Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân quận kinh nghiệm từ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.83 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Nguyễn Thị Kim Chung

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân quận - kinh nghiệm từ
thành phố Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ Luật

Hà Nội - 2005

1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chƣơng 1: Vị trí, tính chất của uỷ ban nhân dân quận

4

1.1. Vị trí, vai trò của cấp quận trong đời sống đô thị

4

1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của chế định Uỷ ban nhân dân



9

quận
1.3. Tính chất của Uỷ ban nhân dân quận

16

1.3.1. Uỷ ban nhân dân quận là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân

16

cùng cấp, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân quận

18

1.3.3. Các mối quan hệ của Uỷ ban nhân dân quận

26

Kết luận chƣơng 1

32

Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân quận

33

- kinh nghiệm từ thành phố Hà nội

2.1 Thực trạng tổ chức

33

2.1.1. Cơ cấu thành viên của Uỷ ban nhân dân quận

35

2.1.2. Các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân quận

36

2.2. Thực trạng hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận

54

Kết luận chƣơng 2

68

Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của uỷ ban

69

nhân dân quận (Hà Nội)
3.1. Đổi mới về tổ chức

69

3.2. Đổi mới về hoạt động


75

Kết luận

82

Danh mục tài liệu tham khảo

84

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận đã có
những mặt đổi mới để làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, thực trạng tổ
chức và hoạt động đó còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, còn bộc lộ một số hạn chế. Tuy cùng một cấp nhưng giữa Uỷ ban nhân
dân huyện và Uỷ ban nhân dân quận có những nét đặc trưng riêng biệt. Cho nên, tổ chức
chính quyền đô thị có những đặc thù so với nông thông trong khi đó pháp luật đã điều
chỉnh một cách tương đồng chưa có sự phân hoá cao.
Việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận cả về lý luận và
thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển của nó, giúp cho chúng ta thấy được
những mặt ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó xác
định phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận cho phù hợp
với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chúng tôi xin dẫn ra một số công trình khoa học của các cá nhân, các nhóm tác giả

đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay". Đồng chủ biên PGS.TS. Lê Minh Thông,
PGS.TS Nguyễn Như Phát, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002; "Chính
quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật", TS. Trương Đắc
Linh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003; "Một số vấn đề về hoàn thiện các
cơ sở hiến định của tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay", TS. Lê Minh Thông,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2000; "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong tổ chức và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp", TS. Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 10/2000… và một số công trình có liên quan khác.
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó có Uỷ ban nhân dân các cấp. Cho đến
hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn dưới
góc độ luật học về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân Quận theo hướng đổi mới và
hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu của cải cách bộ máy nhà nước trong tình hình mới.
Với lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Uỷ ban nhân dân quận - kinh nghiệm từ thành phố Hà Nội" làm luận văn cao học.

3


3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn lý luận và thực tiễn về tổ chức và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, xác định những vấn đề cần hoàn thiện về tổ chức và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận nhằm đảm bảo cho cơ quan này có đủ năng lực đáp
ứng đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: phân tích những điểm khác biệt giữa chính
quyền đô thị và chính quyền nông thôn, khái quát quá trình hình thành và phát triển của Uỷ
ban nhân dân quận. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân quận trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu căn cứ pháp lý về tổ chức và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân quận theo pháp luật hiện hành. Phân tích thực trạng tổ chức và

hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế để
tìm ra nguyên nhân, giải pháp và những kiến nghị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân quận cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ
bản chất của vấn đề.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Phân tích làm rõ vị trí, tính chất của Uỷ ban nhân dân quận
- Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận (qua kinh
nghiệm của thành phố Hà Nội)
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
quận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về vị trí,
tính chất của Uỷ ban nhân dân quận.
- Luận văn đưa ra một số kiến nghị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân quận.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm

4


- Mở đầu;
- Ba chương;
- Kết luận;
- Danh mục tài liệu tham khảo.


5


CHƢƠNG 1
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN
1.1. Vị trí, vai trò của cấp quận trong đời sống đô thị
Trước khi tìm hiểu về vị trí, vai trò của cấp quận trong đời sống đô thị chúng ta
phân biệt một số điểm khác nhau giữa đô thị và nông thôn.
Huyện và quận là hai hình thức của cùng một cấp hành chính nhưng cấp quận là
một cấp hành chính đặc thù của đô thị bởi nhiều yếu tố phối hợp từ mật độ dân cư, sự tập
trung và phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội, thương mại, du lịch, công nghiệp. Trong khi
đó, huyện (nông thôn) chủ yếu phát triển nghề nông hoặc tiểu thủ công nghiệp truyền
thống. Sở dĩ có những điểm khác nhau đó do một số lý do sau:
Một là, về vai trò, vị trí
Quận là trung tâm văn minh, là hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Đô thị là nơi tập trung dân cư và sản xuất ở mật độ cao. Ở đây mối quan hệ giữa
con người với nhau rất chặt chẽ và gần gũi bằng một hệ thống các công trình công cộng.
Thông tin ở đây rất nhiều. Vì vậy ở đây rất dễ nẩy sinh những tư tưởng mới, những sản
phẩm mới, hình thức và phương thức sinh hoạt mới, hình thức tổ chức mới. Họ cởi mở,
biết tiếp thu những cái mới để làm lợi cho mình. Do vậy những đô thị là trung tâm kinh tế
thường là những trung tâm đổi mới, sáng tạo và tiếp thu cái mới.
Hai là, về kinh tế
Kinh tế nông thôn là đơn ngành và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp. Còn kinh tế đô thị là đa ngành, phi nông nghiệp, chủ yếu là công nghiệp, thương
mại và dịch vụ. Kinh tế đô thị có tốc độ phát triển cao hơn và là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách Nhà nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế ở đô thị là một trong những đối tượng quản lý quan
trọng của chính quyền đô thị [20, tr. 289]. Quản lý nhà nước về kinh tế phải hướng tới chỗ
tạo ra các điều kiện cần thiết và kiểm soát được quá trình phát triển kinh tế đô thị, mà hiệu

quả cuối cùng phải đạt được là sự tăng trưởng kinh tế theo các mục đích đặt ra. Tính đa
dạng của các hoạt động kinh tế ở đô thị làm cho hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở
đô thị có những nét riêng so với quản lý nhà nước về kinh tế ở nông thôn. Nét khác nhau

6


cơ bản ở đây là: nếu quản lý nhà nước đối với nông thôn chủ yếu là vấn đề nông nghiệp,
thì quản lý nhà nước đối với đô thị lại là vấn đề công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Ba là, về dân cư
Dân cư nông thôn đơn giản, thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời có tính truyền
thống và huyết thống tạo nên những bản sắc, phong tục, tập quán riêng của từng tỉnh,
huyện, xã, thôn, làng, ấp, bản. Dân cư đô thị rất đa dạng và phức tạp. Dân cư đông đúc, tập
trung với mật độ cao là đặc trưng của đô thị. Dân cư đô thị có nguồn gốc rất khác nhau “tứ
xứ” tập trung lại (dân phường Thị Cầu - Bắc Ninh có nguồn gốc từ 27 tỉnh; dân phường
Thành Công thành phố Hà Nội có nguồn gốc từ 42 tỉnh), những người dân này sẽ mang
theo những phong tục tập quán và lối sống khác nhau của địa phương nơi họ đã ra đi
[2,tr.3].
Dân cư đô thị có trình độ học thức và dân trí cao hơn nông thôn, vì vậy họ thường
sống và làm việc theo các chuẩn mực pháp luật đã được các cơ quan trung ương định sẵn
mà không phụ thuộc vào các quy định từ các khu dân cư đặt ra như ở các khu vực dân cư
nông thôn. Cuộc sống của họ - cư dân thành thị phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hoá
[19, tr. 10].
Thành phần dân cư không thuần nhất, nhu cầu cuộc sống đa dạng và phức tạp hơn,
dân ngụ cư không chính thức và dân vãng lai cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Một yếu tố
khác, đô thị là nơi dân cư có thu nhập cao, nhiều người đến để tìm kiếm việc làm, người
hành khất … Do đó quản lý dân cư, hộ tịch, hộ khẩu ở đô thị khó khăn và phức tạp gấp
nhiều lần so với nông thôn, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong hoạt động quản lý của chính
quyền đô thị.
Bốn là, về lối sống

Cuộc sống của người dân nông thôn chủ yếu là tự túc, tự cấp, còn cuộc sống của
người dân đô thị hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường theo phương thức mua - bán. Những
nhu yếu phẩm cần cho cuộc sống hàng ngày, từ cái nhỏ nhất như cái tăm đều do thị trường
cung cấp. Bảo đảm cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày của người dân là
trách nhiệm nặng nề của chính quyền các đô thị. Chính quyền đô thị không chỉ có trách
nhiệm bảo đảm cung cấp nhu yếu phẩm mà còn có trách nhiệm giải quyết việc làm, tạo ra
nguồn sống cho người dân đô thị. Chính quyền nông thôn cũng phải lo cho cuộc sống của
dân song mức độ phức tạp và gay gắt không thể bằng đô thị.
Năm là, về cơ sở hạ tầng

7


Cơ sở hạ tầng ở đô thị phức tạp gấp nhiều lần so với ở nông thôn nhất là về giao
thông, cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng đô thị (nhà ở, các công trình
thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, giao thông, điện, nước, thông
tin…) là những mạng lưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vào địa
giới hành chính, đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung, thống nhất cao, không thể phân tán,
cắt khúc.
Khi quá trình đô thị hoá diễn ra thì kéo theo nó là vấn đề nhà ở là một trong những
vấn đề xã hội bức xúc đặt ra không những ở đô thị của Việt Nam mà còn ở đô thị của các
nước khác trên thế giới. Một bộ phận không nhỏ người dân đô thị không có nhà ở hoặc nhà
ở chật chội, chưa có tiện nghi sinh hoạt cần thiết ở mức tối thiểu hoặc thấp kém. Theo đà
tăng dân số đô thị, nhà ở đang và sẽ là vấn đề nóng ở đô thị. Thêm vào đó, các nơi vui
chơi, giải trí còn nghèo nàn, giá cả cao khiến một bộ phận dân cư không có khả năng tiếp
cận được các dịch vụ đó.
Sáu là, về quản lý
Ở đô thị, nội dung quản lý phức tạp, khối lượng công việc quản lý lớn gấp nhiều
lần so với nông thôn và có nhiều nội dung quản lý Nhà nước khác với nông thôn, ở nông

thôn hầu như không có nội dung quản lý Nhà nước về nhà, xây dựng, cấp thoát nước; giao
thông và vệ sinh đường phố. Trong khi đó những nội dung trên là những vấn đề bức xúc,
thường xuyên trong quản lý Nhà nước ở đô thị.
Một ví dụ minh hoạ cho điều nhận định ở trên: kết quả thực hiện mô hình “một cửa,
một dấu” ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hàng tháng Quận I, Quận V thụ lý từ 800 1.200 hồ sơ, trong khi đó huyện Củ Chi chỉ thụ lý 120 - 150 hồ sơ [2, tr. 3].
Bảy là, về địa giới hành chính
Ở đô thị, địa giới hành chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính Nhà nước.
Còn trong các lĩnh vực khác (hoạt động, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, cư trú….) hầu
như không có khái niệm địa giới hành chính. Ở nông thôn, địa giới hành chính trùng với
các địa giới khác, nhất là địa giới kinh tế.
Tám là, sự khác biệt giữa Quận và Huyện do quá trình đô thị hóa. Ví dụ như: mở
rộng phạm vi diện tích và dân cư của đô thị do đòi hỏi của thị trường, của công nghiệp; sự
thay đổi của nông thôn thành đô thị ở một số vùng do sự hình thành các trung tâm kinh tế,
thương mại, du lịch và công nghiệp. Tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ đã kéo theo những hệ quả

8


tt yu l s a dng thnh phn dõn c, s phc tp v an ninh chớnh tr, an ton xó hi
cng nh cỏc t nn xó hi phỏt trin cao.
T nhng c im khỏc nhau gia ụ th v nụng thụn, ũi hi cp qun phi cú
hỡnh thc qun lý a bn phự hp ng thi ũi hi cỏn b cụng chc phi thớch ng.
Cựng l c quan hnh chớnh nh nc ngang cp nhng nhim v qun lý a phng ca
U ban nhõn dõn cp qun phc tp v nng n hn nhiu so vi cp huyn do cỏc yu t
va phõn tớch trờn em li.
Phõn tớch v tm quan trng ca qun lý hnh chớnh cp Qun (Huyn) cú mt s
quan im cho rng khụng nht thit phi tn ti cp qun (huyn) vi t cỏch l mt cp
chớnh quyn y . qun (huyn) khụng cn thit phi cú Hi ng nhõn dõn m ch
nờn cú c quan hnh chớnh thun tuý vi tớnh cht l cỏnh tay hnh chớnh ni di ca
chớnh quyền cấp thành phố (tỉnh) trên địa bàn quận (huyện). Đồng thời, cũng có quan

điểm cho rằng tổ chức bộ máy hành chính cấp quận (huyện) không nhất thiết phải có
ở tất cả mọi địa ph-ơng mà tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế, thậm chí trong một địa
ph-ơng có thể có nơi cần tổ chức bộ máy hành chính quận (huyện), có nơi lại không
cần nh- kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà n-ớc ta những năm 1946. Theo
Hiến pháp Việt Nam năm 1946 quy định tất cả các cấp hành chính - lãnh thổ đều có
cơ quan hành chính (xã, huyện, tỉnh, kỳ) nh-ng không phải cấp hành chính - lãnh thổ
nào cũng có Hội đồng nhân dân mà chỉ có cấp xã và cấp tỉnh có Hội đồng nhân dân,
đối với cấp huyện chỉ có cơ quan hành chính trung gian thay mặt chính quyền tỉnh
quản lý các xã trong huyện.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, trong điều kiện cụ thể của n-ớc ta, xây dựng,
kiện toàn hai cấp chính quyền địa ph-ơng đầy đủ gồm cấp Tỉnh, Thành phố trực
thuộc trung -ơng và cấp xã, ph-ờng, thị trấn là một mô hình khá lý t-ởng. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận vai trò trung gian đắc lực của cấp quận (huyện) trong quản lý hành
chính nhà n-ớc ở địa ph-ơng hiện nay. Bởi thực tế, chính quyền cấp Thành phố
(Tỉnh) và cấp ph-ờng (xã) ch-a đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà n-ớc trên địa
bàn một cách có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, vai trò của cấp quản lý hành chính trung
gian lại trở nên quan trọng trong điều chỉnh mọi quan hệ xã hội xuyên suốt từ trung -ơng
đến cơ sở. Do đó, để xây dựng mô hình chính quyền hai cấp đòi hỏi chính quyền
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung -ơng phải kiện toàn đủ mạnh để chỉ đạo trực tiếp

9


đến cấp xã mà không cần phải thông qua một cấp trung gian nào nữa, đồng thời cấp xã
cũng phải đ-ợc xây dựng, kiện toàn đúng với tầm của chính quyền cơ sở và đ-ợc phân
cấp nhiều hơn nữa về chức năng, thẩm quyền quản lý nhà n-ớc. Đây là một vấn đề còn
khá xa. Do vậy, chúng ta phải từng b-ớc nâng cao dần hiệu quả hoạt động của các cấp
chính quyền một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp thành phố (tỉnh), quận (huyện),
ph-ờng(xã).

1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của chế định Uỷ ban nhân dân Quận
Chính quyền cấp quận là một cấp chính quyền nhân tạo chứ không phải là
chính quyền tự nhiên. Chúng ta tìm hiểu cấp quận xuất hiện từ khi nào trong lịch sử
chính quyền địa ph-ơng ở Việt Nam.
Giai đoạn từ 2/9/1945 đến năm 1959
Giai đoạn này đ-ợc đánh dấu bằng Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 về tổ chức
HĐND và UBHC xã, huyện, tỉnh, kì và Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về tổ chức
chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố.
Trong điều kiện toàn quốc kháng chiến, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc
lệnh để sửa đổi bổ sung sắc lệnh số 63 và 77 cho phù hợp với tình hình đất n-ớc còn
chiến tranh. Theo sắc lệnh ngày 20/12/1946 và Thông lệnh liên Bộ quốc phòng - nội vụ
ngày 18/12/1946 cấp kì tạm bỏ, cả n-ớc đ-ợc chia thành 16 chiến khu. Sau đó, theo Sắc
lệnh ngày 25/11/1948 các chiến khu đ-ợc xác nhập thành 10 liên khu kháng chiến. D-ới
chiến khu hoặc liên khu vẫn là những đơn vị hành chính tỉnh, thành phố, thị xã,
huyện, xã. Thời kỳ này bên cạnh Uỷ ban hành chính, Uỷ ban bảo vệ đ-ợc thành lập để
giải quyết những vấn đề kháng chiến. Theo thông lệnh liên Bộ nội vụ - quốc phòng
ngày 31/12/1946 Uỷ ban bảo vệ đ-ợc gọi là Uỷ ban kháng chiến và sắc lệnh ngày
01/10/1947 Uỷ ban kháng chiến và Uỷ ban hành chính hợp nhất thành Uỷ ban kháng
chiến - hành chính. Ngày 31/5/1958 Chủ tịch n-ớc đã ban bố Luật số 110 (do Quốc hội
khoá I kì họp thứ 8 thông qua) về tổ chức chính quyền địa ph-ơng. Sau khi Hiến pháp
năm 1959 ban hành, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính năm 1962
đánh dấu một giai đoạn mới trong tổ chức chính quyền địa ph-ơng ở n-ớc ta.
Phân tích các quy định của pháp luật và hoạt động thực tiễn của chính quyền
địa ph-ơng trong giai đoạn này chúng ta có thể đ-a ra các nhận xét sau đây về mặt
-u điểm của chính quyền địa ph-ơng:

10


DANH MC TI LIU THAM KHO


1. Ban tổ chức - cán bộ chính phủ (1999), "Hội nghị quốc tế về chính quyền địa
ph-ơng khu vực ASEAN - 1999"
2. Ban tổ chức - cán bộ chính phủ (1999), "Hội thảo quốc tế giữa Việt Nam

và Na

Uy. Nâng cao hiệu lực quản lý hành chính ".
3. Báo Tuổi trẻ
4. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992
5. Hoạt động lập pháp, lập quy của chính phủ cộng hoà Pháp (1993), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Jacques Defoy, Robert J. Gravel (2002), "Chính quyền địa ph-ơng", ENAP- Ch-ơng
trình đào tạo giảng viên Học viện hành chính quốc gia Việt

Nam.

7. Tr-ơng Đắc Linh (2003), "Chính quyền địa ph-ơng với việc bảo đảm thi

hành

hiến pháp và pháp luật ", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1983,1989, 1994, 2003
9. Luật tổ chức chính quyền địa ph-ơng năm 1958
10. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp năm 1962
11. Nghị định số 172/2004 NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 quy định tổ
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã,

chức các


thành phố thuộc tỉnh

12. Nghị định số 107/2004 NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số

l-ợng

Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
13. Nghị định số 74/1996 NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 1996 về việc thành

lập

Quận Thanh Xuân
14. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân ở mỗi cấp ngày 25/6/1996
15. Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945
16. Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945
17. Sắc lệnh số 254/ SL ngày 19/11/1948
18. Diệp Văn Sơn (2005), "Muốn thực hiện chính phủ điện tử, đòi hỏi phải có công
nghệ hành chính", bài tham luận tại hội thảo đ-ợc tổ chức ở Bộ

nội vụ

19. Phạm Hồng Thái (2003), "Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị", đề tài
khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính Quốc gia

11


20. Lê Minh Thông, Nguyễn Nh- Phát (đồng chủ biên) (2002), "Những vấn
luận và thực tiễn về chính quyền địa ph-ơng ở Việt Nam hiện


đề lý

nay", Nhà

xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Tsuneo Inako (1993), "Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản", Nhà xuất bản khoa

học xã

hội
22. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, TS Thái Vĩnh Thắng (chủ biên) (1999), "Giáo trình
Luật Hiến pháp n-ớc ngoài", Nhà xuất bản Công an nhân dân
23. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Khoa Hành chính nhà n-ớc (2005), "Hội thảo: 60 năm
xây dựng bộ máy nhà n-ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam"

24. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), "Quyết định về việc thành lập
Phòng Tài nguyên và Môi tr-ờng thuộc Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện" số
203/2004 QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2004
25. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), "Quyết định về việc thành lập
Phòng T- pháp thuộc Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện" số 202/QĐ-UB

ngày 30

tháng 12 năm 2004
26. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), "Quyết định về việc thành lập
Phòng Xây dựng - đô thị thuộc Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện" số


201/QĐ-

UB ngày 30 tháng 12 năm 2004
27. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2001), "Quyết định về việc ban hành
Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân Quận, Huyện" số 92/ QĐ- UB ngày 23 tháng 10 năm

2001

28. Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân (2004), "Quyết định về việc ban hành
quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân khoá VIII

nhiệm

kỳ 2004-2009", số 1457/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2004
29. Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân (2004), "Quyết định về việc phân công
công tác của các Thành viên Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân nhiệm kỳ 20042009", số 1458/ QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2004
30. Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân (2004), "Báo cáo kết quả thực hiện
vụ kinh tế - xã hội năm 2004 nhiệm vụ công tác trọng tâm năm
ban ngày 15 tháng 12 năm 2004

12

nhiệm

2005", Báo cáo của Uỷ




×