữa để bảo tồn răng sữa đến lúc thay răng.
3.1.2.3. Quy trình đánh răng
Đầu tiên, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước lọc, nước lọc có thể loại bỏ đến
90% tất cả các thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.



Tiếp theo, hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.Trẻ có thể không
tự làm được bược này người lớn có thể giúp trẻ. Tuy nhiên, đây là chỉ là một bước
nên làm, có thể bỏ qua bước này.
Sau đó, hãy bóp một số lượng kem vừa đủ lên bàn chải của trẻ nên nhớ dùng
kem đánh răng dùng riêng cho trẻ.
Tiếp theo, hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải và bắt đầu chuyển động tròn ngắn và
đều làm sạch tất cả bề mặt trong và ngoài của cả hàm răng. Hướng dẫn trẻ đánh
răng không được chải răng theo chiều ngang, nó không những không làm sạch răng
mà còn làm thương tổn men răng của bạn. Hướng dẫn trẻ chải sạch cả phần lưỡi.
Sau khi chải răng xong hướng dẫn trẻ súc miệng với nước để loại bỏ bọt kem đánh
răng còn sót lại.
Bàn chải sau khi đánh cần phải được vệ sinh kĩ càng và cất ở nơi khô ráo để
không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3.1.3. Hướng dẫn trẻ vệ sinh mắt
3.1.3.1. Vệ sinh mắt cho trẻ
Mắt là cơ quan cảm giác, đảm nhiệm chức năng thị giác của cơ thể. Nhờ có mắt
mà con người mới tìm hiểu, nhận biết môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trí
tuệ ngày càng phát triển. Vì thế, đối với trẻ thơ, đôi mắt phải luôn được giữ gìn hết
sức cẩn thận để khỏi ảnh hưởng xấu tới cả cuộc đời. Trường mầm non phải có
trách nhiệm bảo vệ đôi mắt trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
3.1.3.2.

Phòng các bệnh nhiễm khuẩn cho đôi mắt

-Ở trường mầm non cần phải có nước sạch cho trẻ sử dụng.
-Mỗi trẻ phải được lau mắt hằng ngày bằng khăn mặt riêng cho mỗi trẻ và khăn lau
mắt phải thật sạch sẽ.
-Khi gội đầu, lau mặt, tránh để nước hay xà phòng gội đầu rơi vào măt trẻ.
-Không để trẻ dụi tay lên mắt.

-Giải quyết tốt các chất thải như: phân, rác, nước thải… Trong trường mầm non
cần tích cực diệt ruồi, mũi, nhặng…


-Khi có dịch đau mắt, phải nhỏ thuốc diệt khuẩn mắt cho trẻ. Khi có trẻ đau mắt
phải cách ly ngay và tích cực nhỏ thuốc mắt. Khăn lau mặt của trẻ phải để riêng và
khử khuẩn ngay.
-Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh, không dùng khăn mặt của bạn lau mặt, không
rửa nước bẩn, tay chân luôn giữ sạch sẽ, không đưa tay bẩn dụi vào mắt, không
nghịch bẩn và không ném đất, cát vào mắt nhau, khi quét và lau nhà phải không có
trẻ.
-Nhà trường cần phối hợp với y tế tổ chức khám bệnh định kì mắt cho trẻ để phát
hiện sớm những trường hợp giảm thị lực, viêm nhiễm để điều trị kịp thời.
3.1.3.3. Phòng cận thị ở trẻ
Bệnh cận thị có thể do di truyền nhưng chủ yếu là do mắc phải. Trong quá trình
hoạt động, do mắt phải làm việc căng thẳng trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt
luôn phải nhìn quá gần do bàn ghế không đúng kích thước, tư thế trẻ ngồi không
đúng mà trẻ bị cận thị.
Bị cận thị sẽ giảm thị lực, làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động của trẻ, trẻ dễ bị tai
nạn khi hoạt động, dễ mờ mắt, khả năng tập trung giảm.
Đề phòng cận thị, tại trường mầm non cần lưu ý bàn ghế đúng kích thước, bảo
đảm ánh sáng đầy đủ trong lớp học. Đảm bảo cường độ ánh sáng (75 lux). Tranh
thủ cho trẻ học nhiều ở ngoài trời.
Giáo dục trẻ không xem tranh ảnh, sách… ở chỗ tối, khi học phải ngồi ngay
ngắn, chân để xuống sàn, lưng thẳng, ngực không tì vào bàn, mắt cách sách vở,
tranh ảnh khoảng 25-30 cm.
3.1.3.3.

Phòng các sang chấn về mắt


Trẻ em thường hiếu động, các động tác vụng về khả năng suy nghĩ còn kém nên
trong lúc chơi đùa dễ gây tổn thương mắt cho bạn. Các tổn thương phần lớn là do
đùa nghịch như chọc que nhọn, bút chì, mũi dao, kéo… vào mắt nhau hoặc xô đẩy
nhau vào đống gạch, gạch tường, tụi tre, bờ rào, ném đất, cát vào mắt nhau.


Vì vậy, nhà trường cần chú ý các dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ. Cô thường
xuyên quan tâm đến các hoạt động chơi của trẻ ở trường lóp cũng như khi đi dạo
chơi ngoài trời.


3.1.4. Vệ sinh tai cho trẻ
Tai là cơ quan thính giác phối hợp với các giác quan khác giúp cho con người
hiều biết được các sự vật hiện tượng xung quanh mình.
Trường mầm non có trách nhiệm tập cho trẻ biết nghe chính xác qua các giờ
học, cô nói với trẻ vừa nghe, đồng thời giữ gìn sức nghe của trẻ bằng cách cho trẻ
sinh hoạt ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động.
Bình thường không nên ngoáy rửa lỗ tai trẻ. Khi trẻ bẩn có thể dùng tăm bông
nhỏ, khô ngoáy tai thật nhẹ nhàng. Không dùng vật cứng nhọn để ngoáy tai trẻ, dễ
làm xước, viêm vành tai, ống tai và có thể thủng màng nhĩ.
Mùa đông cần giữ ấm tai cho trẻ, khi ra ngoài trời, trẻ cần đội mũ bịt tai. Khi
tắm gội, tránh để nước rơi vào tai trẻ, dễ gây ra viêm tai giữa.
3.1.5. Vệ sinh mũi cho trẻ
Do đặc điểm mũi trẻ ngắn, ống mũi hẹp nên không khí đi vào ít được sởi ấm và
lọc sạch bụi. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, nhiều mạch máu và bạch huyết, chức năng
sát khuẩn của niêm mạc dịch mũi trẻ còn kém. Do đó, khi trẻ bị nhiễm khuẩn ở
mũi đễ gây chảy nước mũi, ngạt mũi, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của trẻ. Vì
vậy, để phòng bệnh viêm mũi, ta cần:
-Cho trẻ sống sinh hoạt nơi thoáng khí, ít bụi, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh
để trẻ nhiễm lạnh, nhất là đôi bàn chân. Cần tập cho trẻ thường xuyên mang dép.

-Cô giáo cần giáo dục trẻ biết cách xì mũi và lau mũi.
-Không để trẻ chơi với những đồ chơi nhỏ dễ lọt vào mũi.
3.1.6. Vệ sinh quần áo cho trẻ
Quần áo là trang thiết bị giúp cho cơ thể bảo vệ da khỏi bị nhiễm bẩn và tránh
những va chạm bên ngoài. Do đặc điểm da trẻ còn mỏng, khả năng điều hòa nhiệt
độ của cơ thể chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nóng quá hay lạnh quá, hơn nữa trẻ
hay ỉa nhiều nên quần áo rất mau bẩn.
Nên thường xuyên thay quần áo cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè nóng, trẻ nghịch
đùa nên thường ra rất nhiều mồ hôi.


Cô giáo cũng có thể hướng dẫn để trẻ tự mình mặc quần áo khi cần thiết.
Khi trẻ đi vệ sinh hay rửa tay, rửa mặt cần hướng dẫn trẻ để làm sao vệ sinh
không để bị ướt quần áo.
* Tóm lại:
Trẻ em cơ thể còn rất non yếu nên cần phải biết vệ sinh cá nhân một cách
thường xuyên và đúng cách để phòng tránh các bệnh thường gặp. Vì vậy, nhà
trường và gia đình cần hết sức chăm sóc chu đáo giữ gìn tai, mũi, họng, mắt cho trẻ
để phát hiện kịp thời và chữa trị sớm.
Cần giáo dục cho trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân một cách thường xuyên
tại trường cũng như ở nhà để phòng tránh bệnh tật.
3.2. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc
mọi nơi
Hàng ngày, trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh,
học tập vui chơi, giờ đón - trả trẻ...mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa các cháu vào nề nếp thói quen không
phải là chuyện dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà cả một thời gian
dài và liên tục. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên, cô giáo phải
thực sự là người mẹ hiền thứ hai của con trẻ, phải luôn nhẹ nhàng, ân cần dạy bảo
trẻ.

Cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về
một số thói quen chưa tốt, cô giáo có thể dựa vào lúc có điều kiện để giúp trẻ có
thể học tập, bắt chước gương tốt. Cô giáo phải tranh thủ cơ hội để có thể thay đổi
trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của giáo dần dần trẻ có thể tự làm được như:
thấy tay bẩn có thể tự rửa, có thể tự thay quần áo… và làm một cách tốt hơn. Nếu
được sự hướng dẫn tận tình của cô thì trẻ có thể thực sự hoà nhập vào nề nếp,
khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.
3.3. Lồng ghép giáo dục vệ sinh vào các hoạt động của trẻ
• Cơ sở đề ra biện pháp này là: Do đặc điểm tâm lý của trẻ là chóng nhớ nhưng rất
mau quên, bên cạnh đó còn phải hình thành cho trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Do


×