Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Phú, ngày 25 tháng 12 năm 2013.

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
---------- Tên sáng kiến: Một vài giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo.
- Người thực hiện: Hồng Kim Chủng
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/10/2012 đến ngày 25/5/2013
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN:
Nền kinh tế thế giới đang nhanh chóng chuyển sang kinh tế tri thức,
mà cụ thể nhất là sản phẩm nào có hàm lượng chất xám càng nhiều thì giá
trị sử dụng và giá trị gia tăng của nó càng cao. Hiện nay, trên thế giới nói
chung, nước ta nói riêng đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là cạnh tranh về công nghệ sản xuất, chế
biến,… năng lực lãnh đạo, điều hành nhằm gia tăng xuất khẩu, nâng cao vị
thế của đất nước và đời sống của nhân dân.
Rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân rất cơ bản đáng
được quan tâm là: Hầu hết học sinh của chúng ta chưa được quan tâm chăm
sóc – giáo dục một cách khoa học, đặc biệt độ tuổi mầm non từ 3 - 6 tuổi.
Nói cách khác, chúng ta xây nhà nhiều tầng nhưng chưa quan tâm đúng
mức nền móng của ngôi nhà cho vững chắc.


Nhiều năm qua, Nhà nước đã từng bước quan tâm đến ngành giáo
dục Mầm non nói chung, trong đó có Trường Mẫu giáo Thạnh Phú; nhìn
chung các khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ chơi,
… vẫn chưa được tháo gỡ. Do đó, các trường chỉ cố gắng để hoàn thành
nhiệm vụ năm học, chứ không thể cải tiến, đổi mới để nâng cao được chất


lượng Chăm sóc-giáo dục trẻ theo trường chất lượng cao.
Sau trăn trở và suy nghĩ phải làm sao để nâng cao chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ vì thế nên tôi quyết chọn đề tài “Một vài giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo. Ở trường
Mẫu giáo Thạnh Phú.
* Thực trạng của trường:
Trường Mẫu giáo Thạnh Phú có diện tích 1.637 m 2, xây dựng theo
kết cấu nhà cấp 3 với 04 phòng phục vụ cho dạy và học, 01 văn phòng, có
hệ thống nước sạch và các phòng vệ sinh khép kín.
Trường có 30 CB.GV.NV, hàng năm tuyển sinh khoảng 570 trẻ, chia
làm 24 lớp, 01 nhóm trẻ, ( 02 mầm, 08 chồi, 14 lá) và thực hiện theo
chương trình GDMN mới 11 lớp, đổi mói hình thức 06 lớp số lớp còn lại
thực hiện chương trình cải cách.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trường gặp những thuận lợi, khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
- Được Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Cái Nước, đặc biệt Bậc học
Mầm non; Đảng ủy- UBND xã Thạnh Phú quan tâm giúp đỡ về mọi mặt.
- Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp chặt chẽ với trường trong CS-GD
trẻ.
2


- Đội ngũ CB-GV-NV trẻ, khỏe, năng nổ chịu khó nghiên cứu và học
hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Diện tích trường hẹp, còn thiếu nhiều phòng chức năng, có quá
nhiều điểm lẻ học nhờ phòng tiểu học, nên đã gây nhiều khó khăn cho các
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là các hoạt động nhằm nâng

cao chất lượng giáo dục.
- Kinh phí của trường quá ít, hầu hết dùng để chi lương,
- Hầu hết cha mẹ trẻ là những người lao động có thu nhập thấp, trình
độ nhận thức còn nhiều hạn chế: do đó, việc chăm sóc – giáo dục trẻ còn
nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là thể chất của nhiều trẻ còn ở nhẹ cân và thấp
còi, có trẻ phát triển ngôn ngữ chậm, thiếu linh hoạt,…
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Trường Mẫu giáo Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ là phải tìm kiếm
các biện pháp khả thi nhằm phát huy các mặt thuận lợi, đồng thời từng bước
khắc phục các khó khăn nêu trên. Sau khi chuẩn bị kỹ, tôi đã tích cực triển
khai các biện pháp sau:
1- Xây dựng sự đồng tâm, nhất trí đối với CB - GV- NV trong tổ
chức thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.
Giờ đây với những khó khăn đó, giáo viên đã có cố gắng nhiều mới
hoàn thành được nhiệm vụ; nhưng yêu cầu từng bước nâng cao chất lượng
chăm sóc – giáo dục trẻ thì đòi hỏi giáo viên phải được quán triệt, thấy hết
trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện. Do đó, qua hội nghị để
chuẩn bị cho năm học mới 2012 – 2013, tôi đã nêu những hạn chế chăm sóc
– giáo dục của trường……., tất cả CB-GV-NV của trường đều đồng tâm,
3


nhất trí trong thực hiện các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ.
2- Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng:
Mỗi hệ thống biện pháp thực hiện tương thích với một phương thức
quản lý. Do đó, công việc đầu tiên của tôi là đổi mới phương thức quản lý
như sau:


2.1- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ cho CBGV-NV theo hướng:
+ Động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả CB-GV được theo
học tại chức, Từ xa chuyên ngành giáo dục Mầm non, học Tin học và tiếng
Anh;
+ Định kỳ tổ chức báo cáo chuyên đề, các tiết dạy mẫu, tổ chức hội
thi giáo viên giỏi cấp trường nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao tay nghề
cho giáo viên.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn dành thời gian họp chủ yếu là trao đổi
nhau về công tác chuyên môn, soạn giảng, tổ chức thao giảng, tự làm đồ
dùng dạy học,…
2.2- Đầu tư xây dựng kế hoạch và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức
thực hiện kế hoạch.
Tất cả các bộ phận và cá nhân đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của BGH. Các kế
hoạch phải nêu rõ chỉ tiêu, biện pháp thực hiện một cách chi tiết và phải
được lãnh đạo trường xem xét, phê duyệt thì mới được tổ chức thực hiện.
Hàng tháng tự đánh giá tiến độ tổ chức thực hiện, và nếu cần thiết thì
điều chỉnh, bổ sung. Trong quá trình thực hiện BGH trường thường xuyên
4


kiểm tra, đôn đốc có nhận xét, đánh giá vào cuộc họp thường lệ hàng tháng,
đồng thời luôn quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ các khó khăn với CB-GVNV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.3- Đẩy mạnh tổ chức các hội thi đối với các lớp nhằm đánh giá
sự phát triển của trẻ và hiệu quả giáo dục của trường.
Dù còn nhiều khó khăn về kinh phí hoặt kinh phí hoạt động, về cơ sở
vật chất, nhưng tôi đã tranh thủ khéo léo các mối quan hệ, phối hợp chặt chẻ
với các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh để tổ chức hội thi cho cô và các
cháu trong năm học như: Hội thi “Giáo viên giỏi cấp trường”, hội thi “ Đồ

dùng dạy học cấp trường ” hội thi “Bé thông minh, nhanh trí”, hội thi “Bé
tham gia an toàn giao thông”, hội thi “Các trò chơi dân gian”, hội thi “ Bé
kể chuyện về Bác Hồ”. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức cho các cháu đi
tham quan khu di tích lịch sử Lung Lá Nhà Thể và giao lưu Tiểu Đoàn U
Minh 2, nhà trường còn tổ chức tốt cho các cháu vui tết trung thu Tết
Trung thu; chào mừng 20/11; Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 bằng các trò chơi.
Qua các hội thi, những chiến đi tham quan, trẻ tham gia các ngày lễ
từ đó trường đã đánh giá được những tiêu chí về chăm sóc – giáo dục đã
được nâng cao, những mặt còn tồn tại, hạn chế để chỉ đạo khắc phục; đồng
thời đánh giá được tay nghề của giáo viên, hiệu quả giáo dục của nhà
trường để điều chỉnh công tác quản lý cho phù hợp.
3- Phát huy tối đa nội lực, khéo léo tranh thủ ngoại lực nhằm
từng bước giải quyết các khó khăn của trường.
Giải quyết các khó khăn khách quan của trường là một công việc rất
khó trong công tác quản lý. Nhưng không thể không quan tâm! Qua nghiên
cứu kỹ thực trạng của trường, tôi quyết định tổ chức thực hiện như sau:

+ Sắp xếp lại toàn bộ nền nếp làm việc trong nhà trường cho hợp lý,
gọn, đẹp, nhưng đảm bảo phải dành tối đa mặt bằng cho công tác chăm sóc
5


và giáo dục trẻ. Chỉ đạo các phòng học phải sắp xếp hợp lý theo hướng
động, tĩnh; nơi để đồ chơi, đồ dùng dạy học cố định, các góc phải sắp xếp,
trang trí thật khoa học có tính thẩm mỹ cao để trẻ dễ sử dụng trong học tập
cũng như hoạt động. Sân trường cũng được sắp xếp cho hợp lý: nơi nào là
vườn hoa của trẻ, nơi nào trồng hoa trang trí, nơi nào trồng cây bóng mát,
nơi nào đặt đồ chơi ngoài trời, nơi nào để xe CB-GV-NV, cho khách, nơi
nào để trẻ sinh hoạt,… Nhờ đó, mặc dù diện tích hẹp, học sinh đông nhưng
các hoạt động của trường đều thực hiện đầy đủ theo các qui định.

3.1- Không có kinh phí duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm
đồ dùng dạy học, đồ chơi, tôi vận động:
+ Kết thúc năm học tôi kết hợp với phụ huynh chuẩn bị cho năm học
mới đưa ra phương hướng để đảm bảo đầy đủ dụng cụ học tập, sức khẻo
cho các cháu. Phụ huynh thống nhất 100%
+ Cứ vào đầu năm học tất cả CB-GV-NV tập trung vào trường để
tổng vệ sinh, sửa chữa lại bàn ghế hư hổng, sơn lại đồ chơi ngài trời, sửa lại
hàng rào, trồng cây xanh.
+ Tất cả giáo viên đều tham gia làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp
học, đúng theo chủ đề, chủ điểm đặc biệt là khi triển khai thực hiện chuyên
đề hoặc tham gia hội thi.
+ Tham Mưu PGD, Đảng ủy, UBND xã Thạnh Phú, để nâng cấp sân,
hệ thống thoát nước, hàng rào, cổng trường, mái che, mua sắm thêm đồ
chơi, thiết bị để phục vụ chăm sóc - giáo dục trẻ,…được sự hộ trợ của các
cấp lãnh đạo: làm sân với số tiền trên 20 triệu đồng.
+ Phối hợp chặt chẻ với các ban ngành đoàn thể, CMHS, mạnh
thường quân để đóng góp thêm cơ sở vật chất cho trường. được sự đóng góp
của CMHS để làm sân với số tiền: 13.650.000đ
3.2- Công tác tuyên truyền kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi
tổ chức:
6


+ Trao đổi những kiến thức cơ bản về chăm sóc – giáo dục trẻ cho
phụ huynh bằng nhiều hình thức qua các cuộc họp ở lớp, ở trường, trong
giờ đón trẻ - trả trẻ hàng ngày, bảng tin, tranh ảnh.
+ Kịp thời thông báo các kiến thức phòng chống các dịch bệnh, về
các chủ đề mà trường đang thực hiện,… để phụ huynh kết hợp với trường
trong thực hiện.
+ Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi về sự

phát triển của trẻ, đồng thời quan tâm tư vấn cho họ về quá trình chăm sóc
trẻ.
4- Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tối đa tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt
động.
Đây là một phương pháp dạy học mới, hấp dẫn nhưng đòi hỏi phải
đầu tư nghiên cứu nhiều thì mới đạt kết quả cao đó là giáo viên phải tự
nghiên cứu để
thiết kế các tiết dạy trên giáo án điện tử, các hoạt động theo hướng tích hợp
kiến thức, kết hợp khéo léo với các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm dẫn dắt
trẻ vào “Thế giới trẻ thơ” để trẻ say mê chiêm ngưỡng, rồi tự tin, mạnh dạn
nắm bắt các kiến thức, kỹ năng mới. Do đó, tôi luôn gần gũi, động viên,
giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện.
4.1- Quan tâm phòng chống tai nạn và thương tích đối với trẻ.
Trẻ ở tuổi mầm non nên chưa ý thức hết được các tai nạn sẽ xảy đến
với mình trong quá trình tham gia các hoạt động ở trường. Do đó, ngoài
việc tập huấn cho CB-GV-NV những kiến thức phòng chống tai nạn và
thương tích cho trẻ, tôi luôn quan tâm chỉ đạo và kiểm tra về lắp đặt hệ
thống thiết bị điện, các nơi tích trữ nước, các tranh ảnh treo trên tường, kệ ở
các góc học tập,…nhằm đảm bảo không để xảy ra tai nạn đối với trẻ.

7


Hàng ngày, việc đón và trả trẻ được chỉ đạo thực hiện rất nghiêm túc
và chặt chẽ nhằm phòng các tai nạn xảy ra trước cổng trường. Ngoài ra phụ
huynh đón trẻ đều xuất trình thẻ “Đón trẻ” do nhà trường cấp; nếu xuất hiện
các dấu hiệu bất thường, trường phải kiểm và xác minh chặt chẽ rồi mới
giải quyết. Khu vực đậu, đỗ xe của phụ huynh để gửi và đón trẻ được quy
định rõ ràng, nhờ đó, đã đảm bảo được an toàn giao thông trước cổng

trường.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
1. Đối với trẻ:
- Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đã được nâng lên, thể hiện cụ
thể như sau:
Năm học

2012 - 2013

Tổng Chuyên Kênh sức khỏe Bé khỏe, Bé ngoan Ghi
cần
chú
BT
TC NC
570

95% 90,1% 4,7% 5,2%

85,2%

- Trẻ được chăm sóc và bảo vệ an toàn tuyệt đối.
- Trẻ linh hoạt, tự tin trong giao tiếp, tích cực học tập và tham gia
các hoạt động trong ngày.
- Các chỉ số về sức khỏe đã phát triển và ổn định.
2. Đối với cán bộ quản lý:
- Năng lực lãnh đạo, điều hành đã tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là dám giải
quyết mọi khó khăn của đơn vị trong những tình huống khó khăn nhất.
- Chính quyền địa phương, cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân
viên trường ngày càng tin tưởng hơn.
3. Đối với giáo viên, nhân viên:

Hiệu quả cao về nhiều mặt, không những trình độ chuyên môn –
nghiệp vụ được nâng cao, mà còn nâng cao ý thức phục vụ nhân dân.
8


4. Kết luận:
Sức khỏe và trí tuệ của thanh- thiếu niên phụ thuộc chủ yếu vào giai
đoạn chăm sóc và giáo dục ở lứa tuổi Mầm non, khoa học ngày nay đã
chứng minh. Do đó, việc CS- GD trẻ ở tuổi Mầm non đã được cả nước quan
tâm và đầu tư.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành chiến lược về đầu tư và
phát triển Ngành giáo dục Mầm non giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, đất
nước ta vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chiến
lược. Do đó, với ý thức và trách nhiệm trường Mẫu giáo Thạnh Phú tôi cần
phải sáng tạo hơn, mạnh dạn hơn nữa trong giải quyết mọi khó khăn nhằm
góp phần nhỏ trong quá trình thực hiện chiến lược.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
- Sáng kiến này được triển khai tại Hội đồng trường được tất cả CBGV -NV của trường ủng hộ và thực hiện chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ
đạt được kết quả cao.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
* Kiến nghị:
- Lãnh đạo các cấp cần quan tâm quy hoạch quỹ đất để xây dựng và
mở rộng trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn tới.
Trên đây là “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ mẫu giáo” đã áp dụng thành công tại ở trường Mẫu giáo
Thạnh Phú.

Xác nhận của

Người báo cáo


Thủ trưởng đơn vị

9


Hồng Kim Chủng

10



×